PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài.<br />
Như là một điều tất yếu, muốn phát triển kinh tế cần phải có đầu tư, muốn có<br />
đầu tư thì cần phải có vốn. Vốn có thể được huy động thông qua nhiều kênh khác<br />
nhau trong đó có ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là một trong những<br />
trung gian thực hiện huy động vốn để cho vay vốn đối với nền kinh tế. Thực tế hiện<br />
nay ở nước ta có hơn 70% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống ngân hàng<br />
cung cấp. Như vậy, nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại sẽ quyết định<br />
đến lượng vốn đầu tư của nền kinh tế. Bên cạnh đó việc ổn định tiền tệ và kiềm chế<br />
lạm phát trong thời gian này là một trong những vấn đề được Chính phủ đặt lên hàng<br />
đầu. Để làm được điều đó Nhà nước cần phải sử dụng đồng bộ các giải pháp về kinh<br />
tế, tài chính, tiền tệ trong đó không ngừng tăng cường huy động vốn, nhất là huy<br />
động vốn qua hệ thống ngân hàng thương mại là giải pháp khá hữu hiệu. Điều này<br />
cho thấy việc tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo chất lượng và số lượng<br />
vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của bất kỳ một<br />
ngân hàng thương mại nào.<br />
Là một thành viên của hệ thống ngân hàng Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu<br />
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên phải chung sức thực hiện nhiệm vụ<br />
chung của toàn ngành, làm thế nào để huy động được vốn đáp ứng cho sự nghiệp<br />
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề<br />
đang được ngân hàng rất quan tâm.<br />
Trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội và<br />
công tác tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên<br />
tôi nhận thấy công tác huy động vốn luôn giữ vị trí rất quan trọng đối với hệ thống<br />
ngân hàng thương mại trong việc đáp ứng vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần<br />
thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Hơn nữa trong thời gian gần<br />
1 <br />
<br />
đây việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, đây đang là bài toán<br />
khó đặt ra cho các ngân hàng.<br />
Vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài “Đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác<br />
huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc<br />
Yên” làm luận văn Thạc sỹ.<br />
2. Mục đích nghiên cứu đề tài<br />
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm lý luận, góp phần rút ngắn khoảng cách<br />
giữa lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn.<br />
- Khẳng định vai trò của nghiệp vụ huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư<br />
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên.<br />
- Đánh giá thực trạng nghiệp vụ huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của<br />
ngân hàng.<br />
- Nghiên cứu giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn tại<br />
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên.<br />
3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: “Đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn<br />
của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên”.<br />
- Phạm vi nghiên cứu:<br />
+ Về không gian: Công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát<br />
triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên (BIDV Phúc Yên).<br />
+Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được giới hạn trong giai đoạn từ năm (2008 2012).<br />
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng sử dụng phương pháp duy vật<br />
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin kết hợp với phương pháp<br />
thống kê kinh tế, tổng hợp và so sánh.<br />
2 <br />
<br />
3. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu gồm ba chương:<br />
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác huy động vốn của Ngân<br />
hàng thương mại.<br />
Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư<br />
và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên.<br />
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng TMCP<br />
Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Phúc Yên.<br />
Do hạn chế về kiến thức, cũng như giới hạn phạm vi của đề tài, luận văn chắc<br />
chắn sẽ có những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô<br />
giáo để nội dụng luận văn được hoàn chỉnh hơn.<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn.<br />
<br />
3 <br />
<br />
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY<br />
ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br />
<br />
1.1. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại<br />
1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại<br />
Ngân hàng thương mại (NHTM) ra đời và phát triển là kết quả của quá trình<br />
phát triển nền kinh tế hàng hóa. Được coi là con đẻ của nền kinh tế hàng hóa, NHTM<br />
đã tồn tại như là một tất yếu lịch sử trong đời sống kinh tế xã hội.<br />
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM. Theo Peter S.Rose trong cuốn<br />
quản trị ngân hàng thương mại, ông viết: "Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính<br />
cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất - đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm<br />
và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ<br />
chức kinh doanh nào trong nền kinh tế". [Trang 7]<br />
Ở Việt Nam khái niệm NHTM được chỉ rõ trong Luật các TCTD năm 2010<br />
như sau: "Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các<br />
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này<br />
nhằm mục tiêu lợi nhuận"[Điều 4; khoản 3]<br />
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về NHTM giữa các nước trên thế giới.<br />
Nhưng có thể hiểu một cách chung nhất: NHTM là một tổ chức tài chính, hoạt động<br />
kinh doanh chủ yếu trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, cung cấp một danh mục sản<br />
phẩm, dịch vụ vô cùng đa dạng với tính chất chung là nhận tiền gửi để sử dụng vào<br />
mục đích cho vay, đầu tư và các dịch vụ kinh doanh khác.<br />
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại<br />
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các tổ chức trung gian tài chính ngày<br />
càng mở rộng phạm vi và loại hình nghiệp vụ khiến cho quan điểm về ngân hàng<br />
thương mại không còn thống nhất giữa các quốc gia như trước đây. Song có thể hình<br />
dung ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, thực hiện đồng thời 3<br />
4 <br />
<br />
nghiệp vụ chính: hoạt động huy động vốn; hoạt động sử dụng vốn và hoạt động khác.<br />
a. Công tác huy động vốn<br />
Ngân hàng thương mại kinh doanh tiền tệ chủ yếu dưới hình thức huy động,<br />
cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Huy động vốn - hoạt động tạo nguồn<br />
vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng<br />
hoạt động của ngân hàng.<br />
Nguồn vốn ngân hàng huy động được sử dụng để tiến hành cho vay phục vụ<br />
cho nhu cầu phát triển sản xuất, các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và của<br />
cả nước. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển sẽ<br />
càng tạo uy tín và tiền đề cho ngân hàng trong mở rộng quan hệ tín dụng với các<br />
thành phần kinh tế từ đó mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó, ngân hàng phải<br />
căn cứ vào các chiến lược phát triển của địa phương cũng như của cả nước để đưa ra<br />
các chính sách huy động vốn thích hợp nhất đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công<br />
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.<br />
b. Hoạt động sử dụng vốn<br />
Các nguồn vốn sau huy động sẽ được ngân hàng thương mại phân bổ sử dụng<br />
vào các mục tiêu khác nhau. Nguyên tắc hoạt động của ngân hàng là dự trữ một phần<br />
dưới dạng tiền, phần còn lại được sử dụng vào các nghiệp vụ sinh lời nhằm tạo ra thu<br />
nhập để bù đắp chi phí hoạt động và có lãi. Các nghiệp vụ sử dụng vốn rất phong phú<br />
với nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, có thể chia làm 3 nhóm chính sau:<br />
• Cho vay thương mại<br />
Ngay ở thời kỳ đầu, các ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là<br />
cho vay đối với những người bán (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân<br />
hàng để lấy tiền trước). Sau đó ngân hàng cho vay trực tiếp đối với các khách hàng<br />
(là người mua), giúp họ có vốn để mua hàng dự trữ nhằm mở rộng sản xuất kinh<br />
doanh.<br />
• Cho vay tiêu dùng<br />
Trong giai đoạn đầu hầu hết các ngân hàng không tích cực cho vay đối với các<br />
5 <br />
<br />