Luận văn " Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hội nhập WTO"
lượt xem 55
download
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN, sau đây gọi tắt là Vùng), theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 44/1998/QĐ-TTg, ngày 23/2/1998 bao gồm TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn " Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hội nhập WTO"
- LUẬN VĂN: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hội nhập WTO
- MỞ ĐẦU Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (VKTTĐPN, sau đây gọi tắt là Vùng), theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 44/1998/QĐ-TTg, ngày 23/2/1998 bao gồm TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong Hội nghị các tỉnh VKTTĐPN ngày 20-21/6/2003, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định mở rộng ranh giới VKTTĐPN, sau đó Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo số 99/TB-VPCP này 2/7/2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ, trong đó quyết định bổ sung vào VKTTĐPN thêm 3
- tỉnh: Tây Ninh, Bình Phước, Long An. Năm 2005, VKTTĐPN được mở rộng tới Tiền Giang (tại Thông báo số 4973/VPCP-ĐP ngày 03/9/2005). Đến nay VKTTĐPN bao gồm 8 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang với diện tích gần 30 nghìn km2, dân số năm 2005 có khoảng 14,7 triệu người, chiếm 9,2% diện tích tự nhiên và khoảng 17,7% dân số so với cả nước. Tỷ lệ đô thị hóa của vùng đạt 48%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước.
- VKTTĐPN có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; là vùng duy nhất hiện nay hội đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, tin học, công nghiệp dầu khí và sản phẩm hóa dầu; phát triển dịch vụ cao cấp, dịch vụ du lịch, dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng; nghiên cứu, ứng dụng và triển khai khoa học và công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao…Bộ Chính trị đã có Nghị
- quyết số 53/NQ-TW ngày 29/8/2005 và Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 146/QĐ- TTg ngày 13/8/2004 đối với VKTTĐPN. Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của cả nước về tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng của VKTTĐPN giai đoạn 2005-2010 gấp 1,2 lần, giai đoạn 2011-2020 gấp 1,1 lần mức bình quân của cả nước. Tỷ trọng đóng góp trong GDP cả nước tăng từ 36% năm 2005 lên khoảng 40-41% năm 2010 và 43-44% năm 2020; tăng mức đóng góp của Vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 33,9% năm 2005 lên 38,7% năm 2010 và 40,5% năm 2020.
- GDP của vùng năm 2005 khoảng 328 nghìn tỷ đồng, chiến 1/3 GDP cả nước; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 20-22 triệu đồng, cao gấp 2,4 lần so với trung bình cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2001- 2005 của vùng đạt 8,3%, cao hơn gấp 1,15 lần so với mức trung bình của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu của toàn Vùng tăng bình quân 21,4%. Năm 2005, giá trị xuất khẩu ước đạt xấp xỉ 3 tỷ USD, chiếm 3,19% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt 214 USD. Các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, kết cấu hạ tầng,
- và các lĩnh vực khác có những thay đổi đáng kể. Trong điều kiện kinh tế và công nghiệp phát triển nhanh, cơ cấu ngành kinh tế trong VKTTĐPN đã có sự chuyển biến nhất định theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp. Mấy năm gần đây, khu vực dịch vụ sau một thời gian tăng nhanh đã chững lại và tăng chậm hơn nhịp độ tăng trưởng chung của GDP, làm giảm khả năng lan tỏa tác động tích cực của VKTTĐPN. Tốc độ tăng bình quân khu vực dịch vụ 1997 – 2002 của vùng đạt 7,69% (trong khi tốc độ tăng GDP là 10,74%).
- Tỷ trọng khu vực dịch vụ của VKTTĐPN có xu hướng giảm là điều rất đáng quan tâm. Qua số liệu tính toán cho thấy tỷ lệ dịch vụ của VKTTĐPN giảm từ 44,4% (1996) xuống 36,07% (2002), trong đó ở TP.HCM tỷ lệ này giảm từ 57,0% xuống 51,65%, tỉnh Ðồng Nai từ 27,75% giảm xuống 25,4%, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu giảm từ 19,11% xuống 10,56% và tỉnh Bình Dương giảm từ 28,35% xuống 26,0%. Sự giảm sút tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu GDP do sự tăng trưởng các ngành dịch vụ không tương ứng với tốc độ tăng trưởng công nghiệp, là dấu hiệu bất hợp
- lý trong cơ cấu kinh tế VKTTĐPN. Nếu xu thế này không được điều chỉnh kịp thời trên cơ sở các chính sách ưu tiên đầu tư thúc đẩy phát triển mạnh thương mại, dịch vụ, du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ vận tải, bưu điện... thì các yếu tố bất lợi cho phát triển kinh tế của vùng sẽ nảy sinh tiếp tục làm giảm tốc độ tăng trưởng công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung của vùng. Bên cạnh đó, kể từ đầu năm 2007, nền kinh tế nước ta chính thức trở thành một nền kinh tế thành viên của Tổ Chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này đem đến những cơ hội và thách thức đan xen nhau
- đối với cơ cấu kinh tế Vùng và việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng. Cụ thể, hội nhập WTO có thể tác động đến chuyển dịch cơ cấu trên các nội dung sau: Việt Nam có cơ hội tham gia ngày càng sâu hơn và rộng hơn vào phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hội nhập WTO tạo áp lực thúc đẩy cải cách kinh tế trong nước, đáng chú ý là cải cách về thể chế kinh tế cho phù hợp với luật chơi quốc tế và trình độ phát triển của nền kinh tế, cải
- cách về cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ cấu kinh tế đang chịu áp lực thay đổi dưới tác động của hội nhập WTO. Hội nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý. Những điều này có tác động mạnh đến cơ cấu nguồn lực đầu vào của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì thế, có thể thấy rằng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ hội nhập WTO càng trở nên vô cùng quan trọng và mang tính thời sự trong quá trình phát triển kinh tế Vùng hướng
- đến mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững. Với ý nghĩa đó, đề tài “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hội nhập WTO” trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Mục tiêu chung của đề tài là xây dựng những luận cứ khoa học, căn cứ thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế của VKTTĐPN trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, về ảnh hưởng của WTO đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng, và về những vấn đề mấu chốt đặt ra cần giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu
- kinh tế Vùng. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất hệ thống quan điểm, định hướng và giải pháp giải quyết các vấn đề nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng trong thời kỳ hội nhập WTO. Để đạt được mục tiêu chung, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Hệ thống lý luận về cơ cấu kinh tế, kinh tế vùng lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong tăng trưởng và phát triển kinh tế; lý luận về ảnh hưởng của WTO đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Phân tích cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu, cũng như ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng và phát triển kinh tế VKTTĐPN trong thời gian gần đây, đặc biệt là hai năm 2007 và 2008. Xác định các vấn đề mấu chốt đang đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng dưới ảnh hưởng của hội nhập WTO. Xác định quan điểm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ hội nhập WTO.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng trong thời kỳ hội nhập WTO. Để đạt các mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, đề tài tập trung các nội dung nghiên cứu sau: Nội dung thứ nhất: Nội dung lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trong tăng trưởng và phát triển kinh tế; lý luận về tác động của hội nhập WTO đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Nội dung thứ hai: Tình hình cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN trong
- những năm gần đây, đặc biệt trong hai năm 2007 và 2008 khi Việt Nam đã gia nhập WTO. Nội dung thứ ba: Đánh giá ảnh hưởng có thể có của hội nhập WTO lên cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN và các vấn đề mấu chốt đang đặt ra trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế VKTTĐPN dưới ảnh hưởng của hội nhập WTO. Nội dung thứ tư: Xây dựng quan điểm, đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng trong thời kỳ hội nhập WTO.
- Để đạt mục tiêu nghiên cứu đặt ra, đề tài xây dựng khung phân tích vấn đề và sử dụng các phương pháp nghiên cứu tương ứng đối với các vấn đề cụ thể. Khung phân tích vấn đề Đề tài sử dụng cách tiếp cận hệ thống, triển khai theo nguyên tắc từ hệ thống chung đến các bộ phận. Trước hết, đề tài phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế dưới tác động của hội nhập WTO. Kế đến, đề tài phân tích mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu các đầu vào với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- cũng như mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành với tăng trưởng kinh tế dưới tác động của hội nhập WTO. Cụ thể trong Hình 1 dưới đây: Hình 1: Khung phân tích của đề tài
- Môi trường, thể chế kinh tế - chính trị Vốn tự nhiên Vốn con người Thị trường Tăng trưởng WTO hàng hóa, kinh tế dịch vụ Vốn vật chất Tiến bộ công nghệ Chuyển dịch cơ CD cơ cấu cấu đầu vào (vốn, lao ngành động, tiến bộ công kinh tế và nội nghệ) ngành Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích thống kê, phương pháp
- chuyên gia, và phương pháp phỏng vấn sâu. Trong đó, phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân tích thống kê và phương pháp chuyên gia. Phân tích thống kê: Sử dụng các số liệu thống kê để so sánh tìm ra các kết luận khoa học. Phương pháp chuyên gia: Tổ chức hội thảo trong quá trình thực hiện nhằm tìm kiếm sự thống nhất trong các phân tích, đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp, kiến nghị. Chuyên gia là các cán bộ chỉ đạo thực tiễn của tỉnh và một số nhà nghiên cứu trong và ngoài tỉnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá tại CTTMTH tỉnh Nam Định
63 p | 459 | 160
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tăng trưởng nông nghiệp bền vững thành phố Cần Thơ
120 p | 417 | 133
-
Luận văn: Giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
94 p | 306 | 116
-
Luận văn Thạc sĩ: Thực trạng và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
163 p | 184 | 54
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
125 p | 110 | 29
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
123 p | 100 | 15
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận Âm nhạc: Dạy học đàn electric guitar hệ trung cấp âm nhạc, trường đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
117 p | 94 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Giải pháp đẩy mạnh chyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
122 p | 29 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại quận Long Biên, thành phố Hà Nội
100 p | 30 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp gắn với phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
109 p | 36 | 7
-
Luận văn Thạc sỹ Khoa học kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trong tiến trình đô thị hoá ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
130 p | 70 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
110 p | 21 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ ngành Lý luận Mỹ thuật: Dạy học Mĩ thuật ngoài lớp ở Trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm Ecopark
88 p | 59 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các sở thuộc tỉnh Quảng Nam
96 p | 15 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Lạng Sơn
117 p | 20 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Sơn La theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
99 p | 17 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh Nam Định
111 p | 27 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn