intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: Dongcoxanh10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

15
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẨY MẠNH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế ĐẶNG TIẾN DŨNG Hà Nội - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐẨY MẠNH QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG CỦA DOANH NGHIỆP TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Họ tên học viên: Đặng Tiến Dũng Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên Hà Nội - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và thực hiện theo đúng quy định trong học thuật. Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của học viên. Các tài liệu và tư liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và các kết quả nghiên cứu là quá trình lao động trung thực của bản thân tôi. HỌC VIÊN Đặng Tiến Dũng
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Khoa Sau Đại học, Cơ sở Quảng Ninh Trường Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Thị Ngọc Quyên đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi cũng cảm ơn gia đình và các đồng nghiệp tại Đội Kiểm tra trật tự đô thị và môi trường Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện hỗ trợ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2021 . Học viên Đặng Tiến Dũng
  5. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài____________________________________________________1 2. Tổng quan nghiên cứu________________________________________________3 3. Mục tiêu nghiên cứu_________________________________________________5 3.1. Mục tiêu tổng quát_______________________________________________5 3.1. Mục tiêu cụ thể__________________________________________________5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu_______________________________________5 4.1. Đối tượng nghiên cứu_____________________________________________5 4.2. Phạm vi nghiên cứu______________________________________________5 5. Phương pháp nghiên cứu______________________________________________6 5.1. Dữ liệu________________________________________________________6 5.2. Phương pháp xử lý số liệu_________________________________________7 6. Ý nghĩa của luận văn_________________________________________________7 7. Kết cấu của luận văn_________________________________________________7 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP____________________________________________________________ 9
  6. 1.1. Một số khái niệm____________________________________________________9 1.1.1. Đô thị_________________________________________________________9 1.1.2. Đô thị hóa_____________________________________________________10 1.1.3. Quản lý đô thị__________________________________________________11 1.1.4. Trật tự xây dựng đô thị___________________________________________12 1.1.5. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị___________________________13 1.2. Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị đối với doanh nghiệp_____________14 1.2.1. Khái niệm_____________________________________________________14 1.2.2. Nội dung quản lý về trật tự xây dựng________________________________15 1.2.2.1. Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch___________________________16 1.2.2.2. Cấp và thu hồi giấy phép xây dựng______________________________19 1.2.2.3. Quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng________________________25 1.2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm hành chính trong xây dựng________________________________________________26 1.2.2.5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho cán bộ công chức quản lý về trật tự xây dựng___________________________________________36 1.2.2.6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự xây dựng________________36 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp (nói chung)_______________________________________________________________37 1.3.1. Hệ thống thể chế hành chính_______________________________________37 1.3.2. Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước_____________________39 1.3.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức_______________________________39 1.3.4. Tổ chức và hoạt động của hệ thống__________________________________41
  7. 1.3.5. Sự tham gia và ủng hộ của người dân________________________________41 1.4. Hoạt động quản lý về trật tự xây dựng đô thị ở một số địa phương tại Việt Nam__42 1.4.1. Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn________________________________42 1.4.2. Thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu_________________________________44 1.4.3. Bài học cho Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh______________________44 Tóm tắt chương 1______________________________________________________45 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH___________46 2.1. Giới thiệu chung về Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh___________________46 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển____________________________________46 2.1.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế________49 2.2. Thực trạng quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh_________________________________________________51 2.2.1. Các cơ sở pháp lý chính trong công tác quản lý trật tự xây dựng hiện hành__51 2.2.2. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định về Quản lý trật tự xây dựng đô thị_________________________________________________________________56 2.2.3. Lập quy hoạch đô thị và triển khai thực hiện quy hoạch đô thị____________57 2.2.4. Công tác cấp giấy phép xây dựng___________________________________63 2.2.5. Thanh kiểm tra xử lý vi phạm______________________________________64 2.3. Kết quả khảo sát công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh_______________________________________69 2.3.1. Kết quả khảo sát về công tác lập và triển khai thực hiện quy hoạch_________69 2.3.3. Kết quả khảo sát cấp giấy phép xây dựng_____________________________72
  8. 2.3.4. Kết quả khảo sát về công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm_______________74 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh_______________________________________75 2.4.1. Hệ thống thể chế hành chính_______________________________________75 2.4.2. Tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước_____________________76 2.4.3. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức_______________________________77 2.4.4. Tổ chức và hoạt động của hệ thống__________________________________77 2.4.5. Sự tham gia và ủng hộ của người dân________________________________79 2.5. Đánh giá công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh____________________________________________79 2.5.1. Kết quả đạt được________________________________________________79 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân__________________________________________81 2.5.2.1. Hạn chế____________________________________________________81 2.5.2.2. Nguyên nhân________________________________________________83 Tóm tắt chương 2______________________________________________________85 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TRẬT TỰ XÂY DỰNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH____________________________________________86 3.1. Mục tiêu và định hướng QLNN về TTXD đối với các DN đến năm 2025_______86 3.1.1. Mục tiêu_______________________________________________________86 3.1.2. Định hướng____________________________________________________87 3.2. Các giải giáp hoàn thiện công tác QLNN về TTXD đối với các DN tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh_________________________________________________88
  9. 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về cấp phép xây dựng và xử lý vi phạm trật tự xây dựng______________________________________________________88 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý về quy hoạch xây dựng___________________89 3.2.3. Tăng cường công tác quản lý về cấp phép xây dựng____________________92 3.2.4. Tăng cường năng lực của cán bộ quản lý trật tự xây dựng________________93 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm__________________________94 3.2.6. Phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý trật tự xây dựng________96 3.3. Kiến nghị về quản lý trật tự xây dựng___________________________________96 3.3.1. Chính Phủ và UBND Tỉnh Quảng Ninh______________________________96 3.3.2. Đối với UBND Thị xã Đông Triều__________________________________97 Tóm tắt chương 3______________________________________________________99 KẾT LUẬN PHỤ LỤC
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ tiếng việt HĐND Hội đồng nhân dân MTTQ Mặt trận tổ quốc QHXD Quy hoạch xây dựng QLNN Quản lý nhà nước TP Thành phố TTXD Trật tự xây dựng TTXDDT Trật tự xây dựng đô thị UBND Uỷ ban nhân dân
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình triển khai các dự án trên địa bàn Thị xã Đông Triều giai đoạn 2018 - 2020............................................................................................................................... 60 Bảng 2.2. Kết quả công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn Thị xã Đông Triều giai đoạn 2018 - 2020.............................................................................................................. 64 Bảng 2.3. Tình hình kiểm tra trật tự xây dựng trên địa bàn Thị xã Đông Triều 2018 - 2020................................................................................................................................. 65 Bảng 2.4. Kết quả xử lý vi phạm hành chính qua các năm 2018-2020.............................68 Bảng 2.5. Thống kê kết quả khảo sát về lập và triển khai thực hiện quy hoạch...............69 Bảng 2.6. Kết quả khảo sát về quản lý quy hoạch............................................................71 Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về cấp phép xây dựng...........................................................73 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về thanh kiểm tra xử lý vi phạm...........................................74
  12. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1.1. Hệ thống các cơ quan quản lý về trật tự xây dựng đô thị............................26 Hình 2.1. Bản đồ địa chính xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh ………………………….46
  13. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, chiến lược phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng, đô thị không chỉ là hạ tầng cơ bản của nền kinh tế mà còn là tâm điểm tăng trưởng kinh tế, là bộ mặt quốc gia và động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Do vậy, quản lý phát triển bền vững đô thị có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế và quốc gia nói chung, vì nó góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. Để một đô thị phát triển theo đúng định hướng, đúng quy hoạch thì vấn đề quản lý tốt trật tự xây dựng đô thị luôn là vấn đề nóng và thật sự cấp bách. Công tác quản lý trật tự xây dựng là một yêu cầu tất yếu vừa là nội dung trọng tâm của quản lý nhà nước về xây dựng. Nếu các nguyên tắc, quy trình và quản lý trật tự xây dựng có tính khoa học, gắn với thực tiễn và được tuân thủ một cách nghiêm minh thì công tác quản lý đô thị sẽ hiệu quả. Trong những năm gần đây, hệ thống đô thị Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng, tỷ lệ đô thị hóa tăng nhanh từ 19,6% với 629 đô thị năm 2009 lên khoảng 36,6% với 802 đô thị năm 2016. Tính đến hết năm 2018, Việt Nam đã có 819 đô thị (tăng 6 đô thị so với năm 2017); tỷ lệ đô thị hóa cả nước đạt khoảng 38,4% (tăng 0,9% so với năm 2017). Tăng trưởng đô thị nhanh nhất tập trung ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là Hải Phòng, Đà Nẵng, và Cần Thơ. Tính đến tháng 4/2019, số đô thị của cả nước đã tăng lên con số 830, bao gồm 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 19 đô thị loại I, 29 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 80 đô thị loại IV và 655 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước đến cuối năm 2019 đạt khoảng 40%. (Tổng cục thống kê, 2019) Tuy nhiên, trên thực tế việc vi phạm trật tự xây dựng tại Việt Nam là khá phổ biến và ngày càng phức tạp, không phải công trình xây dựng nào được triển khai cũng đảm bảo đúng trật tự xây dựng. Dường như đây chính là mặt trái của quá trình đô thị hoá với tốc độ quá nhanh, trong khi quản lý nhà nước về phát triển đô thị lại chưa thích ứng
  14. 2 và đáp ứng kịp. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng đô thị đã và đang là một vấn đề nóng trong các đô thị nước ta hiện nay (Tổng cục thống kê, 2019). Điều này đòi hỏi công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị phải được quan tâm và triển khai chuyên nghiệp. Công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp trên địa Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, các công trình xây dựng trên địa bàn Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh đã từng bước được nâng cao chất lượng, công tác quản lý trật tự xây dựng của địa phương dần từng bước đã đi vào nề nếp (Cục thống kê Quảng Ninh, 2020). Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế trong quản lý trật tự xây dựng. Cụ thể:  Các văn bản pháp quy còn thiếu cụ thể, chưa đồng bộ;  Nhiều công trình xây dựng không đúng quy hoạch;  Các công trình phân bố trên địa bàn không theo kiến trúc cảnh quan đô thị, trật tự xây dựng còn nhiều tồn tại yếu kém, nhiều công trình xây dựng không phép hoặc xây dựng không đúng theo giấy phép.  Các chế tài xử lý vi phạm chưa nghiêm, chưa đủ mạnh và chưa kịp thời, đồng thời;  Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ công chức Nhà nước tại địa phương trong lĩnh vực này còn hạn chế kể cả về số lượng và chất lượng so với yêu cầu đặt ra của quản lý về trật tự xây dựng trong giai đoạn mới (Cục thống kê Quảng Ninh, 2019). Qua quá trình công tác thực tế tại Đội Kiểm tra trật tự đô thị và môi trường Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh, tác giả nhận thấy vấn đề quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh là còn nhiều bất cập cần khắc phục. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài:“Đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài thạc sĩ.
  15. 3 2. Tổng quan nghiên cứu Đô thị hoá là quá trình tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, một địa phương và vấn đề QLNN về TTXD đối với các DN xây dựng luôn là vấn đề nóng bỏng trong quản lý nhà nước về đô thị. Để đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của trật tự xây dựng đô thị, yếu tố quản lý nhà nước luôn đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Vì vậy, đã có những công trình nghiên cứu theo nhiều khía cạnh, góc độ và phạm vi khác nhau, nhưng chủ yếu là những đề tài nghiên cứu đối với từng địa phương cụ thể, chủ yếu là các thành phố lớn. Có thể nêu lên một số đề tài, một số công trình nghiên cứu tại Việt Nam như sau: Các công trình nghiên cứu đã in thành sách: - Tiến sĩ khoa học Nguyễn Ngọc Châu: “Quản lý đô thị”, NXB Xây dựng, Hà Nội, năm 2001. Sách hàm chứa nội dung quản lý nhiều lĩnh vực trong đô thị, mang tính định hướng và có ý nghĩa khoa học bao quát trong quản lý đô thị. - Tiến sĩ Võ Kim Cương: “Quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới”, NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2004. Nội dung chứa đựng nhiều thông tin về chính sách quản lý đô thị trong thời kỳ đổi mới của nhà nước ta về thể chế, chính sách và tổ chức bộ máy quản lý đô thị, nhất là, làm rõ tư duy đổi mới quản lý đô thị. - Nguyễn Đăng Sơn: “Phương pháp tiếp cận mới về quy hoạch và quản lý đô thị”, NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2005. Nội dung sách hệ thống lý thuyết về phương pháp tiếp cận, các bộ tiêu chí về quy hoạch đô thị, các phương pháp quản lý mới về đô thị, lý luận về vùng đô thị, không gian đô thị và chùm đô thị vệ tinh là những thuật ngữ quản lý mới về đô thị được tác giả đề cập một cách rõ ràng và logic. Các báo cáo nghiên cứu, kỷ yếu hội thảo, bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học: - Đề tài khoa học cấp bộ, “Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đô thị của chính quyền địa phương” (từ thực tiễn thành phố Hà Nội) của PGS.TS Phạm Kim Giao (2008), Học viện Hành chính, Hà Nội. Đề
  16. 4 tài này trên cơ sở đánh giá thực trạng, những mặt được cũng như những hạn chế, yếu kém của chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý đô thị, qua đó đề xuất các giải pháp hoàn hiện tổ chức và nâng cao hoạt động quản lý đô thị. - Nhóm tác giả GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, TS Đoàn Minh Huấn, KS. Bùi Xuân Dũng (2010): “Hoàn thiện mô hình tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội – luận cứ và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trên cơ sở phân tích, đánh giá làm rõ những thiếu sót trong mô hình tổ chức và quản lý đô thị tại Thành phố Hà Nội, nhóm tác giải đã chỉ rõ các luận cứ và giải pháp hoàn thiện hiệu quả mô hình tổ chức và quản lý đô thị tại thành phố Hà Nội. Các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị: - Luận văn Thạc sĩ Luật học của Chử Thị Kim Anh (2014) về Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế của hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề đó và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống VBPL trên địa bàn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. - Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình của Nguyễn Văn Phấn (2016) trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội chỉ ra những vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn huyện đang làm cản trở lớn trong việc thu hút đầu tư, gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng thực hiện dự án... đề xuất giải pháp quản lý trật tự xây dựng theo quy hoạch, quản lý đô thị có tính khả thi cho huyện thạch Thất, thành phố Hà Nội. Ngoài ra có một số luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học khác nghiên cứu về quy hoạch đô thị, trật tự xây dựng nhưng tập trung vào các nội dung như quản lý về quy hoạch, quy trình cấp phép xây dựng, thanh tra xây dựng... Có thể nói luận văn thạc sĩ về hoạt động Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị còn ít.
  17. 5 Chính vì vậy, trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác QLNN về TTXD đối với các DN xây dựng tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN về TTXD đối với các DN xây dựng tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh thời gian tới. 3.1. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp. Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng trong nghiên cứu này là công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh.
  18. 6 Phạm vi về không gian: các doanh nghiệp có hoạt động xây dựng tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Phạm vi về thời gian: giai đoạn 2010-2020 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Dữ liệu Số liệu thứ cấp Phương pháp tại bàn: Thu thập số liệu, tài liệu, thông tin liên quan đã được công bố của UBND Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh về công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp. Một số tài liệu, số liệu từ các nguồn khác như các sách, báo, tạp chí, báo cáo khoa học ... có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp để đẩy mạnh công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Số liệu chủ yếu trong các năm 2018 - 2020 để phân tích so sánh. Số liệu sơ cấp Phương pháp khảo sát thực địa và phỏng vấn sâu 50 doanh nghiệp, … trên địa bàn Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Số liệu sơ cấp trong nghiên cứu này được tác giả thu thập theo hình thức sử dụng bảng câu hỏi với nội dung phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh, tác giả thống kê và và phân tích số liệu thu thập được. Tác giả dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. và quy mô mẫu tác giả dự kiến: n = 50. Nội dung phỏng vấn: xem bảng câu hỏi phụ lục 1 5.2. Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp so sánh, phân tích thống kê So sánh các kết quả về công tác quản lý trật tự xây dựng đối với các doanh
  19. 7 nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh trong 05 năm trở lại đây, từ đó phân tích và rút ra những đặc điểm, đánh giá chung về công tác QLNN về TTXD đối với các DN xây dựng tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Phương pháp tổng hợp Là phương pháp liên kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các thông tin đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống dữ liệu mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. Cụ thể trong nghiên cứu này là liên kết tổng hợp các số liệu thông tin về quản lý nhà nước về trật tự xây dựng, cấp thu hồi giấy phép, thanh tra kiểm tra, … Lựa chọn tài liệu: các tài liệu được tác giả thu thập từ nhiều nguồn khác nhau để tham khảo. Với sự đa dạng về nguồn gốc, tác giả hy vọng các nguồn dữ liệu này sẽ làm đa dạng kiến thức về công tác QLNN về TTXD đối với các DN xây dựng tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Qua đó tránh được sự nhàm chán của người đọc đồng thời đảm bảo đủ kiến thức để xây dựng luận cứ. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị ứng dụng trong thực tiễn về đẩy mạnh công tác QLNN về TTXD đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh. Hơn nữa, kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo đối với các địa phương khác tại Việt Nam để ứng dụng và nghiên cứu về đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng tại doanh nghiệp xây dựng tại địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được tác giả xây dựng theo kết cấu 3 chương. Cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp
  20. 8 Chương 2: Thực trạng công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đối với các doanh nghiệp tại Thị xã Đông Triều, Tỉnh Quảng Ninh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2