Luận văn đề tài: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 38
download
Những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, các quyền của công dân về dân sự cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong lĩnh vực tố tụng hỡnh sự (TTHS), xu thế dân chủ hóa các hoạt động tố tụng ngày càng được củng cố. Nghị quyết số 08/NQ-TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 08) của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đó tạo ra...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn đề tài: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay
- LUẬN VĂN: Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hỡnh sự ở Việt Nam hiện nay
- Mở Đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, các quyền của công dân về dân sự cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong lĩnh vực tố tụng hỡnh sự (TTHS), xu thế dân chủ hóa các hoạt động tố tụng ngày càng được củng cố. Nghị quyết số 08/NQ-TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 08) của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đó tạo ra bước ngoặt mới cho sự nghiệp cải cách tư pháp. Tư tưởng chủ đạo của Nghị quyết số 08 về cải cách tư pháp là cải cách nhằm đảm bảo tính dân chủ của hoạt động tư pháp, đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân. Thể chế hóa tư tưởng của Nghị quyết số 08, một loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước ra đời, trong đó có những văn bản có giá trị hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống tư pháp như Bộ luật tố tụng hỡnh sự (BLTTHS) ngày 26/11/2003, Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15/6/2004. Đặc biệt, trước khi hai Bộ luật trên được ban hành, Nghị quyết 388/NQ/2003/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/3/2003 đó thực sự tạo ra những tiền đề cơ bản cho sự thay đổi quan điểm của các cơ quan tư pháp về vấn đề quyền công dân được bồi thường thiệt hại (BTTH) do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng. Thực tiễn triển khai Nghị quyết số 08, BLTTHS và các văn bản liên quan đó đem lại những bước tiến đáng kể trong tiến trỡnh dõn chủ hóa hoạt động TTHS, giảm thiểu các trường hợp oan sai, và lần đầu tiên, những người bị oan sai đó được các cơ quan tiến hành tố tụng xin lỗi, bồi thường. Tuy nhiên, cơ chế để công dân được thực hiện quyền BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS ở nước ta hiện nay vẫn cũn trong giai đoạn vừa xây dựng, vừa hoàn thiện. Các quy định của pháp luật được ban hành chưa đầy đủ, chưa toàn diện để điều chỉnh các quan hệ xó hội liờn quan đến loại BTTH đặc biệt này. Do đó, trên thực tế, công dân vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào ý chớ chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết bồi thường. Ngược lại, bản thân các cơ quan tiến hành tố tụng
- cũng gặp rất nhiều khó khăn từ cơ chế BTTH cho công dân. Nhiều vụ việc đũi bồi thường đến nay chưa có khả năng giải quyết dứt điểm, thậm chí, cả sau khi đó cú phỏn quyết của cỏc cơ quan có thẩm quyền. Các vấn đề mà thực tiễn đặt ra đũi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu hơn về mặt lý luận cỏc nội dung đảm bảo BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS, đặc biệt, phải nghiên cứu vấn đề này với tư cách một nội dung pháp lý của quyền công dân, từ đó, tạo ra những luận cứ khoa học cho quỏ trỡnh phỏp điển hóa các quy định này, tiến tới việc xây dựng một đạo luật thống nhất điều chỉnh. Như vậy, đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS là vấn đề mới, thể hiện những tư tưởng quan trọng của cải cách tư pháp, đũi hỏi phải cú sự phõn tớch, làm rừ sõu hơn về mặt lý luận. Đây cũng là một vấn đề mang tính chất thời sự và cấp bách hiện nay khi thực tế thực hiện các quy định của pháp luật về BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS cũn có những vướng mắc nhất định, gây phương hại đến lợi ích chính đáng của công dân và uy tín chính trị của hệ thống các cơ quan tư pháp. Xuất phát từ những đũi hỏi mang tớnh chất lý luận và thực tiễn trờn, cựng sự quan tâm nghiên cứu của bản thân, tác giả đó lựa chọn đề tài: "Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hỡnh sự ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ luật học của mỡnh. 2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu Như đó đề cập, BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS là một vấn đề mới được đặt ra ở Việt Nam, đặc biệt là sau sự ra đời của Nghị quyết số 388/NQ/2003/UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/3/2003. Đây cũng là một đề tài nhận được khá nhiều sự quan tâm của giới khoa học luật, theo trỡnh tự thời gian, cú thể nhắc tới cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu như: Luận văn Thạc sĩ luật học "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra" của Nguyễn Hữu Ước năm 2001; các bài nghiên cứu "Bồi thường thiệt hại đối với oan sai trong tố tụng" của TS Dương Thanh Mai và Nguyễn Hoàng Hạnh trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tháng
- 7/2001; Chuyên khảo "Bồi thường thiệt hại do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở Việt Nam và một số nước trên thế giới" của Viện Nghiên cứu khoa học Phỏp lý - Bộ Tư pháp, năm 2001. Đây là các sản phẩm khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách bao quát và chi tiết về BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS trong bối cảnh chưa có một văn bản pháp luật độc lập điều chỉnh về vấn đề này. Năm 2003, sau sự ra đời của Nghị quyết số 388, các nghiên cứu về "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra" của Lê Mai Anh được công bố dưới dạng Luận án Tiến sĩ luật học. Đây là công trỡnh nghiờn cứu cú giỏ trị khoa học về vấn đề cơ chế giải quyết trách nhiệm BTTH do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra cho công dân. Đặc biệt, tới thời điểm năm 2005, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 388, một loạt các loạt bài viết mang tính chất nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn được công bố như: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hỡnh sự thuộc Công an nhân dân" của Nguyễn Viết Sách; "Về trách nhiệm của Tũa án đối với việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan" của Hoàng Ngọc Thành; "Qua hai năm thực hiện Nghị quyết 388 trong ngành Kiểm sát nhân dân" của Hoàng Thế Anh… các bài viết này đều được đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 16, tháng 8/2005 (số chuyên đề về tổng kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 388)… Tuy nhiờn, cỏc cụng trỡnh khoa học nờu trờn mới chỉ đề cập đến vấn đề BTTH do hành vi trái pháp luật giới hạn trong một giai đoạn TTHS hoặc trong một loại cơ quan tư pháp… Mặt khác, tới thời điểm hiện nay, cũng chưa có một công trỡnh nào nghiờn cứu về BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS với tư cách là một quyền của công dân. Do vậy, có thể coi đây là lần đầu tiên đề tài "Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hỡnh sự ở Việt Nam hiện nay" được nghiên cứu và nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS, để từ đó, có những đề
- xuất nhằm hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS nói riêng và hoạt động tư pháp nói chung. - Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học, đề tài không thể bao quát hết tất cả các giai đoạn, các chủ thể của TTHS. Để đảm bảo tính chuyên sâu của luận văn, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở những vấn đề về đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ ỏn hỡnh sự - những vấn đề mà theo quan điểm của tác giả, là cơ bản và quan trọng hơn cả. Những nội dung được lựa chọn nghiên cứu trong luận văn là những vấn đề tiêu biểu, qua đó làm rừ được về mặt lý luận và khỏi quỏt được thực tế việc đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS hiện nay. 4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Luận văn được thực hiện nhằm góp phần đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS hiện nay. Để đạt được mục đích này, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS. - Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật về quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS, đánh giá nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xó hội liên quan đến hoạt động BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS. - Phân tích các quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật, phương hướng giải quyết các vấn đề hữu quan khác trong tiến trỡnh hoàn thiện cơ chế đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn dựa trên các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, về vấn đề quyền công dân và quyền con
- người, các quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước phỏp quyền xó hội chủ nghĩa (XHCN) của dõn, do dõn, vỡ dõn. - Về phương pháp nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của Triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các ph ương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê… 6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn là cụng trỡnh nghiên cứu đầu tiên làm rừ cơ sở lý luận đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS: đưa ra khái niệm, đặc điểm quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS… Trên cơ sở đó, luận văn nghiên cứu thực trạng việc đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở các số liệu mới nhất, cập nhật nhất hiện nay. Các quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS được đề xuất. Luận văn cũng góp phần luận chứng các quan điểm, các giải pháp trong tiến trỡnh xõy dựng và hoàn thiện phỏp luật, cải cỏch tư pháp được Bộ Chính trị đề ra tại các Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002, Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 2/6/2005, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005. Đây cũng là những điểm mới của luận văn này. 7. Ý nghĩa của luận văn Như đó phõn tớch, về mặt lý luận, luận văn sẽ làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS: đưa ra và phân tích các khái niệm, quan điểm, các thành tố cấu thành, các điều kiện tác động tới… Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng pháp luật và đời sống thực tế của các quy định pháp luật về BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS,
- đưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và giải quyết các vấn đề hữu quan khác. Như vậy, bờn cạnh những ý nghĩa lý luận và thực tiễn mà luận văn đem lại, về mặt học thuật, việc triển khai đề tài góp phần làm phong phú thêm các kiến thức lý luận - phỏp lý về quyền cụng dõn núi chung và quyền của cụng dõn được được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS nói riêng, tạo ra những tiền đề cho việc nghiên cứu ở cấp độ cao hơn và phạm vi rộng hơn trong thời gian tới, và là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với hoạt động học tập, nghiên cứu những vấn đề liên quan. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
- Chương 1 CƠ SỞ Lí LUẬN ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA CÔNG DÂN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HèNH SỰ 1.1. QUYỀN CÔNG DÂN VÀ QUYỀN CỦA CÔNG DÂN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG THIẾT HẠI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HèNH SỰ 1.1.1. Khái niệm quyền công dân và quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hỡnh sự "Quyền" theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, là: "1. Điều mà phỏp luật hoặc xó hội cụng nhận cho được hưởng, được làm, được đũi hỏi (quyền cụng dõn, quyền bầu cử và quyền ứng cử); 2. Những điều do địa vị hay chức vụ mà được làm (nói tổng quát. Có chức có quyền. lạm dụng quyền. Cầm quyền" [40, tr. 815]. Tuy nhiên, dù với cách giải thích thứ hai, "quyền" vẫn là những gỡ "mà phỏp luật hoặc xó hội cụng nhận cho được hưởng, được làm, được đũi hỏi", là khả năng xử sự nhất định của cá nhân, tổ chức - khả năng năng được hưởng, được làm, được đũi hỏi từ cộng đồng xung quanh. "Công dân" là khỏi niệm mang tớnh xó hội - lịch sử, dù đó manh nha trong tư tưởng của Aritstốt nhưng phải đến thời điểm ra đời Nhà nước Cộng hũa Quý tộc chủ nụ trong xó hội cổ đại La Mó, khỏi niệm công dân mới xuất hiện rừ nột. Tiếp sau sự xuất hiện khái niệm công dân, khái niệm quyền công dân được đặt ra và nội hàm khái niệm này được từng bước bổ sung, hoàn thiện, đặc biệt là qua các cuộc Cách mạng Tư sản và sự xuất hiện các Nhà nước Tư sản ở châu Âu thế kỷ XVII, XVIII, sau các cuộc Cách mạng Vô sản và sự xuất hiện Nhà nước XHCN thế kỷ XX. Trên bỡnh diện thế giới, khái niệm quyền công dân được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, với nhiều cách hiểu khác nhau, song về cơ bản, quyền công dân được hiểu là những quyền của những con
- người - công dân, được hiến pháp và pháp luật của một quốc gia nhất định ghi nhận và bảo vệ. "Công dân" theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, là "người dân, trong mối quan hệ về mặt quyền lợi và nghĩa vụ với Nhà nước" [40, tr.207]. Khi con người được coi là công dân, quyền công dân chính là quyền con người trong một xó hội cụ thể, trong một chế độ xó hội - chính trị cụ thể. Điều này chỉ ra tính khác biệt của quyền công dân so với quyền con người - một khái niệm thường bị hiểu đồng nhất với khái niệm quyền công dân. Quyền con người không chỉ là quyền mang tớnh chất xó hội của con người - thành viên trong xó hội, mà cũn bao gồm những quyền thể hiện tính chất tự nhiên, cá nhân, gắn với thuộc tính tự nhiên của con người: quyền ăn, quyền ở, quyền sống, quyền tự vệ..., những quyền này mang tính tự thân, vốn có của con người mà không cần phải được pháp luật của một nhà nước nào ghi nhận, điều chỉnh. Khái niệm quyền con người rộng hơn khái niệm quyền công dân. Nói tới quyền con người là nói tới các quyền của cá nhân mỗi con người không phân biệt các đặc tính tự nhiên: chủng tộc, màu da, lứa tuổi, giới tính… hay các đặc tính xó hội của con người: trỡnh độ văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, chế độ chính trị… Quyền công dân được hiểu là quyền con người giới hạn trong phạm vi các đặc tính xó hội của con người và trong phạm vi một quốc gia, một chế độ chính trị trong đó con người tồn tại. Trải qua thời gian, các nội dung của quyền công dân luôn được thay đổi và bổ sung cùng với sự phát triển của xó hội, của khoa học phỏp lý. Ở cỏc mức độ khác nhau, những năm 50 của thế kỷ XX, quyền công dân được tiếp cận ở góc độ quyền bỡnh đẳng với tư cách là nền tảng của tự do, công lý và hũa bỡnh trờn thế giới - với sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền và sự thể hiện tuyên ngôn này trong pháp luật quốc gia. Những năm 70, 80 của thế kỷ XX, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật quốc gia với tư cách là sự thể hiện các nội dung vàa quyền con người về quyền dân sự và chính trị, kinh tế, xó hội và văn hóa theo các Công ước về quyền dân sự và chính trị, Công ước về các quyền kinh tế, xó hội và văn hóa năm 1966, 1976. Tới thời điểm hiện nay, tùy theo mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị khác nhau mà hệ thống các quyền công dân được thể hiện ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên, quyền công dân được
- hiểu thống nhất bao gồm các nhúm quyền lớn: nhúm quyền tự do dõn chủ về chớnh trị (tham gia quản lý nhà nước và xó hội, quyền bầu ứng, ứng cử, quyền tự do bỏo chớ, lập hội, biểu tỡnh…), nhúm quyền dân sự (quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền được bảo vệ, bồi thường khỏi những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của bản thân…), nhúm quyền về kinh tế - xó hội (quyền tự do kinh doanh, sở hữu tài sản, quyền lao động, học tập, phát minh, sáng chế...). Dù vậy, sự phân định giữa các nhóm quyền này chỉ mang tính chất tương đối. Có thể có quyền thuộc nhóm quyền dân sự nhưng lại là tiền đề hoặc hệ quả của quyền thuộc nhóm quyền kinh tế - xó hội và ngược lại. Trong nhóm các quyền dân sự, có một loại quyền đặc biệt, tương ứng với quyền này là nghĩa vụ bồi thường của một chủ thể đặc biệt - Nhà nước, đó là quyền của công dân được Nhà nước BTTH do hành vi trái pháp luật của Nhà nước. Hành vi trái pháp luật của Nhà nước có thể diễn ra trên các lĩnh vực hoạt động của bộ máy nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Lĩnh vực tư pháp mà đặc biệt là tư pháp hỡnh sự có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng ở mức độ đáng kể tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc biệt là các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Đây là lĩnh vực giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và cụng dõn khi cụng dõn bị cho là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xó hội một cách có lỗi, trái pháp luật, với các hoạt động chứng minh, xét xử và cưỡng chế công dân thực hiện loại trỏch nhiệm phỏp lý nghiờm khắc nhất: trỏch nhiệm hỡnh sự. Hoạt động TTHS được quan niệm là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hỡnh sự với hoạt động cụ thể của những người tiến hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hỡnh sự là cỏc cơ quan nhà nước chuyên trách thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hỡnh sự, bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tũa án. Đây là các cơ quan có vai trũ chủ đạo trong việc giải quyết cỏc vụ ỏn hỡnh sự. Người tiến hành tố tụng là những công chức trong cơ quan tiến hành tố tụng, được bổ nhiệm vào các chức danh tố tụng, có thẩm quyền thực hiện những hoạt động tố tụng nhất định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó nhằm góp phần giải quyết
- vụ án hỡnh sự. Ngoài ra, cũng cú ý kiến cho rằng, hoạt động TTHS cũn bao gồm hoạt động của các cơ quan, tổ chức, luật sư và những người tham gia tố tụng khác trong quá trỡnh giải quyết vụ ỏn hỡnh sự. Tuy nhiờn, ý kiến này khụng mang tớnh chất phổ biến và những hành vi trỏi phỏp luật của cỏc chủ thể này trong quỏ trỡnh giải quyết vụ ỏn hỡnh sự cũng khụng thuộc phạm vi nghiờn cứu của luận văn. Oan sai nếu xảy ra trong TTHS sẽ dẫn đến khả năng công dân phải chịu trách nhiệm hỡnh sự mà đáng lẽ, họ khụng phải chịu bất kỳ loại trỏch nhiệm phỏp lý nào hoặc chỉ phải chịu một loại trỏch nhiệm phỏp lý nhẹ hơn. Nói cách khác, hành vi trái pháp luật của Nhà nước trong TTHS có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng đến các quyền dân sự của công dân. Thậm chí, cú ý kiến cho rằng, lĩnh vực TTHS tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại cho công dân cao nhất và khả năng Nhà nước phải bồi thường cho công dân nhiều nhất. Từ góc độ khoa học pháp lý, với cách đặt vấn đề như trên, có thể hiểu khái quát về quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS là một nội dung của quyền công dân, thuộc nhóm quyền dân sự, phát sinh giữa Nhà nước và công dân, trên cơ sở thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS gây ra. Như vậy, Quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hỡnh sự là một loại quyền công dân trong nhóm quyền dân sự, theo đó, công dân được Nhà nước bồi thường do đó thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thiệt hại cho cụng dõn trong quỏ trỡnh giải quyết vụ ỏn hỡnh sự. 1.1.2. Các đặc điểm của quyền công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của Nhà nước trong tố tụng hỡnh sự 1.1.2.1. Quyền được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong tố tụng hỡnh sự là một quyền thuộc nhóm quyền dân sự Các quyền dân sự đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân được tự do, dân chủ, bỡnh đẳng với mọi người, được thoát khỏi mọi ràng buộc, cấm đoán vô lý từ mọi phía để vươn lên làm chủ bản thân mỡnh, cuộc đời mỡnh. Đó là
- chủ quyền thiêng liêng của mỗi người, không ai có thể xâm phạm được [17, tr. 29]. Nhóm các quyền về dân sự là các quyền liên quan đến cuộc sống dân sự hàng ngày của công dân, các quyền tự do cá nhân như quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền ăn ở, đi lại, giao thông liên lạc, tham gia các giao dịch dân sự, quyền được đền bù do các hành vi trái pháp luật trong hợp đồng và ngoài hợp đồng. Quyền công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS là một nội dung của mối quan hệ BTTH ngoài hợp đồng, vỡ cơ sở phát sinh nghĩa vụ của Nhà nước và quyền của công dân trong trường hợp này là hành vi trái pháp luật của Nhà n ước trong TTHS mà không phải do vi phạm thỏa thuận, điều khoản của bất kỳ một hợp đồng nào được thiết lập trước đó giữa Nhà nước và công dân. Công ước quyền con người về dân sự - chính trị tháng 12 năm 1966 khẳng định: công dân có quyền được BTTH khi các quyền về con người và quyền tự do thân thể của họ bị công chức nhà nước vi phạm một cách trái pháp luật trong khi thi hành nhiệm vụ. Người bị thiệt hại có quyền yêu cầu Nhà nước BTTH và Nhà nước có trách nhiệm bồi thường. Mặt khác, khi phân loại quyền công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS là một quyền thuộc nhóm quyền công dân về dân sự - điều này không có nghĩa chỉ giới hạn trong phạm vi nhóm quyền dân sự một cách tuyệt đối. Bởi vỡ, như đó từng đề cập, sự phân chia quyền công dân thành những nhóm quyền về dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa... chỉ có tính chất tương đối, giữa những quyền trong một nhóm quyền này có sự liên hệ và đan xen lẫn với những quyền trong một nhóm quyền khác. Cụ thể, quyền công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS bao gồm các quyền được công khai xin lỗi, được bồi thường các thiệt hại về vật chất, được dỡ bỏ các hạn chế về đi lại, được khôi phục một số quyền công dân trước đó đó bị tước bỏ, do đó, quyền được BTTH ở đây trước hết là quyền được khôi phục một cách toàn diện các quyền về dân sự, các quyền về dân sự sau khi được khôi phục sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyền và khôi phục các lợi ích khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xó hội…
- 1.1.2.2. Quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hỡnh sự thể hiện sự ràng buộc trỏch nhiệm phỏp lý giữa Nhà nước và công dân Quyền công dân được BTTH chỉ phát sinh khi giữa Nhà nước và công dân tồn tại một quan hệ "bỡnh đẳng" ở mức độ nhất định. Nói cách khác, xó hội phải đạt tới một trỡnh độ dân chủ nhất định, trong đó người dân được đặt vào vị trí bỡnh đẳng tương đối với Nhà nước. Đây vừa là điều kiện vừa là đặc điểm của quyền công dân được BTTH. Quyền công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS không thể tách rời khỏi chủ thể đảm bảo cho quyền này được thực hiện. Sẽ là vô nghĩa nếu nói tới quyền công dân nói chung và quyền của dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS nói riêng nếu không xác định được ai là người có trách nhiệm thực hiện việc bồi thường cho công dân. Do đó, việc xác định tư cách bồi thường và đảm bảo tư cách bồi thường có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước đây, rất nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện nguyên tắc "miễn trừ quốc gia". Nguyên tắc này cho rằng Nhà nước được hưởng quyền miễn trừ quốc gia nên không thể bị coi là bị đơn trong những vụ kiện yêu cầu BTTH. Khi công chức nhà nước xõm phạm quyền lợi hợp phỏp của cụng dõn thỡ đó chỉ là hành vi mang tính cá nhân, Nhà nước không phải bồi thường. Công chức nhà nước nào gây thiệt hại cho đương sự thỡ phải tự chịu trỏch nhiệm bồi thường. Trên thực tế, việc bồi thường theo quan điểm này gặp phải khá nhiều khó khăn, vỡ công chức nhà nước có nguồn sống chủ yếu dựa vào lương từ ngân sách nhà nước, thường không đủ để bồi thường những tổn hại đó gõy ra cho cụng dõn. Ngoài ra, nếu công chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thỡ tớnh tớch cực và chủ động sẽ giảm đi khi thi hành công vụ, đặc biệt là khi tiến hành các hoạt động tố tụng, sẽ không quyết đoán đưa ra các quyết định và hành vi tố tụng cần thiết. Tõm lý e ngại phải tự chịu trách nhiệm bồi thường, sẽ không được tái bổ nhiệm, … là không thể tránh khỏi. Vỡ vậy, nhằm đạt tới một giải pháp mang tính tích cực hơn, cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, một số quốc gia đó xỏc định tư cách chủ thể của trách nhiệm bồi thường
- trên cơ sở nguyên tắc "chuyển giao lao động tạm thời". Theo đó, một khi công chức thực thi nhiệm vụ mà có hành vi vi phạm gây thiệt hại cho công dân thỡ trước hết Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại, cũn việc xử lý cụng chức (người lao động) có hành vi vi phạm và trách nhiệm của người công chức đó tới đâu là thuộc quyền của cơ quan nhà nước (người trực tiếp quản lý và sử dụng lao động) đối với công chức đó gõy thiệt hại do hành vi sai trái của họ gây ra trong khi thi hành công vụ. Tuy nhiên, điểm hạn chế của nguyên tắc này ở chỗ: trong quỏ trỡnh lao động thỡ trỏch nhiệm của người chủ sử dụng lao động chỉ dừng lại trong phạm vi những việc làm mà chính mỡnh đó ủy quyền hoặc phờ duyệt mà khụng cú nghĩa là với mọi hành vi sai phạm của người lao động. Nếu người lao động lợi dụng danh nghĩa cụng tỏc của mỡnh để thực hiện những hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân ngoài phạm vi được thuê, được ủy quyền thỡ người sử dụng lao động không có trách nhiệm bồi thường và quyền của công dân được BTTH không được bảo đảm. Do đó, tư cách chủ thể bồi thường một lần nữa cần được xem xét lại. Đến những thập kỷ gần đây, nguyên tắc "trách nhiệm đại diện" được đề cập đến và được xem như chỡa khúa giải quyết vấn đề chủ thể bồi thường, khẳng định tư cách bồi thường của Nhà nước và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, đảm bảo triệt để nhất quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS. Theo nguyên tắc này, một khi người công chức có vi phạm gây thiệt hại cho công dân thỡ trước hết Nhà nước phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị hại cũn việc xử lý cụng chức cú vi phạm và trỏch nhiệm của cụng chức đó tới đâu là việc riêng của cơ quan nhà nước. Sau đó, Nhà nước thu lại khoản bồi hoàn từ công chức. Bất luận là hành vi vi phạm pháp luật đó của công chức do lỗi vô ý hay cố ý, mọi tổn hại trước tiên đều do Nhà nước bồi thường, sau đó căn cứ vào lỗi của cá nhân công chức mà đưa ra mức bồi hoàn tương ứng và thích hợp. Nguyên tắc "trách nhiệm đại diện" khắc phục được những hạn chế của nguyên tắc "miễn trừ quốc gia", nguyên tắc "chuyển giao lao động tạm thời", kinh phí BTTH từ nguồn ngân sách nhà nước được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn khi việc bồi thường lấy từ tiền lương của công chức. Xác định
- rừ tư cách bồi thường, phân định rừ trỏch nhiệm của Nhà nước và trách nhiệm của công chức nhà nước, quyền của công dân được BTTH trong TTHS mới được đảm bảo. 1.1.2.3. Quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hỡnh sự dựa trờn cơ sở pháp lý về trách nhiệm dân sự của cơ quan nhà nước Quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS dựa trên cơ sở pháp lý về trỏch nhiệm dõn sự của cơ quan nhà nước, cụ thể hơn là trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Cơ sở pháp lý của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là sự kết hợp của các yếu tố: hành vi trái pháp luật trong TTHS được thực hiện một cách có lỗi, thiệt hại gây ra đối với công dân và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hại gây ra cho công dân. Hành vi trái pháp luật là các vi phạm quy định pháp luật. Như vậy, từ góc độ pháp lý, việc đánh giá một hành vi là đúng pháp luật hay trái pháp luật phải dựa trên tiêu chí quy định của pháp luật, dựa trên chuẩn mực pháp luật. Hành vi trái pháp luật là xử sự của một chủ thể không đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật, thể hiện qua việc thực hiện hoặc không thực hiện các hàn h vi nhất định mà theo quy định của pháp luật không được thực hiện hoặc phải được thực hiện. Theo Điều 604 Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH thỡ đây là những hành vi "xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác". Trong TTHS, hành vi trái pháp luật thể hiện là những hành vi thực hiện việc truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự (như khởi tố bị can, truy tố, ra bản án, tuyên hỡnh phạt, ỏp dụng cỏc biện phỏp ngăn chặn) đối với những công dân mà bản thân họ không phạm tội, hành vi của họ không cấu thành tội phạm, chưa đến tuổi chịu trỏch nhiệm hỡnh sự, khụng cú năng lực trách nhiệm hỡnh sự, đó hết thời hiệu truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự, bản thõn hành vi phạm tội đó được xử lý bằng một bản án hoặc quyết định đó cú hiệu lực phỏp luật trước đó…
- Như vậy, trong lĩnh vực TTHS, hành vi trái pháp luật trước hết là vi phạm các quy định về trỡnh tự, thủ tục tố tụng trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Hành vi trái pháp luật có thể là một hành vi độc lập, mang tính độc đoán cá nhân của người tiến hành tố tụng (ví dụ: bắt, giam người không có căn cứ vỡ động cơ cá nhân của người có thẩm quyền) hoặc là sản phẩm của các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử tắc trách, không thu thập đầy đủ chứng cứ, bỏ sót các chứng cứ quan trọng để chứng minh công dân có tội hay không có tội, do vậy, dẫn đến việc khởi tố bị can không có căn cứ, ra cáo trạng, bản án đối với người không thực hiện hành vi phạm tội… Trên thực tế, biểu hiện ra bên ngoài của các hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho công dân là những trường hợp: công dân bị khởi tố, tạm giam, tạm giữ nhưng sau đó cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định đỡnh chỉ điều tra vụ án, trả tự do vỡ đó hết thời hạn tạm giữ, tạm giam mà khụng chứng minh được người đó đó thực hiện tội phạm hoặc người đó chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hỡnh sự hoặc chứng minh được hành vi của người đó không cấu thành tội phạm mà chỉ bị xử lý hành chớnh hoặc dõn sự; công dân bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khám xét, thu giữ, tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản không có căn cứ dẫn đến thiệt hại về vật chất và tinh thần; công dân đó bị truy tố ra trước Tũa để xét xử nhưng Tũa án tuyên bị cáo không có tội hoặc bản án kết tội của Tũa án cấp d ưới bị Tũa án cấp trên hủy, tuyên bố bị cáo không có tội… Khi nói tới các hành vi trái pháp luật trong TTHS và hậu quả của hành vi trái pháp luật này, không thể không đề cập đến khái niệm "oan" và "sai" - đây là những khái niệm có liên quan mật thiết. Các hành vi trái pháp luật bản chất là các hành vi thực hiện "sai" quy định của pháp luật, và do thực hiện "sai", có thể dẫn tới hậu quả "oan" cho công dân. Tuy nhiên, như thế nào là "oan", như thế nào là "sai" hiện cũn cú nhiều ý kiến chưa thống nhất. Theo Từ điển tiếng Việt thỡ "oan" có nghĩa là "một người nào đó bị quy cho tội mà họ không phạm, phải chịu trừng phạt mà bản thân họ không đáng phải chịu" [40, tr. 749] và "sai" có nghĩa là "một hành vi nào đó không phù hợp với phép tắc, với những điều qui định" [40, tr. 844]. Như vậy, khái niệm "sai" cú ý nghĩa rất rộng, bao trựm lờn cả khỏi niệm oan. Khỏi niệm "oan" cú ý nghĩa hẹp hơn khái niệm "sai". Ví dụ: công dân A hoàn toàn không liên quan đến vụ án nhưng vẫn bị Viện kiểm sát truy tố bằng một bản
- cáo trạng và áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giam. Công dân A đó bị truy tố "oan", hạn chế quyền tự do đi lại "oan" do cơ quan tiến hành tố tụng đó làm sai. Với ví dụ trên, có thể nhận thấy, "oan" có nghĩa là một công dân nào đó hoàn toàn không thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội hoặc hành vi vi phạm pháp luật nào có liên quan tới vụ án, nhưng đó bị khởi tố, truy tố, xột xử, thi hành án, áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Cũn khỏi niệm "sai" trong TTHS có nghĩa là một người nào đó đó thực hiện hành vi phạm tội và hành vi phạm tội đó đúng ra phải bị truy cứu trách nhiệm hỡnh sự về tội danh này, nhưng lại bị khởi tố, truy tố, xét xử về một tội danh khác hoặc bị áp dụng hỡnh phạt nặng hơn hỡnh phạt lý ra họ phải gỏnh chịu, hoặc trong quỏ trỡnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các cơ quan chức năng đó cú hành vi vi phạm phỏp luật dẫn đến việc họ phải gánh chịu những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần. Một đặc điểm cơ bản để phân biệt khái niệm "oan" với khái niệm "sai" là khi nói tới một người bị oan, có nghĩa là họ hoàn toàn không thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Pháp luật Cộng hũa nhân dân Trung Hoa quan niệm về oan, sai một cách rất chung chung và được hiểu là do các cơ quan tiến hành tố tụng đó nhận định sai sự thật; áp dụng sai pháp luật; vi phạm trỡnh tự, thủ tục tố tụng mà phỏp luật quy định. Điều 15 Luật về Nhà nước Cộng hũa nhân dân Trung Hoa bồi thường thiệt hại quy định: các cơ quan có chức năng điều tra, truy tố, xét xử, quản lý trại giam và cỏn bộ của những cơ quan này khi thực thi nhiệm vụ mà xâm phạm quyền nhân thân, thuộc một trong các trường hợp sau thỡ người bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại: 1. Bắt, giữ sai đối với những người bị tỡnh nghi phạm tội nhưng chưa có dấu hiệu thực tế hoặc chưa có những chứng cứ thực tế chứng tỏ rằng họ đó thực hiện hành vi phạm tội; 2. Tạm giam sai đối với những người chưa thực sự phạm tội; 3. Xột xử lại theo trỡnh tự luật định là vô tội (xét xử theo trỡnh tự phỳc thẩm, giỏm đốc hoặc tái thẩm), nhưng đó chấp hành hỡnh phạt đó tuyờn;
- 4. Cú cỏc hành vi bức cung, nhục hỡnh hoặc sai người khác dùng các hành vi đánh đập dẫn đến công dân bị thương hoặc tử vong; 5. Sử dụng vũ khí, dụng cụ trái pháp luật dẫn đến công dân bị thương hoặc tử vong [39, tr. 155]. Pháp luật Cộng hũa Liên bang Nga cũng chưa có quy định về khái niệm oan, sai trong trong hoạt động TTHS. Tuy nhiên, qua các quy định của BLTTHS Cộng hũa Liên bang Nga có thể hiểu những hành vi có thể dẫn đến oan, sai là: người có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hỡnh sự một người mà rừ ràng là người đó không có tội; kiểm sát viên hay người tiến hành điều tra sơ bộ đỡnh chỉ việc truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự đối với người bị tỡnh nghi phạm tội hoặc người đó bị khởi tố về một tội nào đó; hành vi giữ người trái pháp luật; người tiến hành điều tra sơ bộ ép buộc người bị tỡnh nghi, bị can, người bị hại, người làm chứng đưa ra lời khai không đúng sự thật hoặc người giám định đưa ra kết luận giám định sai; những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với tài sản bị kê biên, tạm giữ… Pháp luật Cộng hũa Pháp cũng khụng phõn biệt rừ ràng cỏc trường hợp oan, sai trong hoạt động TTHS. Luật chỉ qui định rằng những người có quyền yêu cầu BTTH là những người được tuyên vô tội. Luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ - quốc gia theo nguyên tắc "miễn trừ quốc gia" về việc BTTH do oan, sai trong hoạt động TTHS và theo truyền thống luật án lệ, Hoa Kỳ cũng không có quy định pháp luật phân biệt giữa oan và sai mà Tũa án chỉ căn cứ vào những tỡnh tiết cụ thể để giải quyết vấn đề bồi thường. Luật của Nhật Bản cũng không thể đưa ra khái niệm "oan" và "sai" mà chỉ quy định những điều kiện để được BTTH. Như vậy, pháp luật của các nước nêu trên đó khụng thể hiện khái niệm này và cũng không qui định một cách rạch rũi trường hợp nào là oan, trường hợp nào là sai trong hoạt động TTHS. Luật chỉ qui định một cách rất chung chung và chủ yếu đề cập tới đối tượng nào và trong điều kiện nào thỡ được yêu cầu BTTH.
- Hành vi trái pháp luật được thực hiện một cách có lỗi, bị coi là có lỗi nếu lựa chọn và thực hiện một xử sự không phù hợp với quy định của pháp luật khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với quy định của pháp luật. Lỗi cú thể là lỗi cố ý hoặc lỗi vụ ý. Lỗi với tớnh chất là trạng thỏi tõm lý của cỏ nhõn. Tuy nhiên, trong mối quan hệ bồi thường giữa Nhà nước với công dân, thỡ lỗi phải coi là lỗi của Nhà nước chứ không phải là lỗi của cá nhân người có thẩm quyền trong TTHS. Bởi vỡ, cỏ nhõn này gây thiệt hại ở tư cách là người có thẩm quyền trong hoạt động TTHS, được trao quyền lực nhà nước, là đại diện của Nhà nước. Cách xác định này để đảm bảo sự triệt để trong việc thực thi trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân. Nhà nước sẽ không bao giờ phải chịu trách nhiệm về bất cứ điều gỡ với xó hội và cỏ nhõn cụng dõn, sẽ "bỏ rơi" xó hội và cỏ nhõn cụng dõn nếu lập luận người gây thiệt hại cho công dân là cá nhân Thủ trưởng Cơ quan điều tra chứ không phải Nhà nước và công dân phải đũi Thủ trưởng Cơ quan điều tra bồi thường mà không phải Nhà nước bồi thường. Công dân sẽ không thể được bảo vệ nếu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nại ra rằng hành vi tố tụng trái pháp luật là việc thực hiện mệnh lệnh hành chính của cấp trên, là đồng trách nhiệm do hỗn hợp lỗi giữa thủ trưởng và nhân viên, giữa cơ quan tham mưu và người trực tiếp thực hiện… Và do vậy, lỗi của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện hành vi trái pháp luật trong TTHS phải được coi là lỗi suy đoán, nghĩa là khi xác định hành vi trái pháp luật, tức là hành vi đó đó được thực hiện một cách có lỗi. Những trường hợp Nhà nước không chịu trách nhiệm BTTH là khi không có lỗi của Nhà nước, ví dụ: những người bị bắt giam do hành vi phạm tội nhưng sau đó được miễn truy cứu trỏch nhiệm hỡnh sự hoặc miễn chấp hành hỡnh phạt. Một trường hợp khác, không phải bồi thường cho công dân khi tồn tại hỗn hợp lỗi của cả Nhà nước và cụng dõn khi cụng dõn cố ý khai sai sự thật hoặc tạo chứng cứ giả nhằm mục đích gây khó khăn, đánh lạc hướng điều tra, truy tố, xét xử để bị truy cứu trách nhiệm hỡnh sự, giam giữ oan, sai. Việc xác định chủ thể của lỗi trong hoạt động TTHS chỉ được đặt ra khi cần giải quyết vấn đề bồi hoàn, làm rừ trách nhiệm bồi hoàn của cá nhân có thẩm quyền với Nhà nước (trong quan hệ "đóng cửa bảo nhau" giữa cơ quan nhà nước và công chức của cơ
- quan đó) mà không được phép đặt ra trong việc giải quyết bồi thường giữa Nhà nước và công dân. Hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách có lỗi phải gây ra những hậu quả nhất định. Nói cách khác, phải gây ra những thiệt hại thực tế. Các thiệt hại này bao gồm những tổn thất về tinh thần (danh dự, nhân phẩm, uy tín bị ảnh hưởng), các tổn hại về tính mạng, sức khỏe (bị chết, bị suy giảm sức khỏe do bị giam, giữ, chấp hành hỡnh phạt…), cỏc quyền tự do thõn thể; cỏc tổn hại về tài sản (tài sản bị tịch thu, bị buộc phải trả cho người khác một cách không có căn cứ...). Các hành vi trái pháp luật trong TTHS có thể gây ra một hoặc nhiều thiệt hại khác nhau, giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả phải có mối quan hệ lôgíc, hành vi là nguyên nhân tất yếu gây ra hậu quả, phải xảy ra trước hậu quả. Tuy nhiên, từ đặc thù của hoạt động TTHS, có thể nhận thấy hành vi trái pháp luật gây ra hậu quả cho công dân lại là hậu quả của một hành vi trái pháp luật khác hoặc hậu quả gây thiệt hại cho công dân là kết quả của nhiều hành vi trái pháp luật khác nhau. Trong mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, hầu hết các vấn đề tố tụng quan trọng đều do Cơ quan điều tra quyết định với sự phê chuẩn của Viện kiểm sát. Vậy Cơ quan điều tra phải chịu trách nhiệm hay Viện kiểm sát phải chịu trách nhiệm. Do đó, rất dễ dẫn đến tỡnh trạng cỏc cơ quan tiến hành tố tụng dễ đùn đẩy nhau trong việc thừa nhận hành vi trái pháp luật của mỡnh và thực hiện trách nhiệm với công dân nếu pháp luật thực định không xác định rừ nguyờn tắc, chủ thể bồi thường. 1.2. NHỮNG YẾU TỐ ĐẢM BẢO QUYỀN CÔNG DÂN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HèNH SỰ 1.2.1. Yếu tố chính trị, tư tưởng Phạm trù chính trị, tư tưởng tiếp cận ở góc độ đảm bảo quyền công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS thể hiện qua mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân và các tư tưởng, học thuyết chính trị về mối quan hệ giữa Nhà nước với công dân. Quyền được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn đề tài: Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
87 p | 176 | 52
-
Luận văn hệ thống đảm bảo an toàn khi kết nối mạng Internet
118 p | 132 | 30
-
Luận văn đề tài : Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty Cổ Phần Én Vàng Quốc Tế
90 p | 97 | 26
-
LUẬN VĂN ĐỀ TÀI :THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG TRONG THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
15 p | 167 | 25
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị: Đảm bảo An sinh xã hội tại các huyện nghèo Tỉnh Điện Biên
116 p | 52 | 12
-
Luận văn đề tài : Biện pháp hoàn thiện công tác quản lý đảm bảo vật tư tại Ban QLDATCĐ miền Bắc
68 p | 72 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Đảm bảo nguồn lực thông tin KH&CN tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
68 p | 22 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện hoạt động cho vay có đảm bảo bằng tài sản thế chấp tại ngân hàng Công thƣơng Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng
26 p | 54 | 7
-
Đảm bảo quyền lợi về học tập và tham gia các hoạt động giáo dục bằng ngân sách bảo hiểm
87 p | 87 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nghèo trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
26 p | 28 | 6
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
27 p | 13 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đảm bảo tài chính trong thực hiện
135 p | 26 | 6
-
Đảm bảo quyền lợi con người với các hoạt động dịch vụ tài chính danh nghĩa
118 p | 44 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Đảm bảo chất lượng dịch vụ mạng ngang hàng có cấu trúc
28 p | 15 | 4
-
Tiểu luận: Đảm bảo tính riêng tư và truy vấn hiệu quả trên mạng cảm ứng không dây hai tầng
13 p | 88 | 4
-
Đảm bảo phổ cập giáo dục đến mọi tầng lớp khu vực dân cư bằng chương trình bảo hiểm anh sinh giáo dục
91 p | 52 | 4
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
26 p | 19 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trong dự án xây dựng đường dẫn cầu Cửa Đại đoạn qua huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
142 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn