Đề tài: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”
lượt xem 22
download
Đề tài: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”, đã vận dụng những kiến thức đã tích lũy được để phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm rõ hơn nội dung cần thiết trong đề tài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, sù giao l ưu, luân chuyển các dòng vốn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với đầu tư và phát triển đất nước. Kế hoạch phát tri ển kinh tế-xã hội của Việt Nam thời kì 2006-2010 đã xác định mục tiêu tổng quát là đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao tính hi ệu qu ả và b ền vững của sự phát triển, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức nhằm sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; mục tiêu tăng trưởng kinh t ế đạt 7,5-8%/năm. Để đạt được mục tiêu đó, chính phủ dự kiến ph ải huy động khoảng 140-150 tỉ USD cho đầu tư phát triển, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm trên 35%. Có th ể nói, hiện nay, Việt Nam đang rất chú trọng tới thu hót ngoại lực, trong mối liên kết với phát huy nội lực để phát triển kinh tế đất nước. Mặt khác, kinh nghiệm cho thấy, là mét trong những quốc gia phát tri ển nhất trên thế giới với tiền lực tài chính hùng hậu, công nghệ hi ện đ ại, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển. Hơn nữa, với nền tảng v ững ch ắc là quan h ệ hữu nghị hợp tác suốt hơn 30 năm trên tinh thần “đối tác tin cậy, ổn đ ịnh lâu dài”, trong nhiều năm qua, Nhật Bản là đối tác kinh t ế quan tr ọng hàng đầu của Việt Nam. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nh ật B ản luôn nằm trong nhóm 5 nước đứng đầu, các dự án đầu tư của Nhật B ản được đánh giá là thành công nhất về phương diện vốn đầu tư th ực hiện và Dương Ngọc Hà 1 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. hiệu quả triển khai. Do đó, việc thu hót nguồn vốn này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Việt Nam nhằm hướng tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt, có lẽ chưa có thời điểm nào nh hiện nay, Việt Nam đang được các công ty Nhật Bản hết sức quan tâm chú ý, được đánh giá cao có thể trở thành điểm đến trong chiến lược dài hạn “Trung Quốc+1” của họ. Trong bối cảnh này, nếu Việt Nam không tích cực căn cứ vào những biến động của dòng vốn này trong quá khứ, kết hợp với những điều kiện hiện tại, nghiên cứu giải pháp chủ động đón làn sóng đầu tư từ Nh ật B ản thì tương lai gần, một mặt, có thể làn sóng này sẽ chuyển h ướng khác, mặt khác, khi các nhà đầu tư Nhật Bản ồ ạt kéo sang Việt Nam mà môi trường đầu tư vẫn chưa có khả năng đáp ứng sẽ rất dễ gây hỗn loạn, làm giảm hiệu quả đầu tư. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về: “ Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”” trở nên cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của khoá luận này là vận dụng những kiến thức đã tích luỹ được để phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực ti ếp c ủa Nh ật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là chiến lược “Trung Quốc+1” trong bối cảnh sôi động của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay; xem xét thời cơ và thách thức, những yếu tố thuận lợi và những mặt còn tồn tại, từ đó, đề ra các giải pháp cho Việt Nam h ướng t ới chiến lược “Trung Quốc+1” một cách kịp thời và hiệu quả. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Dương Ngọc Hà 2 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận chủ y ếu là quan h ệ đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua và trong chiến lược “Trung Quốc+1” của các công ty Nhật Bản hiện nay. Trong khuôn khổ một bài khoá luận, tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu thực trạng thu hót đầu tư Nhật Bản của Việt Nam và đề xuất một sè giải pháp nhằm hướng tới chiến lược “Trung Quốc+1”. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận được sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và quan đi ểm của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh đó, khoá luận cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, nh: phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, diễn giải… 5. Kết cấu khoá luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, phần tài liệu tham kh ảo, phần ph ụ lục, khoá luận bao gồm: Chương 1: Mét số lí luận cơ bản về FDI và thu hót FDI Chương 2: Thực trạng FDI của Nhật Bản vào Việt Nam và chiến lược “Trung Quốc +1” Chương 3: Thời cơ, thách thức và giải pháp cho Việt Nam hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1” Dương Ngọc Hà 3 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ FDI VÀ THU HÓT FDI I. Giới thiệu chung về FDI 1. Khái quát chung về đầu tư nước ngoài 1.1. Đầu tư Hoạt động đầu tư là quá trình huy động và sử dụng mọi nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh nhằm sản xuất hay cung cấp d ịch v ụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và xã hội. Nguồn vốn đầu tư có th ể là những tài sản hữu hình như tiÒn vốn, đất đai, nhà cửa, nhà máy, thiÕt bị, hàng hoá hoặc tài sản vô hình như bằng sáng ch ế, phát minh, nhãn hi ệu hàng hoá, bí quyết kĩ thuật, uy tín kinh doanh, bí quy ết thương m ại… Nguồn vốn đầu tư còn bao gồm các tài sản tài chính, nh ư: cổ ph ần, trái phiÕu, các quyền về sở hữu tài sản khác như quyền thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về mặt kinh tế như các quy ền thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên…[22,5] 1.2. Đầu tư quốc tế Đầu tư quốc tế là sù di chuyển của các nhân tố sản xuất (tài chính, công nghệ, nhân lực, vật liệu) ra khái biên giíi quốc gia, là nh ững hoạt đ ộng đ ầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiÕn hành sản xuất, kinh doanh víi mục đích tìm kiÕm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã h ội nh ất định. V ề bản chất, đầu tư quốc tế là những hình thức xuất kh ẩu tư b ản [22,9]. Đây là hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá bởi xuất khẩu tư bản ch ỉ có thể diễn ra trên cơ sở những tiến bộ về công nghệ, nguồn tư bản được tích tụ và tập trung lớn, thị trường mở rộng và khả năng quản lý trên phạm vi quốc tế của các công ty được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, theo khía c ạnh khác, hai hình thức xuất khẩu này luôn bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau. Ngày Dương Ngọc Hà 4 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. nay cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư quốc t ế ngày càng phát triÓn mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu liên kết kinh tế toàn cầu [22,9]. Mặt khác, các dòng tư bản này thường không lưu chuyển đơn độc một mình mà kèm theo mét loạt các tác đ ộng dây chuyền khác: có vốn là có công nghệ mới, có bí quy ết kĩ thu ật, đ ầu t ư, việc làm và thị trường. Do đó, vai trò của dòng vốn quốc t ế gi ống nh dòng máu chảy trong cơ thể nền kinh tế thế giíi, nơi nào luồng vốn ch ạy t ới thường xuyên và tăng cường, nơi đó nền kinh tế có điều kiện tăng tốc và cất cánh. 1.3. Đầu tư nước ngoài Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) là đầu tư quốc tế xét trên khía c ạnh c ủa một quốc gia cụ thể, là dòng dịch chuyển vốn (các nhân tố sản xuất) vào hay ra khỏi biên giới một quốc gia. Có nhiÒu cách để phân loại vốn ĐTNN tuỳ theo t ừng khía c ạnh tiÕp cận. Xét theo hướng chuyển dịch vốn, trên quan điÓm của một quốc gia, vốn đầu tư nước ngoài được chia thành dòng vốn vào và dòng vốn ra. Phân loại theo chủ đầu tư, vốn đầu tư nước ngoài gồm hai kênh chính: Đầu tư của tư nhân và hỗ trợ phát triÓn chính thức của các chính ph ủ, các t ổ ch ức quốc tế (ODA) [22,13]. Theo phương thức quản lí vốn, đầu tư n ước ngoài được thực hiện dưới hai hình thức: đầu tư gián tiÕp nước ngoài (FII) và đầu tư trực tiÕp nước ngoài (FDI). Khoá luận đi sâu vào cách phân loại th ứ ba. Đầu tư gián tiÕp nước ngoài (FII) là hoạt động đầu tư trong đó chủ đầu tư không trực tiÕp quản lí việc sử dụng vốn mà h ưởng lợi Ých theo m ột t ỉ lệ cho trước của số vốn đầu tư thông qua cá nhân hoặc tổ ch ức ở nước nhận đầu tư, bao gồm: hỗ trợ phát triÓn chính thức (ODA), tín d ụng thương mại quốc tế và huy động từ bán tín phiÕu, trái phiÕu, cổ phiÕu… Dương Ngọc Hà 5 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. cho nước ngoài. Hỗ trợ phát triÓn chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại và có hoàn lại (cho vay dài hạn với lãi suất thấp) của chính phủ, các hệ thống của tổ chức Liên hợp quốc, các tổ ch ức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế. Đặc điÓm ch ủ y ếu c ủa dòng v ốn quốc tế này là tính ưu đãi, tuy nhiên, thông th ường các nước nh ận ODA phải héi đủ một số điÒu kiện nhất định tuỳ thuộc quy định của từng nhà tài trợ [22,18]. Tín dụng thương mại quốc tế là hoạt động đầu tư dưới dạng cho vay vốn và thu lợi nhuận qua lãi suất tiÒn vay trên th ị tr ường v ốn qu ốc tế với lãi suất thị trường và thường là ngắn hạn. Theo hình th ức này, nhà đầu tư trước khi cho vay đều nghiên cứu tính kh ả thi c ủa d ự án đ ầu t ư, có yêu cầu về bảo lãnh hoặc thế chấp các khoản vay để giảm rủi ro. Th ủ t ục vay khắt khe, thêi gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao là nh ững trở ngại không nhỏ đối víi các nước nghèo. Cuối cùng, đầu tư chứng khoán nước ngoài hay huy động từ bán tín phiÕu, trái phiÕu, c ổ phiÕu và giÊy t ờ có giá khác cho người nước ngoài là hoạt động đầu t ư theo đó, nhà đ ầu t ư mua các loại chứng khoán của nước nhận đầu tư và hưởng lợi từ cổ tức, trái tức… và chênh lệch giá tín phiÕu, trái phiÕu, cổ phiÕu, giÊy tờ có giá khác…trên thị trường trong từng thời điÓm. Đầu tư trực tiÕp nước ngoài (FDI) là việc nhà nước (thường là rất Ýt), các công ty xuyên quốc gia (TNC) hay tư nhân nước ngoài (là chủ yếu) tiÕn hành tự đầu tư và trực tiÕp tham gia điÒu hành sử dụng vốn của mình ở nước nhận đầu tư theo các dự án đầu tư cam kết. Nguồn vốn đầu tư này không chỉ có vốn đầu tư ban đầu dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động mà còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghi ệp đ ể tri ển khai hoặc mở rộng dự án và vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu đ ược. Ch ủ đầu tư nước ngoài quản lý, điÒu hành doanh nghiệp theo nguyên tắc “lãi được hưởng, lỗ tự chịu”. Dương Ngọc Hà 6 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. Tóm lại, các hình thức ĐTNN rất đa dạng và phong phó, trong đó, FDI là một trong các kênh thu hót nguồn vốn này. 2. Đầu tư trực tiÕp nước ngoài (FDI) 2.1. Các khái niệm về FDI Tuỳ góc độ tiếp cận của các nhà kinh tế, khái niệm về FDI được diÔn giải theo nhiÒu cách khác nhau. - Quỹ tiÒn tệ thế giíi (IMF) năm 1997 đưa ra khái niệm: “FDI là v ốn đầu tư thực hiện để thu được lợi Ých lâu dài trong mét doanh nghi ệp ho ạt động ở một nền kinh tế khác víi nền kinh tế của nhà đầu t ư. Mục đích c ủa nhà đầu tư là dành được tiÕng nãi có hiệu quả trong việc quản lý doanh nghiệp đó”. Khái niệm này nhấn mạnh một số đặc trưng của FDI, đó là tính lâu dài của hoạt động đầu tư, yếu tố nước ngoài của chủ thể đầu tư và động cơ đầu tư là dành quyền kiÓm soát trực tiÕp hoạt động quản lý doanh nghiệp. - OECD lại quan niệm: “FDI là hoạt động đầu tư được th ực hiện nh ằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đ ặc bi ệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp đó bằng cách: thành lập, mở rộng mét doanh nghiệp hay mét chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư; mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có; tham gia vào một doanh nghiệp mới hay cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm)”. - Nhà nước Trung Quốc định nghĩa: “Việc người sở hữu tư bản tại nước này mua hoặc kiÓm soát một thực thể kinh tế ở nước khác, theo đó, nếu khoản tiÒn mà nhà đầu tư trả có ảnh hưởng quyết định hoặc tăng thêm “quyền cầm cái” trong thực thể kinh tế đó thì được g ọi là FDI”. Cách hiÓu này của Trung Quốc rất chú trọng đến khía cạnh s ở h ữu hay sù kiÓm Dương Ngọc Hà 7 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. soát trực tiÕp của chủ đầu tư đối víi các hoạt động bằng vốn đầu tư của họ. - Luật đầu tư 2005 của Việt Nam không đưa ra khái niệm hoàn chỉnh về hoạt động FDI nhưng khái niệm này có thể được tổng hợp trong các quy định của luật như sau: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiÒn và các tài sản h ợp pháp khác đ ể tiÕn hành hoạt động đầu tư” (mục 12, điÒu 3) và “Đầu tư trực tiÕp là hình th ức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” (mục 2, điÒu 3) [23]. Nhìn chung, có thể khái quát các đặc trưng cơ bản của FDI nh sau: • Chủ thể của FDI có thể là chính phủ, cá nhân, tổ chức hay hỗn hợp từ một nền kinh tế khác, nghĩa là chủ sở hữu vốn FDI phải có yÕu tố nước ngoài được thể hiện ở sự khác nhau về quốc tịch, chủ quyền, lãnh thổ giữa bên đi đầu tư và bên nhận đầu tư, vốn đầu tư có sự di chuy ển qua biên giíi quốc gia. • Mục đích các nhà đầu tư nước ngoài tiÕn hành các hoạt động đ ầu tư trực tiÕp chủ yếu là nhằm thiÕt lập các mèi quan hệ kinh tế lâu dài víi mét doanh nghiệp tại nước nhận đầu tư, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối víi việc quản lý doanh nghiệp đó. Hoạt động đầu tư này thường gắn liÒn víi việc xây dựng cơ sở, chi nhánh sản xuất, kinh doanh tại nước tiÕp nhận đầu tư. Đây là vốn có tính chất “bén rễ” ở nước sở tại nên không dễ rút đi trong một th ời gian ng ắn, do đó, v ới tư cách là một dòng vốn quốc tế, FDI là dòng chu chuy ển vốn th ời h ạn tương đối dài. • Dòng vốn này gắn víi quá trình tự do hoá đầu tư, khác với dòng tiÒn quốc tế ngắn hạn thường gắn với qui trình tự do hoá th ương mại hoặc kinh doanh, đầu cơ tiÒn tệ, ngoại hèi và cũng khác biệt víi các hoạt động Dương Ngọc Hà 8 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. đầu tư gián tiÕp (mua bán chứng khoán) hay các giao dịch vay nợ giữa các quốc gia, doanh nghiệp trên thế giíi thường gắn với quá trình tự do hoá tài chính. • Do đi liÒn víi công trình, dự án đầu tư ở một địa điÓm cụ thể trong một thời gian tương đối dài, FDI có tính ổn định tương đối cao, dễ theo dõi, kiÓm soát hơn và không biÕn động quá bất thường nh ư các dòng tiÒn ngắn hạn hay các khoản đầu tư gián tiÕp. • Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động FDI là tính tự chủ của chủ sở hữu vốn đầu tư. Theo hình thức này, chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư, tuỳ qui định của mỗi n ước nh ằm dành quy ền kiÓm soát hoặc tham gia kiÓm soát dự án. Chủ sở h ữu vốn đầu t ư n ước ngoài chính là người trực tiÕp quản lý, điÒu hành việc sử dụng vốn, ch ịu trách nhiệm và hưởng lợi Ých từ kết quả sản xuất kinh doanh căn cứ vào mức độ góp vốn. • Ngoài ra, FDI còn có các đặc điÓm khác nh thường kèm theo chuyển giao công nghệ, kĩ thuật tiên tiÕn, kinh nghiệm điÒu hành, qu ản lý…cho các nước tiÕp nhận đầu tư. Hơn nữa, hình thức này thường mang lại tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao hơn, không có những ràng buộc chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Đây là nh ững mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác khó giải quyết được. Trong khuôn khổ khoá luận này, “nhà đầu tư”, “nước chủ đầu tư”, “nước đầu tư” được hiểu là các chủ thể nước ngoài tiến hành hoạt động FDI; “nước nhận đầu tư”, “nước chủ nhà”, “nước sở tại”, “nước tiếp nhận” được hiểu là nước tiếp nhận vốn FDI. 2.2. Phân loại FDI Tuỳ thuộc quan điểm phân tích của các nhà đầu tư, các nhà kinh t ế, FDI được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi cách phân loại này có ý Dương Ngọc Hà 9 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. nghĩa riêng, đem lại những thông tin khác nhau trong hoạt động đầu tư. Khoá luận đưa ra 2 cách phân loại FDI: theo cách thức tiến hành đầu tư và theo động cơ đầu tư. *Đối với cách thức tiến hành đầu tư, FDI được chia thành: đầu tư mới (Greenfield Investment), mua lại và sáp nhập (Cross-border Merge and Acquisition). - Trong đầu tư mới, ban đầu, các nhà đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn toàn mới ở các nước tiếp nhận đầu tư rồi mới tiến hành kinh doanh trên cơ sở đó. Loại đầu tư này được các nước nhận đầu tư ưa chuộng vì không tạo ra cạnh tranh trong ngắn hạn và giúp các nước này xây dựng được cơ sở vật chất, hạ tầng kĩ thuật, góp phần đáng kể vào thúc đẩy năng lực sản xuất quốc gia. - Mua lại và sáp nhập là hoạt động nhà đầu tư tiến hành mua lại hay sáp nhập hay mua cổ phiếu nhằm điều hành doanh nghiệp hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp đó, bao gồm 3 hình thức: phổ biến nhất là M&A diễn ra trong cùng một ngành (theo chiều ngang); M&A diễn ra trong các doanh nghiệp thuộc một dây chuyền sản xuất ra sản phẩm cuối cùng ( theo chiều dọc); M&A trong các công ty kinh doanh khác nhau để đa dạng hoá ho ạt động kinh doanh (dạng hỗn hợp). Cách thức đầu tư này giúp nhà đầu tư tận dụng được các nguồn lực sẵn có, tiết kiệm được chi phí xây dựng ban đầu, lại không tốn thời gian thâm nhập, làm quen hay thiết lập thị trường. Tuy nhiên, hình thức mua lại và sáp nhập không được nước ch ủ nhà ưa chu ộng bằng đầu tư mới vì chỉ đóng góp hạn chế vào tăng năng l ực sản xu ất qu ốc gia. *Đối với động cơ đầu tư, mục tiêu chung của các chủ đầu tư nước ngoài là tìm kiếm thị trường đầu tư hấp dẫn, thuận lợi, an toàn nhằm thu lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong Dương Ngọc Hà 10 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. từng dự án cụ thể, động cơ của chủ đầu tư lại rất khác nhau, tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển của doanh nghiệp và mục tiêu của nó ở th ị trường đầu tư cũng như tuỳ thuộc mối quan hệ sẵn có của nước nhà đầu tư với nước chủ nhà. Căn cứ vào tiêu chí này, FDI được chia thành 4 lo ại riêng biệt: tìm kiếm nguồn lực, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm hiệu quả và tìm kiếm tài sản chiến lược [4]. - Hầu hết FDI vào các nền kinh tế đang phát triển và đang chuyển đổi là tìm kiếm nguồn lực hay còn gọi là đầu tư định h ướng chi phí. Lo ại đ ầu t ư này nhằm khai thác lợi thế so sánh của doanh nghiệp nước chủ nhà, giảm chi phí sản xuất thông qua việc tận dụng lao động và tài nguyên c ủa n ước sở tại, từ đó, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Ví dụ, các nước dồi dào về nguyên liệu thô nh ư dầu hoả ho ặc khoáng s ản sẽ thu hót các công ty muốn phát triển dùa vào những nguồn tài nguyên này. FDI tìm kiếm nguồn lực nhìn chung tập trung vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu và phổ biến trong những ngành nghề, lĩnh vực đầu t ư sử d ụng nhi ều lao động, sử dụng thiết bị cũ, lạc hậu, mức độ ô nhiễm môi trường cao mà nước chủ đầu tư không cho phép sử dụng hoặc chi phí xử lí ô nhiễm đòi hỏi quá lớn. - FDI tìm kiếm thị trường là hình thức đầu tư nhằm m ở rộng th ị tr ường tiêu thụ sản phẩm của công ty mẹ sang các nước sở tại. Việc sản xuất sản phẩm cùng loại ở nước sở tại làm cho chủ đầu tư không cần đầu tư thi ết bị, công nghệ mới lại có thể tận dụng được lao động rẻ, tiết kiệm chi phí vận chuyển, qua đó nâng cao tỉ suất lợi nhuận. Các công ty tiến hành đầu tư dưới dạng này điển hình là các công ty sản xuất các s ản ph ẩm gia d ụng hoặc các loại hàng hoá công nghiệp khác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế hoặc trong tương lai đối với sản phẩm của họ, muốn thích ứng các s ản phẩm với “khẩu vị” và nhu cầu địa phương. Trong một số trường hợp, Dương Ngọc Hà 11 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. thực hiện FDI tìm kiếm thị trường có thể là các công ty cung ứng ph ục v ụ cho khách hàng của họ ở nước ngoài. Ví dụ, một nhà sản xuất linh kiện ô tô có thể đầu tư theo mét nhà sản xuất ô tô. Loại FDI này còn t ập trung vào các thị trường trước đây được phục vụ bởi hàng xuất khẩu, hoặc vào các thị trường đóng cửa được bảo hộ bởi thuế nhập khẩu cao hoặc các hàng rào phi thuế quan khác. Do đó, đây được coi là chiến lược bành trướng thị trường của các công ty đa quốc gia để vượt qua hàng rào b ảo h ộ c ủa n ước sở tại và kéo dài “tuổi thọ” các sản phẩm của họ. - FDI tìm kiếm hiệu quả thường thấy nh mét hình thức đầu tư tiếp tục. Một công ty xuyên quốc gia có thể tiến hành một số đầu tư tìm kiếm nguồn lực hoặc tìm kiếm thị trường rồi sau một th ời gian, có th ể quy ết định kết hợp những hoạt động này trên cơ sở sản ph ẩm hoặc quy trình. Đây thực chất là các hoạt động hợp lý hoá hoặc kết nối khu vực hay toàn cầu dẫn đến sản phẩm xuyên biên giới hoặc việc chuyên môn hoá quy trình sản xuất. Tuy nhiên, các công ty ch ỉ có thể làm đ ược đi ều này khi các thị trường xuyên biên giới là mở và ở trình độ phát triển cao. Hình thức FDI này phổ biến nhất ở các thị trường được hội nhập theo khu vực, điển hình nhất là ở châu Âu và Bắc Mỹ. Các công ty xuyên quốc gia cũng có thể tiến hành hợp lý hoá sản phẩm ở quy mô nhỏ hơn giữa một số nước láng giÒng. Loại đầu tư này được minh hoạ bởi các công ty con của Nestle ở Bắc Phi và Trung Đông. Mỗi công ty con sản xuất m ột sản phẩm chuyên biệt cho thị trường khu vực, đồng thời còng nhập khẩu các sản phẩm khác từ các công ty con khác ở các nước láng gi ềng. Nh vậy, cùng với nhau, khu vực này có toàn bộ các sản phẩm, nh ưng mỗi công ty con chỉ chịu trách nhiệm sản xuất một phần nhỏ. - FDI tìm kiếm tài sản chiến lược xuất hiện khi các công ty ti ến hành các vụ mua lại hay liên minh nhằm thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh dài Dương Ngọc Hà 12 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. hạn của mình. Ví dụ, để phục vụ thị trường nội địa, một công ty xuyên quốc gia có thể mua mét doanh nghiệp nhà nước đang được tư nhân hoá thay vì thành lập một công ty mới. Mỗi loại FDI có đặc điểm riêng, tạo ra ảnh hưởng khác nhau tới nền kinh tế, phù hợp với từng thời kì phát triển kinh t ế, xã h ội riêng và m ức đ ộ kết hợp vào chiến lược phát triển kinh tế quốc gia cũng rất linh hoạt. Do đó, để đề ra một đối sách thu hót FDI có hiệu quả cả về m ặt kinh t ế và xã hội, trước tiên cần nhận thức rõ loại hình FDI nên được khuy ến khích và phù hợp nhất với môi trường quốc gia trong thời điểm xem xét. 2.3. Các hình thức FDI FDI có nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức có đặc điểm, ưu th ế và hạn chế nhất định, phù hợp với từng giai đoạn phát tri ển khác nhau c ủa nền kinh tế. Việc nghiên cứu các hình thức FDI nh ằm tạo c ơ s ở đ ưa ra các quyết định để lùa chọn khi kêu gọi hay chấp nh ận FDI. Lu ật pháp t ừng nước qui định cho phép áp dụng các hình thức FDI khác nhau. Các hình thức FDI phổ biến bao gồm: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại và có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo qui định của nước chủ nhà. Hình thức này trong giai đoạn đầu tư ban đầu, do còn Ýt hiểu biết về thị trường nước sở tại, e ngại rủi ro cao nên Ýt được các nhà đầu tư ưa chuộng. Tuy nhiên, cùng với sự chuẩn hoá của môi trường đầu tư theo hướng tự do hoá và toàn cầu hoá, khi các nhà đầu tư đã thích nghi dần v ới văn hoá, pháp luật, chính sách của nước chủ nhà, hình thức này ngày càng tỏ ra tích cực trong việc hỗ trợ các nhà đầu tư vượt qua các trở ngại trong việc bất đồng quan điểm điều hành doanh nghiệp. Do đó, hình th ức này có xu hướng ngày càng mở rộng trong đầu tư quốc tế. Dương Ngọc Hà 13 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. - Doanh nghiệp liên doanh là hình thức tổ chức kinh doanh của các bên có quốc tịch khác nhau trên cơ sở cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận, chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động s ản xuất kinh doanh, hoạt động dịch vụ hay các hoạt động nghiên c ứu theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh phù h ợp với các qui đ ịnh của luật pháp nước sở tại. Hình thức này được sử dụng rộng rãi nhất trong giai đoạn xâm nh ập th ị trường do phù hợp với cả nước đầu tư và nước sở tại. Trong giai đo ạn này, các nhà đầu tư nước ngoài chưa am hiều nhiều về nước s ở tại nên hình thức này giúp họ tranh thủ được sự hỗ trợ của đối tác n ước sở t ại trong các khâu hình thành, thẩm định, thực hiện dự án, giảm thiểu rủi ro mà phạm vi, lĩnh vực và địa bàn hoạt động của doanh nghi ệp l ại rộng h ơn. Còn đối với nước chủ nhà, đây là hình thức từng bước thu hót vốn n ước ngoài hợp pháp và hiệu quả. Nhìn chung các nước đều có xu hướng tăng dần vốn góp của nước mình trong doanh nghiệp liên doanh để tăng ảnh hưởng trong doanh nghi ệp, ti ến tới kiểm soát và quản lí hoàn toàn các hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, hình thức này đòi hỏi nước tiếp nhận phải có đủ kh ả năng góp vốn và có trình độ quản lí doanh nghiệp tương đương với đ ối tác nước ngoài thì mới đạt hiệu quả như mong muốn. - Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức liên kết kinh doanh dùa trên các văn bản kí kết như: h ợp đ ồng chia l ợi nhuận hoặc phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này đước áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí, bưu chính viễn thông và công nghiệp gia công, dịch vụ. - Hình thức hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước s ở tại và Dương Ngọc Hà 14 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. nhà đầu tư chủ yếu trong các dự án đầu tư vào cơ s ở hạ t ầng đ ể ti ến hành xây dựng công trình kết cấu hạ tầng đặc biệt là giao thông đường bộ, đường sắt, cảng biển, nhiệt điện, thuỷ điện… Các nền kinh tế có cơ sở hạ tầng yếu kém, lại không đủ vốn để đầu tư xây dựng rất ưa chuộng hình thức đầu tư này. Điểm khác biệt giữa 3 hình thức đầu tư này như sau: Theo hợp đồng BOT, sau khi tiến hành xây dựng xong, nhà đ ầu tư có quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định, rồi mới chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại. Theo hợp đồng BTO, nhà đầu tư phải bàn giao công trình đó cho nước chủ nhà trước khi được phép tiến hành kinh doanh công trình trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn và có lãi. Theo hợp đồng BT, sau khi xây dựng và chuyển giao công trình, nhà đ ầu tư sẽ được nước chủ nhà tạo điều kiện thực hiện dự án khác để thu h ồi vốn và lợi nhuận hoặc thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng. - Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, trong đó, các c ổ đông sáng lập nước ngoài một tỉ lệ tối thiểu vốn điều lệ (theo luật Vi ệt Nam là 30% vốn điều lệ). Hình thức này có khả năng nâng cao hi ệu qu ả ho ạt động c ủa các doanh nghiệp FDI, đồng thời kết hợp được huy động vốn của các nhà ĐTNN với các nhà đầu tư trong nước để đầu tư đổi mới công nghệ, t ạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp. Ngoài ra, FDI còn được thực hiện dưới các hình thức khác, tuỳ thu ộc mục đích và đặc điểm trong yêu cầu tiếp nh ận đầu tư, nh ư: doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp danh, công ty mẹ-công ty con… Tóm lại, các hình thức FDI rất đa dạng và phong phó. Việc lùa ch ọn hình thức đầu tư phù hợp còn tuỳ thuộc vào kh ả năng và đi ều ki ện c ụ th ể Dương Ngọc Hà 15 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. của từng quốc gia. Để kết hợp hài hoà lợi Ých của các bên tham gia đầu tư, thực hiện được mục tiêu thu hót vốn phù hợp với từng vùng và toàn bộ nền kinh tế cần phải đa dạng hoá các hình thức đầu tư. 2.4. Cơ cấu FDI Cơ cấu FDI có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu kinh tế của quốc gia tiếp nhận. Một cơ cấu thu hót phù hợp sẽ đảm bảo cho nền kinh t ế phát triển cân đối, hợp lý. Cơ cấu FDI của từng nhà đầu tư còn cho th ấy th ế mạnh, xu hướng đầu tư của họ trong quá khứ, hiện tại, làm c ơ s ở d ự đoán tương lai, từ đó, tạo điều kiện thuận lợi thích hợp cho họ đầu tư vào lĩnh vực mong muốn. Đồng thời, phân tích cơ cấu đầu tư giúp nước tiếp nhận đánh giá được kết quả và hạn chế của hoạt động thu hót FDI, từ đó rót ra bài học và có các điều chỉnh, đối sách phù h ợp với m ục tiêu đã đ Þnh. Nhìn chung, có 3 loại cơ cấu FDI: - Cơ cấu ngành là cốt lõi của chiến lược kinh tế và là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả kinh tế quốc dân của nước sở tại. Hầu hết các quốc gia tiếp nhận đều muốn phát triển một cơ cấu các ngành cân đối trong khi với động lực chủ yếu là lợi nhuận, FDI thường chỉ được thu hót mạnh vào các ngành nước chủ nhà có lợi thế so sánh. Do đó, nước sở tại phải có biện pháp phù hợp để cân bằng lợi Ých giữa các bên. - Cơ cấu vùng: các dự án đầu tư chủ yếu tập trung ở những vùng có điều kiện kinh tế xã hội phát triển để tận dụng ưu th ế s ẵn có v ề c ơ s ở h ạ tầng. Điều này làm gia tăng khoảng cách với các vùng có đi ều ki ện khó khăn, gây mất cân đối nền kinh tế. Tìm hiểu cơ cấu FDI theo vùng, nước chủ nhà sẽ xây dùng được đối sách phù hợp để vừa thu hót mạnh vốn FDI, vừa giảm sù cách biệt kinh tế giữa các vùng. Dương Ngọc Hà 16 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. - Cơ cấu đối tác đầu tư: việc nghiên cứu cơ cấu đối tác đầu tư giúp nước chủ nhà xác định được đối tác đầu tư tiềm năng, đối tác đ ầu t ư quan trọng nhằm tăng hiệu quả thực hiện FDI. Dương Ngọc Hà 17 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hót FDI ở một quốc gia Lượng vốn FDI đổ vào một quốc gia xét cho cùng là phụ thuộc vào quyết định của các nhà đầu tư. Các quyết định này thực chất không phải để phục vụ lợi Ých cho nước chủ nhà mà chủ yếu nh ằm thu l ợi v ề cho chính bản thân họ. Hợp tác đầu tư với nước ngoài chỉ có thể thành công khi có sự gặp gỡ về lợi Ých của cả hai bên [22]. Vì vậy, nước sở tại cần phải nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới thu hót FDI, xem nhà đầu tư mong chê thu được những lợi Ých gì từ việc “đổ tiền” vào quốc gia mình, thì mới có thể đưa ra các giải pháp hữu hiệu thu hót FDI, không ch ỉ mang lại các món lợi kinh tế trước mắt mà còn có thể thu được các lợi Ých xã hội trong dài hạn. 1. Lợi Ých của nước đi đầu tư khi thực hiện hoạt động FDI Lợi Ých FDI có thể đem về cho các doanh nghiệp tiến hành đầu tư và nước đầu tư rất đa dạng, bao gồm [22]: - FDI không những giúp nước chủ đầu tư xây dựng thị trường cung c ấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng mà còn mở rộng thị trường tiêu th ụ, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ở nước sở tại, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế, tạo điều kiện thâm nhập vững chắc vào thị trường nước nhận đầu tư, qua đó, phát triển thị trường sang nước thứ ba, toàn vùng hoặc toàn khu vực, đồng thời, thông qua ảnh hưởng về kinh tế để nâng cao uy tín chính trị, vai trò ảnh hưởng trên thế giới. - FDI tạo điều kiện cho nước đầu tư khai thác lợi th ế so sánh c ủa n ước tiếp nhận về giá nhân công, chi phí vận chuyển, thuế và chi phí sản xu ất khác…để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của hàng hoá, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư, tăng hiệu qu ả s ử d ụng vốn, tăng lợi nhuận, đồng thời, giảm rủi ro đầu tư so với ch ỉ t ập trung vào thị trường trong nước. Dương Ngọc Hà 18 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. - FDI tạo điều kiện cho nước chủ đầu tư thường xuyên đổi mới công nghệ, điều kiện sống còn trong cạnh tranh. Thông qua FDI, các nước chủ đầu tư di chuyển một bộ phận sản xuất công nghệ, phần lớn là các máy móc ở giai đoạn lão hoá hay có nguy cơ bị hao mòn vô hình nhanh sang các nước kém phát triển hơn để tiếp tục sử dông, kéo dài thêm chu kì sống của sản phẩm hoặc để mau khấu hao, tăng sản xuất tiêu thụ, thu hồi vốn, tạo lợi nhuận. Đồng thời, điều này còn giúp nước chủ đầu tư có thêm tư bản và điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. 2. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới luồng vốn FDI vào một quốc gia Nhìn chung, dòng vốn FDI sẽ tìm đến nơi đầu tư an toàn, đồng vốn được sử dụng hiệu quả, quay vòng nhanh và Ýt rủi ro. Tuy nhiên, tuỳ t ừng giai đoạn, từng thời kì, các tiêu chí đánh giá mức độ hấp d ẫn c ủa một môi trường đầu tư là khác nhau. Không những thế, các tiêu chí này l ại bi ến đ ổi đối với từng mục tiêu đầu tư, từng nhà đầu tư khác nhau. Tóm l ại, kh ả năng thu hót vốn đầu tư của các quốc gia ph ụ thuộc vào nhi ều nhân t ố, c ả nhân tố khách quan, không phụ thuộc vào nỗ lực, kiểm soát của nước tiếp nhận và nhân tố chủ quan, phô thuộc vào những động thái của nước nhận. 2.1. Nhân tố khách quan Trước hết là các lợi thế so sánh tự nhiên của nước tiếp nhận nh vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, qui mô nguồn nhân l ực, qui mô th ị tr ường. V ị trí địa lý thuận lợi không gần các vùng có động đất, núi lửa, sóng thần…, thông thương thuận tiên tạo khả năng phát triển các hoạt động du lịch, trung chuyển, tái xuất khẩu, chuyển khẩu hàng hoá qua các khu v ực lân cận. Tài nguyên đa dạng, phong phú, gần nguồn nguyên liệu giúp nhà đầu tư giảm chi phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá…Tuy Dương Ngọc Hà 19 Líp Anh 1-K42-KTNT
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam: thực trạng và giải pháp hướng tới chiến lược “Trung Quốc +1”. nhiên, ngày nay, khi khoa học và công nghệ ngày càng tiên ti ến, các nhân t ố này trở nên kém quan trọng hơn, Ýt đóng vai trò quyết định trong đầu tư. Thứ hai là tiềm lực tài chính và năng lực kinh doanh của nhà đ ầu t ư. Mọi doanh nghiệp đều có khả năng tài chính giới hạn. Nếu môi trường đầu tư hấp dẫn, điều kiện kinh doanh thuận lợi nhưng nhà đầu t ư không có vốn, hạn chế về năng lực kinh doanh thì các kế hoạch đầu tư c ủa h ọ cũng không thể thực hiện được. Do đó, các nước tiếp nhận cần đánh giá chính xác tiềm lực tài chính, khả năng kinh doanh trong lùa chọn nhà đầu tư nhằm tránh tình trạng không có vốn để giải ngân, không có khả năng thực hiện, làm lỡ cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư khác, giảm lượng FDI th ực tế thu hót được. Thứ ba, việc một quốc gia nằm trong xu thế vận động của các dòng vốn FDI là điều kiện thuận lợi để quốc gia đó đưa ra các điều kiện phù h ợp thu hót nguồn vốn này. Điều này phụ thuộc vào chiến lược đầu t ư c ủa các nhà đầu tư trong từng giai đoạn. Trong những năm gần đây, nằm trong vùng kinh tế phát triển năng động nhất, khu vực Đông Á và Đông Nam Á trở thành địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài hơn trong số các nước đang phát triển. Một mặt do khu vực này có giá nhân công rẻ, môi trường đ ầu t ư ngày càng được cải thiện, mặt khác, so với các nước t ư bản phát tri ển, mức độ cạnh tranh ở khu vực này thấp hơn. Việc nắm bắt được xu h ướng chuyển dịch FDI trên thế giới là cơ sở để các quốc gia đón đầu được lu ồng vốn này. Cuối cùng, môi trường kinh tế, chính trị, xã hội trên th ế giới và trong khu vực cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng thu hót FDI c ủa m ột quốc gia. Các cuộc khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính-ti ền t ệ, khủng hoảng chính trị, văn hoá hay dịch bệnh… trên th ế gi ới hay trong khu vực đều là các nhân tố có khả năng tác động theo nhiều phương diện tới Dương Ngọc Hà 20 Líp Anh 1-K42-KTNT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành nông nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua.
47 p | 323 | 96
-
Đề tài " Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nies vào Việt Nam "
58 p | 184 | 71
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
96 p | 797 | 60
-
Đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Cămpuchia; thực trạng và giải pháp”
80 p | 174 | 53
-
Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao động Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa
42 p | 176 | 43
-
Đề Tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”
18 p | 150 | 42
-
Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đài Loan và đề xuất giải pháp thu hút dòng vốn này vào Việt Nam
0 p | 205 | 40
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Việt Nam và giải pháp phát triển
88 p | 140 | 38
-
Đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa.
28 p | 124 | 23
-
Đề tài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp-khu chế xuất, thực trạng và giải pháp
89 p | 118 | 18
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
92 p | 129 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thủ đô Viêng Chăn, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
113 p | 47 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp
123 p | 49 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Viên Chăn nước CHDCND Lào
113 p | 3 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Nhật Bản, Hàn Quốc vào tỉnh Hà Nam đến năm 2020
109 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quản lý của chính quyền tỉnh Hải Dương đối với doanh nghiệp vốn có đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh
142 p | 5 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý của chính quyền tỉnh Khăm Muộn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
106 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn