Luận văn: Đầu tư để đổi mới công nghệ ở công ty may XK 3-2 Hòa Bình
lượt xem 34
download
Kinh tế thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển đang ngày càng tăng lên không ngừng. Bước sang thế kỷ 21 thế giới đang chứng kiến những biến đổi lớn lao trong mọi lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh, phục vụ đến hoạt động văn hoá quản lý xã hội. Cùng với sự bùng nổ thông tin mạnh mẽ đã đa thế giới chuyển sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên tin học. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khá quan trọng của những biến đổi này là sự tác động mạnh mẽ và sâu rộng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đầu tư để đổi mới công nghệ ở công ty may XK 3-2 Hòa Bình
- Luận văn Đầu tư để đổi mới công nghệ ở công ty may XK 3-2 Hòa Bình 1
- Lời mở đầu Kinh tế thế giới đặc biệt là ở các nước phát triển đang ngày càng tăng lên không ngừng. Bước sang thế kỷ 21 thế giới đang chứng kiến những biến đổi lớn lao trong mọi lĩnh vực từ sản xuất kinh doanh, phục vụ đến hoạt động văn hoá quản lý xã hội. Cùng với sự bùng nổ thông tin mạnh mẽ đã đa thế giới chuyển sang một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên tin học. Một trong những nguyên nhân chủ yếu khá quan trọng của những biến đổi này là sự tác động mạnh mẽ và sâu rộng của tiến bộ khoa học và công nghệ .Làn sóng đổi mới công nghệ đóng vai trò rất quan trọng, nó tác động mạnh mẽ làm cho lực lượng sản xuất phát triển về chất và cuốn hút hầu hết các nước ở những mật độ khác nhau trong đó có Việt nam. Nước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướngXHCN có sự điều tiết và quản lý vĩ mô của nhà nước. Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng tiếp xúc với thị trường thế giới với những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cùng mô hình tổ chức và phương pháp quản lý mới hiện đại. Là một doanh nghiệp đầu đàn của ngành dệt May Việt nam, công ty may XK 3-2 Hòa Bình bước vào công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá với xuất phát điểm rất thấp về kinh tế và năng lực khoa học công nghệ: Thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm đơn điệu chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhận thức đúng đắn về đờng lối đổi mới công nghệ của Đảng và là trọng tâm của các doanh nghiệp hiện nay, những năm qua, công ty may XK 3-2 Hòa Bình đã và đang tiến hành đổi mới công nghệ hiện đại 2
- một cách sâu rộng trên toàn bộ dây chuyền sản xuất. Với những thành công bước đầu đã khẳng định được vị trí của doanh nghiệp trên thị trường, sản phẩm ngày càng đa dạng, chất lượng cao, mẫu mã đẹp được khách hàng trong và ngoài nước a thích, tin tởng. Uy tín cuả công ty ngày càng được nâng cao.. Song song với việc đổi mới thiết bị, Công ty còn không ngừng nâng cao trình độ đủ khả năng tiếp nhận kỹ thuật hiện đại cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và sắp xếp lại lao động phù hợp. Tuy nhiên, việc đầu tư mới công nghệ của doanh nghiệp trong thời gian qua còn hạn chế do nhiều nguyên nhân nh: thiếu vốn, năng lực tiếp thu công nghệ chậm cho nên trong thời gian tới, để đáp ứng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, giành được thắng lợi trong cạnh tranh công ty phải đầu tư nhiều hơn nữa trên mọi lĩnh vực, mọi khâu của dây chuyền sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu của mình là tối đa hoá lợi nhuận, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nộp ngân sách xứng đáng là công ty đầu đàn của ngành công nghiệp Dệt May Việt nam. Trong thời gian thực tập ở công ty XK 3-2 Hòa Bình, được trực tiếp theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, em nhận thấy công ty đã có rất nhiều cố gắng để thực hiện tốt công tác đổi mới công nghệ và đa công nghệ mới vào sản xuất. Đợc sự hướngdẫn và chỉ bảo tận tình của cô giáo Phạm Thị Thêu cùng với sự giúp đỡ của các cô chú anh chị ở công ty XK 3- 2 Hòa Bình, em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành luận văn thực tập tốt nghiệp của mình với đề tài " Đầu tư để đổi mới công nghệ ở công ty may XK 3-2 Hòa Bình ". Đối tợng phạm vi nghiên cứu vấn đề này là những phương hướngvà biện pháp đổi mới công nghệ trong công ty may XK 3-2 Hòa Bình trên cơ sở 3
- đó giải quyết các vấn đề kinh tế, tăng khả năng sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm thu lợi nhuận cao, ổn định công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, giữ vững an ninh trật tự xã hội, góp phần xây dựng đất nước cùng cả nước thực hiện thành công công cuộc cách mạng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình hướngdẫn của cô giáo Phạm Thị Thêu cùng các cô chú ở Công ty may XK 3-2 Hòa Bình đã giúp em hoàn thành bài viết này. 4
- MỤC LỤC CHƯƠNG I : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP. I. Khái niệm và vai trò của ầu tư ........................................ 9 1. Khái niệm và vai trò của đầu tư và đầu tư phát triển ................................ 9 2. Vai trò của đầu tư phát triển . ................................................................... 9 2.1 Đầu tư vừa tác động tới tổng cung vừa tác động tới tổng cầu. ................ 9 Về mặt cầu ............................................................................................... 9 2.2 Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế . ..............................10 2.3 Đầu tư tác động đến tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế ................11 2.4 Đầu tư và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ...............................................12 2.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. ...........................................................................................................13 2.6 Đầu tư góp phần vào phát triển nguồn nhân lực ( NNL ) .......................14 II Khái niệm về công nghệ v đánh giá trình độ công nghệ. ....................................................................................15 1. Khái niệm về công nghệ:.........................................................................15 2. Các thành phần cơ bản của công nghệ:...................................................17 3. Phân loại công nghệ: ...............................................................................18 4. Đổi mới công nghệ và hiệu quả của nó: ..................................................19 5. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ: ...............................................20 III Vai trò và ý nghĩa của đổi mới công nghệ đối với nền kinh tế thị trường: .................................................20 1- Sự cần thiết khách quan: .........................................................................20 2- Vai trò của đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. ........................................................................................................21 2-1 Quan niệm về cơ chế thị trường: ...........................................................21 2-2 Sự tác động của cơ chế thị trường đối với công tác đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. .......................................................................................23 2-3 Vai trò của đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. ....................................................................................................................24 2.3.1 Đổi mới công nghệ thúc đẩy việc tăng cạnh tranh sản phẩm hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp....................24 2. Đổi mới công nghệ, tạo ra lợi nhuận siêu ngạch. .....................................26 3. Đổi mới cộng nghệ góp phần bảo vệ môi trường. ....................................26 5
- 3. ý nghĩa của việc đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường: ........................................................................................................27 IV. Quan điểm của Đảng ta trong vấn đề đổi mới công nghệ: ....................................................................................29 1.Chính sách đổi mới khoa học- công nghệ. ................................................29 2. Các chính sách khác của nhà nước: .........................................................31 2.1 Chính sách điều chỉnh cơ cấu ngành, lãnh thổ. ......................................31 2. 2. Chính sách phát triển các thành phần kinh tế:......................................31 2.3Chính sách kinh tế đối ngoại: .................................................................32 V Thực trạng năng lực công nghệ quốc gia và quan điểm đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. .............32 1. Thực trạng về năng lực của doanh nghiệp: ..............................................32 2- Quan điểm đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp. ................................34 2-1. Quan điểm về hàng hoá........................................................................34 2-3 Quan điểm về hiệu quả: ........................................................................36 VI/ Phương pháp luận đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp: .............................................................................36 1- Xác định sự cần thiết và nhu cầu đổi mới công nghệ: .............................36 2- Đánh giá công nghệ: ...............................................................................37 2.1 Đánh giá về mặt kỹ thuật của công nghệ. ..............................................37 2.2 Đánh giá về mặt kinh tế: .......................................................................38 2.3- Chuyển giao công nghệ trên thị trường quốc tế và khu vực..................38 4- Các hình thức mua bán công nghệ và vai trò của các tổ chức t vấn trong quá trình tiếp nhận công nghệ: ....................................................................39 4-1 Các hình thức mua bán công nghệ: .......................................................39 4.1.1 Mua đứt: ............................................................................................39 4.1.2 Mua li xăng (licence) .........................................................................39 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC ĐA CÔNG NGHỆ MỚI VÀO SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY MAY XK 3-2 HÒA BÌNH NHỮNG NĂM VỪA QUA ................................................................................42 I/ Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển: ........................42 1- Bối cảnh ra đời: ......................................................................................42 2- Quá trình hình thành và phát triển:..........................................................43 II. Thực trạng tình hình đổi mới v đa công nghệ vào sản xuất của công ty: .....................................................46 1. Thuận lợi và khó khăn của công ty:.........................................................46 1.1 Yếu tố thuận lợi: ...................................................................................46 1.2Yếu tố khó khăn: ...................................................................................47 6
- 2- Công nghệ sản xuất một số sản phẩm chủ yếu của công ty. ....................47 2-1 Thị tròng và sản phẩm:..........................................................................47 2.1.2 Về thị trường: .....................................................................................48 2-2 Công nghệ sản xuất của công ty:...........................................................48 3- Quá trình đổi mới công nghệ qua cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị của công ty..................................................................................................50 4- Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động của công ty: ...........................56 4.1 Đặc điểm về lao động và cơ cấu lao động của công ty ..........................56 4.2. Vấn đề đào tạo lại của công ty: ............................................................57 4.3 Về thu nhập của người lao động: ...........................................................59 5. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của công ty: .....................................59 5.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty: ......................................................59 5-2 Cơ cấu sản xuất của công ty:.................................................................61 III. Kết quả và hiệu quả của đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp ...............................................................62 VI. Đánh giá chung về quá trình đổi mới công nghệ của công ty qua những năm qua ..........................64 1.Những thành tựu đạt được:.......................................................................64 2. Những vấn đề còn tồn tại: .......................................................................67 CHƯƠNG III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI VÀ ĐA CÔNG NGHỆ MỚI VÀO CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN TỚI .........................................................................................69 I. Các nguyên tắc để thực hiện việc đổi mới công nghệ có hiệu quả:.......................................................................69 1.Nguyên tắc hiệu quả: ...............................................................................69 2. Nguyên tắc đảm bảo tính hiện thực: ........................................................70 3.Nguyên tắc mở rộng thị trường: ...............................................................70 II. Phương hướngvà mục tiêu trong việc đổi mới công nghệ của công ty trong những năm tới..........71 1. Mục tiêu phát triển của công ty trong những năm tới : ............................71 Biểu 8: Một số chỉ tiêu kế hoạch cụ thể năm 2000 ....................................72 2. Phương hướng đổi mới công nghệ và đa công nghệ mới vào sản xuất trong những năm tới của công ty .................................................................72 III. Một số kiến nghị giải pháp trong việc đổi mới công nghệ v đa công nghệ mới vào sản xuất ở công ty may XK 3-2 Hòa Bình . ............................................76 1. Một số biện pháp nhằm thúc đẩy việc đổi mới và chuyển giao công nghệ 76 7
- 1.1 Vận dụng các đòn bẩy kinh tế và các chính sách khuyến khích tiến bộ khoa học và công nghệ. ...............................................................................76 1.2. Phát triển mạnh công tác thông tin khoa học kỹ thuật ..........................77 1.3 Tăng thêm và đa dạng hoá về vốn đầu tư cho khoa học công nghệ.......77 4. Tăng cường liên doanh liên kết: ..............................................................78 1.5 Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với việc đổi mới và chuyển giao công nghệ. ...........................................................................................79 1.6 Cải tiến việc đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ. ...........................................................................................................80 1.7. Nâng cao năng lực nội sinh trong công ty. ...........................................81 1.8 Nâng cao năng lực công nghệ và kỹ thuật máy......................................81 2- Một số kiến nghị . ...................................................................................82 2.1 Đối với công ty XK 3-2 Hòa Bình: .......................................................82 2.2 Đối với nhà nước: .................................................................................83 Kết luận ..........................................................................................84 danh mục tài liệu tham khảo .............................................85 8
- CHƯƠNGTHỨ I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ TRONG DOANH NGHIỆP. I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ 1. Khái niệm và vai trò của đầu tư và đầu tư phát triển Đầu tư theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự bỏ ra hoặc hy sinh các nguồn lực hiện tại nhằm đạt được kết quả có lợi cho người đầu tư . Đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm và nâng cao đời sống cho mọi người dân. 2. Vai trò của đầu tư phát triển . Đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau : 2.1 Đầu tư vừa tác động tới tổng cung vừa tác động tới tổng cầu. Về mặt cầu Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của ngân hàng Thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24 – 28 % trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi 9
- sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo theo sản lượng cân bằng tăng theo từ Q0 – Q1 và giá cả của của các đầu vào của đầu tư tăng từ P0 – P1. Điểm cân bằng dịch chuyển từ E0 – E1. Về mặt cung. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên ( đường S dịch chuyển sang S’ ). Kéo theo sản lượng tiềm năng từ Q1 – Q2, và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P1 – P 2 . Sản lượng tăng giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội P S E1 P1 S' P0 E0 P2 E2 D’ D Q Q0 Q1 Q2 2.2 Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế . Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định của nền kinh tế vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế mọi quốc gia. 10
- Chẳng hạn khi tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng do đó sẽ kích thích tăng trưởng sản xuất phát triển, sản lượng tăng. Sản xuất được phát triển quy mô sản xuất tăng thu hút thêm nhiều lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội, thu nhập của người dân được cải thiện, đời sống ngày càng được nâng cao. Đầu tư tăng góp vốn vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý. Nhưng bên cạnh đó khi đầu tư tăng cầu các yếu tố đầu vào tăng dẫn đến giá cả các yếu tố đầu vào tăng ( giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động vật tư ) đến mức độ nào đó làm tăng lạm phát. Lạm phát làm cho sản xuất đình trệ đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày cành thấp hơn thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Trong trường hợp các nhà cung cấp hàng hoá đầu vào có xu hướng tăng lợi nhuận thông qua giá thì họ sẽ giảm đi mức sản xuất, đẩy giá lên, như vậy sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Khi đầu tư giảm quy mô sản xuất giảm tình trạnh thất nghiệp tăng tệ nạn xã hội tăng thu nhập của người dân thấp, cầu giảm. Đầu tư giảm tốc độ giảm cung các yếu tố đầu vào nhỏ hơn tốc độ giảm cầu gây nên sản xuất dư thừa của các yếu tố đầu vào ( thừa cơ cấu ). Tuy nhiên khi đầu tư giảm cầu giảm khiến cho giá thành giảm và lạm phát giảm điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong trường hợp lạm phát cao. Đầu tư giảm còn làm cho cung giảm do đó bản được các hàng hoá còn tồn đọng dư thừa, giá sản xuất sẽ tăng lên và lại khiến cho cung tăng lên và quy mô sản xuất được mở rộng. Chính vì vậy trong điều hành vĩ mô nền kinh tế các hoạt động chính sách cần thấy hết các tác động hai mặt này phải xác định được các nhân tố và các kết quả của ảnh hưởng hai mặt đó để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế tác động xấu phát huy tác động tích cực, duy trì được sư ổn định của nền kinh tế. 2.3 Đầu tư tác động đến tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy : muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt từ 15 – 25% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. 11
- ICOR = vốn đầu tư / mức tăng GDP Từ đó suy ra: Mức tăng GDP = vốn đầu tư / ICOR Mức ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. ở các nước đang phát triển, ICOR thưởng lớn từ 5 – 7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ 2 – 3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động để thay thế cho vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất. Do đó, ở các nước phát triển tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi là vấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để đạt được một tỷ lệ tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. Thực vậy, ở nhiều nước đầu tư đóng vai trò như một “ cái hích ban đầu” tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế ( các nước NICS, các nước Đông Nam á ) 2.4 Đầu tư và sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước là một vấn đề được liệt vào hàng quan trọng nhất trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay. Cơ cấu kinh tế chính là tổng thể hữu quan có mối quan hệ giữa các ngành, các vùng các khu vực kinh tế, giảm thành phần kinh tế, hợp thành cơ cấu kinh tế thể hiện ở các tỷ lệ cân đối kinh tế phản ánh trạng thái cân đối nhân công lao động. 12
- Một đất nước muốn phát triển mạnh mẽ nhất thiết phải xây dựng được một cơ cấu kinh tế hợp lý : - Cơ cấu được xây dựng phải mang tính khoa học cao, phản ánh đúng đắn yêu cầu của các quy luật khách quan, đặc biệt là quy luật kinh tế - Phải đón đầu các xu hướng KHKT hiện đại và phù hợp với xu hướng đó - Phải phù hợp với sự phân công và hợp tác quốc tế phải là cơ cấu kinh tế mới. - Phải đảm bảo cho phép tối ưu hoá việc sử dụng lợi thế so sánh của các nước, khai thác có hiệu quả tiềm năng vốn có của các ngành, các địa phương và các đơn vị kinh tế cơ sở. Muốn xây dựng cơ cấu kinh tế hoàn thiện phải có một sự đầu tư thoả đáng. Đầu tư làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển, với chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn; tạo ra sự cân đối trong phạm vi của nền kinh tế. Đầu tư và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có mối quan hệ mật thiết gắn bó không tách rời nhau mà tạo điều kiện cùng nhau phát triển. 2.5 Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước. Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiện quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới thành 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 ở vào giai đoạn 1 và 2. Việt Nam đang là một trong 90 nước kém phát triển nhất về công nghệ, với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc. 13
- Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. 2.6 Đầu tư góp phần vào phát triển nguồn nhân lực ( NNL ) NNL là yếu tố tác động đến cả tổng cung và tổng cầu - NNL là một yếu tố thuộc tổng cung AS = f( K, L, T, R ) Như vậy, cả số lượng và chất lượng của nguồn lao động đều ảnh hưởng đến tổng cung. Để nâng cao năng lực sản xuất, không thể không nâng cao chất lượng nguồn nhân lực NNL cũng là một yếu tố trực tiếp tác động đến tổng cầu AD. Như chúng ta đã biết: AD = f( C, G, I, N X ) Khi chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao thì lương tăng dẫn đến thu nhập tăng, thu nhập tăng làm cho cầu tăng, kéo theo tăng trưởng kinh tế. Mặt khác khi trình độ dân trí được nâng cao và nhu cầu hưởng thụ tăng theo tạo điều kiện kích thích tăng tổng cầu. Bên cạnh đó, khi chúng ta tận dụng được nguồn nhân lực thì thất nghiệp giảm, thu nhập tăng, chi tiêu tăng, AD tăng, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đồng thời thu nhập tăng, thất nghiệp giảm, ta cũng giải quyết được các vấn đề xã hội, đảm bảo cho nên kinh tế phát triển bền vững. Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hóa nền kinh tế. Việt Nam muốn phát triển kinh tế thì không thể không hội nhập. Cùng với việc hội nhập với khu vực tự do thương mại ASEAN, chương trình ưu đãi thuế quan chung cũng như gia nhập APEC và WTO Việt Nam sẽ gia nhập thị trường đầu tư, dịch vụ và lao động thế giới. Theo nhận định của nhiều chuyên gia nếu Việt Nam không nhánh tróng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì đây là một yếu tố làm suy giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trên thị trường thế giới. 14
- Mặt khác, theo kinh nghiệm của các nước phát triển và của những nước công nghiệp mới NICS, đầu tư vào con người mang lại lợi nhuận cao nhất. Sự chăm lo đầy đủ đến con người là đảm bảo chắc chắn nhất cho sự phát triển. ở Việt Nam con người luôn được nhấn mạnh là nguồn nội lực quan trọng nhất để xây dựng đất nước. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội. Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ lao động thì đầu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc phát huy sức mạnh con người, một nguồn lực vô cùng quan trọng của đất nước ta là cần phải chú trọng và có sự đầu tư thoả đáng. Chỉ có đầu tư mới có thể nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý và khắc phục những yếu kém, tồn tại của thực trạng nước ta. Khi chất lượng đội ngũ lao động đã được cải thiện, thì đó là một nhân tố vô cùng quan trọng để nâng cao trình độ của nền kinh tế trong điều kiện nền kinh tế còn chậm phát triển như nước ta hiện nay. Có vậy, nền kinh tế Việt Nam mới đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển để bắt kịp với trình độ phát triển của thế giới trong xu hướng hội nhập quốc tế. II KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHỆ VÀ ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHỆ. 1. Khái niệm về công nghệ: Thuật ngữ công nghệ gần đây đã trở thành một cụm từ được nhiều người ở các lĩnh vực khác nhau nhắc tới. Có thể nói khái niệm về công nghệ ngày càng được mở rộng cùng với sự phát triển của xã hội, cùng nhu cầu của xã hội và nhu cầu của hoạt động thực tiễn. Hiện nay trên thế giới có gần 60 định nghĩa khác nhau về công nghệ vì vậy việc đa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ là một việc làm cần thiết bởi vì không thể quản lý công nghệ thành công khi mà chưa xác định rõ công nghệ là cái gì. Các tổ chức quốc tế về khoa học công nghệ đã có nhiều cố gắng trong việc đa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hoà các quan điểm đồng 15
- thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hoà nhập của các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Có 4 đặc trng cần bao quát được trong định nghĩa về công nghệ . + Công nghệ là 1 máy biến đổi + Công nghệ là 1 công cụ + Công nghệ là kiến thức + Công nghệ là hiện thân ở các vật thể. Xuất phát từ các luận điểm trên chúng ta thừa nhận một số định nghĩa thông dụng nhất hiện nay. Theo tổ chức phát triển công nghiệp của liên hiệp quốc UNIDO (United nation's industrial Development organization) " Công nghệ là việc áp dụng khoa học công nghệ vào công nghiệp bằng cách sủ dụng các kết quả nghiên cứu và xử lý nó một cách chính xác có hệ thống và có phương pháp" Tổ chức ESCAP (Ecomomic and Social Commision for Asia and the Pacific- Uỷ ban kinh tế và xã hội Châu á Thái Bình dơng" công nghệ là hệ thống kiến thức về qui trình và kỹ thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin. Công nghệ bao gồm tất cả các kỹ năng kiến thức thiết bị và phương pháp sử dụng trong sản xuất chế tạo, dịch vụ, quản lý thông tin. Định nghĩa của UNIDO đứng trên giác độ một tổ chức phát triển công nghiệp, nhấn mạnh tính khoa học là thuộc tính của công nghệ và khía cạnh hiệu quả khi xem xét việc sử dụng công nghệ cho một mục đích nào đó. Định nghĩa của ESCAP được coi là bước ngoặt trong lịch sủ quan niệm về công nghệ. Định nghĩa này không coi công nghệ phải gắn chặt với 16
- quá trình sản xuất chế tạo ra các sản phẩm cụ thể mà sức mở rộng khái niệm ra các lĩnh vực dịch vụ và quản lý. Những công nghệ mới mẻ đã dần dần trở thành thông dụng: Công nghệ du lịch, công nghệ ngân hàng, công nghệ đào tạo, công nghệ văn phòng... - Ở Việt nam có quan niệm cho rằng" Công nghệ là kiến thức, kết quả của khoa học ứng dụng nhằm biến đổi các nguồn lực thành các mục tiêu sinh lợi". Trong một số trường hợp, lĩnh vực người ta vẫn thừa nhận những định nghĩa công nghệ cho một mục đích nào đó. Các nhà quản lý coi "Công nghệ là khoa học và nghệ thuật dùng trong sản xuất và phân phối hàng hoá và dịch vụ" Trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ, người ta coi "Công nghệ là hệ thống những kiến thức (thông tin, bí quyết) được áp dụng để sản xuất một sản phẩm hoặc một dịch vụ" Cuối cùng, một định nghĩa được coi là khái quát nhất về công nghệ là "Công nghệ là tất cả những cái gì dùng để biến đổi đầu vào thành đầu ra" 2. Các thành phần cơ bản của công nghệ: Bất cứ một công nghệ nào dù đơn giản cũng phải gồm 4 thành phần cơ bản tác động đồng bộ qua lại lẫn nhau để tạo ta bất kỳ sự biến đổi mong muốn nào đó là: - Công nghệ hàm chứa trong các vật thể bao gồm mọi phương tiện vật chất cũng nh công cụ, trang bị, máy móc, vật liệu, phương tiện vận chuyển, nhà máy... Trong công nghệ chế tạo, các máy móc thiết bị thường lập thành một dây chuyền công nghệ (phần này được gọi là"phần cứng" của công nghệ) - Phần mềm của công nghệ gồm: 17
- + Công nghệ hàm chứa trongcon người làm việc trong công nghệ, nó bao gồm mọi năng lực nh: kỹ năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, sự khôn ngoan, khả năng lãn đạo, đạo đức lao động. + Công nghệ hàm chứa trong các kiến thức (thông tin) có tổ chức được t hữu hoá nh các lý thuyết, khái niệm, các phương pháp, các thông số, các công thức, bí quyết. + Công nghệ hàm chứa trong các khung thể chế tạo nên bộ khung tổ chức của công nghệ nh thẩm quyền trách nhiệm, mối quan hệ, sự phối hợp, mối liên kết, quản lý. 3. Phân loại công nghệ: Hiện nay số lượng các loại công nghệ không thể xác định chính xác số lượng các công nghệ đa ra thị trường tăng theo hàm số mũ. Do đó việc phân loại chính xác chi tiết các công nghệ là điều khó thực hiện. Tuỳ theo mục đích, người ta phân loại các công nghệ nh sau: 1 Theo tính chất : Công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghệ đào tạo. 2 Theo ngành nghề : Công nghệ công nghiệp, nông nghiệp, công nghệ sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ vật liệu. 3 Theo đặc tính ngành nghề: Công nghệ đơn chiếc, công nghệ hàng loạt, công nghệ liên tục. 4 Theo sản phẩm : Phân theo sản phẩm mà công nghệ sản xuất ra: công nghệ xi măng, năng lượng, ô tô, xe đạp. 5 Theo mức độ hiện đại: Cổ điển, trung gian, tiên tiến. 6 Theo đặc thù : Then chốt, truyền thống, mũi nhọn 7 Theo mục tiêu : Dẫn dắt, thúc đẩy phát triểm. 8 Theo sự ổn định công nghệ: Công nghệ cứng, công nghệ mềm. 18
- 4. Đổi mới công nghệ và hiệu quả của nó: Đổi mới công nghệ là sự chủ động thay thế một phần đáng kể (cốt lõi, cơ bản) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng công nghệ khác. Do công nghệ luôn luôn biến đổi trong chu trình sống của nó nên đổi mới công nghệ là nhu cầu tất yếu và phù hợp quy lưuật phát triển. Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ tiến bộ đó dới dạng phương pháp mới về sản xuất hay kỹ thuật mới tổ chức, quản lý hay marketing mà nhờ chúng, sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chí phí sản xuất thấp hơn và do đó giá cả có thể giảm xuống với một lượng đầu vào vốn và lao động( giả thiết các đầu vào khác giữ không đổi) Đổi mới công nghệ cũ bằng một công nghệ có trình độ cao hơn sẽ làm đờng đẳng lượng 1-1' dịch chuyển về giá gốc toạ độ, đờng 2 2'. Hiệu quả đổi mới công nghệ. K Lượng đầu vào vốn L Lượng đầu vào lao động. Q = f ( K, L, a, b...) Q- Lượng đầu ra. a: Hệ số thu hồi vốn b: Hiệu suất Cho lượng đầu vào xác định có thể biết được lượng đầu ra cực đại thông qua hàm sản xuất. Đối với một doanh nghiệp có thể thực hiện đổi mới công nghệ qua 2 hình thức tổng quát: 19
- Một là: Biến đổi dần dần về số lượng thay đổi bổ sưung từng phần, đó là bước phát triển tiên tiến nh: Cải tiến quy trình, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá tổ chức sản xuất. Hai là: Phát triển nhảy vọt có tính chất đột biến đem lại sự biến đổi đồng thời về chất các yếu tố của công nghệ và sự biến đổi sâu sắc trong sản xuất kinh doanh. Đổi mới công nghệ được thể hiện ở các kết quả cụ thể nh: Chế tạo, sử dụng thiết bị năng lượng, vật liệu mới, có hoặc cải tiến áp dụng phương pháp và quy trình tiến bộ hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới sản phẩm. Đổi mới công nghệ sẽ dẫn đến đổi mới sản phẩm.Đổi mới sản phẩm ngợc lại lại đặt ra nhu cầu, nội dung cách thức đổi mới công nghệ. 5. Các chỉ tiêu đánh giá trình độ công nghệ: Trong quá trình sản xuất kinh doanh và trong quá trình đổi mới công nghệ các doanh nghiệp cần đánh giá trình độ công nghệ của mình qua các chỉ tiêu gồm 2 nhóm: 5-1 Nhóm phản ánh trình độ khả năng kỹ thuật của các yếu tố vật chất của sản xuất : máy móc, thiết bị, đối tợng lao động, lao động... 5-2 Nhóm phản ánh tổng hợp hiệu quả của sản xuất chất lượng, sản phẩm, năng suất lao động, tỷ lệ chi phí trên doanh thu, tỷ lệ lợi nhuận chi phí... III VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG: 1- Sự cần thiết khách quan: Công nghệ và đổi mới công nghệ là động lực, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ là tinh hoa trí tuệ, là lao động sáng tạo của con người để phục vụ con người công nghệ, chính công nghệ là chìa khoá của sự phát triển kinh tế, xã hội dựa trên nền tảng phát triển công nghệ mới bền vững và tăng trưởng cao. Công nghệ cực kỳ quan trọng đối với nhân loại. Công nghệ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp “Một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng huy động vốn và sử dụng vốn cho đầu tư phát triển tại ngân hàng đầu tư phát triển Hà Tây"
68 p | 835 | 379
-
Luận văn tốt nghiệp "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của NIEs vào Việt Nam"
56 p | 783 | 335
-
Luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ những năm vừa qua “
94 p | 513 | 222
-
Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
40 p | 614 | 137
-
Tiểu luận Cơ cấu đầu tư, cơ cấu đầu tư hợp lý, Vai trò của cơ cấu đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
44 p | 428 | 123
-
Luận văn “Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư Xây dựng cơ bản ở tỉnh Phú Thọ những năm vừa qua “
159 p | 305 | 115
-
Luận văn: "Đầu tư xây dựng cơ bản và cơ sở để tổ chức thực hiện quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản đối với ngành thủy lợi "
71 p | 337 | 88
-
LUẬN VĂN: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP -THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
87 p | 187 | 82
-
LUẬN VĂN:Đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng
138 p | 301 | 70
-
Luận văn: Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước ASEAN đối với Việt Nam
96 p | 165 | 59
-
Luận văn - Một số kinh nghiệm quản lý thị trường BĐS – nhà đất tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
166 p | 141 | 29
-
Luận văn : Công tác quản lý tài tính Bảo hiểm Xã hội Việt Nam - ĐH Kinh tế Quốc dân - 8
9 p | 96 | 20
-
luận văn: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI – XU HƯỚNG QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
50 p | 93 | 18
-
Luận văn: Đầu tư nước ngoài luận văn, hoạt động kinh tế, kinh tế đối ngoại, Việt Nam, luật đầu tư, đầu tư nước ngoài, kinh tế thị trường, đối tác đầu tư, toàn cầu hóa. Thực trạng và giải pháp
78 p | 121 | 18
-
Thực trạng các đồi chè và chế biến để đưa ra các chính sách đầu tư hợp lý
129 p | 91 | 14
-
Luận văn: Đầu tư - Những vấn đề lý luận chung
57 p | 113 | 13
-
Đầu tư đối với sự phát triển kết cấu hạ tầng Giao thông vận tải 2001 - 2010 - p5
13 p | 71 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về đầu tư công đối với các Công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
130 p | 10 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn