intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ "Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam" có nội dung gồm 3 chương. Chương 1: Tổng quan về hoạt động ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam

  1. TÓM TẮT LUẬN VĂN Hoạt động ngân hàng bán lẻvới việc cung cấp những dịch vụ tài chính cho khách hàng là những cá nhân và doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Với số lượng khách hàng lớn, quy mô rủi ro thấp; qua đó hoạt động ngân hàng bán lẻ giúp các ngân hàng thương mại đa dạng hóa lĩnh vực ngân hàng, tăng khả năng chống đỡ khi có những cú sốc tài chính. Ngoài ra, hoạt động ngân hàng bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo nguốn vốn trung và dài hạn ổn định cho các ngân hàng thương mại. Mặt khácsự phát triển của các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận những dich vụ ngân hàng hiện đại, tăng khả năng huy động vốn nhanh chóng vàsử dụng nguồn vốn hiệu quả. Mặc dù là nước đang phát triển, thu nhập bình quân trên đầu người ở mức trung bình thấp, tuy nhiên Việt Nam lại đang có những tiền đề thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ như: xuất phát điểm thấp, tỷ trọng dân số trẻ lớn, tốc độ và phạm vi phổ cập internet cao, mức thu nhập tiếp tục được cải thiện…Do đó,việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ là xu hướng tất yếu và là hướng đi bền vững cho sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi ngân hàng thương mại trong nước, cũng như phù hợp với xu hướng phát triển của các ngân hàng trên thế giới. Với nhận thức về vai trò và xu hướng phát triển của hoạt động ngân hàng bán lẻ. Vietinbank đã và đang kiện toàn hệ thống tổ chức, cũng như phát triển, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật nhằm phát triển và nâng cao tỷ trọng của hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm hiện thực mục tiêu dẫn đầu trong mảng hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay sự phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của Vietinbank vẫn chưa tương xứng với tiềm năngvà vị thế của Ngân hàng này. Xuất phát từ thực tế đã nêu trên, do đó đề tài:“Phát triển hoạt độngngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”được chọn để nghiên cứu làm đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả. Với mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự phát triển của hoạt động NHBL. Từ đó tác giả dùng các phương pháp nghiên cứu như quan
  2. sát, thu thập, thống kê từ các dữ liệu về về hoạt động ngân hàng bán lẻ của Vietinbank và của các ngân hàng thương mại khác.Từ đó phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá thực trạng phát triển qua một số dịch vụ chính của hoạt động NHBL tại Vietinbank đối với đối tượng là KHCN, hộ gia đình và phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của Vietinbank. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam. Trong chương 1, Tác giả hệ thống hóa các cơ sở lý luận về sự phát triển của hoạt động NHBL. Trên cơ sở các quan điểm về khái niệm của hoạt động NHBL từ các nhà kinh tế, qua đó Tác giả phân tích đặc điểm cơ bản, phân loại các hoạt động của NHBL và vai trò của hoạt động này đối với các thành phần kinh tế. Trọng tâm của chương 1 Tác giả hệ thống hóa cơ sở lý luận về sự phát triển hoạt động NHBL của NHTM. Từ đó, Tác giả đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản phản ánh sự phát triển của hoạt động NHBL thông qua một số mảng hoạt động chính của hoạt động NHBL như: Đối với huy động vốn bán lẻ là sự gia tăng về số lượng khách hàng, doanh số huy động vốn; cơ cấu vốn huy động bán lẻ, tỷ trọng và thị phần vốn bán lẻ và mức độ đa dạng của các sản phẩm huy động vốn bán lẻ. Đối với cho vay bán lẻ là sự gia tăng về quy mô cho vay bán lẻ, tỷ trọng và thị phần cho vay bán lẻ, nợ quá hạn và mức độ đa dạng của các sản phẩm cho vay bán lẻ. Đối với hoạt động thanh toán là doanh số thanh toán, số lượng thẻ phát hành, mức độ an toàn trong thanh toán và các sản phẩm thanh toán. Qua các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển đã được xây dựng, tác giả đưa ra và phân tích các nhân tố về bên trong và bên ngoài ngân hàng làm ảnh hưởng đến sự phát triển
  3. của hoạt động NHBL để làm căn cứ để đánh giá sự phát triển cụ thể của hoạt động NHBL tại Vietinbank ở chương 2. Trong chương 2, sau phần khái quát sự hình thành và phát triển cũng như hoạt động kinh doanh cơ bản của Vietinbank. Luận văn tập trung vào nghiên cứu thực trạng sự phát triển của hoạt động NHBL qua đối tượng là KHCN và hộ gia đình tại Vietinbank trên cơ sở các chỉ tiêu đánh giá đã xây dựng ở chương 1 như sau: Huy động vốn từ cá nhân, hộ gia đình Số lượng khách hàng và doanh số huy động từ KHCN, hộ gia đình tăng trưởng khá nhanh qua các năm, cụ thể số lượng KHCN, hộ gia đình tăng khá nhanh năm 2012 là 5,5 triệu thì năm 2016 là 9,6 triệu KHCN, hộ gia đình; doanh số huy động luôn duy trì ở mức tăng trưởng cao trên 17% năm 2016 tăng 26% so với năm 2015 đạt mức 348.447 tỷ đồng.Nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn và có sự gia tăng chiếm trên 80% trong nguồn vốn huy động này, tỷ trọng nguồn vốn này chiếm trên 53% tổng nguồn vốn chứng tỏ sự ổn định của nguồn vốn này ngày càng cao, mức độ đống góp trong hoạt động huy động vốn là lớn. Thị phần huy động vốn từ khách hàng này cũng có sự gia tăng.Tuy nhiên, tỷ trọng huy động vốn từ KHCN, hộ gia đình vẫn còn hạn chế so với quy mô tài sản, mạng lưới và vị thế của Vietinbank. Cho vay đối với KHCN, hộ gia đình Dư nợ cho vay từ KHCN, hộ gia đình tăng trưởng khá nhanh, tỷ trọng và thị phần cũng có sự gia tăng đáng kể, cụ thể dư nợ cho vay tăng với tốc độ nhanh dần năm 2016 tăng 36% so với năm 2015 đạt mức 152.701 tỷ đồng; tỷ trọng tăng từ 15% năm 2012 lên 23 % trong năm 2016, thị phần năm 2012 ở mức 6,23% thì năm 2016 đạt 7,74%. Tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp so với kế hoạch và toàn ngành. Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ đối với KHCN, hộ gia đình của Vietinbank vẫn ở mức độ thấp năm 2016 chỉ chiếm 23% so với tổng dư nợ, thị phần dư nợ đối với khách hàng này cũngthấp hơn khá nhiều so với thị phần của huy động vốn của Vietinbank. Hoạt động thanh toán Doanh số thanh toán có sự gia tăng đáng kể nếu năm 2012 doanh số thanh toán cho
  4. KHCN đạt mức 2,2 triệu tỷ đồng thì năm 2016 đạt 3,94 triệu tỷ đồng; doanh số chuyển tiền kiều hối có mức tăng trưởng khá so với thị trường và luôn duy trì ở vị trí thứ 2 trên thị trường.Số lượng thẻ phát hành luôn có sự gia tăng đáng kể và là thế mạnh của Vietinbank, cụ thể năm 2016 với số lượng thẻ ghi nợ là 19.800 nghìn thẻ chiếm 23% thị phần, thẻ tín dụng đạt 1.350 nghìn thẻ chiếm 28% thị phần đứng đầu thị trường. Các sản phẩm và tiện ích của dịch vụ thẻ đáp ứng khá đa dạng cho khách hàng sử dụng dịch vụ này, tuy nhiên hiệu quả của thanh toán thẻ này còn khá hạn chế. Qua việc phân tích đánh giá thực trạng phát triển của hoạt động NHBL tại Vietinbank, tác giả chỉ ra những kết quả đạt được và những hạn chế từ đó phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến những hạn chế đã nêu, từ đó làm căn cứ để xây dựng các giải pháp nhằm phát triển hoạt độngNHBL của Vietinbank tại chương 3. Tại chương 3, sau khi nêu các mục tiêu và định hướng thực hiện nhằm phát triển hoạt động NHBL, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động NHBL của Vietinbank trong thời gian tới. Các giải pháp đó bao gồm: Thứ nhất, Nâng cao chất lượng trong giao dịch với khách hàng Cải tiến quy trình nghiệp vụ: Vietinbank cần tăng cường rà soát quy trình sao cho rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng những vẫn đảm bảođược mức độ an toàn. Tiếp tục hoàn thiện chuẩn mực giao tiếp, cư xử với khách hàng, tạo ra sự chuyên nghiệp trong quá trình giao dịch với khách hàngcủa nhân viên Vietinbank.. Tiếp tục thành lập các Trung tâm quản lý tiền mặt tại các thành phố lớn có nhiều chi nhánh, phòng giao dịch nhằm nâng cao hiệu quả về quản lý tiền mặt. Thứ hai, Nâng cao hiệu quả kênh phân phối Tiếp tục nâng cấp các điểm giao dịch nhỏ thành các phòng giao dịch đa năng, thay thế những cây ATM cũ. Làm mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, hình ảnh các phòng giao dịch, các bốt ATM. Sắp xếp lại cự ly các điểm giao dịch, các cây ATM cho hợp lý tránh sự chồng chéo lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới.
  5. Ưu đãi về phí đối với các phòng giao dịch có lượng khách hàng thấp, giảm phí đối với thanh toán POS nhằm gia tăng khách hàng. Thứ ba, Nâng cao tổ chức hoạt động ngân hàng bán lẻ Việc đầu tư cho hoạt động NHBL cần phải tương xứng để có thể đạt được mục tiêu đã đề ra là dẫn đầu trong hoạt động NHBL. Xây dựng mô hình bán lẻ là cần thiết, tuy nhiên phải đảm bảo cho các hoạt động hiện tại được diễn ra bình thường. Việc xây dựng các chỉ tiêu kinh doanh cần bám sát thực tế để các chi nhánh, phòng giao dịch và các nhân viên có thể thực hiện được. Tăng cường phát triển các gói sản phẩm, bổ sung và hoàn thiện các tiện ích sản phẩm hiện tại, Thiết kế các sản phẩm bán lẻ phù hợp cho từng phân khúc khách hàng. Thứ tư, Tăng cường chính sách thu hút khách hàng Triển khai chiến dịch làm mới thương hiệu như một hoạt động ưu tiên trong kinh doanh, theo đó, tiến hành quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về các hoạt động của ngân hàng Vietinbank, đặc biệt là về mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tích cực tham gia các chương trình cộng đồng, văn hóa, thể thao, xã hội để từ đó quảng bá và khẳng định được hình ảnh của ngân hàng trong lòng công chúng. Nghiên cứu, tìm hiểu kỹ càng từng đối tượng khách hàng và nhu cầu sử dụng sản phẩm của họ, từ đó tìm ra các cách thức tiếp cận phù hợp, thuyết phục khách hàng sử dụng lâu dài sản phẩm của ngân hàng Thực hiện các chương trình tri ân đối với các khách hàng đã sử dụng dịch vụ lâu năm, áp dụng các chương trình khuyến mãi, ưu đãi với các khách hàng mới sử dụng dịch vụ lần đầu. Thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn chăm sóc khách hàng cho cán bộ công tác tại ngân hàng. Thứ năm, Phát triển nguồn nhân lực
  6. Trong khâu tuyển dụng nguồn nhân lực đầu vào, cần chú trọng đến việc tuyển dụng những cán bộ có trình độ từ đại học trở lên và học đúng chuyên ngành tài chính- ngân hàng để giảm bớt chi phícho việc đào tạo Tổ chức đánh giá, phân loại cán bộ để có phương án tuyển chọn, sắp xếp và bố trí cho phù hợp. Xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm, trung hạn và dài hạn. Nội dung đào tạo tập trung vào đào tạo nghề, đào tạo chuyên sâu, đào tạo quản lý tương ứng vớí mức độ phát triển của nền kinh tế và của ngân hàng với các chương trình đào tạo bài bản, cập nhật liên tục theo tình hình thực tế. Các chính sách chăm lo cho cán bộ nhân viên cũng cần được lưu tâm nhằm khuyến khích sự trung thành. Thứ sáu, Tiếp tục nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin Hoàn thiện, nâng cấp phần mềm thanh toán điện tử, phần mềm tin học mới dành cho hệ thống thanh toán điện tử nhằm tăng tỷ lệ thanh toán tự động, nâng cao tốc độ thanh toán giữa các chi nhánh trong hệ thốngcũng như thanh toán đối với các ngân hàng bên ngoài. Tiếp tục xây dựng hệ thống phần mềm cảnh báo rủi ro sớm, nhận diện khách hàng... Thường xuyên cập nhật các thông tin vềtội phạm công nghệ trong và ngoài nước để thiết lập hệ thống tường lửa đủ mạnh nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng từ bên ngoài. Tăng cường số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công nghệ thông tin, thông qua tuyển dụng và đào tạo. Thứ bảy,Tăng cường kiểm soát và quản lý rủi ro Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tăng cường việc thực hiện xếp hạng tín dụng đối với KHCN, các DNVVN với những tiêu chí rõ ràng cho từng đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ, tiếp tục triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro như, phổ
  7. biến thông tin về các rủi ro của Vietinbank và trên thị trường ngân hàng cho các cán bộ của Vietinbank. Ngoài các giải pháp đối với Vietinbank, để tạo được môi trường tốt hơn để phát triển hoạt động NHBL của các NHTM nói chung và Vietinbank nói riêng, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị: Thứ nhất, Chính phủ, NHNN cầnđẩy nhanh quá trình thực hiện đề án thanh toán không dùng tiền mặt. Thứ hai, Chính phủ, NHNN cần nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát hoạt động kinh doanh của các NHTM nhằm đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt độngđược an toàn, lành mạnh. Qua ba chương luận văn cho thấy, Phát triển hoạt động NHBL đã và đang là xu thế tất yếu phù hợp với xu thế phát triển chung của các ngân hàng, Tại các nước phát triển trên thế giới hoạt động NHBL đã phát triển từ lâu và chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của các ngân hàng, tại Việt Nam hoạt động NHBL cũng đã và đang phát triển rất nhanh và ngày càng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ những nội dung trên, luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về hoạt động NHBL của NHTM, xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá mức độ phát triển của hoạt động NHBL. Tiến hành nghiên cứu, phân tích thực trạng về phát triển hoạt động NHBL cụ thể của Vietinbank, đồng thời nêu lên những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân cho của những hạn chế đó, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm đưa hoạt động NHBL phát triển theo đúng định hướng và mục tiêu mà Vietinbank hướng tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2