Luận văn: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo tại Công ty siêu thị Hà Nội
lượt xem 19
download
Mời các bạn cùng tham khảo, tìm hiểu về luận văn: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo tại Công ty siêu thị Hà Nội để có thể thực hiện được bài luận văn cùng chủ đề của mình được tốt nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo tại Công ty siêu thị Hà Nội
- LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong trường Đại h ọc Thương Mại đã tạo điều kiện cho em được học tập và đã tận tình giảng dạy cho em những kiến thức bổ ích. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo ThS. Vũ Thị Hồng Phượng – giáo viên hướng dẫn đã nhiệt tình giúp đ ỡ em hoàn thành chuyên đề này. Sau nữa em xin cảm ơn các cô chú, anh chị trong Công ty Siêu th ị Hà N ội đã hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tham gia thực tập tại công ty. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã đ ộng viên khích lệ và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Do thời gian cũng như khả năng bản thân còn hạn chế nên chuyên đề tốt nghiệp này còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý ki ến đóng góp, phê bình của độc giả. Em xin chân thành cảm ơn. 1
- MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................................. 2 Danh mục biểu đồ.................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI............................................................................................... 4 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài...........................................................................4 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài......................................................................6 1.3. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................................... 7 1.4. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................ 7 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung vấn đề nghiên cứu...................................8 1.5.1. Một số khái niệm............................................................................................................8 1.5.2. Một số lý thuyết liên quan phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo.........................10 1.5.3. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu.......................................................................13 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY......................................................................................................... 14 2.1. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 14 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu......................................................................................14 2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.....................................................................................15 2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại Công ty siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà Nội trong thời gian gần đây................................................................................................................................. 16 2.2.1. Khái quát về Công ty siêu thị Hà Nội............................................................................16 2.2.2. Khái quát tình hình phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại công ty siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà Nội trong thời gian gần đây................................................................17 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường Hà Nội.....................................................................................................................................19 2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập......................................................................23 2.3.1. Phân tích dữ liệu sơ cấp...............................................................................................23 2.3.2. Phân tích dữ liệu thứ cấp.............................................................................................24 1
- 3.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu.................................................................28 3.1.1. Những kết quả đã đạt được.........................................................................................28 3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................................................30 3.2. Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của Công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà Nội.............................................................................32 3.2.1. Giải pháp cho doanh nghiệp.........................................................................................32 3.2.2. Kiến nghị.......................................................................................................................35 DANH MỤC BẢNG BIỂU Danh mục bảng Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2006-2010).............18 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động thương mại của công ty (2006 -2010)..........20 1
- Bảng 2.3. Cơ cấu đóng góp vào doanh thu của mặt hàng bánh kẹo............21 Danh mục biểu đồ Hình 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2006 -2010) ...........19 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI. 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài. Sau khi hội nhập kinh tế thế giới, các kênh phân phối như cửa hàng ti ện l ợi, siêu thị, trung tâm thương mại,… phát triển rộng khắp trên cả nước, đã góp ph ần gi ải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Cùng với sự phát triển l ớn mạnh của 1
- đất nước, các công ty sản xuất bánh kẹo nội địa ngày càng kh ẳng đ ịnh vị thế quan trọng của mình trên thị trường. Đời sống nhân dân cũng được dần cải thiện. Thị trường nước ta với hơn 86 triệu dân với cơ cấu dân số trẻ, kinh tế phát triển nhanh, mức sống và thu nhập ngày càng cao khiến nhu cầu về sản phẩm bánh kẹo ngày càng tăng cao. Hiện nay trên thị trường Hà Nội có khoảng 100 siêu thị trong đó có khoảng 65 siêu thị kinh doanh mặt hàng tiêu dùng trong đó mặt hàng bánh kẹo được coi là rất phổ biến nên nó có mặt ở hầu hết các siêu thị lớn nhỏ trên thị trường Hà Nội. Trong tương lai còn có nhiều siêu thị mọc lên do Hà Nội mở rộng. Từ đó có thể thấy được rằng triển vọng kinh doanh mặt hàng bánh kẹo là tương đối cao. Tuy nhiên, mặt hàng bánh kẹo cũng gặp khó khăn về nguyên liệu đầu vào do phần l ớn nguyên liệu sản xuất là nhập khẩu, cộng với các chi phí khác đã ảnh h ưởng không nhỏ tới giá thành của sản phẩm khi khi đưa vào tiêu thụ tại các siêu thị. Bánh kẹo là một trong những mặt hàng rất thông dụng, có mặt hầu hết tại các siêu thị kinh doanh hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, thực tế lượng tiêu thụ bánh k ẹo c ủa Việt Nam còn thấp so với nhiều nước, chỉ đạt mức 1,8kg/người/năm trong khi trung bình thế giới là 2,8kg/người/năm. Cùng với sự phát triển kinh tế và sự gia tăng quy mô dân số vậy như đứng trước yêu cầu ngày càng cao của cạnh tranh trên thị trường Hà Nội thì tập trung các giải pháp phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo là cần thiết và cần phải nghiên cứu kỹ. Công ty Siêu thị Hà Nội (Hapromart) là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, là đơn vị đi đầu trong hoạt động phát triển chuỗi siêu thị, c ửa hàng tiện ích. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh như hiện nay, Hapromart cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các yếu tố trên bởi mặt hàng bánh kẹo là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty. Bên cạnh đó, thị phần của công ty trên th ị trường Hà Nội chỉ chiếm khoảng 10% do khả năng cạnh tranh kém và khả năng quản lý cũng như chi cho phát triển các chuỗi siêu thị còn hạn chế. Hà Nội là một thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng tuy nhiên chưa được công ty quan tâm và khai 1
- thác đúng mức. Vì vậy, việc phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo là cấp thi ết để công ty tăng tính cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Sau khi tìm hiểu các khó khăn của công ty cùng với các kiến thức thực tế hiện nay em thấy rằng: Hiện nay, công ty còn gặp rất nhiều khó khăn trong vi ệc phát triển thương mại cho hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, em đã quyết định lựa chọn đề tài : “Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà N ội ” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Để phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường Hà Nội trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, chuyên đề khảo sát th ực tr ạng phát tri ển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty trên thị trường Hà Nội, thông qua đi ều tra, khảo sát thực tế và các bản báo cáo tổng kết của công ty. T ừ đó t ập trung vào nhóm giải pháp phát triển thương mại theo hướng cải thiện quy mô, chất lượng sản phẩm nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả thương mại, cũng như tối đa hóa l ợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu. Chuyên đề tập trung giải quyết các vấn đề thông qua việc trả lời các câu hỏi: - Mặt hàng bánh kẹo có đặc điểm gì, phát triển mặt hàng chịu ảnh h ưởng bởi những nhân tố nào và những chỉ tiêu nào phản ánh phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo ? - Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại công ty Siêu thị Hà Nội hiện nay như thế nào ? - Doanh nghiệp phải làm thế nào để phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo theo hướng cải thiện quy mô, chất lượng thương mại mặt hàng bánh kẹo nhằm 1
- tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả thương mại, cũng như tối đa hóa l ợi ích mà khách hàng mong đợi trên thị trường mục tiêu ? 1.3. Mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu lý luận: Chuyên đề làm rõ một số khái niệm cơ bản về khái niệm thương mại, phát triển thương mại và lý thuyết khác liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo. Mục tiêu thực tiễn: Dựa trên những lý luận đã nêu cùng với quá trình thực tập qua tìm hiểu thị trường mặt hàng bánh kẹo trên thị trường Hà Nội nói chung và nghiên cứu tại công ty Siêu thị Hà Nội nói riêng, chuyên đề nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường Hà Nội của Công ty Siêu thị Hà Nội. Trên cơ sở lý luận và thực tế nghiên cứu, chuyên đề đề xuất một số giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường Hà Nội của Công ty Siêu thị Hà Nội. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. Thực tế, hoạt động kinh doanh của công ty Siêu thị Hà Nội rất đa d ạng, bao gồm hoạt động các chuỗi siêu thị trong nội thành Hà Nội với các mặt hàng rất phong phú. Tuy nhiên, căn cứ vào các vấn đề cấp thiết đặt ra trên bình di ện chung v ề kinh tế và quản lý thương mại mặt hàng bánh kẹo, em xin đề xuất phạm vi nghiên c ứu của đề tài như sau: Về nội dung nghiên cứu: Phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty siêu thị Hà Nội. 1
- Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại các chuỗi siêu thị của công ty siêu thị Hà Nội trên địa bàn Hà Nội: chuỗi siêu thị Thanh Xuân, chuỗi siêu thị Hapro Mart Giảng Võ và các của hàng tiện ích của Công ty Siêu thị Hà Nội. Về phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển của thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty trên thị trường Hà Nội qua thời gian từ 2006 đến nay. Qua đó đưa ra các giải pháp về thị trường nhằm phát triển thương mại bánh kẹo tại công ty. Các giải pháp đó áp dụng giai đoạn từ nay đến năm 2015. 1.5. Một số khái niệm và phân định nội dung vấn đề nghiên cứu. 1.5.1. Một số khái niệm. 1.5.1.1. Mặt hàng bánh kẹo. Bánh kẹo là một trong những mặt hàng thực phẩm dinh dưỡng thông dụng trong nền kinh tế. Mặt hàng bánh kẹo không chỉ được sử dụng trong tiêu dùng nh ư một loại thực phẩm thông thường mà nó còn mang biểu tượng của sự sang trọng và lịch sự khi người ta sử dụng nó như một món quà đầy ý nghĩa. Bánh kẹo ngoài nhu cầu sử dụng hằng ngày mà bánh kẹo còn được chủ y ếu tiêu thụ trong mùa lễ tết, lễ hội, do vậy quá trình sản xuất mang tính thời vụ cao. Thành phần chế biến: Sản phẩm bánh kẹo được chế biến từ các nguyên liệu chủ yếu là: - Bột mì - Các chất ngọt: Đường saccharose, mật tinh bột, mạch nha, đường hóa học, các chất béo: bơ, shortening, magarine. - Nguyên phụ liệu: Sữa, trứng, acide thực phẩm, tác nhân tạo gel, tạo kẹo đông. 1
- - Phụ gia: Chất tạo xốp, làm nở, chất tạo nhũ, chất chống oxy hóa, chất tạo mầm cưỡng bức, hương liệu và mầu thực phẩm. Các nguyên liệu này dễ bị vi sinh vật phân hủy. Bánh kẹo phục vụ nhu cầu ăn uống, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng nên thời gian bảo quản của bánh kẹo ngắn, thường trong khoảng 3 tháng. Vì vậy quá trình sản xuất bánh kẹo yêu cầu vệ sinh công nghệ cao, khối lượng sản phẩm sản xuất phù hợp với khả năng tiêu thụ để đảm bảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Phân loại sản phẩm bánh kẹo: Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại sản phẩm bánh kẹo trên thị trường trong đó có một số tiêu thức phân loại cơ bản sau: - Phân loại theo xuất xứ của sản phẩm gồm có: Bánh kẹo nội: là loại bánh kẹo được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước. Bánh kẹo ngoại nhập: là loại bánh kẹo được sản xuất bởi các doanh nghi ệp n ước ngoài và được nhập vào thị trường nước ta. - Phân loại theo hình dáng bao bì sản phẩm gồm có: Bánh kẹo hộp: là loại bánh kẹo được đóng gói trong hộp với các chất liệu nhựa, giấy, kim loại… Bánh kẹo túi: là loại bánh kẹo được đóng trong các túi với chất li ệu bằng v ải và nhựa - Phân theo trạng thái của sản phẩm bao gồm có: Bánh và kẹo. Bánh gồm có: bánh biscuit, bánh cake, bánh cookies. Kẹo gồm có: kẹo cứng, kẹo mềm. 1.5.1.2. Phát triển thương mại. Khái niệm thương mại: Thương mại là một phạm trù kinh tế ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế hang hóa. Với tầm quan tr ọng của 1
- mình, phạm trù thương mại đã được nghiên cứu khá rộng rãi. Vì vậy có khá nhi ều cách hiểu khác nhau về thương mại. - Bản chất: “Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận”. Khái niệm phát triển thương mại. Phát triển thương mại là tất cả các hoạt động của con người tác động theo hướng tích cực đến lĩnh vực thương mại (mua bán sản phẩm , dịch vụ và các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy quá trình mua bán sản phẩm dịch vụ) làm cho lĩnh vực này ngày càng mở rộng về quy mô, tăng về chất lượng, nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững. Sự phát triển thương mại sản phẩm theo chiều sâu thể hiện ở việc công ty phân phối sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu đa dạng của nhóm khách hàng khác nhau. Sự phát triển thương mại theo chiều rộng thể hiện ở việc công ty phân phối sản phẩm nhằm đáp ứng đồng bộ một loại nhu cầu của khác hàng 1.5.2. Một số lý thuyết liên quan phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo. 1.5.2.1. Vai trò của phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường Hà Nội Đối với người tiêu dùng, phát triển thương mại giúp người tiêu dùng mua được hàng với mức giá cạnh tranh, có chất lượng tốt, mẫu mã kiểu dáng đa dạng hơn. Khách hàng được tiếp cận cách thức mua hàng tiện lợi, hiện đại hơn. V ới các chương trình khuyến mãi. Qua đó thấy được việc phát triển thương mại giúp người tiêu dùng tăng lợi ích khi tiêu dùng sản phẩm, tiết kiệm chi tiêu. Đối với doanh nghiệp kinh doanh siêu thị, phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Sản phẩm được 1
- tiêu thụ có nghĩa là nó được người tiêu dùng chấp nhận. Sản phẩm càng tiêu th ụ được nhiều có nghĩa là uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Từ đó làm tăng lợi nhuận, tăng vốn, cải thiện kết cấu tài chính theo h ướng an toàn và có l ợi cho doanh nghiệp. Qua đó tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng v ững mạnh, nâng cao khả năng canh tranh của doanh nghiệp đối với đối tác trên thị trường. Đối với kinh tế - xã hội, phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên th ị trường Hà Nội đảm bảo cân đối cung- cầu, đảm bảo hoạt đ ộng s ản xuất c ủa các doanh nghiệp diễn ra bình thường, giữ bình ổn, tránh được sự mất cân đối trong xã hội. Sản phẩm tiêu thụ được nhiều làm thúc đẩy các nhà sản xuất bánh kẹo phát triển. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp này phát triển, góp phần vào việc nâng cao trình độ khoa học về dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng của ngành thực phẩm và đồ uống trong nền kinh tế. 1.5.2.2. Chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo Các hoạt động nhằm phát triển thương mại thì phải đảm bảo làm cho lĩnh vực này có sự mở rộng về quy mô, sự thay đổi về chất lượng, nâng cao tính hi ệu quả kinh tế và đảm bảo phát triển bền vững hoặc cả bốn vấn đề sau. - Sự mở rộng về quy mô thương mại: Mở rộng quy mô thương mại tức là làm cho lĩnh vực thương mại có s ự gia tăng sản lượng tiêu thụ và có sự mở rộng về thị trường tiêu thụ ở các khu v ực trên đại bàn Hà Nội và xa hơn nữa là các tỉnh phía Bắc như Bắc Kạn, Yên Bái ... Các siêu thị phải tìm cách tăng sản lượng bán ra, tăng cường nỗ lực thu hút khách hàng đ ể đẩy mạnh tiêu thụ cho Công ty Siêu thị Hà Nội. Phát triển thương mại v ề m ặt quy mô là tạo đà cho sản phẩm bán nhiều hơn, quay vòng nhanh và giảm bớt th ời gian trong quá trình lưu thông. 1
- - Lĩnh vực thương mại phải có sự thay đổi về chất lượng: Phát triển thương mại sản phẩm về mặt chất lượng là sự đổi mới, cải tiến hoạt động thương mại sản phẩm nhằm tạo lòng tin của khách hàng đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân viên. Phát triển thương mại góp phần thõa mãn hơn nhu cầu của khách hàng, khắc phục nhược điểm còn tồn tại trong s ản phẩm. Lĩnh vực thương mại có sự dịch chuyển về cơ cấu hàng hóa theo hướng gia tăng hàng hóa có chất lượng tốt, khai thác hiệu quả thị trường cũ đ ồng th ời ti ếp tục mở rộng thêm các thị trường tiềm năng. Để có thể phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty trên th ị trường Hà Nội thì cần đảm bảo các yếu tố: phải nhập những loại bánh kẹo có chất lượng phải theo tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Thường xuyên chọn những mẫu mã bánh kẹo mới để làm phong phú thêm mặt hàng bánh kẹo… - Phát triển thương mại gắn liền với việc nâng cao hiệu quả: Phát triển thương mại là hoạt động làm tăng giá trị gia tăng, nâng cao l ợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả xã hội. Các yếu tố về mặt xã hội: dân c ư, quy mô dân số… phát triển thương mại tác động trực tiếp tới các nhân tố trên. Để nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả lĩnh vực thương mại nói riêng là việc sử dụng tất cả các biện pháp tác động đến kết quả và chi phí hoặc c ả hai đ ại l ượng. Nâng cao hiệu quả đối với mặt hàng bánh kẹo là việc tác động mở rộng th ị trường, nâng cao tầm quan trọng của mặt hàng này trên thị trường. Đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của mặt hàng bánh kẹo. - Phát triển thương mại hướng đến tính bền vững. Phát triển thương mại hướng tới phát triển bền vững với mục tiêu gia tăng lợi nhuận, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời bảo vệ môi trường. Hay nói khác đi là phải bi ết kết h ợp giữa mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường thì sự phát triển thương mại nói chung và lĩnh vực 1
- thương mại sản phẩm nói riêng mới bền vững và lâu dài không ảnh hưởng đến việc phát triển trong tương lai. 1.5.3. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu. Hiện nay công ty Siêu thị Hà Nội đang đứng trước những khó khăn và thách thức do doanh thu của công ty biến động, quy mô siêu thị còn nhỏ, thị phần của công ty chỉ chiếm 1 phần nhỏ so với thị trường Hà Nội. Trong đó, mặt hàng bánh kẹo chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong cơ cấu mặt hàng của công ty. Vì vậy phát tri ển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty là thiết yếu trong giai đoạn hiện nay. Chính vì những lý do trên nên em chọn đề tài: “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại Công ty Siêu thị Hà Nội trên th ị trường Hà Nội” Chuyên đề hệ thống lại một số vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo như: khái quát về mặt hàng bánh kẹo, bản chất thương mại và phát triển thương mại, các lý thuyết liên quan phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo như vai trò của phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo, các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại và các nhân tố ảnh hưởng đ ến phát tri ển thương mại mặt hàng bánh kẹo. Chuyên đề chủ yếu nghiên cứu các yếu tố về phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo. Tổng hợp dữ liệu sơ cấp và thứ cấp từ các nguồn điều tra, ph ỏng vấn, báo cáo tài chính của công ty, tình hình tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo, hi ệu qu ả kinh doanh của công ty trong khoảng thời gian từ 2006 đến nay. Thông qua quá trình phân tích trên, chuyên đề chỉ ra những kết qu ả đ ạt đ ược và những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty siêu thị Hà Nội. Trên cơ sở những tồn tại, đề tài đã đ ưa ra nh ững giải pháp theo hướng cải thiện quy mô, chất lượng thương mại mặt hàng bánh kẹo 1
- nhằm tối đa hóa tiêu thụ và hiệu quả thương mại, cũng như tối đa hóa l ợi ích mà khách hàng mong đợi. Trong đó tập trung chủ yếu vào một số giải pháp như đẩy mạnh hoạt động điều tra nghiên cứu thị trường, tăng ngân sách cho hoạt đ ộng phát triển thị trường, hoàn thiện chính sách chủng loại và cơ cấu mặt hàng. Kết cấu của chuyên đề gồm 3 chương. Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài. Chương II: Phương pháp nghiên cứu và tình hình phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà Nội trong th ời gian gần đây. Chương III: Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà Nội CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI MẶT HÀNG BÁNH KẸO TẠI CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu Thu thập dữ liệu là một phần không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu bất cứ một vấn đề nào. Đây là nguồn kiến thức quý giá được tích lũy trong một th ời gian nhất định. Chính vì vậy việc thu thập dữ liệu sẽ giúp cho người nghiên cứu nắm được vẫn đề nghiên cứu, tìm ra phương pháp thích hợp. 1
- • Thu thập dữ liệu sơ cấp, đó là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra thống kê. - Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn đ ể tìm hiểu tổng quan những vấn đề mà số liệu từ dữ liệu thứ cấp chưa cung cấp đầy đủ. - Mục đích thu thập: Phương pháp này dùng để thu thập ,tìm hiểu về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty . - Cách thức thu thập: Phát phiếu điều tra cho 15 nhân viên trong công ty . Phương pháp này được sử dụng ở phần 2.3.1 ( phân tích dữ liệu sơ cấp ) • Thu thập dữ liệu thứ cấp. Đó là những tài liệu có nguồn gốc từ tài liệu sơ cấp đã được phân tích, giải thích, thảo luận, diễn giải.. - Thu thập dữ liệu thứ cấp thông qua thu thập nguồn thông tin sẵn có. - Mục đích thu thập: Phương pháp này dùng để thu thập, hệ thống lại những thông tin từ những nguồn có sẵn như sách báo, internet, các báo cáo tài chính một cách đầy đủ và chính xác nhất. - Cách thức thu thập: Tìm kiếm tài liệu trên các tạp chí kinh tế, thu tập các tài liệu và luận văn, chuyên đề có tại thư viện, internet và số liệu do phòng kế toán - tài chính của công ty cung cấp trong quá trình thực tập. Phương pháp này được sử dụng ở phần 2.3.2 ( phân tích số liệu thứ cấp ) 2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp so sánh Phương pháp được sử dụng để so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ khác nhau hoặc so sánh hoạt động thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty với các đối thủ 1
- cạnh tranh để đánh giá sự phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp chỉ số Các chỉ số được sử dụng để đánh giá sự tăng lên hoặc giảm xuống, tỷ trọng, thị phần tiêu thụ mặt hàng bánh kẹo của công ty trên các thị trường khác nhau từ đó đánh giá được các vấn đề phát triển thương mại mặt hàng này. - Phương pháp diễn giải Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt chuyên đề giúp cho người đọc có thể hiểu rõ hơn các vấn đề trong chuyên đề. - Phương pháp khác Phương pháp chủ yếu sử dụng các phần mềm Excel, Word để từ đó có thể phân tích, đánh giá thực trạng và dự báo tương lai về thương mại mặt hàng bánh kẹo. 2.2. Đánh giá tổng quan tình hình và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại Công ty siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà Nội trong thời gian gần đây. 2.2.1. Khái quát về Công ty siêu thị Hà Nội Công ty Siêu thị Hà Nội có tiền thân là Công ty Bách hoá Hà Nội; đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Được thành lập ngày 28 tháng 9 năm 1954, có nhiệm vụ phân phối hàng hoá phục vụ nhân dân trong thời kỳ Thủ đô Hà Nội giải phóng; phát triển ngành Thương mại Thủ đô trong thời kỳ miền Bắc xây dựng Xã hội chủ nghĩa và thống nhất đất nước, Công ty Bách hoá Hà Nội luôn là lá c ờ đ ầu của ngành Thương mại Thủ đô. 1
- Thương hiệu Hapromart được Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) giao cho Công ty Siêu thị Hà Nội quản lý. Sau gần 3 năm phát triển, Hapromart đã có hơn 30 Siêu thị, cửa hàng tiện ích hoạt động tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Hiện tại, Công ty Siêu thị Hà Nội kinh doanh đa dạng với nhiều lĩnh vực như: kinh doanh bán lẻ, bán buôn, cho thuê mặt bằng, gian hàng, văn phòng, kinh doanh các dịch vụ thương mại, ăn uống, thẩm mỹ,… Bốn tiêu chí kinh doanh của công ty đó là: Chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý, phục vụ tận tình, tiện ích tối đa, 2.2.2. Khái quát tình hình phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo tại công ty siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà Nội trong thời gian gần đây. Là một công ty không phải là lớn trong lĩnh vực kinh doanh siêu th ị, công ty đã gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên công ty đã có nhiều nỗ lực để phát triển và khai thác tốt các cơ hội thị trường để có thể kinh doanh hiệu quả. - Khái quát thực trạng thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường Hà Nội. Về nguồn cung bánh kẹo của Công ty siêu thị Hà Nội. Hiện nay, ước tính cơ cấu mặt hàng bánh kẹo chiếm 9% tổng khối lượng sản phẩm kinh doanh của công ty. Sản phẩm chính trong cơ cấu mặt hàng này là bánh mì – bánh ngọt, kem, sô cô la, thạch rau câu, kẹo, bánh quy nội, bánh quy ngoại, bánh truyền thống Việt Nam: bánh trung thu, bánh cốm. Loại mặt hàng này chiếm vị trí khá cao trong tổng khối lượng sản phẩm vì nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng về bánh kẹo nhất là trẻ em là khá cao. Bên cạnh đó, nhu cầu này cũng tăng cao vào các dịp lễ tết và đợt nghỉ dài ngày như nghỉ hè. Mặt hàng bánh kẹo của Công ty Siêu thị Hà Nội được cung cấp từ hai nguồn: nhập khẩu và sản xuất trong nước. Bánh kẹo nhập khẩu chủ yếu được nhập về từ 1
- các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo từ Hàn Quốc(bánh phủ socola), Đan Mạch, Anh, Nhật(bánh quy)... Theo ước tính hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ. Các doanh nghiệp trong nước với một loạt các tên tuổi lớn như Kinh đô (bao gồm cả Kinh đô miền Nam và Kinh đô mi ền B ắc), Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam ước tính chiếm tới 75-80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20%-25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với s ự đa dạng trong sản phẩm (cho nhiều đối tượng khách hàng khác nhau), chất lượng khá tốt, phù h ợp với khẩu vị của người Việt Nam. Cầu về mặt hàng bánh kẹo của Công ty siêu thị Hà Nội. Hà Nội là một thị trường lớn với dân số cao, khoảng 6,5 triệu người, thu nhập trung bình lại khá cao nên nhu cầu về mặt hàng bánh kẹo là rất l ớn. Mức tiêu th ụ trung bình của người dân tại Hà Nội về bánh kẹo là 1,8kg/người/năm. Những người tiêu dùng chủ yếu mặt hàng bánh kẹo của công ty là người tiêu dùng cá nhân và h ộ gia đình. Theo thống kê của công ty thì mỗi ngày công ty đón từ 17 – 20000 l ượt khách đến mua sắm tại các siêu thị của công ty. Những ngày cuối tuần có thể lên tới 24000 lượt khách. Trong số đó có khoảng 50 – 60% số lượt khách/ngày trên chỉ mua bánh kẹo hoặc mua kèm thêm bánh kẹo. Về đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh của Công ty Siêu thị Hà Nội trên thị trường Hà Nội bao gồm rất nhiều các siêu thị, cửa hàng tiện ích siêu thị Fivimart, Big C, Hà Nội Marko, Tultraco,… Thị trường bán lẻ mở cửa, sự phát triển của hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại tạo sức ép cạnh tranh lớn cho công ty. Theo thống kê, trên địa bàn Hà Nội có 11 trung tâm thương mại, 65 siêu thị, chiếm 20-21% tổng s ố siêu thị, trung tâm thương mại của cả nước. Dù đã tạo dựng cho mình tên tuổi trên thị trường bán lẻ Hà Nội nhưng nếu không có biện pháp cạnh tranh thì hi ệu quả vị thế sẽ bị đe dọa. 1
- - Quy mô doanh thu thương mại về mặt hàng bánh kẹo của công ty. Năm 2006 tổng doanh thu từ mặt hàng bánh kẹo của công ty đạt 11299,05 triệu đồng, năm 2007 là 14575,41 triệu đồng tăng 29 % so với năm 2006. Năm 2008 doanh thu của công ty là 16511,022 triệu đồng tăng 13,28 % so với năm 2007. Tổng doanh thu trong năm vừa qua 2010 là 23120,73 triệu đồng so với năm trước đó 2009 là 20518,245 triệu đồng tăng 12,7 %. Nhận thấy doanh thu từ mặt hàng bánh kẹo các năm liên tiếp của công ty tăng chứng tỏ quy mô thương mại mặt hàng bánh kẹo c ủa công ty tăng, tuy nhiên tốc độ tăng chưa ổn định do thị trường có nhiều bi ến đ ộng, khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn còn hạn chế. 2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo trên thị trường Hà Nội Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ví dụ như sự tác động kinh tế trong và ngoài nước ,về nguồn cung ứng , đối thủ cạnh tranh.... Có thể chia các nhân tố này thành hai nhóm: Ảnh hưởng của môi trường nội tại công ty và ảnh hưởng của môi trường bên ngoài công ty 2.2.3.1. Ảnh hưởng của môi trường nội tại công ty. Về cơ sở hạ tầng. Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh, có cơ cấu chủng loại hàng hoá phong phú, đa dạng, bảo đ ảm chất lượng. Do đó yêu cầu về cơ sở vật chất là tất cả phải đều được trang bị bằng các thiết bị hiện đại, có hệ thống công nghệ xử lý nhanh chóng kịp thời ph ục v ụ tốt cho hoạt đ ộng sản xuất kinh doanh. Diện tích rộng lớn phục vụ tốt cho hoạt động trong việc phân bổ các khu vực trưng bày hàng hóa và phối hợp tạo s ự thông thoáng và đ ẹp đ ẽ thu hút khách hàng đặt chân vào. Các địa điểm chính của các siêu th ị thuộc công ty đ ều nằm trên các trục đường chính của Hà Nội như Lê Duẩn, Giảng Võ, Nguyễn Trãi… là lợi thế mà công ty có được để thu hút khách hàng. Các yếu tố trên đ ều tác đ ộng 1
- trực tiếp đến quy mô, chất lượng thương mại mặt hàng bánh kẹo của công ty trên thị trường Hà Nội. Về yếu tố quản lý và tài chính của công ty. Thành hay bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người (nguồn nhân lực) và tài chính của công ty. Nghiệp vụ, kỹ năng, tay nghề, tư tưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong công ty có tốt thì công ty mới vững, mới có đủ sức mạnh cạnh tranh. Hiện nay, số lượng nhân viên làm vi ệc tại các siêu thị của công ty Siêu thị Hà Nội ngày một tăng do sự gia tăng về quy mô của siêu thị. Nhưng có thực trạng chung đáng chú ý nhân viên tại siêu thị đều không được đào tạo một cách chính quy, có đi chăng nữa chỉ là đ ược đào tạo ngắn ngày. Đ ặc biệt vào những dịp lễ tết. Điều này thể hiện rõ sự không chuyên nghiệp của hoạt động kinh doanh siêu thị. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư đủ hay thiếu đều ảnh hưởng tới phát triển thương mại nói chung và phát triển thương mại mặt hàng bánh kẹo nói riêng. Thực tế, tại các siêu thị thuộc công ty Siêu thị Hà Nội như Hà Thành ở Thái Thịnh, C12 Thanh Xuân để phát triển thương mại công ty cần đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn hàng nhập… Trang thiết bị máy móc, kho bãi,… của công ty đầy đủ thì tạo điều ki ện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển trong phát tri ển th ương mại đặc biệt là thương mại mặt hàng bánh kẹo. 2.2.3.2. Ảnh hưởng của môi trường bên ngoài công ty. Về phía nguồn hàng cung cấp cho công ty. Các nhà cung cấp nguồn hàng cho công ty có thể gây khó dễ làm cho công ty, có khả năng bị giảm doanh thu do thiếu hàng hoặc bị chậm so tiến độ trong tr ường hợp có một hoặc một vài công ty có khả năng cung cấp nguồn hàng mà nó là m ặt 1
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác phát hành và thanh toán thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
99 p | 393 | 186
-
Báo cáo tốt nghiệp: Các giải pháp chủ yếu để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và tăng doanh thu tại công ty Điện Cơ Thống Nhất
82 p | 289 | 84
-
Luận văn: "Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty xuất nhập khẩu Thái Nguyên”
42 p | 211 | 70
-
Luận văn: Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng viên tại chi bộ Hàng Nón, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
42 p | 103 | 31
-
Luận văn tốt nghiệp: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác khai thác bảo hiểm con người tại văn phòng khu vực 5 - Pjico
73 p | 153 | 31
-
Báo cáo thực tập: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Đức
64 p | 129 | 28
-
Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên
85 p | 86 | 27
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị doanh nghiệp: Một số biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ống thép của Công ty TNHH Ống Thép 190 ở khu vực miền Bắc
72 p | 96 | 26
-
Luận văn: Thực trạng công tác huy động vốn và một số kiến nghị để đẩy mạnh công tác huy động vốntại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vụ Bản
74 p | 112 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
119 p | 14 | 11
-
Khóa luận tốt nghiệp: Một số biện pháp đẩy mạnh công tác hoạt động tín dụng tại Công ty Tài chính Bưu điện - Nguyễn Trường Giang
78 p | 100 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
117 p | 40 | 11
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ tại Công ty Vật liệu nổ Công nghiệp
81 p | 101 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh doanh và quản lý: Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính cấp phường tại thành phố Việt Trì – Phú Thọ
14 p | 47 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ công đoàn tại Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Nam
95 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2010-2020
161 p | 18 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp đẩy mạnh công tác truyền thông cho sản phẩm PNJSILVER tại Công ty PNJ
116 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn