1<br />
<br />
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM<br />
<br />
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG<br />
---------------------------------------<br />
<br />
ĐINH PHƢỢNG LOAN<br />
<br />
ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ<br />
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH CỦA<br />
TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH<br />
MÃ SỐ:<br />
<br />
60.34.05<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ<br />
<br />
HÀ NỘI - 2010<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp 100% vốn<br />
nhà nước, được thành lập từ năm 1995, đến nay đã trở thành một trong hai<br />
doanh nghiệp chủ đạo trong ngành Viễn thông Việt Nam. Thực hiện chính<br />
sách điều tiết viễn thông nhằm tối đa hoá lợi nhuận và tận dụng hiệu ứng<br />
mạng trong viễn thông, Chính phủ giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ viễn<br />
thông công ích (DVVTCI) giai đoạn 2006÷2010 cho các doanh nghiệp<br />
viễn thông (DNVT), trong đó có Viettel. Đến nay hoạt động cung cấp<br />
DVVTCI của Viettel đã đạt được một số kết quả nhất định, đóng góp phần<br />
không nhỏ vào hoạt động phổ cập dịch vụ viễn thông đến với người dân<br />
vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo. Thực hiện đường lối<br />
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức,<br />
hội nhập quốc tế nhằm mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam “dân giàu,<br />
nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, thì nhiệm vụ cung cấp<br />
DVVTCI tiếp tục được triển khai như Luật Viễn thông khẳng định.<br />
Để phát huy lợi thế về năng lực mạng lưới viễn thông, vừa đảm bảo<br />
mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, vừa đảm bảo mục tiêu phục vụ xã hội, cộng<br />
đồng, các DNVT nói chung, Viettel nói riêng cần tạo ra bước phát triển<br />
mạnh mẽ, đi đầu về DVVTCI giai đoạn 2011÷2015 theo đường lối chính<br />
sách của Đảng và Nhà nước đề ra. Xuất phát từ sự cần thiết nêu trên, đề tài:<br />
“Định hướng và một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ viễn thông<br />
công ích của Tập đoàn Viễn thông Quân đội” được lựa chọn nghiên cứu<br />
làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ - chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Dựa<br />
trên hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về DVVTCI, cùng với việc<br />
đánh giá thực trạng cung cấp DVVTCI của Viettel giai đoạn 2006÷2010,<br />
luận văn nêu quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và đề xuất một số<br />
giải pháp phát triển, duy trì DVVTCI của Viettel giai đoạn 2011÷2015. Về<br />
kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:<br />
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch vụ viễn thông công<br />
ích. Chương 1 của Luận văn làm rõ cơ sở lý luận về DVVTCI: Khái<br />
nhiệm, nguồn gốc và bản chất của DVVTCI; đồng thời đưa ra quan điểm,<br />
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển viễn thông,<br />
trong điều kiện mở cửa và hội nhập quốc tế. Nội dung chương 1 cũng đã<br />
làm rõ cơ sở thực tiễn thiết yếu của DVVT đối với đời sống xã hội, sự cần<br />
<br />
3<br />
<br />
thiết của chính sách về DVVTCI thực hiện đường lối công nghiệp hoá,<br />
hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chương 1 cũng đã<br />
tóm tắt được một số kinh nghiệm quốc tế về hoạt động cung cấp DVVTCI<br />
của một số nước phát triển trên thế giới và khu vực, đồng thời rút ra bài<br />
học về hoạt động cung cấp DVVTCI. Kết quả chương 1 đã hệ thống hoá cơ<br />
sở lý luận và thực tiễn về DVVTCI giai đoạn 2006÷2010.<br />
Chƣơng 2: Thực trạng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của<br />
Viettel giai đoạn 2006 ÷ 2010. Chương 2 của Luận văn đã nêu tổng quan<br />
về Viettel và bước phát triển của Viettel trong hoạt động cung cấp<br />
DVVTCI ở Việt Nam; khái quát thực trạng cung cấp DVVTCI của Viettel<br />
giai đoạn 2006÷2010, trong đó phân tích thành tựu kết quả đạt được,<br />
những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân; đồng thời rút ra bài học<br />
trong hoạt động cung cấp DVVTCI đối với Viettel.<br />
Chƣơng 3: Định hƣớng và một số giải pháp phát triển dịch vụ<br />
viễn thông công ích do Viettel cung cấp giai đoạn 2011÷2015. Chương 3<br />
nêu rõ quan điểm phổ cập dịch vụ viễn thông giai đoạn 2011÷2015;<br />
nguyên tắc xây dựng chương trình cung cấp DVVTCI giai đoạn<br />
2011÷2015; mục tiêu, định hướng phát triển giai đoạn 2011÷2015. Các<br />
giải pháp phát triển DVVTCI do Viettel cung cấp bao gồm: Giải pháp về<br />
qui hoạch phát triển mạng lưới; giải pháp về thể chế quản lý; giải pháp huy<br />
động nguồn lực; giải pháp về công nghệ. Một số giải pháp của Nhà nước:<br />
Khuyến khích phát triển dịch vụ và nội dung; hợp tác quốc tế, hội nhập<br />
quốc tế. Điều kiện thực hiện các giải pháp: Nâng cao nhận thức về<br />
DVVTCI; cơ cấu tổ chức quản lý; sự nỗ lực của toàn dân. Kiến nghị, đề<br />
xuất đối với cơ quan quản lý Nhà nước; đối với Viettel.<br />
Sau đây là kết quả nghiên cứu từng chương:<br />
<br />
4<br />
<br />
Chƣơng 1<br />
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH VỤ VIỄN<br />
THÔNG CÔNG ÍCH<br />
1.1. Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của DVVTCI<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
Dịch vụ công là những công việc phục vụ cộng đồng theo những nhu<br />
cầu thiết yếu, nhằm thoả mãn các yêu cầu cụ thể phát sinh trong quá trình<br />
quan hệ qua lại. Hiện nay, người ta chia dịch vụ công thành 2 loại chính là:<br />
Dịch vụ sự nghiệp công và dịch vụ công ích.<br />
Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm: Dịch vụ viễn thông phổ cập<br />
nhằm phục vụ cộng đồng tạo điều kiện cho mọi người dân có thể sử dụng<br />
thông tin liên lạc phù hợp với điều kiện, khả năng của chính bản thân họ,<br />
gia đình họ, như điện thoại nội hạt, truy nhập Internet… Dịch vụ viễn<br />
thông bắt buộc (DVVTBB) nhằm phục vụ cộng đồng trong từng trường<br />
hợp giải quyết những vấn đề “an toàn” cho cuộc sống chung như cứu hoả,<br />
cấp cứu sinh mệnh, cấp cứu xung đột trật tự xã hội, thiên tai…<br />
1.1.2. Nguồn gốc, bản chất kinh tế và phân loại hoạt động công ích<br />
- Nguồn gốc của hoạt động công ích: Nguồn gốc của hoạt động công<br />
ích bắt đầu từ không tự giác, xuất phát từ cái lợi riêng để tạo ra các vật<br />
dụng và điều kiện nào đó nhưng sản phẩm, dịch vụ đó lại có lợi không chỉ<br />
riêng ai, mọi người theo nhau, cùng nhau làm và cuối cùng, hoạt động tự<br />
giác của xã hội loài người có tiêu chuẩn nhất định.<br />
- Bản chất: Một là, hoạt động công ích do ý muốn chủ quan của Nhà<br />
nước, do Nhà nước quy định và hỗ trợ cho các hoạt động này nhằm thực<br />
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của Nhà nước. Hai là, hoạt động vì lợi<br />
ích chung của cộng đồng người dân, vì lợi ích lâu dài của quốc gia. Ba là,<br />
hoạt động công ích là phạm trù quản lý Nhà nước về kinh tế, có sự giao thoa<br />
giữa kinh tế vĩ mô và vi mô. Việc quản lý hoạt động công ích là một trong<br />
các nội dung của chính sách điều tiết của Chính phủ đặc biệt là trong điều<br />
kiện hội nhập quốc tế, và đẩy mạnh thực thi các cam kết của WTO.<br />
- Phân loại: Xét về mục tiêu và ý nghĩa xã hội mà hoạt động công ích<br />
bao gồm: Nhóm thứ nhất gồm những hoạt động trực tiếp phục vụ hoạt<br />
<br />
5<br />
<br />
động của bộ máy nhà nước và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Những hoạt<br />
động này do tầm quan trọng của chúng nên Nhà nước độc quyền, chọn và<br />
giao cho doanh nghiệp thực hiện. Nhóm thứ hai bao gồm việc cung cấp<br />
những sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho nhân dân. Những dịch vụ này được<br />
xem như là những dịch vụ phổ cập của Nhà nước.<br />
- Sự cần thiết của DVVTCI: Với cách tiếp cận xã hội học, dịch vụ<br />
viễn thông (DVVT) cần phải được phổ cập bởi vì: trong xã hội, mặc dù<br />
điện thoại đã xuất hiện từ lâu và phát triển rất nhanh, nhưng do mục tiêu lợi<br />
nhuận nên hầu hết điện thoại được phát triển ở các vùng đô thị, các vùng<br />
tập trung dân cư và các vùng kinh tế phát triển, trong khi các vùng không<br />
đem lại lợi nhuận thì bị các nhà kinh doanh bỏ qua. Nhà nước cần sử dụng<br />
công cụ của mình để điều tiết sao cho các mục tiêu kinh tế – xã hội của đất<br />
nước phải được phát triển một cách hài hoà. Nhà nước coi phổ cập dịch vụ<br />
điện thoại là trách nhiệm chung, trước hết là của các nhà cung cấp dịch vụ<br />
điện thoại. Trách nhiệm đó được thực hiện bằng cách yêu cầu các doanh<br />
nghiệp phải cung cấp dịch vụ điện thoại ở các vùng khó khăn; hoặc yêu<br />
cầu các doanh nghiệp phải đóng góp vào Quỹ phổ cập dịch vụ và Nhà<br />
nước dùng quỹ này để thuê một doanh nghiệp nào đó làm nhiệm vụ cung<br />
cấp dịch vụ phổ cập. Với cách tiếp cận kinh tế học, DVVT cần phải được<br />
phổ cập vì 2 lý do chính là hiệu ứng mạng lưới và tính chất của hàng hoá<br />
công cộng. Ở Việt Nam, việc phổ cập DVVT càng trở nên cần thiết khi<br />
thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và việc đi tắt, đón đầu được coi là<br />
chính sách phù hợp để rút ngắn, thu hẹp khoảng cách số và đuổi kịp các<br />
nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực viễn thông.<br />
- Vai trò của Nhà nước trong cung cấp DVVTCI: Đảm bảo các điều<br />
kiện pháp lý và duy trì các nghĩa vụ đối với xã hội nhằm đảm bảo việc<br />
cung cấp DVVTCI; đầu tư một phần hoặc toàn bộ nguồn lực tài chính để<br />
sản xuất hoặc hỗ trợ cuối cùng là cung cấp DVVTCI; đảm bảo các quan hệ<br />
tín dụng, quan hệ về xác định mức hỗ trợ cung cấp DVVTCI, nhờ đó sẽ tạo<br />
lập sự đảm bảo, ổn định trong việc cung cấp DVVTCI.<br />
1.2. Quan điểm, đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về<br />
DVVTCI<br />
1.2.1. Quan điểm, đƣờng lối của Đảng<br />
<br />