intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hoá những lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và phát triển sản xuất lúa bền vững. Đánh giá thực trạng sản xuất lúa Khẩu Tan Đón trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Phát triển nông thôn: Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG TRƯỜNG SƠN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NẾP KHẨU TAN ĐÓN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái Nguyên, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG TRƯỜNG SƠN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA NẾP KHẨU TAN ĐÓN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI HUYỆN VĂN BÀN, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tâm Thái Nguyên - Năm 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày 2 tháng 9 năm 2019 Tác giả luận văn Hoàng Trường Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc TS Nguyễn Văn Tâm đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế & PTNT đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các cán bộ, chính quyền địa phương và các hộ nông dân xã Thẩm Dương, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành luận văn./. Thái Nguyên, ngày 2 tháng 9 năm 2019 Tác giả Hoàng Trường Sơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ v DANH MUC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................ vii 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 3 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................ 4 Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 5 1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................... 5 1.1.1. Một số khái niệm liên quan ..................................................................... 5 1.1.2. Vấn đề cơ bản của phát triển sản xuất lúa............................................... 8 1.1.3. Các nội dung về phát triển sản xuất lúa bền vững ................................ 11 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa .............................. 15 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa trên thế giới .................................... 17 1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lúa gạo trong nước ................................... 18 1.2.3. Tình hình nghiên cứu về lúa, gạo Khẩu Tan Đón ................................ 20 1.3. Đánh giá chung rút ra từ tổng quan tài liệu.............................................. 20 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 22 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  6. iv 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................... 29 2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 32 2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 32 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 33 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế và sản xuất, thị trường tiêu thụ ...... 34 2.4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................ 34 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 37 3.1. Thực trạng sản xuất lúa Khẩu Tan Đón trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào cai ............................................................................................................. 37 3.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa Khẩu Tan Đón .............................. 37 3.1.2. Biến động số hộ trồng lúa Khẩu Tan Đón ............................................ 39 3.1.3. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón tại các hộ nghiên cứu ....................................................................................................... 40 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát sản xuất sản xuất lúa Khẩu Tan ĐÓn theo hướng bền ........................................................................................................ 53 3.2.1. Nhóm yếu tố điều kiện tự nhiên ............................................................ 53 3.2.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội................................................................. 55 3.3. Đánh giá chung về phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón ..................... 57 3.3.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 57 3.3.2. Điểm yếu .............................................................................................. 58 3.3.3. Cơ hội .................................................................................................... 58 3.3.4. Thách thức ............................................................................................. 59 3.4.1. Định hướng chung ................................................................................. 61 3.4.2. Định hướng cụ thể ................................................................................. 62 3.4.3. Các giải pháp ......................................................................................... 62 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 73 1. Kết luận ....................................................................................................... 73 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 74 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSX : Giá trị sản xuất KH&CN : Khoa học và công nghệ NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức thương mại thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  8. vi DANH MUC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam ................................................. 18 Bảng 2.2. Các yếu tố khí hậu tại Văn Bàn và vùng trồng ............................... 23 Khẩu Tan Đón Thẩm Dương .......................................................................... 23 Bảng 2.2. Kết quả phân loại đất xã Thẩm Dương ........................................... 26 Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng một số giống nếp tại Thẩm Dương ................................................................................................... 37 Bảng 3.2. Sự biến động sản xuất lúa Khẩu Tan Đón ...................................... 38 Bảng 3.3. Biến động số hộ trồng lúa tại Thẩm Dương ................................... 39 Bảng 3.4. Một số thông tin cơ bản về các hộ điều tra..................................... 40 Bảng 3.4. Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra .......................... 41 Bảng 3.5. Lượng giống và phân bón sử dụng bình quân cho 1 ha lúa nếp ..... 47 Bảng 3.6. Chi phí sản xuất bình quân 1 ha lúa của các hộ điều tra ................ 49 Bảng 3.7. Kết quả và hiệu quả sản xuất bình quân 1 ha lúa ........................... 50 Bảng 3.8. Tỷ lệ hộ nghèo các thộn trên địa bàn xã Thẩm Dương .................. 52 Bảng 3.9. Phân tích SWOT ............................................................................. 60 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  9. vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ Họ và tên: Hoàng Trường Sơn Tên luận văn: Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8620115 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Tâm Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và phát triển sản xuất lúa bền vững; - Đánh giá thực trạng sản xuất lúa Khẩu Tan Đón trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón trong giai đoạn 2015 - 2018; - Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững ở Văn Bàn trong thời gian tới. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể tiến hành tại xã Thẩm Dương. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp: Từ năm 2018 trở về trước + Số liệu sơ cấp: Năm 2017 - 2018 3. Kết luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  10. viii Dựa vào toàn bộ kết quả nghiên cứu Đề tài “Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Khẩu Tan Đón bền vững tại huyện Văn Bàn”, chúng tôi có một số kết luận sau: Văn Bàn là huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, huyện có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây lúa Khẩu Tan Đón như có quỹ đất, tài nguyên khí hậu thuận lợi, truyền thống canh tác cây lúa lâu đời. Bên cạnh đó huyện có nhiều khó khăn trong phát triển sản xuất lúa, đặc biệt vùng sản xuất chia cắt và thiếu đồng bộ. Thực trạng phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón hiện nay cho thấy: Diện tích lúa tăng nhanh trong 10 năm trở lại đây, năm 2018 diện tích đạt 180,4 ha, năng suất lúa đạt 50,7 tạ/ha; Hiệu quả kinh tế cây lúa t heo điều tra nông hộ đạt ở mức cao, Giá trị sản xuất thu được trên 1 ha trồng đạt 46 triệu đồng. Giá trị tăng thêm (VA) trên 1 ha là 44,4 triệu đồng. Quy mô và hình thức sản xuất: Số hộ trồng đã tăng lên do cây lúa Khẩu Tan Đón đã được bảo hộ, vì vậy, hình thức sản xuất của các hộ đã có sự thay đổi. Khi lúa Khẩu Tan Đón đã được biết đến rộng rãi hơn thông qua các kênh thương mại, thị trường ổn định, người trồng đã có xu thế tăng dần quy mô sản xuất; các hộ có sự liên kết trong sản xuất và có sự liên kết 4 nhà ở mức chưa chặt chẽ, sự liên kết khu vực là rất yếu. Áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất có nhiều triển vọng. Hiện nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất đã và đang được áp dụng rộng rãi, đặc biệt thông qua các dự án trong nhiều giai đoạn do chủ trương chính sách của tỉnh và của huyện. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất bền vững Yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển theo chiều rộng. Địa hình, khí hậu và các điều kiện về thổ nhưỡng, thủy lợi quyết định khả năng bố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  11. ix trí sản xuất và mở rộng diện tích trồng lúa. Đồng thời, các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa. Các yếu tố về kinh tế xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn đến PTSX bền vững lúa tại Văn Bàn. Tập quán canh tác, các chính sách về thị trường, về định hướng sản xuất lúa của các cấp là then chốt. Về biện pháp canh tác, hiện nay, trong PTSX, các nhà khoa học đã liên kết chặt với người sản xuất, thông qua nhà nước hình thành mối liên kết từ đó chuyển giao các Tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng, chăm sóc lúa Khẩu Tan Đón. Từng bước giúp nông dân nắm vững các quy trình canh tác đạt năng suất chất lượng cao, nâng cao sản lượng cho ngành hàng gạo trên địa bàn huyện Văn Bàn. Về định hướng và giải pháp phát triển sản xuất bền vững Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình PTSX, chế biến và tiêu thụ lúa, gạo Khẩu Tan Đón trong thời gian vừa qua, đề tài đã đề cập tới những định hướng, mục tiêu PTSX bền vững trong thời gian tới của địa bàn huyện Văn Bàn. Và đề xuất một số giải pháp cơ bản để ổn định và PTSX bền vững, chế biến, tiêu thụ trong thời gian tới như: Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất; về vốn và sử dụng đầu vào; về chất lượng giống; về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng; về thị trường đầu ra và quảng bá sản phẩm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ai từng một lần thưởng thức xôi nếp Thẩm Dương sẽ chẳng thể quên vị dẻo thơm quyến luyến, đề rồi về sau có ăn vô số thứ nếp khác, vẫn cứ mãi “tơ tưởng” đến Khẩu Tan Đón (gạo nếp) nức tiếng của Lào Cai. Cùng với gạo Séng Cù, nếp Thẩm Dương cũng là hạt gạo được xếp hàng quý hiếm của vùng đất trù phú này. Khẩu Tan Đón là tên người dân Thẩm Dương đặt cho loại nếp đặc sản được người Thái trồng từ hàng trăm năm trước. Có lẽ vì vị dẻo thơm ngon của loại gạo quý này mà người Thẩm Dương thường đùa với khách bảo rằng: “Ai chưa từng thưởng thức Khẩu Tan Đón là lãng phí vài năm cuộc đời”. Có phẩm chất tuyệt vời là thế nhưng trước đây, ở Thẩm Dương, việc gieo trồng Khẩu Tan Đón rất hạn chế, chủ yếu nhằm mục đích lấy gạo phục vụ vào dịp lễ, tết hay trong nhà có việc hiếu, hỷ. Cách đây 5 năm, nhằm duy trì đặc sản gạo truyền thống, được sự giúp sức của các ban, ngành chức năng trong tỉnh, UBND xã Thẩm Dương đã triển khai dự án bảo tồn, phát triển gạo nếp Thẳm Dương nhằm đưa sản phẩm quý này ra thị trường. Ngay sau đó, gần 36ha "Khẩu Tan Đón" được người dân ở các bản Nậm Miện, Bản Ngoang, Nậm Con và Bản Thẳm, Bản Bô trồng cấy, phát triển theo hướng hàng hóa. Nhớ lại thời kỳ đó, anh Hà Văn Chương, chủ một hộ ở Bản Ngoang cho biết: "Trước đây, gia đình tôi chỉ cấy "Khẩu Tan Đón" trên một diện tích rất nhỏ. Khi dự án được triển khai, diện tích gieo trồng của gia đình tôi cũng tăng lên và hiện nay có 0,5ha, cho thu hoạch trên dưới 3 tấn/vụ, bán được khoảng 50 triệu đồng…". Cũng theo anh Chương, với tổng số khoảng 50ha gieo trồng Khẩu Tan Đón hiện nay, nếu tính theo đầu hộ cùng tổng diện tích đất canh tác, thì vị thế của loại lúa đặc sản này còn quá khiêm tốn. Tuy nhiên, cơ may để "Khẩu Tan Đón" trở thành mặt hàng "hái ra tiền" của người dân Thẩm Dương đã và đang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  13. 2 hiển hiện ngày một rõ trên vùng cao này. Từ đầu năm 2016, UBND xã đã lập dự án tăng diện tích lúa nếp truyền thống từ 50ha lên gấp đôi, đồng thời, tổ chức quán triệt, tuyên truyền trong nhân dân bảo tồn nguồn giống, triệt để áp dụng kỹ thuật sản xuất truyền thống nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Hơn thế, do có thu nhập cao từ giống lúa đặc sản Khẩu Tan Đón, người dân trên địa bàn rất hào hứng, tích cực triển khai dự án… Tuy nhiên, theo chúng tôi, để loại lúa đặc sản này trở thành hàng hóa có thương hiệu ở vùng cao Thẩm Dương vẫn còn nhiều việc phải làm, chẳng hạn như việc bảo tồn nguồn gen quý cần phải được tiến hành một cách nghiêm ngặt, không bị lẫn tạp và cung ứng đủ giống cho các gia đình. Đồng thời, việc quy hoạch cánh đồng riêng để trồng Khẩu Tan Đón cũng cần được tính đến và song song với đó, cơ quan chức năng địa phương cần thường xuyên tổ chức hội nghị đầu bờ, nhằm đánh giá và nghiệm thu kết quả mô hình nhân rộng giống lúa này. Theo thông tin chúng tôi có được, quá trình triển khai dự án, các nhà khoa học sẽ tiếp tục giúp bà con Thẩm Dương áp dụng quy trình thâm canh mới, theo quy định quản lý công nghệ sinh học của ngành chuyên môn để thu về sản phẩm sạch, chất lượng cao, tạo điều kiện để địa phương mở rộng diện tích. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý Thẩm Dương cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón của huyện Văn Bàn, do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa chủ trì cũng đã được tiến hành. Tất cả những động thái tích cực này sẽ tạo ra những cú hích, giúp tiếng thơm của "lúa tiên" ở vùng cao Thẩm Dương bay cao, bay xa. Ngày 08 tháng 12 năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định số 4248/QĐ-SHTT về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00060 cho sản phẩm gạo nếp Khẩu Tan Đón Thẩm Dương nổi tiếng. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  14. 3 Xuất phát từ thực tiễn đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Giải pháp phát triển sản xuất lúa nếp Khẩu Tan Đón bền vững tại huyện Văn Bàn” làm luận văn thạc sĩ của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất và phát triển sản xuất lúa bền vững; - Đánh giá thực trạng sản xuất lúa Khẩu Tan Đón trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón trong giai đoạn 2015 - 2018; - Đề xuất một số giải pháp để phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững ở Văn Bàn trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề phát triển sản xuất lúa Khẩu Tan Đón theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai, cụ thể tiến hành tại xã Thẩm Dương. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp: Từ năm 2018 trở về trước + Số liệu sơ cấp: Năm 2017 - 2018 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả đề tài là một tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về lúa, gạo Khẩu Tan Đón trên địa bàn huyện Văn Bàn. Đồng thời, phương pháp nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp nhằm hoàn thiện hơn phương pháp luận trong nghiên cứu phát triển bền vững nông sản nói chung và cây lúa nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  15. 4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài góp phần quảng bá, nâng cao giá trị của lúa, gạo Khẩu Tan Đón trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất, từ đó duy trì khả năng phát triển, mở rộng một cách bền vững diện tích trồng lúa Khẩu Tan Đón trên địa bàn huyện Văn Bàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  16. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm liên quan 1.1.1.1. Khái niệm phát triển Phát triển là một quá trình tiến hóa của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc trong đó các chủ thể lãnh đạo và quản lý, bằng các chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, tạo ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên trong xã hội vì mục đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ. Phát triển là việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, y tế cũng như quyền của công dân. (Phạm Văn Khôi, 2007) Theo tác giả Raaman Weitz (1995) nêu rõ: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”. Ngân hàng thế giới (1992) cho rằng: “Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người”. Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển, nhưng các ý kiến đều cho rằng đó là phạm trù vật chất, phạm trù tinh thần, phạm trù về hệ thống giá trị trong cuộc sống con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân (Ngô Doãn Vịnh, 2003). 1.1.1.2. Khái niệm sản xuất Theo lý thuyết kinh tế học Tân cổ điển, sản xuất là việc tạo ra hàng hóa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  17. 6 hay dịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường để đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Cách tiếp cận này bàn nhiều hơn về các chủ đề như: chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí sản xuất, năng suất lao động cận biên, tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (Phạm Văn Dũng, 2005) Liên hợp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc gia đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền. Sản xuất là quá trình phối hợp và điều hòa các yếu tố đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ (đầu ra). Có 2 phương thức sản xuất là: - Sản xuất mang tính tự cung tự cấp, quá trình này thể hiện trình độ còn thấp của các chủ thể sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích đảm bảo chủ yếu cho các nhu cầu của chính họ, không có sản phẩm dư thừa cung cấp cho thị trường. - Sản xuất cho thị trường tức là phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu trao đổi trên thị trường, thường được sản xuất trên quy mô lớn, khối lượng sản phẩm nhiều. Sản xuất này mang tính tập trung chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa cao. Phát triển kinh tế thị trường phải hướng theo phương thức thứ hai. Nhưng cho dù sản xuất theo mục đích nào thì người sản xuất cũng phải trả lời được ba câu hỏi cơ bản là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? (Wikipedia, 2009). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  18. 7 Tóm lại sản xuất là quá trình tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động để tạo ra các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống con người (Phạm Văn Dũng, 2005). 1.1.1.3. Khái niệm phát triển sản xuất Phát triển sản xuất (PTSX) là một quá trình sản xuất tăng tiến về quy mô sản lượng và hoàn thiện về cơ cấu. Trong cơ chế thị trường hiện lúay, các doanh nghiệp cũng như các tổ chức kinh tế khi tiến hành PTSX phải lựa chọn ba vấn đề kinh tế cơ bản đó là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? (Đào Thị Mỹ Dung, 2012). PTSX cũng được coi là một quá trình tái sản xuất mở rộng, trong đó quy mô sản xuất sau lớn hơn quy mô sản xuất trước trên cơ sở thị trường chấp nhận. PTSX có thể diễn ra theo hai xu hướng là phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu. Trong đó: PTSX theo chiều rộng là nhằm tăng sản lượng bằng cách mở rộng diện tích đất trồng, với cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ PTSX không đổi, sử dụng kỹ thuật giản đơn. Kết quả PTSX đạt được theo chiều rộng chủ yếu nhờ tăng diện tích và độ phì nhiêu của đất đai và sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên (Đào Thị Mỹ Dung, 2012). PTSX theo chiều rộng bao gồm mở rộng diện tích trong cả vùng, có thể bao gồm việc tăng số hộ dân hoặc tăng quy mô diện tích của mỗi hộ nông dân, hoặc cả hai. PTSX theo chiều sâu là giá trị, vốn đầu vào không đổi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế. Như vậy PTSX theo chiều sâu là làm tăng khối lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế sản xuất trên một đơn vị diện tích bằng cách đầu tư thêm giống, vốn, kỹ thuật và lao động. Trong quá trình phát triển như vậy nó sẽ làm thay đổi cơ cấu sản xuất về sản phẩm. Đồng thời làm thay đổi về quy mô sản xuất, về hình thức tổ chức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  19. 8 sản xuất, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hoàn thiện dần từng bước về cơ cấu, để tạo ra một cơ cấu hoàn hảo. (Đào Thị Mỹ Dung, 2012). 1.1.2. Vấn đề cơ bản của phát triển sản xuất lúa 1.1.2.1. Nguồn gốc hình thành và phát triển cây lúa Tổ tiên cây lúa đã tồn tại từ đầu kỷ Phấn trắng. Vào giữa kỷ này, xuất hiện một trong những loại nguyên thuỷ nhất thuộc họ Oryzae, đó là loại Streptochasta Schrad. Đến cuối kỷ Phấn trắng xuất hiện các loại tre (Bambusa) và lúa (Oryza). Một số loại khác xuất hiện muộn hơn vào kỷ thứ ba, thời kỳ phát triển mạnh nhất của họ Hoà thảo (Gramineae). Các loài lúa Oryza spp. có cùng tổ tiên chung xuất hiện vào thời địa cầu Gondwanaland, sau khi trái đất tách rời thành năm lục địa (Trần Văn Đạt, 2005). Theo Chang TT. (1985), lúa trồng Oryza sativa được tiến hoá từ cây lúa dại hàng năm Oryza nivara. Do điều kiện khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ, lúa Oryza sativa tiếp tục tiến hoá theo ba nhóm: Indica thích hợp với khí hậu nhiệt đới, Japonica thích ứng với khí hậu lạnh và Javanica có đặc tính trung gian. Tác giả Oka H.I. (1988) lại cho rằng Oryza sativa có nguồn gốc từ cây lúa dại lâu năm Oryza rufipogon. Đến năm 2003, khi nghiên cứu di truyền tiến hoá của 101 giống lúa, bao gồm cả lúa trồng và lúa dại, Cheng đã chia loài lúa trồng Oryza sativa thành hai nhóm tương ứng với hai loài phụ là Indica và Japonica. Trong khi đó Oryza rufipogon được chia thành bốn nhóm là: nhóm Oryza rufipogon hàng niên và ba nhóm Oryza rufipogon đa niên. Tác giả cũng đã chỉ ra các giống lúa Japonica có quan hệ gần gũi với một nhóm Oryza rufipogon đa niên, còn các giống lúa Indica có quan hệ gần với nhóm lúa Oryza rufipogon hàng niên (Cheng C. Y., and etc, 2003). Ở Châu Phi cũng thấy xuất hiện cả hai loài lúa dại Oryza longistaminata (đa niên) và Oryza brevigulata (hàng niên), do đó nhiều tác giả cho rằng Oryza glaberrima có nguồn gốc từ Oryza breviligulata (Dẫn theo Trần Văn Đạt, 2005). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
  20. 9 Cho đến nay, nhiều nhà khoa học đã đồng ý rằng lúa Glaberrima và lúa Sativa có cùng chung nguồn thủy tổ vào thời kỳ lục địa nguyên thuỷ Gondwanaland. Sau khi các lục địa tách rời nhau, lúa Sativa và Glaberrima tự tiến hoá từ các loài lúa dại bản địa ở hai châu lục là Châu Á và Châu Phi (Michael J. Kovach and etc, 2009). Hình 2.1. Sơ đồ tiến hoá của hai loài lúa trồng Do những ảnh hưởng khắc nghiệt của môi trường như khô hạn, nhiệt độ thay đổi quá lớn… nhiều loài lúa dại nguyên thủy đa niên đã trở thành loài lúa hàng niên để thích ứng với phong thổ địa phương, khí hậu gió mùa. Về phương diện sinh thái và địa dư, cây lúa châu Á đã trải qua quá trình tiến hóa lâu dài để thích ứng với môi trường khác nhau và được phân chia thành 3 nhóm chính: Indica, Japonica (hay Sinica) và Javanica (Japonica nhiệt đới). Hiện nay lúa Indica được trồng trên 80% diện tích trồng lúa trên thế giới và cung cấp nguồn lương thực cho hơn 3 tỷ người, chủ yếu các nước đang phát triển, còn lại hai loại lúa Japonica và Javanica chỉ chiếm tương đương 11% và 9%. Ba loại lúa này được nhận biết qua sự khác nhau về hình thái như thân, lá, hạt và thành phần cấu tạo hạt, đặc biệt là hàm lượng amyloza, amylopectin, khả năng chống hạn, kháng lạnh, v.v. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
28=>1