Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
lượt xem 11
download
Đề tài nghiên cứu nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khuyến nông; đánh giá thực trạng công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ; đánh giá tác động của công tác khuyến nông đến kinh tế địa phương và kinh tế hộ; đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐỨC HIỂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TẠI HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái Nguyên - năm 2019
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN ĐỨC HIỂN NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TẠI HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA Ngành: Phát triển nông thôn Mã số ngành: 8.62.01.16 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Hữu Thọ Thái Nguyên - năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được công bố hoặc sử dụng. Các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Đức Hiển
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, Khoa Kinh tế và PTNT, cảm ơn các thầy cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông lâm - Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Thọ, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân xã: Chiềng Xuân, Song Khủa và Vân Hồ, cùng toàn bộ các hộ gia đình, viên chức khuyến nông huyện, khuyến nông viên xã đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thực hiện luận văn. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, chia sẻ để tôi hoàn thiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì nhữnglý do chủ quan và khách quan cho nên khóa luận không tránh khỏi nhữngthiếu sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củathầy cô và các bạn học viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Đức Hiển
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................... 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................................... 5 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ......................................................... 5 1.1.1. Các định nghĩa cơ bản về khuyến nông .................................................. 5 1.1.2. Mục tiêu của khuyến nông ...................................................................... 6 1.1.3. Nội dung của khuyến nông ..................................................................... 7 1.1.4. Vai trò của khuyến nông ....................................................................... 10 1.1.5. Các phương pháp của khuyến nông ...................................................... 12 1.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của cán bộ khuyến nông ....................................... 12 1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông .............................. 13 1.1.8. Các chỉ tiêu đánh giá tác động của hoạt động khuyến nông đến kinh tế địa phương và nông dân ...................................................................... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu .................................................... 17 1.2.1. Vài nét về tổ chức hoạt động khuyến nông trên thế giới ...................... 17 1.2.2. Hoạt động khuyến nông tại Việt Nam .................................................. 19 1.2.3. Một số kết quả đạt được của khuyến nông Việt Nam trong thời gian qua ........................................................................................................... 23
- iv 1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ...................................................... 29 1.4. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan .......................................................... 33 1.4.1. Tác động của các hoạt động khuyến nông ............................................ 33 1.4.2. Tác động của các hoạt động khuyến nông đến kinh tế hộ nông dân .... 33 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 35 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 35 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 35 2.1.2. Đặc điểm Kinh tế - Xã hội .................................................................... 37 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 38 2.2.1. Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ ............. 38 2.2.2. Đánh giá tác động của công tác khuyến nông đến kinh tế địa phương và kinh tế hộ ....................................................................................... 38 2.2.3. Đề xuất một số giải pháp cho công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ ............................................................................................................ 38 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 39 2.3.1. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 39 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 40 2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................. 42 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 44 3.1. Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ ................ 44 3.1.1. Hệ thống tổ chức của Trạm khuyến nông huyện Vân Hồ .................... 44 3.1.2. Đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông tại huyện Vân Hồ ............... 50 3.2. Đánh giá tác động của công tác khuyến nông đến kinh tế địa phương và kinh tế hộ của huyện Vân Hồ ..................................................................... 66 3.2.1. Tác động của công tác khuyến nông đến sản xuất nông nghiệp của huyện Vân Hồ.................................................................................................. 66 3.2.2. Tác động của công tác khuyến nông đến xã hội - môi trường của huyện Vân Hồ.................................................................................................. 69
- v 3.2.3. Tác động của công tác khuyến nông đến SXNN ở xã Song Khủa, xã Vân Hồ, xã Chiềng Xuân ........................................................................... 70 3.2.4. Tác động đến kinh tế hộ ........................................................................ 72 3.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Vân Hồ.................................................................................................. 83 3.3. Đề xuất một số giải pháp cho công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ ............................................................................................................ 86 3.3.1. Định hướng............................................................................................ 87 3.3.2. Giải pháp ............................................................................................... 88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 93 1. Kết luận ....................................................................................................... 93 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 100
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BVTV Bảo vệ thực vật CBKN Cán bộ khuyến nông CLBKN Câu lạc bộ khuyến nông CNH - HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa CT Chương trình DA Dự án DTTS Dân tộc thiểu số GTSX Giá trị sản xuất HĐKN Hoạt động khuyến nông KHCN Khoa học công nghệ KHKT Khoa học kỹ thuật KN Khuyến nông KNV Khuyến nông viên KT Kỹ thuật KTTB Kỹ thuật tiến bộ MH Mô hình MHTD Mô hình trình diễn PTNT Phát triển nông thôn PTTH Phát thanh truyền hình SXNN Sản xuất nông nghiệp TBKT Tiến bộ kỹ thuật TTDVNN Trung tâm dịch vụ nông nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Nguồn nhân lực của Trạm khuyến nông huyện Vân Hồ năm 2017 ................ 46 Bảng 3.2. Kết quả tập huấn khuyến nông cho nông dân của huyện Vân Hồ qua 3 năm (2015- 2017) ........................................................................................... 50 Bảng 3.3. Các hoạt động hỗ trợ chuyển đổi mô hình sản xuất của Trạm khuyến nông huyện từ năm 2015 - 2017...................................................................... 54 Bảng 3.4. Thông tin cơ bản về cán bộ khuyến nông huyện .......................................... 59 Bảng 3.5. Nhận thức và ý kiến đánh giá của người dân về sự cần thiết của hoạt động khuyến nông .............................................................................................. 61 Bảng 3.6. Các nguồn mà nông dân tiếp nhận thông tin khuyến nông ......................... 62 Bảng 3.7. Tình hình tham gia tập huấn kỹ thuật của hộ 3 năm gần đây ..................... 63 Bảng 3.9. Tình hình tham gia vào mô hình trình diễn trong 3 năm gần đây.................. 64 Bảng 3.10. Tình hình tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền của hộ................... 65 Bảng 3.11. Thay đổi cơ cấu giá trị trong sản xuất nông nghiệp của huyện Vân Hồ ...... 67 Bảng 3.12. Thay đổi diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi chính của huyện Vân Hồ................................................................................... 68 Bảng 3.13. Tác động của KN đến diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng ở 3 xã: Song Khủa, Vân Hồ, Chiềng Xuân ........................................ 71 Bảng 3.14. Tác động của KN đến số lượng và sản lượng đàn vật nuôi ở 3 xã: Song Khủa, Vân Hồ, Chiềng Xuân ................................................................. 72 Bảng 3.15. Thông tin chung về nhóm hộ điều tra ........................................................... 73 Bảng 3.16. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của nhóm hộ điều tra năm 2017 .......... 74 Bảng 3.17. Thực trạng sử dụng đất thổ cư của nhóm hộ điều tra năm 2017.................. 76 Bảng 3.18. Thực trạng sử dụng lao động của nhóm hộ điều tra năm 2017 ................ 77 Bảng 3.19. Tình hình sản xuất kinh doanh ngành trồng trọt bình quân một hộ năm 2017 ............................................................................................................. 78 Bảng 3.20. Tình hình sản xuất kinh doanh ngành chăn nuôi bình quân 1 hộ năm 2017 ............................................................................................................. 80 Bảng 3.21. Tình hình thu nhập, tiêu dùng và tích lũy của các hộ năm 2017 ............. 82
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nông thôn Việt Nam với 74,8% dân số, 72% lực lượng lao động xã hội, tạo ra 40% GDP của cả nước, là nơi phân bố hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nơi sinh sống của 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Vì vậy Phát triển nông thôn có vai trò hết sức quan trọng và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước [8]. Phát triển nông thôn là cái đích của nhiều hoạt động khác nhau tác động vào những khía cạnh khác nhau của nông thôn, trong đó khuyến nông là một tác nhân nhằm thúc đẩy phát triển nông thôn, hay nói cách khác khuyến nông là một yếu tố, một bộ phận hợp thành của toàn bộ hoạt động phát triển nông thôn. Vì vậy mọi quốc gia đều có các hoạt động, dự án khuyến nông. Hiện nay, khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, những tiến bộ kỹ thuật ngày một nhiều trong khi điều kiện và trình độ sản xuất của một bộ phận không nhỏ nhân dân còn yếu, các kênh thông tin đến được với người dân còn ít và thiếu đồng bộ. Do vậy mà vấn đề chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kiến thức nông nghiệpvà các chính sách cho người dân là một yêu cầu cấp thiết trong chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam. Trong đó hệ thống khuyến nông giữ vai trò quan trọng. Hệ thống Khuyến nông Việt Nam chính thức được hình thành theo Nghị định số 13/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ. Sự ra đời của hệ thống khuyến nông Việt Nam đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Qua các năm hoạt động, công tác khuyến nông đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển nông nghiệp, nâng cao dân trí và trình độ sản xuất cho nông dân. Hầu hết các giống cây, con mới trong sản xuất hiện nay do kênh khuyến nông chuyển giao và tham gia phát triển [15]. Khuyến nông đã góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông - lâm - ngư
- 2 nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn [6]. Tuy nhiên, trên thực tế công tác khuyến nông còn có nhiều điểm bất cập như: Nhân lực khuyến nông thiếu và yếu, nhận thức của nông dân về khuyến nông còn thấp, số nông dân được tập huấn, đào tạo và giáo dục về kỹ năng phát triển sản xuất nông nghiệp, về thị trường và quản trị sản xuất kinh doanh còn ít. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế như chưa xuất phát từ nhu cầu của đa số nông dân; chưa đáp ứng hết các kiểu nông hộ, đặc biệt là những hộ nghèo. Công tác đánh giá dự án, hoạt động khuyến nông chỉ dừng lại ở đánh giá năng suất và chất lượng dự án, không có đánh giá xem nông dân có hiểu và áp dụng những kiến thức được tập huấn vào sản xuất như thế nào. Liệu nông dân có tiếp tục mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo hay không, cũng như các điều kiện đảm bảo để mở rộng sản xuất có hiệu quả như vấn đề về vốn, lao động, thị trường… Vân Hồ là một huyện vùng cao, biên giới của tỉnh Sơn La, là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn cao (44,14%, năm 2017), với phương thức canh tác lạc hậu, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa phát huy được tiềm năng của vùng. Với địa hình đồi núi cao việc phát triển sản xuất là khó khăn, năng suất thấp, cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém tạo nên một cản trở lớn trong việc phát triển kinh tế của các hộ gia đình. Hệ thống khuyến nông từ huyện đến xã còn yếu. Trong những năm qua, công tác khuyến nông đã có nhiều cố gắng để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện. Tuy nhiên công tác khuyến nông tại huyện vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân để phát triển ngành nông nghiệp hơn nữa, chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có của huyện. Chính vì vậy cải thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động khuyến nông là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên chưa có đánh giá nào về hoạt động khuyến nông trên địa bàn
- 3 huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Xuất phát từ vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác khuyến nông. - Đánh giá thực trạng công tác khuyến nông tại huyện Vân Hồ. - Đánh giá tác động của công tác khuyến nông đến kinh tế địa phương và kinh tế hộ. - Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Những hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. - Các hộ nông dân được lựa chọn của 3 xã Song Khủa, Vân Hồ, Chiềng Xuân là các xã đại diện cho 3 vùng (vùng dọc sông Đà, vùng dọc quốc lộ 6 và vùng cao, biên giới) của huyện Vân Hồ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. - Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp có liên quan đến đề tài được thu thập trong các năm từ năm 2013- 2017; Các số liệu sơ cấp khảo sát số liệu của các nông hộ trong năm 2017. 4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Trong học tập và nghiên cứu Thông qua quá trình thực hiện đề tài có điều kiện củng cố và áp dụng những kiến thức lý thuyết vào thực tiễn đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu cho bản thân.
- 4 4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Tìm ra nguyên nhân của các điểm mạnh và điểm yếu trong công tác khuyến nông từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Vân Hồ. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tư liệu tốt cho chính quyền địa phương sử dụng trong công tác khuyến nông.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Các định nghĩa cơ bản về khuyến nông Theo Van den Ban và Hawkins (1996), Trên thế giới, từ “Extension” được sử dụng đầu tiên ở nước Anh năm 1866 có nghĩa là “mở rộng, triển khai”. Từ “Extension” ghép với từ “Agriculture” thành “Agriculture Extension” thì được dịch là “Khuyến nông” . Theo tổ chức lương thực thế giới (FAO): Khuyến nông là cách đào tạo tay nghề cho nông dân đồng thời giúp họ hiểu được các chủ trương chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường để họ có khả năng giải quyết những vấn đề của gia đình và công đồng nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao trình đô dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn mới. Theo nghĩa cấu tạo của từ ngữ Hán - Việt thì “Khuyến nông” là những hoạt động nhằm khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện để phát triển sản xuất nông nghiệp trên tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm sinh, thuỷ sản ở nông thôn. Ở Việt Nam, khuyến nông được hiểu là một hệ thống các biện pháp giáo dục không chính thức cho nông dân nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới. Khuyến nông là một hệ thống biện pháp giáo dục nông nghiệp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nông dân, xây dựng và phát triển nông thôn mới. Như vậy khuyến nông là một quá trình truyền bá những kiến thức, đào tạo kỹ năng, mang đến cho nông dân những hiểu biết để họ có khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho gia đình và cộng đổng.
- 6 Như vậy khuyến nông là cách giáo dục không chính thức ngoài học đường cho nông dân, là cách đào tạo người lớn tuổi. Khuyến nông là quá trình vận động quảng bá, khuyến cáo cho nông dân theo các nguyên tắc riêng. Đây là một quá trình tiếp thu dần dần và tự giác của nông dân. Nói cách khác, khuyến nông là những tác động vào quá trình sản xuất kinh doanh của người nông dân, giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung của hoạt động khuyến nông phải khoa học, kịp thời và thích ứng với điều kiện sản xuất của người nông dân. 1.1.2. Mục tiêu của khuyến nông Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến thức, kỹ năng và các hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường. Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia khuyến nông. Trong thực tế có nhiều loại hình tổ chức khuyến nông, mỗi tổ chức lại có mục tiêu của riêng mình. Tuy vậy, các tổ chức khuyến nông vẫn có những mục tiêu chung như sau: (1) Làm thay đổi nông dân hay nông trại, tạo động cơ để nông dân thực hiện quyết định của mình; (2) Giáo dục và huấn luyện nông dân giúp họ thành lập các tổ chức, các hội nông dân cùng nhau phát triển sản xuất kinh doanh; (3) Giúp nông dân quyết định mục tiêu, đạt được mục đích, cho họ lời khuyên đúng lúc để họ nhận thức được vấn đề nông dân
- 7 có thể lựa chọn, thông báo cho họ kết quả mong đợi của mọi sự lựa chọn. Như vậy, hoạt động của một tổ chức khuyến nông phải luôn mang theo mục tiêu làm lợi cho dân, thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. 1.1.3. Nội dung của khuyến nông Tại chương II của Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông, đã quy định nội dung của hoạt động khuyến nông như sau [6]: * Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo 1. Nội dung hoạt động a) Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật cho các đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. b) Tập huấn về kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, bồi dưỡng kiến thức về chính sách, pháp luật, thị trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại cho các đối tượng nhận chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này. 2. Phương thức thực hiện a) Tổ chức khóa học ngắn hạn gắn lý thuyết với thực hành. b) Tổ chức lớp học tại hiện trường. c) Đào tạo từ xa trên truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử khuyến nông. d) Khảo sát học tập trong và ngoài nước; đ) Các phương thức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo khác theo quy định của pháp luật hiện hành. * Thông tin tuyên truyền 1. Nội dung hoạt động a) Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khuyến nông.
- 8 b) Phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động khuyến nông. c) Thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại. d) Xây dựng mạng lưới thông tin truyền thông khuyến nông để tư vấn, chuyển giao công nghệ và tiếp nhận thông tin phản hồi từ thực tế sản xuất. 2. Phương thức thực hiện a) Qua hệ thống truyền thông đại chúng. b) Xuất bản tạp chí, tài liệu và các loại ấn phẩm khuyến nông. c) Tổ chức các sự kiện khuyến nông: hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm, tham quan học tập, diễn đàn, tọa đàm. d) Bản tin, trang thông tin điện tử khuyến nông. đ) Các phương thức truyền thông khác theo quy định của pháp luật hiện hành. * Xây dựng và nhân rộng mô hình 1. Nội dung hoạt động a) Xây dựng mô hình trình diễn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của sản xuất và định hướng phát triển của ngành. b) Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng. 2. Phương thức thực hiện a) Tổ chức lựa chọn địa điểm, đối tượng tham gia, cung cấp giống, vật tư, thiết bị hỗ trợ và các nội dung cần thiết theo yêu cầu của mô hình. b) Tổ chức trình diễn, giới thiệu tiến bộ kỹ thuật, công nghệ của mô hình. c) Tổ chức đào tạo, hướng dẫn áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ.
- 9 d) Tổ chức tham quan, hội nghị, hội thảo đầu bờ để đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng của tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tại mô hình. đ) Tổ chức thông tin tuyên truyền, phổ biến để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ ra diện rộng. 3. Ưu tiên xây dựng và nhân rộng các mô hình sau: a) Mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; mô hình sản xuất có chứng nhận; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ; mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm; mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái. b) Mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. c) Mô hình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững. d) Mô hình sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại, bảo vệ môi trường. đ) Mô hình phát triển sản xuất để giảm nghèo bền vững cho các đối tượng yếu thế ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn. e) Các mô hình khác theo nhu cầu của sản xuất, thị trường và định hướng phát triển của ngành, địa phương. * Tư vấn và dịch vụ khuyến nông 1. Nội dung hoạt động a) Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. b) Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm. c) Dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. d) Khởi nghiệp, lập dự án đầu tư, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, xúc tiến thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, bảo hiểm sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
- 10 đ) Dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp, bảo vệ thực vật, thú y. e) Tư vấn và dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật, nhu cầu của người sản xuất và năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông. 2. Phương thức thực hiện a) Tư vấn trực tiếp. b) Tư vấn thông qua các phương tiện truyền thông. c) Tư vấn thông qua đào tạo, tập huấn, diễn đàn, tọa đàm. d) Tư vấn và dịch vụ thông qua thỏa thuận, hợp đồng. * Hợp tác quốc tế về khuyến nông 1. Nội dung hoạt động a) Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông và khoa học công nghệ với các tổ chức, chuyên gia quốc tế theo quy định của pháp luật. b) Nâng cao năng lực, trình độ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các chương trình hợp tác quốc tế và chương trình khảo sát học tập nước ngoài. c) Các chương trình hợp tác về khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam ra nước ngoài. 2. Phương thức thực hiện a) Thông qua các hiệp định, nghị định thư về chương trình, dự án hợp tác chính thức nhà nước (song phương hoặc đa phương) hoặc các thỏa thuận hợp tác đối tác công tư (PPP). b) Thông qua các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với các tổ chức, cá nhân nước ngoài. c) Các phương thức hợp tác quốc tế khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, (Chính phủ 2018). 1.1.4. Vai trò của khuyến nông Thứ nhất, KN có vai trò to lớn cho phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn. Nông thôn nước ta chiếm tới 76,5% dân số, 55% lực lượng lao
- 11 động, gần 40% GDP của cả nước, 90% tài nguyên đất, nước và rừng [11]. KN góp phần tạo việc làm, sinh kế kiếm sống của đại đa số dân số và lao động của cả nước, góp phần quản lý, sử dụng và bảo tồn các tài nguyên đất, nước, sinh vật quốc gia. Thông qua các chương trình, dự án KN nhằm tăng cường sự tham gia, tính độc lập, tự chủ, tự cường của cộng đồng cư dân trong giải quyết các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường của địa phương. Thứ hai, KN góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói, giảm nghèo trong nông thôn. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn chiếm khoảng 20%, cao gấp 4 lần so với thành thị; 90% số người nghèo đang sống ở khu vực nông thôn [15]. KN góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, công nghiệp hóa nông thôn, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nông thôn, tạo điều kiện để người dân thoát nghèo. Các hoạt động KN thường là giữ vị trí trọng tâm của hầu hết các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo ở các địa phương. Thứ ba, đại đa số nông dân đang rất cấn kiến thức và thông tin. KN là giải pháp để đáp ứng như cầu đó. Nông dân ở các vùng thiên tai, khó khăn, vùng sâu, vùng xa đang cần kiến thức và sự hỗ trợ để giảm thiểu rủi ro về thiên nhiên, thị trường. Nông dân ở các vùng bị thu hồi đất để phục vụ mục đích đô thị hóa và công nghiệp hóa, đặc biệt là những nông dân bị thu hồi đất đang rất cần kiến thức để chuyển đổi nghề nghiệp, thích ứng với điều kiện mới và hoàn cảnh mới của họ. Thứ tư, ở nước ta, đổi mới hệ thống tổ chức nông thôn, kinh tế hộ được xác lập. Vì thế, khuyến nông là phương thức thích hợp để tiếp cận và hỗ trợ các hộ nông dân nâng cao đời sống của họ. Thứ năm, KN là quá trình truyền bá kỹ thuật và công nghệ cho nông dân. Đó chính là quá trình chuyển giao công nghệ, kỹ thuật tiến bộ tới nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Đây là yếu tố quan trọng đối với tiến trình phát triển nông thôn, (Đỗ Kim Chung 2008).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
13 p | 1018 | 292
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại trường trung học bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin 2
13 p | 356 | 115
-
Luận văn thạc sĩ kinh tế: Phát triển du lịch theo hướng bền vững ở Quảng Ninh
18 p | 445 | 92
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bảo lãnh ngân hàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 322 | 63
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình
110 p | 251 | 60
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp phát triển khu chế xuất và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020
54 p | 220 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển năng lực dạy trẻ làm quen biểu tượng toán học cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
116 p | 260 | 47
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Kon Tum
26 p | 141 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ: Phát triển huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai
127 p | 25 | 22
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ: Phát triển dịch vụ bưu chính của Bưu điện tỉnh Bình Định
26 p | 149 | 21
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Uông Bí
10 p | 29 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thanh Xuân
11 p | 25 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Đại học FPT
8 p | 88 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp phát triển thẻ thanh toán tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam
182 p | 29 | 5
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - CN Nam Hà Nội
7 p | 12 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển dịch vụ thẻ thanh toán tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Tĩnh
10 p | 19 | 4
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
7 p | 18 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng
143 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn