Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp
lượt xem 11
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp" là đề xuất giải pháp giúp Tập đoàn Viettel duy trì và phát triển hoạt động đầu tư tại thị trường Mozambique. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh của Movitel, luận văn sẽ đề xuất giải pháp giúp Movitel duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần giải quyết được bài toán phát triển bền vững cho Movitel trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh doanh thương mại BÙI THỊ KIM DUNG Hà Nội - 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 Họ và tên học viên: Bùi Thị Kim Dung Người hướng dẫn: PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh Hà Nội - 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Hà Nội, tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Bùi Thị Kim Dung
- ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn PGS, TS Vũ Thị Kim Oanh đã hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô thuộc Khoa Sau Đại học cùng các thầy cô của Trường Đại học Ngoại thương đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập của em tại đây. Em cũng xin cảm ơn các anh chị đồng nghiệp tại Tổng công ty Viễn thông Viettel đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình tìm kiếm thông tin, tài liệu để luận văn có tính thực tế. Trong quá trình thực hiện, còn có nhiều khó khăn trong việc tiếp cận trực tiếp các công ty Viettel tại thị trường nước ngoài do hạn chế đi lại bởi dịch bệnh Covid- 19 cộng thêm kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu thực tế còn thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 05 năm 2021 Tác giả luận văn Bùi Thị Kim Dung
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................... ix LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ LĨNH VỰC VIỄN THÔNG ......................................................................................7 1.1 Một số vấn đề lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................7 1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................................7 1.1.2 Đặc điểm của Đầu tư trực tiếp nước ngoài .............................................8 1.1.3 Phân loại hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ...................................9 1.1.4 Vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................12 1.2 Một số lý thuyết về lĩnh vực viễn thông......................................................14 1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của lĩnh vực viễn thông...........................14 1.2.2 Phân loại dịch vụ viễn thông ..................................................................16 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động Đầu tư trực tiếp nước ngoài ..17 1.3.1 Những nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư .................................17 1.3.2 Những nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư ...................................21 1.3.3 Những nhân tố liên quan đến chủ đầu tư .............................................22 1.3.4 Những nhân tố liên quan đến môi trường quốc tế ...............................24 1.4 Kinh nghiệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel tại Lào, Campuchia ............................................................................................................25 1.4.1 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel tại Campuchia .25 1.4.2 Kinh nghiệm đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel tại Lào ..............28 1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra từ dự án đầu tư tại Campuchia, Lào .......33 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE GIAI ĐOẠN 2015-2020 .................................35 2.1 Giới thiệu Tập đoàn Viettel .........................................................................35 2.1.1 Giới thiệu chung .....................................................................................35
- iv 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển .......................................................36 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh 2015-2020.............................................37 2.1.4 Giới thiệu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Viettel ..............38 2.2 Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động ODI của Viettel tại Mozambique .........................................................................................................40 2.2.1 Bối cảnh thị trường viễn thông Quốc tế ................................................40 2.2.2 Những yếu tố liên quan đến đất nước sở tại Mozambique ...................43 2.2.3 Những yếu tố thuộc chính sách khuyến khích ODI của Việt Nam .....56 2.2.4 Những yếu tố lợi thế của Viettel khi thực hiện ODI .............................58 2.2.5 Tình hình chung về kinh tế - chính trị - xã hội trên toàn cầu..............60 2.3 Thực tiễn hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique .........................61 2.3.1 Giới thiệu chung về dự án đầu tư ..........................................................61 2.3.2 Quá trình thâm nhập thị trường, xúc tiến đầu tư .................................62 2.3.3 Hình thức đầu tư đối với dự án của Viettel tại Mozambique ...............62 2.3.4 Quy mô dự án ..........................................................................................63 2.3.5 Loại hình dịch vụ kinh doanh của Movitel ...........................................64 2.3.6 Mô hình bộ máy tổ chức của Movitel ....................................................64 2.3.7 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) của Viettel đối với dự án tại Mozambique ...............................................................66 2.3.8 Chiến lược đầu tư ...................................................................................71 2.3.9 Kết quả kinh doanh và Thành tựu .........................................................78 2.4 Đánh giá kết quả đầu tư của Viettel tại Mozambique ..............................84 2.4.1 Thuận lợi .................................................................................................84 2.4.2 Hạn chế ...................................................................................................86 2.4.3 Nguyên nhân ...........................................................................................88 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA VIETTEL TẠI MOZAMBIQUE GIAI ĐOẠN 2021-2025 .......92 3.1 Xu hướng phát triển của thị trường viễn thông trên thế giới ..................92 3.1.1 Xu hướng của thị trường viễn thông thế giới giai đoạn 2021-2025.....92 3.1.2 Một số dự báo chủ yếu về thị trường viễn thông tại Mozambique trong giai đoạn 2021-2025 ..........................................................................................93
- v 3.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique .........................................................................................................98 3.2.1 Nâng cao năng lực, chất lượng nguồn nhân lực ..................................99 3.2.2 Nâng cấp hạ tầng mạng lưới theo xu hướng phát triển của viễn thông thế giới..............................................................................................................100 3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ .............................................101 3.2.4 Đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ VAS trên hạ tầng di động ...........103 3.2.5 Thiết lập các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả ................................103 KẾT LUẬN ............................................................................................................106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................107
- vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Viettel giai đoạn 2015-2020 ..............................37 Bảng 2.2. Các thương hiệu viễn thông của Viettel tại nước ngoài (2009-2020) ......39 Bảng 2.3. Các nhà cung cấp viễn thông tại Mozambique .........................................44 Bảng 2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam - Mozambique .......................45 Bảng 2.5. GDP và Tốc độ tăng trưởng GDP của Mozambique 2015-2020 .............51 Bảng 2.6. Dân số của Mozambique theo độ tuổi qua từng năm (2015-2020) ..........52 Bảng 2.7. Một số thông tin về dự án đầu tư của Viettel tại Mozambique ................61 Bảng 2.8. Bảng tổng hợp ma trận SWOT .................................................................70 Bảng 2.9. Thống kê một số gói cước dịch vụ cơ bản của Movitel ...........................74 Bảng 2.10. Tỷ lệ vùng phủ sóng mạng Movitel và cáp quang ..................................78 Bảng 3.1. Một số dự báo về tình hình kinh tế và dân số Mozambique giai đoạn 2021-2025..................................................................................................................95 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu dân số của Mozambique theo độ tuổi (2015-2020)..................52 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dân số của Việt Nam và Mozambique (2017)..........................56 Biểu đồ 2.3. Số lượng thuê bao của Movitel giai đoạn 2015-2020 ..........................80 Biểu đồ 2.4. Thị phần các nhà mạng tại Mozambique giai đoạn 2015-2020 ...........80 Biểu đồ 2.5. Doanh thu của Movitel giai đoạn 2015-2020 .......................................82 Biểu đồ 2.6. Lý do khiến người dân Mozambique không sử dụng Internet .............90 Biểu đồ 3.1.Dự báo mật độ thâm nhập di động tại Mozambique giai đoạn 2021- 2025 ...........................................................................................................................96 Biểu đồ 3.2. Dự báo Arpu di động tại Mozambique từ 2021-2025 ..........................97 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Movitel ........................................................66
- vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải tiếng Anh Diễn giải tiếng Việt 2nd generation technology / Thế hệ mạng di động thứ 2 / Hệ 2G/GSM Global System for Mobile thống thông tin di động toàn cầu Communications Thế hệ thứ 3 của chuẩn công 3G 3rd generation technology nghệ thông tin di động 4th generation technology / Thế hệ thứ 4 của chuẩn công 4G/LTE Long Term Evolution nghệ thông tin di động Thế hệ thứ 5 của chuẩn công 5G 5th generation technology nghệ thông tin di động Doanh thu trung bình trên một ARPU Average Revenue Per User thuê bao khách hàng Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông ASEAN Nations Nam Á BCC Business Cooperation Contract Hợp đồng hợp tác kinh doanh BTS Base Trasmision Station Trạm thu phát sóng CNTT Công nghệ thông tin Bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 Virus Corona 2019 Corona gây ra DNLD Doanh nghiệp liên doanh FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài General Agreement on Trade in Hiệp định chung về Thương mại GATS Services dịch vụ General Agreement on Tariffs Hiệp định chung về Thuế quan GATT and Trade và mậu dịch GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế Công ty Viễn thông quân đội LAT Lao Asia Telecom Lào (Công ty liên doanh với Viettel tại Lào) O&M Operations and Maintenance Vận hành và bảo trì ODI Outward Direct Investment Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển OECD Cooperation and Development Kinh tế Giải pháp cung cấp nội dung OTT Over-the-top application dựa trên nền tảng internet PPP Public - Private Partner Hợp đồng đối tác công tư
- viii Strong - Weakness - Ma trận Điểm mạnh - Điểm yếu SWOT Opportunity - Threat - Cơ hội - Thách thức TNHH Trách nhiệm hữu hạn Agreement on Trade-related Hiệp định về các khía cạnh liên TRIPS aspects of Intellectual Property quan tới thương mại của quyền rights sở hữu trí tuệ United Nations Conference on Hội nghị Liên Hợp Quốc về UNCTAD Trade and Development Thương mại và phát triển VAS Value Added Services Dịch vụ giá trị gia tăng Công nghệ truyền giọng nói trên VoIP Voice over Internet Protocol giao thức mã hóa âm thanh Tập đoàn Công nghiệp - Viễn Viettel Viettel Group thông Quân đội Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư VTG Viettel Global quốc tế Viettel WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
- ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Đề tài luận văn “Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và giải pháp” được trình bày theo 3 chương. Trong chương 1, luận văn đã trình bày lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và lĩnh vực viễn thông để làm cơ sở cho việc nghiên cứu. Trong đó, luận văn có đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài liên quan đến chủ đầu tư, nước nhận đầu tư, nước của chủ đầu tư và những nhân tố liên quan đến môi trường quốc tế. Đồng thời, luận văn đã đề cập đến thực tiễn đầu tư của Viettel tại Lào và Campuchia để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Viettel khi đầu tư tại Mozambique. Trong chương 2, luận văn tập trung đi sâu vào phân tích hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique với thương hiệu Movitel (Dự án đầu tư kinh doanh của Viettel tại Mozambique) giai đoạn 2015-2020. Cụ thể, tác giả đã nêu được khái quát quá trình thâm nhập, hình thành, phát triển; những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique; đồng thời khái quát được thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp tại đất nước này. Từ đó, luận văn đã rút ra một số thành tựu, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó trong hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique. Trong chương 3, tác giả đã khái quát xu thế phát triển của ngành viễn thông trên thế giới cũng như một số dự báo chủ yếu về thị trường viễn thông tại Mozambique giai đoạn 2021-2025. Đó là xu hướng tăng trưởng nhanh của di động dữ liệu, thay thế di động thoại, dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS); xu hướng bùng nổ thiết bị kết nối; xu hướng ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống. Từ đó tác giả đề ra giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hoạt động đầu tư của Viettel tại đất nước này và nâng cao thương hiệu Viettel trên thị trường quốc tế.
- 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tất cả các nền kinh tế trên thế giới đều phải đối mặt với rất nhiều cơ hội và thách thức trên mọi khía cạnh. Việc dịch chuyển vốn giữa các quốc gia, hay nói cách khác là đầu tư ra nước ngoài, đã trở thành một xu hướng tất yếu và quan trọng đối với nền thương mại quốc tế. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, các cơ hội kinh doanh mở ra, nhưng đi kèm là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải có chiến lược hiệu quả để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) là một trong những đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam. Do nhận thấy thị trường trong nước khá chật hẹp để phát triển dịch vụ viễn thông, Viettel đã sớm coi hoạt động đầu tư ra nước ngoài là một trong những chiến lược phát triển quan trọng. Bản chất doanh thu của nhà mạng đến từ số lượng thuê bao thực. Nếu doanh nghiệp muốn tăng mức đầu tư, tăng vùng phủ sóng, tăng lượng thuê bao thì đầu tư ra nước ngoài là tất yếu. Nếu không đầu tư ra nước ngoài, không mở rộng thị trường thì Viettel khó có thể duy trì được đà tăng trưởng và phát triển lớn mạnh được như hiện nay. Qua quá trình hình thành và phát triển, Tập đoàn Viettel là một trong những doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến năm 2020, Viettel đang đầu tư tại 10 quốc gia ở 3 châu lục: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ và nằm trong Top 30 những doanh nghiệp viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Trong đó, châu Phi là một trong những thị trường Viettel coi là chủ lực khi đầu tư ra thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Viettel cũng còn gặp phải rất nhiều khó khăn như sự cạnh tranh giữa các đối thủ kinh doanh ngày càng gay gắt, tình trạng đói nghèo, cướp bóc, tham nhũng của các quốc gia châu Phi ở mức cao và nguy cơ bùng phát nội chiến vẫn rất dễ xảy ra có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của Viettel. Đặc biệt là Mozambique, quốc gia đầu tiên tại châu Phi mà Viettel lựa chọn đầu tư, tồn tại sự cạnh tranh gay gắt giữa các đối thủ kinh doanh do
- 2 nhu cầu kết nối viễn thông của người dân đất nước này đến nay còn khá cao, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Với những lý do trên, đề tài “Đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique: Thực trạng và Giải pháp” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam ra thị trường Châu Phi nói chung và đối với hoạt động đầu tư trực tiếp của Viettel tại Mozambique nói riêng. 2. Tình hình nghiên cứu Các đề tài nghiên cứu về hoạt động đầu tư quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ cao là những đề tài không còn xa lạ đối với thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển, có tiềm lực về vốn và công nghệ cao nhưng lại là một lĩnh vực chưa có nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu tại Việt Nam. Cho đến nay, có một số tài liệu, công trình nghiên cứu và bài viết về đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông đã được công bố như: 2.1 Các nghiên cứu nước ngoài Công trình: “International market entry strategy of Viettel Telecom Corporation”, 2013, Nguyen Hong Hanh, SEINÄJOKI University of Applied Sciences, Finland. Luận văn này đã tập trung phân tích chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế của Viettel khi hoạt động kinh doanh tại các quốc gia Lào, Peru, Mozambique, Haiti và Campuchia; tìm hiểu những cơ hội và thách thức đối với Viettel trong quá trình thâm nhập thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ đi sâu nghiên cứu quá trình thâm nhập chứ chưa tìm hiểu, làm rõ chiến lược đầu tư tại các thị trường này. Công trình: “Telecommunications and Development in Africa”, 2007, Bethuel A. Kiplagat, Marcel C. M. Werner, IOS Press Publication, Netherlands và “Telecommunications in Africa”, 1999, Eli M. Noam, Oxford University Press, UK. Công trình nghiên cứu này đều nêu ra những vấn đề tổng quan cũng như các đánh giá bổ ích về tình hình phát triển của ngành viễn thông tại Châu Phi. Các tác giả đã tập trung đi sâu vào phân tích những tiềm năng, cơ hội cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành viễn thông tại các nước Châu Phi. Qua đó đã dự
- 3 báo được bức tranh trong tương lai về sự phát triển của dịch vụ viễn thông tại khu vực này. Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu tập trung vào việc phân tích những nhân tố vĩ mô (chính sách, sự bùng nổ dân số, xu thế thay đổi công nghệ….) ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ viễn thông của Châu Phi mà chưa đi sâu vào phân tích cụ thể việc một doanh nghiệp nước ngoài cần phải đầu tư và hoạt động như thế nào tại khu vực này. Công trình: “Managing projects in Telecommunication services”, 2006, Mostafa H. Sherif, John Wiley & Sons Inc. Publication, USA. Qua công trình này, tác giả đã tập trung vào phân tích sâu những phạm trù liên quan đến việc tổ chức quản lý và triển khai một dự án viễn thông nói chung mà chưa đi sâu vào việc phân tích và đưa ra các giải pháp về chiến lược kinh doanh hiệu quả đối với ngành này. Công trình: “Foreign Direct Investment in Afica - Some case studies”, 2002, Anupan Basu and Krishna Srininasan, International Monetary Fund. Công trình này được nghiên cứu tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thị trường Châu Phi, làm rõ một số những chính sách về thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số quốc gia thuộc khu vực (Uganda, Lesotho, Zimbabwe, Malawi, Mozambique…), từ đó đưa ra các khuyến nghị đối với các nhà đầu tư về tiềm năng cũng như những rủi ro gặp phải trong quá trình tham gia đầu tư vào thị trường này. Tuy nhiên, công trình này chưa đề cập đến những vấn đề liên quan đến đặc thù đầu tư trực tiếp vào ngành viễn thông tại các quốc gia trong khu vực châu Phi. 2.2 Các nghiên cứu trong nước Luận văn Thạc sĩ với đề tài “Đề xuất chiến lược marketing hỗn hợp của Viettel cho thị trường Haiti”, 2010, Nguyễn Phương Thảo, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn trên đã đi sâu vào phân tích những vấn đề liên quan đến việc triển khai chiến lược marketing của Viettel tại thị trường Haiti. Trên cơ sở đó, đề ra các giải pháp và khuyến nghị để phát huy hiệu quả chiến lược marketing, phục vụ cho công tác bán hàng tại thị trường này. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ tập trung vào phân tích khía cạnh marketing trong hoạt động kinh doanh mà chưa đi sâu vào phân tích các vấn đề liên quan đến đầu tư quốc tế cũng như là xây dựng kế
- 4 hoạch, chiến lược kinh doanh tổng thể cho một Công ty trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Luận văn thạc sĩ với đề tài "Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel tại Mozambique", 2013, Mẫn Mạnh Tuấn, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài này đã nêu cơ sở lý luận về quá trình thực hiện dự án ODI của Viettel tại Mozambique, thực trạng về đầu tư và thị trường viễn thông Mozambique; tóm tắt quá trình thâm nhập thị trường và sự ra đời của công ty Movitel; đánh giá quá trình triển khai dự án viễn thông của Viettel tại Mozambique giai đoạn từ 2011-2013 cũng như đề xuất mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Viettel giai đoạn 2014-2020. Với đề tài trên, tác giả Mẫn Mạnh Tuấn đã nghiên cứu sâu về đầu tư của Viettel tại thị trường Mozambique và có thời gian nghiên cứu rõ ràng; tuy nhiên tác giả chưa nêu được sự khác biệt về dự án đầu tư tại Mozambique so với các thị trường khác cũng như sử dụng số liệu khá cũ để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình. Như vậy, đề tài nghiên cứu về Tập đoàn Viettel và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của doanh nghiệp đã được thực hiện khá nhiều nhưng để nghiên cứu về hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique thì hầu như chưa được đề cập đến. Cho đến nay, chưa có đề tài nào đi sâu vào nghiên cứu hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique giai đoạn 2015-2020, giai đoạn của một loạt những thay đổi trong chính sách viễn thông và ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài này là điều cần thiết phải thực hiện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp giúp Tập đoàn Viettel duy trì và phát triển hoạt động đầu tư tại thị trường Mozambique. Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh của Movitel, luận văn sẽ đề xuất giải pháp giúp Movitel duy trì và nâng cao vị thế trên thị trường, đem lại lợi nhuận lớn hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời góp phần giải quyết được bài toán phát triển bền vững cho Movitel trong tương lai.
- 5 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư, đánh giá những nội dung cơ bản về đầu tư dịch vụ viễn thông di động ra nước ngoài. - Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp của Viettel tại Mozambique và đánh giá hiệu quả đầu tư của Viettel tại Mozambique. - Đề xuất giải pháp giúp Tập đoàn Viettel nâng cao hiệu quả đầu tư tại thị trường Mozambique. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Viettel tại thị trường Mozambique. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung nghiên cứu là các dịch vụ viễn thông di động, cố định băng rộng, kinh doanh quốc tế và thương mại điện tử hoạt động đầu tư trực tiếp của Tập đoàn Viettel tại thị trường Mozambique. Phạm vi thời gian nghiên cứu là giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020. Đây là giai đoạn bùng nổ của công nghệ thông tin, chuyển giao công nghệ, đồng thời từng bước phát triển và chuyển đổi sang hình thức số hóa. Đề tài sử dụng số liệu thu thập trong giai đoạn 2015-2020 và định hướng phát triển đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nhiệm vụ đã đặt ra, luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp sau để phục vụ nghiên cứu đề tài, bao gồm phương pháp nghiên cứu định tính; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp thu thập số liệu và phân tích thông tin thứ cấp. Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả thực hiện thu thập tài liệu, thông tin về dự án từ các chuyên gia tại Viettel để tìm hiểu thông tin về hoạt động đầu tư của Viettel tại thị trường Mozambique.
- 6 Đối với phương pháp phân tích tổng hợp, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp để làm rõ mối quan hệ giữa các nội dung nghiên cứu. Đối với phương pháp thu thập số liệu và phân tích thông tin thứ cấp, tác giả tìm kiếm và thu thập thông tin, dữ liệu để phân tích từ các văn bản, chính sách, báo cáo, số liệu thống kê tại các nguồn website thống kê đáng tin cậy; từ các nguồn tài liệu hiện có được đăng tải trên các sách, báo, tạp chí, website đã được công bố; từ các nguồn báo cáo thống kê, báo cáo thường niên của Tập đoàn Viettel, Viettel Global. 6. Kết cấu của luận văn Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và lĩnh vực viễn thông Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique giai đoạn 2015-2020 Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động đầu tư của Viettel tại Mozambique giai đoạn 2021-2025
- 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ LĨNH VỰC VIỄN THÔNG 1.1 Một số vấn đề lý luận về Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1 Khái niệm Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong tiếng anh là Foreign Direct Investment (viết tắt: FDI) là một trong những hình thức đầu tư của đầu tư quốc tế mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế rất lớn. Có nhiều khái niệm về FDI đã được đưa ra như sau: Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) (1996), FDI xuất hiện khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với các công cụ tài chính khác. Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (1993), FDI được thực hiện để đạt được những lợi ích lâu dài, theo đó một tổ chức hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế (nước chủ đầu tư) sẽ thu được lợi ích lâu dài từ một tổ chức đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) (2008), FDI phản ánh mục tiêu thiết lập các mối quan hệ kinh tế có lợi ích lâu dài của doanh nghiệp trong một nền kinh tế (nước chủ đầu tư) đối với doanh nghiệp tại một nền kinh tế khác (nước tiếp nhận đầu tư), đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại quyền kiểm soát cho doanh nghiệp bằng cách: (i) Thành lập hoặc mở rộng doanh nghiệp hoặc mua một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, (ii) Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, (iii) Tham gia vào một doanh nghiệp mới; (iv) Cấp tín dụng dài hạn trên 5 năm. Ở Việt Nam, khái niệm đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được quy định trong Nghị định số 83/2015/NĐ-CP, theo Điều 3, Khoản 1, “Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó.”
- 8 Theo Giáo trình Kinh tế đầu tư của trường Đại học Ngoại thương (2016), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát dự án đó”. Như vậy, mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về FDI, song có thể thấy các định nghĩa đều nhấn mạnh vào yếu tố lợi ích lâu dài, yếu tố quyền kiểm soát, và địa điểm thực hiện FDI là tại quốc gia khác với quốc gia của nhà đầu tư. Tóm lại, có thể hiểu một cách khái quát, FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư sẽ chuyển vốn từ quốc gia của chủ đầu tư sang một quốc gia khác để thực hiện hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động, chủ đầu tư qua đó sẽ có được nhiều lợi nhuận hơn từ việc đầu tư ra nước ngoài. Dòng vốn FDI của một nước trong một năm bao gồm: dòng vốn FDI vào (Inward Foreign Direct Investment) và FDI ra (Outward Direct Investment, viết tắt là ODI). FDI vào là vốn đầu tư trực tiếp mà các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nước đó. Còn ODI là vốn đầu tư trực tiếp mà các nhà đầu tư của nước đó đem ra nước ngoài đầu tư và nắm quyền kiểm soát các tài sản ở nước ngoài. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một tiến trình tự nhiên cho các doanh nghiệp nếu thị trường trong nước của họ trở nên bão hòa và các cơ hội kinh doanh tốt hơn có sẵn ở nước ngoài. 1.1.2 Đặc điểm của Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài có các đặc điểm sau: Thứ nhất, FDI thường được thực hiện thông qua các phương thức như xây dựng mới, mua lại toàn bộ hay từng phần của các cơ sở kinh doanh, mua cổ phiếu của các công ty để thao túng hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau. Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự mình điều hành toàn bộ dự án đầu tư hoặc tham gia điều hành dự án tại nước tiếp nhận đầu tư. Sự phân chia quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án. Thứ ba, FDI không chỉ là việc di chuyển vốn vào nước tiếp nhận mà còn có thể bao gồm cả việc chuyển giao bí quyết kỹ thuật, công nghệ và trình độ, kinh
- 9 nghiệm quản lý hiện đại, tạo ra năng lực sản xuất mới và mở rộng thị trường cho cả nước tiếp nhận đầu tư và nước chủ đầu tư. Thứ tư, FDI là hoạt động mang tính lâu dài. Lợi ích lâu dài được thiết lập khi nhà đầu tư có được ít nhất 10% quyền biểu quyết đối với dự án đầu tư đó (OECD, 2008). 1.1.3 Phân loại hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.3.1Xét theo tính chất sở hữu Đầu tư 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu hoàn toàn của nhà đầu tư nước ngoài, được nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn thành lập và hoạt động theo pháp luật của nước nhận đầu tư, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Ưu điểm của hình thức này ngoài việc chủ đầu tư được toàn quyền quyết định đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp thì vốn đầu tư dài hạn ít có sự thay đổi, chủ đầu tư có thể sử dụng công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý cao hơn tại nước ngoài dẫn đến sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt về văn hóa kinh doanh tồn tại giữa các doanh nghiệp đầu tư với doanh nghiệp tại nước sở tại sẽ ảnh hưởng tới việc tiếp cận thị trường của chủ đầu tư. Thành lập doanh nghiệp liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp liên doanh (DNLD) là doanh nghiệp được thành lập tại nước sở tại trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa Bên hoặc các Bên của nước tiếp nhận đầu tư với Bên hoặc các Bên nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại nước sở tại. Như vậy, hình thức DNLD tạo nên pháp nhân đồng sở hữu nhưng địa điểm đầu tư phải ở nước sở tại. Hiệu quả hoạt động của DNLD phụ thuộc rất lớn vào môi trường kinh doanh của nước sở tại, bao gồm các yếu tố kinh tế, chính trị, mức độ hoàn thiện pháp luật, trình độ của các đối tác liên doanh của nước sở tại. Ưu điểm của hình thức này đối với nước sở tại là góp phần giải quyết tình trạng thiếu vốn, tranh thủ được nguồn vốn lớn để phát triển kinh tế đồng thời được chia sẻ rủi ro; có cơ hội để đổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm; tạo cơ hội việc làm và tăng kinh nghiệm quản lý của nước ngoài; Nhà nước của nước sở tại dễ dàng hơn trong việc kiểm soát
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh: Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 304 | 86
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang cầu hai, tỉnh Thừa Thiên Huế
124 p | 251 | 72
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nghiệp vụ quyền chọn ngoại hối trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
105 p | 202 | 62
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động truyền thông thương hiệu tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam
18 p | 317 | 50
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Một số giải pháp Marketing phát triển dịch vụ giá trị gia tăng của Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone
22 p | 217 | 44
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ kinh doanh và quản lý: Phát triển văn hóa doanh nghiệp của Công ty Thông tin di động
32 p | 153 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh thương mại: Quản trị hoạt động logistics đầu vào của Công ty Cổ phần Bao bì Thuận Phát
86 p | 19 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Giải pháp nâng cao năng lực đấu thầu của Công ty Cổ phần Xây lắp Bưu điện Hà Nội
22 p | 136 | 13
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
23 p | 127 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
87 p | 9 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing của Highlands Coffee Việt Nam
106 p | 26 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện chiến lược marketing mix cho sản phẩm đồ uống của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội
101 p | 18 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Quy trình cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong
12 p | 20 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp Marketing nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng với dịch vụ du lịch biển của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam - Vietravel
120 p | 6 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng trong kinh doanh sợi của Tổng công ty Dệt may Hà Nội
103 p | 8 | 2
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty CP bánh kẹo Hải Châu đến năm 2020
112 p | 2 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần HTG đến năm 2020
97 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý: Định hướng chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Xây dựng số 1 giai đoạn 2015-2020
88 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn