ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br />
<br />
NGUYỄN THỊ THANH THỦY<br />
<br />
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU<br />
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN<br />
NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG<br />
Mã số: 60.34.02.01<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2018<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. TỐNG THIỆN PHƯỚC<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Võ Thị Thúy Anh<br />
Phản biện 2: TS. Võ Văn Lâm<br />
<br />
Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận<br />
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính – Ngân hàng tại Đại học Đà<br />
Nẵng vào ngày 3 tháng 2 năm 2018.<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
- Thư viện Trường đại học Kinh tế, ĐHĐN<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Hệ thống ngân hàng vừa đóng vai trò là nguồn cấp tín dụng quan<br />
trọng nhất cho nền kinh tế, vừa đóng vai trò là nhà đầu tư để thúc đẩy<br />
nền kinh tế phát triển. Một nền kinh tế muốn phát triển thì phải có một<br />
thị trường tài chính ổn định và hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên theo số<br />
liệu thống kê của Ngân hàng nhà nước, nền kinh tế đang phải đối diện<br />
với những khó khăn rất lớn, đó là tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm<br />
mạnh trong khi nợ xấu thì tiếp tục tăng cao. Nợ xấu có khả năng cản trở<br />
tăng trưởng kinh tế và làm giảm hiệu quả kinh tế. Do vậy, xử lý nợ xấu<br />
là bước đi quan trọng trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng<br />
hiện nay.<br />
Trong thời gian qua, Chính phủ cùng với hệ thống NHTM tích<br />
cực áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ xấu nhưng hiệu quả đạt được<br />
còn thấp.<br />
<br />
iều nà làm su giảm tốc độ phát triển nền kinh tế do<br />
<br />
dòng tín dụng bị tắc nghẽn, hoạt động sản xuất kinh doanh càng gặp<br />
khó khăn hơn do không có vốn, hạn chế khả năng mở rộng tín dụng,<br />
gây mất an toàn và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân<br />
hàng. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam<br />
– Chi nhánh Quảng Ngãi, trong giai đoạn trên tình hình nợ xấu đang<br />
ở tỷ lệ cao, ảnh hưởng đến kết quả tài chính của chi nhánh. Mặc dù<br />
chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ xấu nhưng tính khả<br />
thi không cao. Do đó, việc tìm các giải pháp phù hợp, hiệu quả để xử<br />
lý nợ xấu, lành mạnh hóa hoạt động là vấn đề cấp thiết đang được chi<br />
nhánh rất quan tâm. Vì những lí do trên nên tác giả đã lựa chọn đề tài<br />
“Hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và<br />
Phát triển Nông thôn - Chi nhánh Quảng Ngãi” để nghiên cứu.<br />
<br />
2<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về công tác xử lý<br />
nợ xấu của NHTM.<br />
- Phân tích và đánh giá công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông<br />
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi.<br />
- Xây dựng giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác<br />
xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn<br />
Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi.<br />
3. Câu hỏi nghiên cứu<br />
Câu hỏi 1: Nợ xấu là gì? Nội dung của công tác xử lý nợ xấu<br />
của NHTM là gì? Tiêu chí nào đánh giá kết quả công tác xử lý nợ<br />
xấu của NHTM? Nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác xử lý nợ xấu<br />
của NHTM?<br />
Câu hỏi 2: Thực trạng công tác xử lý nợ xấu trong giai đoạn<br />
2014-2016 tại chi nhánh như thế nào? Những kết quả đạt được và<br />
những mặt hạn chế trong công tác xử lý nợ xấu tại NHNo&PTNT<br />
Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi?<br />
Câu hỏi 3: Các giải pháp nào cần được tiến hành nhằm hoàn<br />
thiện công tác xử lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh<br />
Quảng Ngãi?<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
Đối tƣợng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn công<br />
tác xử lý nợ xấu tại NHNo&PTNT Việt Nam – CN Quảng Ngãi.<br />
Phạm vi nghiên cứu:<br />
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về công tác xử lý nợ xấu<br />
tại NHNo&PTNT Việt Nam - CN Quảng Ngãi.<br />
Về không gian: Tại NHNo&PTNT Việt Nam - CN Quảng Ngãi.<br />
<br />
3<br />
Về thời gian: Căn cứ vào các dữ liệu trong 3 năm, từ năm 2014<br />
đến năm 2016.<br />
5. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Dựa trên phương pháp luận của phép duy vật biện chứng và<br />
duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: Thống<br />
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và tham chiếu các tài liệu có liên<br />
quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
- Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về công tác xử lý nợ xấu<br />
của NHTM.<br />
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng xử lý nợ xấu tại ngân hàng,<br />
tác giả đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác xử lý<br />
nợ xấu tại ngân hàng, qua đó giúp chi nhánh hạn chế rủi ro, nâng cao<br />
hiệu quả hoạt động kinh doanh.<br />
7. Kết cấu luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,<br />
luận văn được kết cấu gồm 3 chương:<br />
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xử lý nợ xấu của Ngân<br />
hàng thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại NHNo&PTNT<br />
Việt Nam – Chi nhánh Quảng Ngãi.<br />
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại<br />
NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh Quảng Ngãi.<br />
8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br />
<br />