intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: Nguyễn Minh Tuấn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

611
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới với tiền lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, với nền tảng vững chắc là quan hệ hữu nghị hợp tác suốt hơn 30 năm trên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

  1.  Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam - Thực trạng và giải pháp 1
  2. M ỤC L Ụ C ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG FDI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM ........................... 5 1.1. Tình hình kim ngạch FDI ................................ ................................ ............................ 5 1.1.1. Giai đoạn thăm dò 1988-1993 .................................................................................. 6 1.1.2. Giai đoạn bùng nổ 1994-1997 .................................................................................. 7 1.1.3. Giai đoạn suy thoái 1998-2002 ................................................................................. 9 1.1.4. Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ năm 2003 đến nay: .......................... 11 1.1.5. Xét trong cơ cấu dòng FDI của Nhật Bản vào châu Á................................ ............. 12 1.2. Cơ cấu FDI ............................................................................................................... 14 1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành ....................................................................................... 14 1.2.2. Cơ cấu theo địa phương ......................................................................................... 18 1.2.3. Cơ cấu theo hình thức đầu tư.................................................................................. 21 1.3. Qui mô dự án và hiệu quả đầu tư FDI................................ ................................ ........ 23 1.3.1. Qui mô d ự án ......................................................................................................... 23 1.3.2. Hiệu quả đầu tư FDI của Nhật Bản vào Việt Nam .................................................. 24 CHƯƠNG 2:CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM .................... 25 2.1. Cơ hội, thách thức cho Việt Nam .............................................................................. 25 2.1.1. Cơ hội .................................................................................................................... 25 2.1.1.1. Môi trường đầu tư Việt Nam có những lợi thế nhất định...................................... 25 2.1.1.2. Môi trường đầu tư Việt Nam có những cải thiện đáng kể ..................................... 26 2.1.2. Thách thức ................................................................ ................................ ............. 27 2.1.2.1. Những tồn tại trong môi trường đầu tư Việt Nam ................................................ 28 2.2.2.2. Cạnh tranh từ các quốc gia khác ngày càng gay gắt ................................ ............. 29 2.2.2.3 Thảm họa động đ ất và sóng thần ở Nhật Bản........................................................ 29 2.2. Giải pháp cho Việt Nam............................................................................................ 30 2.2.1. Giải pháp tổng thể ................................................................................................. 30 2.2.1.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về FDI ....................... 30 2
  3. 2.2.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI ............................... 31 2.2.1.3. Cải cách các thủ tục hành chính........................................................................... 33 2.2.1.4. Đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư ................................ ...................... 33 2.2.1.5. Xây d ựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FDI ........................................................................................................... 36 2.2.2 Một số giải pháp cụ thể đối với Nhật Bản ................................ ............................... 37 KÕt luËn .................................................................................................................. 39 3
  4. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, sự giao lưu, luân chuyển các dòng vốn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với đầu tư và phát triển đất nước. Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam thời kỳ 2006-2010 đó x ác định mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hiệu quả và b ền vững của sự phát triển, sớm đ ưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức nhằm sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 8-10%/năm. Chính vì lý do đó mà thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đó trở thành một bộ phận trong chính sách mở cửa nhằm góp phần đẩy nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá, từng bước xây dựng đất nước thành một nước Công nghiệp, đúng như chủ trương đó được đề ra tại Đại Hội Đại Biểu toàn quốc lần thứ VIII. Đó là một chủ trương đúng đắn và cần thiết, phù hợp với xu thế chung trên thế giới và thực tiễn phát triển của nước ta. Là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới với tiền lực tài chính hùng hậu, công nghệ hiện đại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Nhật Bản đóng vai trò q uan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, với nền tảng vững chắc là quan hệ hữu nghị hợp tác suốt hơn 30 năm trên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đ ầu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản luôn nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu, các dự án đầu tư của Nhật Bản được đánh giá là thành công nhất về phương diện vốn 4
  5. đầu tư thực hiện và hiệu quả triển khai. Do đó, việc thu hút nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam nhằm hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bài viết được trình bày trong hai phần chính: Thứ nhất là, trình bày về thực trạng FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam. Thứ hai là, trình bày về những cơ hội, thách thức, và giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam. __________*.*__________ CHƯƠNG 1 : THỰC TRẠNG FDI TỪ NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM 1.1. Tình hình kim ngạch FDI Đồ thị: FDI của Nhật Bản vào Việt Nam (1989-2006) Triệu USD 1600 180 160 1400 140 1200 120 1000 Vèn ®¨ng kÝ 100 800 Sè dù ¸n 80 600 60 400 40 200 20 0 0 91 03 89 93 95 97 99 01 05 Dự án 19 19 19 19 19 19 20 20 20 (Nguồn: Cục Đầu tư n ước ngoài - Bộ kế hoạch và đầu tư) Từ năm 1986, Việt Nam đã chính thức b ước vào công cuộc đổi mới mở cửa nền kinh tế, thực hiện chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá các m ối quan hệ kinh tế quốc tế, tận dụng nguồn vốn bên ngoài để phát triển đất nước. Và đặc biệt khi Luật Đầu tư nước ngo ài tại Việt Nam được ban hành vào ngày 29/12/1987 quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI nói chung và vốn FDI của Nhật Bản nói riêng tại Việt Nam đã có những b ước chuyển biến tích 5
  6. cực. Tình hình vốn FDI của Nhật vào Việt Nam từ những ngày đ ầu cho đến nay có thể được chia ra làm 4 giai đoạn: giai đoạn thăm dò 1988-1993; giai đoạn bùng nổ 1994-1997; giai đoạn suy thoái 1998-2002 ; giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ 2003 đến nay. 1.1.1. Giai đoạn thăm dò 1988-1993 Đây được coi là giai đoạn mở đầu khi các nhà đầu tư Nhật Bản mới chỉ dè dặt b ước vào thị trường Việt Nam. Trên thực tế, hơn 1 năm kể từ năm 1988, dòng vốn FDI từ Nhật Bản vào Việt Nam mới có khoảng gần 1 triệu USD, mở đầu là dự án đầu tư của công ty Kansai Kyodo trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cảng ở Hải Phòng năm 1989, tiếp đến là dự án xuất khẩu may mặc của công ty Hikosen Kara vào tháng 3 năm 1990. Theo Cục đầu tư nước ngoài (Cục ĐTNN), tính chung cho cả 3 năm 1989-1990, tổng vốn đầu tư đăng kí chỉ đạt gần 27 triệu USD với trung bình 6 dự án mỗi năm. Năm 1992 là năm chứng kiến dòng vốn FDI Nhật Bản vào Việt Nam mạnh mẽ nhất trong cả giai đoạn, với 10 dự án và tổng số vốn đăng kí lên tới gần 106 triệu USD, nhưng con số này cũng giảm mạnh ngay trong năm sau đó, chỉ còn bằng 75% năm trước. Thời gian này, mặc dù Nhật Bản là một trong những quốc gia tiên phong quan tâm đổ vốn vào Việt Nam nhưng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam khởi đầu thấp, biến động chậm và chưa chiếm được vai trò quan trọng trong tổng vốn FDI vào Việt Nam. Thống kê của Cục ĐTNN cho thấy tổng vốn FDI của Nhật Bản trong cả thời kì chỉ chiếm 3,1% tổng nguồn vốn này vào Việt Nam. Phần lớn giai đoạn này nằm trong thời kì lạnh nhạt quan hệ ngoại giao giữa hai nước kéo dài từ năm 1979 đến năm 1991. Năm 1990, tuy Việt Nam đã ban hành các ưu đãi đ ầu tư thông thoáng hơn qua sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài, nhưng tình hình cũng không mấy cải thiện. Năm 1992 đánh dấu một mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản do việc giải quyết vấn đề Campuchia và quá trình đ ổi mới của Việt Nam được gia tăng trên tất cả các 6
  7. lĩnh vực, chấm dứt thời kì lạnh nhạt, mở đầu cho một giai đoạn mới trong quan hệ bang giao giữa hai nước. Việt Nam tiếp tục áp dụng những ưu đãi đầu tư hấp dẫn hơn để thu hút vốn FDI tuy nhiên, về cơ bản, khuôn khổ pháp lý vẫn chưa được hoàn thiện nên chưa tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư. Nhìn chung, cũng như các dòng FDI vào Việt Nam khác, mức đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam hàng năm trong giai đoạn này không ổn định và chưa đáng kể. Điều này cũng dễ hiểu bởi khung pháp luật về FDI ở Việt Nam mới được hình thành lại liên tục bị thay đổi nên các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản với bản tính thận trọng, còn cân nhắc khi chọn Việt Nam là nơi đầu tư so với các nước trong khu vực hay trên thế giới. 1.1.2. Giai đoạn bùng nổ 1994-1997 Đây là thời kì FDI của Nhật Bản vào Việt Nam nở rộ. Nhìn chung, trong giai đoạn này, mức vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam qua các năm đều đạt con số lớn. Theo số liệu của Cục ĐTNN, ngay từ năm 1994, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam đã có dấu hiệu tăng trưởng mạnh với 35 dự án đầu tư và 347 triệu USD tổng vốn đăng kí, tăng hơn 3 lần so với năm 1992, năm được coi là đỉnh cao của FDI Nhật Bản trong giai đoạn trước. Năm 1995, FDI Nhật Bản vào Việt Nam tiếp tục tăng vọt, đạt trên 1,2 tỉ USD vốn đăng kí, cao nhất kể từ thời kì đầu cho tới hết 10 năm sau đó, với 65 dự án đ ược cấp phép đầu tư. Trong hai năm cuối của thời kì, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tuy có giảm sút hơn nhưng vẫn đạt được những con số đáng nể. Năm 1996, tổng vốn đăng kí đạt 788,9 triệu USD với 72 dự án đ ược cấp phép, những con số tương ứng năm 1997 là 606 triệu USD và 54 dự án được cấp phép. Tính cả giai đoạn, Việt Nam đã thu hút được gần 3 tỉ USD vốn FDI đăng kí của Nhật Bản và cấp phép cho 226 dự án. Chỉ trong vòng 4 năm của thời kì bùng nổ, tổng vốn đăng kí đã tăng gấp 15 lần so với 5 năm của giai đoạn trước và số dự án tăng gấp 5 lần. 7
  8. Những con số đáng kể trên đã nâng tầm Nhật Bản dần trở thành một trong những nhà đ ầu tư quan trọng hàng đầu vào Việt Nam. Năm 1995, Nhật Bản là nhà đầu tư đứng thứ 3 ở Việt Nam, sau Đài Loan và Hồng Kông. Năm 1997, tuy giảm về con số tuyệt đối nhưng Nhật Bản vẫn đứng thứ 2 về số dự án (sau Đài Loan với 64 dự án) và đứng thứ 2 về tổng vốn đầu tư (sau Hồng Kông với 695 triệu USD). Thống kê của Cục ĐTNN cho thấy tỉ trọng vốn FDI của Nhật Bản trong tổng nguồn vốn này vào Việt Nam lên tới 10,76%. Những tổ chức xúc tiến thương m ại và đầu tư của Chính phủ Nhật Bản như Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro), Văn phòng hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) lần lượt khai trương các văn phòng đại diện tại Việt Nam. Phó tổng vụ trưởng Vụ chính sách thương mại, bộ kinh tế thương mại Nhật Bản, ông Yoshihiko Sumi cho biết: “Thời gian này, người Nhật Bản coi Việt Nam là một hiện tượng”. Sự bùng nổ này một phần là nhờ những chuyển biến tích cực của tình hình quốc tế, trong đó đáng chú ý là Mỹ bỏ lệnh cấm vận với Việt Nam (2/1994) và sự gia tăng của xu hướng đồng Yên lên giá buộc các công ty Nhật Bản phải xúc tiến đi tìm một thị trường khác với chi phí sản xuất rẻ hơn để đầu tư. Đó còn là nhờ những thành quả b ước đầu trong công cuộc chuyển mình của Việt Nam từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường nhằm nỗ lực cải thiện hình ảnh của m ình trong mắt các nhà đầu tư. Đ ồng thời, sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 sau khi bình thường hoá quan hệ với Mĩ đã làm d ấy lên kì vọng của các nhà đầu tư Nhật Bản vào một thị trường Việt Nam tiềm năng, một môi trường đầu tư ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới v à khu vực trong tương lai. Những giảm sút trong hai năm cuối của thời kì nằm trong xu hướng chung của các dòng FDI vào Việt Nam trước phản ứng của nhà đầu tư với Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi lần thứ ba theo hướng giảm bớt khá nhiều ưu đãi đ ầu tư. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn tỏ ra là một trong những quốc gia hàng đầu quan tâm đến thị trường Việt Nam khi duy trì được vị thế của mình so với các nhà đầu tư khác. 8
  9. Sự bùng nổ FDI của Nhật Bản vào Việt Nam trong những năm này nằm trong giai đoạn bùng nổ FDI nói chung vào Việt Nam từ năm 1994 đến năm 1998. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản rất nhạy bén với xu hướng của thời kì. Nhật Bản đã vươn lên trở thành một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. 1.1.3. Giai đoạn suy thoái 1998-2002 Trong giai đoạn này, FDI của Nhật Bản vào Việt Nam suy giảm rõ rệt cả về tổng vốn đăng kí và số dự án đầu tư, lâm vào trạng thái trì trệ kéo dài. FDI của Nhật Bản vào Việt Nam năm 1998 chỉ còn 19 dự án được cấp phép với 177,5 triệu USD vốn đăng kí, chỉ còn bằng 1/4 so với năm 1997 và tiếp tục giảm mạnh trong các năm tiếp theo. Năm 1999, dòng vốn này của Nhật Bản vào Việt Nam trở về mức khởi điểm, chỉ đạt 42 triệu USD với 14 dự án, đẩy các nhà đầu tư Nhật Bản về vị trí thứ 9 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam. Các con số trong những năm tiếp theo mặc dù có xu hướng tăng hơn nhưng cũng ở mức thấp, đạt 140 triệu USD, 223 triệu USD, 163 triệu USD tương ứng vào các năm 2000, năm 2001 và năm 2002. Các nhà đầu tư Nhật Bản mất dần vị trí chủ đạo. Theo Cục ĐTNN, tổng FDI của Nhật Bản cả giai đoạn chỉ còn chiếm 3,9% tổng dòng vốn này vào Việt Nam. Một điểm đáng chú ý trong ba năm cuối thời kì là mặc dù tổng vốn đăng kí ở mức thấp nhưng con số dự án đầu tư lại tăng khá nhanh. Số dự án đầu tư năm 2000, năm 2001 tăng gấp đôi, gấp 4 lần so với năm 1999, lên 26 và 48 dự án. Đặc biệt, năm 2002, trong khi tổng vốn đăng kí chỉ còn 163 triệu USD, bằng 73% so với năm 2001 thì số dự án lại tăng 22,9%, lên tới 59 dự án. Điều này chứng tỏ qui mô dự án trong ba năm cuối thời kì đang thu hẹp lại. Đây là thời kì hậu khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực châu Á 1997, nền kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng suy thoái với hàng loạt các công ty lớn phá sản và các nhà đầu tư rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính. Thêm vào đó, sự giảm giá của đồng Yên, việc cải tổ, cơ cấu lại các doanh 9
  10. nghiệp của Nhật Bản cũng như việc chính phủ Nhật tiến hành điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này làm cho dòng FDI của Nhật Bản tới hầu hết các nước suy giảm nghiêm trọng, trong đó có cả Việt Nam. Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính làm hoạt động FDI của Nhật Bản ở Việt Nam giảm sút mà còn do những nhận định của các nhà đầu tư Nhật Bản về điều kiện nội tại của nền kinh tế Việt Nam và môi trường đầu tư kém hấp dẫn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế, cuộc khủng hoảng này tuy có tác động đến Việt Nam nhưng cũng tạo ra thời cơ trong việc thu hút nguồn vốn quốc tế khi các nước khác trong khu vực đang phải đối phó với những biến động kinh tế nhưng luật đầu tư nước ngoài sửa đổi năm 1996 lại không tạo điều kiện để khai thác được những lợi thế này. Do đó, Việt Nam không đón bắt được cơ hội thu hút dòng vốn FDI từ Nhật Bản. Mặc dù trong những năm tiếp theo, Việt Nam đã có cố gắng để cải thiện môi trường đầu tư, nhất là vấn đề cấp phép và mở rộng các chế độ ưu đãi đầu tư thông thoáng hơn, thể hiện qua việc ban hành Luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung tháng 7/2000 nhưng các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn chưa thực sự an tâm bởi các chính sách khi đó vẫn còn bất cập, thiếu nhất quán. Năm 2002, một số vụ việc liên quan đến cấp hạn ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô, xe máy ở Việt Nam nảy sinh làm cho vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam chỉ mới hơi hướng hồi phục lại giảm mạnh. Trong những năm cuối của giai đoạn này, sự suy giảm FDI từ Nhật Bản chỉ xảy ra đối với Việt Nam. Trong những năm này, mặc dù FDI của Nhật Bản vào các nước khác sau khi vượt qua năm 1999 đã tương đối hồi phục và tăng nhanh thì dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tuy có tăng nhưng vẫn chỉ dao động ở con số trên dưới 200 triệu USD. Năm 2002, đầu tư của Nhật Bản vào các nước ASEAN duy trì ở mức cao, đặc biệt vào Trung Quốc thì nở rộ, đạt 2,6 tỉ USD, gấp hơn 7 lần so với 360 triệu USD vào năm 1999. Nhìn chung, những diễn biến về FDI của Nhật Bản trong thời kì này cũng giống như xu hướng của dòng FDI nói chung vào Việt Nam, đều có biểu 10
  11. hiện chững lại hay giảm sút. Điều này tiếp tục cho thấy sự nhạy bén của các nhà đầu tư Nhật Bản trong nắm bắt tình hình đ ể giữ an toàn cho nguồn vốn của họ, đặc biệt là những quan tâm sâu sắc về môi trường đầu tư của nước chủ nhà trong quá trình tìm hiểu và tiến hành đầu tư. 1.1.4. Giai đoạn phục hồi và phát triển mạnh mẽ từ năm 2003 đến nay: Đây được coi là giai đoạn các nhà đầu tư Nhật Bản chú ý trở lại thị trường Việt Nam. Dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam từng bước hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, đạt được những con số đáng kể. Năm 2003, tổng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam tăng gần gấp đôi so với mức 163 triệu USD vào năm 2002, đ ạt 324 triệu USD. Đến năm 2004, con số này đã tăng lên gấp hơn 2,5 lần so với năm 2003, đạt 890 triệu USD và gần 4 lần so với năm 2002. Năm 2005, vốn đầu tư của Nhật Bản tiếp tục tăng lên 960 triệu USD với 119 dự án mới. Trong năm này, Nhật Bản giành lại vị trí thứ 3 trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, chỉ sau Hàn Quốc và Hồng Kông. Cùng với sự sôi nổi của hoạt động FDI cả nước, dòng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam năm 2006 đạt kỉ lục: 1,5 tỉ USD vốn đăng kí với 160 dự án được cấp phép, tăng 57% về vốn và 34,4% về số dự án so với năm 2005. Vào năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản chỉ đứng thứ 9 với tổng vốn đăng ký là 372,7 triệu USD chiếm 1,7% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam, nhưng tính đến hết năm 2010, Nhật Bản có 1397 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 20,8 tỷ USD, đứng thứ 3 trong 91 Quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Tính từ đầu năm 2011 đến hết tháng 3 năm 2011, đ ã có 22 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,08 tỷ USD, chiếm 46,74% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; trong tháng 3/2011 Hồng Kông đã vươn lên đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 331,54 triệu USD, chiếm 13,98 % tổng vốn đầu tư; BritishVirginIslands đ ứng thứ 3 với 11
  12. tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 277,37 triệu USD, chiếm 11,69% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ 4 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 193,29 triệu USD, chiếm 8,15% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nhật Bản đứng thứ 5 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 131 triệu USD, chiếm 5,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Nguyên nhân của quá trình phục hồi nhanh chóng này trước hết phải kể đến sự quan tâm của các nhà đ ầu tư Nhật Bản tới Việt Nam như một địa điểm tiềm năng cho chiến lược “Trung Quốc +1”, chiến lược tìm một thị trường đầu tư để phân tán rủi ro khỏi Trung Quốc. Sự quan tâm này đã thúc đẩy những nỗ lực hợp tác của Chính phủ và các doanh nghiệp hai nước, thể hiện cụ thể trong việc kí kết Hiệp định về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư vào 14/11/2003 cũng như việc thực thi Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản từ năm 2003. Tiếp đến, việc thực hiện có hiệu quả Sáng kiến chung đã tăng đáng kể tính “hấp dẫn” của môi trường đầu tư Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản. Thêm vào đó, từ 1/7/2006, Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp mới được đưa vào thực hiện, đánh dấu b ước tiến quan trọng trong lộ trình hội nhập kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng trên lĩnh vực lập pháp, xoá bỏ việc phân biệt giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo tâm lý bình đẳng hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời, việc phân cấp cho chính quyền tỉnh, thành phố thẩm định và cấp phép, quản lý nhà nước các doanh nghiệp FDI đã hình thành phong trào thi đua cải thiện thủ tục và môi trường đầu tư giữa các địa phương. 1.1.5. Xét trong cơ cấu dòng FDI của Nhật Bản vào châu Á Rõ ràng, trong số các nước đầu tư vào Việt Nam, FDI của Nhật Bản là nguồn ngoại lực dồi dào và quan trọng. Tuy nhiên, tầm quan trọng của dòng vốn này trong mắt các nhà đầu tư Nhật Bản cũng như hiệu quả thu hút hay mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam như thế nào thì không thể chỉ căn cứ vào tỉ trọng trong cơ cấu FDI vào Việt Nam để khẳng định. Do đó, 12
  13. để có thể đánh giá rõ hơn thực chất kim ngạch FDI Nhật Bản vào Việt Nam cần phải xem xét trong mối quan hệ với dòng FDI ra của Nhật Bản. (Nguồn: Thống kê của Jetro, 2007, http://www.jetro.go.jp/en/stats/statistics/) Xem xét cơ cấu dòng vốn FDI Nhật Bản vào châu Á, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam trong tất cả các giai đoạn đều chiếm tỉ trọng không lớn. Tỉ trọng này trong giai đoạn thăm dò chỉ đạt 0,17%; thậm chí cả trong giai đoạn bùng nổ 1994-1997 cũng chỉ lên tới 2,19%. Con số này trong thời kì suy thoái giảm xuống chỉ còn 0,97% và trong giai đoạn hiện nay là 2,48%. Như vậy, chưa có thời kì nào đ ầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam đạt tới 3% trong tổng dòng FDI ra của Nhật Bản. Những con số trên nếu so với mức tăng FDI của Nhật Bản vào các quốc gia và vùng lãnh thổ khác thì còn rất khiêm tốn, đặc biệt khi tính đến khả năng và tiềm lực vốn của các công ty Nhật Bản. Chẳng hạn, FDI của Nhật Bản vào Trung Quốc từ năm 1994 luôn chiếm tỉ trọng trên dưới 20% và từ 2003 đến nay là 53,47% trong tổng FDI Nhật Bản vào châu Á. FDI Nhật Bản vào Việt Nam cũng thua xa dòng vốn này vào Thái Lan và Inđônêxia, trên 15%; vào Malayxia, gần 10%; vào Singapo, gần 8%. Có thể nói, Việt Nam vẫn chưa thu hút được nhiều tiềm năng của các nhà đ ầu tư Nhật Bản. Tuy nhiên, vào năm 2006, tình hình có dấu hiệu thay đổi. Trong khi đầu tư vào các nước trong khu vực đang có xu hướng giảm nhẹ hay chững lại thì đầu tư vào Việt Nam lại tiếp tục tăng 56% so với năm 2005, đạt kỉ lục 1,5 13
  14. tỉ USD. Chẳng hạn, đầu tư của Nhật Bản vào Trung Quốc, thị trường trong một thời gian dài vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong dòng ra FDI của Nhật Bản, giảm từ 6,5 tỉ USD năm 2005 xuống 6,1 tỉ USD năm 2006, và đầu tư vào Thái Lan giảm từ 2,1 tỉ USD xuống 1,9 tỉ USD trong cùng thời gian đó. Điều này là tín hiệu cho thấy các nhà đ ầu tư Nhật Bản đang rất quan tâm đến Việt Nam, muốn dần dịch chuyển d òng vốn sang thị trường này. Đây là cơ hội cho Việt Nam để có thể thu hút dòng vốn tiềm năng này trong tương lai. 1.2. Cơ cấu FDI Cũng như các d òng vốn FDI từ các quốc gia khác, Cơ cấu dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam có một số đặc trưng riêng, thể hiện ở cả ba phương diện: cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo địa phương và cơ cấu theo hình thức đầu tư. Đ ặc điểm cơ cấu FDI của Nhật Bản ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, gây ra những tác động nhất định đối với cơ cấu kinh tế nước ta. 1.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành Nền kinh tế Nhật Bản có đặc thù là một nền kinh tế hướng ngoại với cơ cấu công nghiệp hoàn chỉnh. Vì vậy, FDI của Nhật có mặt trong tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta từ công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nhưng tập trung chủ yế u vẫn là trong lĩnh vực công nghiệp. Công nghiệp nặng chiếm tỷ trọ ng lớn nhất trong các ngành, tiếp ngay sau đó là công nghiệp nhẹ. Thời gian đầu, Nhật Bản quan tâm nhiều đến các dự án khai thác tài nguyên thiên nhiên và các dự án phát triển dịch vụ. Nhật Bản là một nước nghèo về tài nguyên thiên nhiên, đây là lý do khách quan thúc đẩy các công ty Nhật Bản thực hiện chiến lược phát triển hướng ngoại trên cơ sở nhập nguyên liệu. Trong những thập kỷ 70 - 8 0; Nhật Bản đố i m ặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do hậu quả của quá trình công nghiệp hoá. Vì vậy, chiến lược đầu tư của Nhật Bản vào Châu Á từ cuối thập niên 80 đ ến nay vẫn là nhằm vào khai thác nguyên liệu từ bên ngoài. Ngoài ra, cũng từ thực trạng cơ sở hạ tầng 14
  15. kinh tế - xã hội ở Việt Nam giai đoạn này, đó là các ngành thuộc cơ sở hạ tầng, các ngành công nghiệp yếu kém, có nhu cầu thu hút FDI. Điều này góp phần lý giải tại sao cơ cấu đầu tư theo ngành của Nhật Bản trong giai đoạn đầu khi đầu tư vào Việt Nam. Bảng 1 : Tỷ lệ đầu tư của Nhật Bản vào Việt Nam trong tổng số vốn đầu tư (Tính hết năm 1994) Đơn vị: triệu USD Số dự án Tổng số vốn đ ầu tư Tỷ lệ của Nhật trong tổng vốn đầu Tổng dự án Nhật Bản Phần chung Từng ngành tư theo từng ngành Công nghiệp Công nghiệp 492 40 3.838,2 492 Dầu khí Dầu khí 25 4 1.284,9 25 Ngư nghiệp Ngư nghiệp 20 - 60,4 20 GTVT-Bưu GTVT-Bưu 21 - 636,8 21 đ iện đ iện Khác sạn du Khác sạn du 104 5 1.954,1 104 lịch lịch Dịch vụ Dịch vụ 127 12 729,6 127 Tài chính- Tài chính- 15 - 176,6 15 Ngân hàng Ngân hàng Các ngành Các ngành 51 - - 51 khác khác Tổng số Tổng số 930 66 9066,4 930 Ở giai đoạn sau, FDI đã có sự cải thiện theo hướng đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư. FDI đ ã được phân bố vào các lĩnh vực: công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, bưu điện, xây dựng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, d ầu khí, bảo hiểm và các ngành khác. Sự đa dạng hoá này là một bước tiến lớn trong hoạt động đầu tư trực 15
  16. tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam, phù hợp với lợi ích của phía Nhật Bản và nhu cầu của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá. Bảng 2: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam phân theo ngành (Tính đ ến hết 20/12/2002) Đơn vị tính: triệu USD Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện Vốn thực Ngành (triệu $) hiện/vốn đăng ký Công nghiệp nặng 117 1.846,8 954 51 Công nghiệp nhẹ 59 341,1 231,8 68 Xây dựng 18 423,6 295 70 Công nghiệp thực phẩm 18 122,9 74,8 60,8 Công nghiệp dầu khí 4 131 434 - Nông, lâm nghiệp 17 53,5 30,9 57,8 Thu ỷ sản 5 20 14,5 72,5 Khách sạn, du lịch 8 142,9 84 58,8 Xây dựng hạ tầng KCX 3 53,2 14 26,3 Tài chính - Ngân hàng 4 56 49,2 87,9 Xây dựng văn phòng, căn hộ 13 173 133 76,9 Dịch vụ 20 29 4,5 15,5 Tổng số 310 3.941,9 2.664 67,6 Nguồn: Vụ Quản lý dự án - Bộ KH & ĐT Nếu tính chung cả toàn bộ lĩnh vực công nghiệp thì FDI đã chiếm tới 65% số dự án, 61% tổng số vốn cho tới thời điểm cuối năm 2000. Có thể nói những lĩnh vực m à Nhật Bản đầu tư vào hầu hết thuộc những ngành, lĩnh vực mũi nhọn mà nước ta còn yếu và đang chú trọng phát triển, đòi hỏi kỹ thuật cao như sản xuất ô tô, xe máy, sản xuất Robot, điện tử, vật liệu xây dựng... 16
  17. Sau công nghiệp, một số lĩnh vực được các nhà đầu tư Nhật ưu tiên đầu tư theo thứ tự: dịch vụ với 6,5% tổng số dự án, 0,7% tổng vốn đăng ký; giao thông vận tải, bưu điện chiếm 5,4% số dự án, 7,3% vốn đăng ký; xây dựng chiếm 5,8% trong tổng dự án, 10,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Như vậy, mặc dù số dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ đứng vị trí thứ hai sau công nghiệp về số dự án nhưng lượng vốn đăng ký lại không đáng kể chiếm 0,7% tổng vốn FDI. Ngược lại, ngành giao thông vận tải, bưu điện và xây dựng xếp vị trí sau dịch vụ về số dự án nhưng lại có vốn đăng ký chiếm tới 7,3% và 10,7% tổng vốn đăng ký. Lĩnh vực nông, lâm nghiệp đến nay chiếm khoảng 5,5% số dự án và 1,4% tổng số vốn đầu tư. Nhìn chung số dự án trong lĩnh vực này tăng chậm, nguyên nhân chính là việc đầu tư vào lĩnh vực này gặp nhiều khó khăn về cung cấp nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, về giải quyết đất đai, chịu ảnh hưởng của thời tiết khí hậu... Rõ ràng là những biến động trong quy mô và tốc độ thực hiện của dự án FDI tiến triển theo chiều hướng tích cực. Thực tế cho thấy, đối với ngành công nghiệp nặng, tính đến thời điểm tháng 12 năm 2001 tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký đạt khoảng 51%; công nghiệp nhẹ 68%; công nghiệp thực phẩm 60,8%; xây dựng 70% văn phòng, xây dựng văn phòng và căn hộ cho thuê là 70%; riêng ngành dầu khí, khi triển khai thực hiện dự án, phía Nhật Bản đã tăng vốn đầu tư đưa trị giá thực hiện lên đến 434 triệu USD gấp 9,2 lần so với vốn đăng ký ban đầu. Nhìn chung tiến độ thực hiện đầu tư là khá nhanh so với các đối tác nước ngoài khác. Điều đó thể hiện tiến độ thực hiện dự án của các nhà đầu tư Nhật Bản đạt hiệu quả cao hơn cả. Tỷ lệ vốn thực hiện trung bình đ ạt 67,6% tổng số vốn đăng ký. Tính đ ến hết tháng 1 năm 2011, Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 870 dự án có tổng vố n 17
  18. đầu tư là 18 tỷ USD; lĩnh vực thông tin và truyền thông có 159 d ự án với tổng vốn đầu tư là 1 tỷ U SD, còn lại là các d ự án thuộc lĩnh vực khác. 1.2.2. Cơ cấu theo địa phương Cơ cấu FDI theo vùng, lãnh thổ đã có chuyển biến tích cực. Thời gian đầu, FDI chủ yếu tập trung vào các tỉnh phía Nam, đ ến nay đã có sự quan tâm hơn đối với khu vực miền Bắc; có tới 28/6tỉnh thành trong cả nước có các dự án đầu tư của Nhật Bản đang được tiến hành thực hiện. Đây là những tỉnh thành có cơ sở hạ tầng (cả cứng và mềm) thuận lợi tương đối hơn so với các địa phương khác và có nguồn lực được đào tạo có tay nghề như ở Hà N ội, TP Hồ Chí Minh, H ải Phòng, Đồ ng Nai...; Riêng TP. Hồ Chí Minh tập trung được nhiều d ự án cũng như vốn đầu tư nước ngoài, với hơn 90 văn phòng đại diện của các hãng và ngân hàng Nhật Bản; Cao nhất là Hà Nội với 59 d ự án với số vốn là 867,933 triệu USD chiếm 19,7% tổng dự án và 22,5% tổng số vốn; TP. Hồ Chí Minh có 118 dự án chiếm 39,5% với số vốn là 45,141 triệu USD chiếm 19,3 % tổng số vố n; tiếp đ ến là Đồng Nai 28 dự án với số vố n là 729,929 triệu USD; Thanh Hoá chỉ có 2 dự án nhưng vố n chiếm tới 373,6 triệu USD.... Tuy nhiên gần đây có nhiều dự án đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung, dự án Bắc Nhà Bè - N am Bình Chánh, d ự án đô thị mới Nam Sài Gòn và dự án nhà máy nước Bình An. Bảng 3 : Đầ u tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam phân theo vùng lãnh thổ (Tính đến năm 2000 - Chỉ tính dự án còn hiệu lực) Đơn vị: triệu USD, % Địa phương Số dự án Vốn đầu tư Vốn đầu tư thực Vốn thực hiện/Vốn đ ăng ký hiện đăng ký Hà Nội 59 867,93 319,08 37,8 TP. Hồ Chí Minh 118 745,14 358,19 48,1 Đồng Nai 28 729,93 304,53 41,7 18
  19. Thanh Hoá 2 373,60 235,35 63,0 Bình Dương 17 295,43 94,74 32,0 Vĩnh Phúc 6 220,67 165,40 75,0 Bà Rịa Vũng Tàu 7 169,26 159,32 94,1 Bắc Ninh 1 126,00 126,00 100 Hải Phòng 18 108,00 57,45 52,0 Quảng Ninh 5 22,34 21,54 96,4 Hà Tây 3 19,48 15,37 74,0 Khánh Hoà 3 18,94 17,72 94,0 Lâm Đồng 6 17,44 3,16 18,1 Đà Nẵng 5 16,35 13,15 80,4 Bình Định 1 14,12 14,62 103,6 Thái Nguyên 4 9,33 0,60 6,4 Bạc Liêu 1 8,96 9,78 109,1 Thừa Thiên Huế 2 8,75 4,90 56,0 Hải Dương 1 8,00 6,00 75,0 Bình Thuận 2 4,88 0,79 16,0 Nghệ An 1 4,51 1,89 42,0 An Giang 1 4,50 1,60 35,6 Hưng Yên 1 4,44 3,78 84,2 Cần Thơ 2 3,80 0,87 23,0 Hoà Bình 2 2,38 0,86 36,2 Thái Bình 1 0,90 - - 19
  20. Hà Tĩnh 1 0,53 0,87 164,5 Tổng số 298 3.805,61 1.937,56 50,9 Nguồn: Vụ quản lý dự án đầu tư - Bộ KH & ĐT (Không tính các dự án dầu khí) Từ số liệu ở bảng trên, chúng ta có thể thấy độ ng thái FDI ở Việt Nam. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh là thành phố có số d ự án cao nhất nhưng quy mô trung bình của một dự án chỉ khoảng 6,31 triệu USD, trong khi đó Hà Nội và Đồng Nai là hai vùng có số dự án chỉ bằng 1/2 và gần 1/4 TP. Hồ Chí Minh nhưng quy mô trung bình của một dự án là 14,7 triệu USD và 2,6 triệu USD; đặc biệt Bắc Ninh là một trong những tỉnh có duy nhất mộ t dự án nhưng có quy mô vốn đầu tư là cao nhất 126 triệu USD. Qua sự phân tích trên phần nào cho thấy quy mô các dự án ở TP. Hồ Chí Minh nhỏ, chủ yếu hoạt động ở các lĩnh vực dịch vụ. Trong khi đó ở Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai... là những địa phương mà Nhật Bản đạt cơ sở sản xuất, nhà xưởng như liên doanh sản xuất xe máy Sirius với 24,25 triệu USD; liên doanh Yamaha Sóc Sơn 80 triệu USD; đây là những ngành tạo ra giá trị gia tăng một cách trực tiếp. Cho đến thời điểm này, đã có rất nhiều công ty hàng đ ầu của Nhật Bản có m ặt và đầu tư tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như sản xuất phụ tùng, lắp ráp ô tô, xe máy; sản xuất phân bón, hoá chất; d ầu khí... một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI của EU, Mỹ, Nhật vào Việt Nam Có thể nói, cơ cấu đầu tư theo vùng lãnh thổ của FDI tại Việt Nam không cân đối, với một biểu hiện nổi bật là chỉ tập trung vào một số địa phương. Điều này cho thấy đối tác Nhật rất kén địa điểm đầu tư. Mười địa phương d ẫn đầu đã chiếm tới 87,6% tổng số dự án và 91,8% tổng vốn FDI vào Việt Nam. Sự p hân bố này khá tương ứng với tính chất, mức độ mở cửa và tiềm năng của các vùng kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận FDI nói chung và FDI nói riêng đã góp phần hình thành nên các vùng kinh tế trọng điểm quố c gia và ở giai đoạn đầu tiến hành Công nghiệp hoá, hiện đ ại hoá thì đây là một tất yếu khách quan; và như vậy mới tạo ra được những chuyển biến cần thiết cho nền kinh tế. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2