intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng" là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của những hộ dân tái định cư; đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ dân thuộc diện tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng; đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ dân tái định cư theo hướng bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRẦN THỊ THU TẰM ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - 2013
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 1: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 12 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin học liệu - Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đà Nẵng là thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng để thành phố có điều kiện đầu tư, phát triển đô thị ngày càng văn minh hiện đại. Cùng với quá trình đô thị hóa, huyện Hòa Vang được thành phố quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa ở cửa ngõ phía Tây của thành phố, do đó có nhiều dự án được thành phố đã, đang và sẽ đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện. Mặc dù thành phố đã có nhiều chủ trương chính sách hỗ trợ, đền bù thỏa đáng cho người dân, tuy nhiên phần lớn lao động nông nghiệp ở độ tuổi cao, trình độ văn hóa hạn chế, khó có khả năng tiếp thu kiến thức mới nên không đáp ứng được yêu cầu lao động chất lượng cao. Bên cạnh đó, việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện dưới hình thức chi trả trực tiếp. Người dân bị thu hồi đất phần lớn sử dụng khoản tiền bồi thường để phục vụ nhu cầu mua sắm, sinh hoạt trước mắt mà ít quan tâm đến học nghề, chuyển đổi nghề và việc làm. Do đó, sau khi bị giải tỏa di dời, thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các dự án, người dân sẽ rất khó khăn khi chuyển đổi ngành nghề, tìm kiếm việc làm ổn định và phát triển kinh tế. Chính vì vậy việc làm thế nào để đảm bảo cho những hộ dân bị thu hồi đất khi được bố trí tái định cư ở những khu dân cư mới có thể tồn tại và phát triển một cách ổn định là yêu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển của huyện. Do đó Tôi chọn đề tài “Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
  4. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế bền vững của những hộ dân tái định cư. - Đánh giá thực trạng sinh kế của các hộ dân thuộc diện tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. - Đề xuất các giải pháp khả thi nhằm đảm bảo sinh kế cho hộ dân tái định cư theo hướng bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: - Mô hình sinh kế của những hộ dân nằm trong diện tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang; - Các nguồn lực hữu hình và vô hình có thể sử dụng nhằm cải thiện sinh kế cho người dân tại các khu vực tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang; * Phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Các hoạt động nghiên cứu được triển khai trong phạm vi huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. 4. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu các nội dung, luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp: phân tích thống kê, ma trận và một số phương pháp khác. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đảm bảo sinh kế bền vững Chương 2: Thực trạng sinh kế của các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, Tp Đà Nẵng Chương 3: Các giải pháp cải thiện sinh kế bền vững cho các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, Tp Đà Nẵng 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  5. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG 1.1. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG 1.1.1. Khái niệm sinh kế Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế (DFIA- Anh, 1998), “sinh kế” được hiểu là: Tập hợp tất cả các nguồn lực và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ước nguyện của họ. 1.1.2. Các nguồn lực sinh kế Vốn con người: Bao gồm sức mạnh thể lực, năng lực trí tuệ biểu hiện ở kỹ năng, kiến thức làm kinh tế, khả năng quản lý gia đình của người dân. Vốn xã hội: Thể hiện thông qua các mối quan hệ xã hội có ý nghĩa trong việc đảm bảo phần nào những điều kiện cần thiết cho cuộc sống của hộ gia đình. Tình làng, nghĩa xóm được thể hiện thông qua việc thúc đẩy sự hợp tác trong sản xuất. Vốn tự nhiên: Khả năng cung ứng quỹ đất sản xuất, sông biển ao hồ có thể sử dụng để sản xuất của hộ gia đình cũng như cộng đồng cùng với điều kiện thuận lợi hay khó khăn của việc khai thác các nguồn lực ấy là nguồn vốn tự nhiên Vốn tài chính: Vốn tài chính được thể hiện bằng khả năng tạo ra dòng tiền cho hộ gia đình. Nguồn tiền đó thường có được do tiết kiệm, đi làm thuê, bán sản phẩm hoặc từ các hỗ trợ của chính phủ, của các tổ chức xã hội khác. Vốn vật chất: Thể hiện ở các tài sản vật chất đảm bảo cho cuộc sống, sinh hoạt cũng như làm ăn của người dân như hệ thống đường
  6. 4 sá, điện nước, chợ búa, trường học, thông tin liên lạc cùng các tài sản sinh hoạt như tivi, xe máy và các vật dụng cần thiết khác trong gia đình như giường, tủ, bàn... được xem là nguồn vốn vật chất. 1.1.3. Sinh kế bền vững Theo R.Chamber (1989); R.Reardon, and J.E.Taylor, (1996), một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục được trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm đảm bảo sinh kế bền vững: Có nhiều quan điểm về đảm bảo sinh kế bền vững, tuy nhiên hiện nay đa số các nhà nghiên cứu cho rằng đảm bảo sinh kế bền vững: Là đảm bảo điều kiện sống, việc làm ổn định của hộ gia đình. Là đảm bảo các nguồn lực sinh kế, khả năng chống chọi được với các ”cú sốc” bất lợi từ môi trường. Đồng thời thích ứng với điều kiện trình độ của người dân và cho phép phát huy đựơc các nguồn lực tại chỗ. 1.1.4. Cấu trúc mô hình sinh kế bền vững a. Cấu trúc mô hình sinh kế bền vững theo cách tiếp cận của UNDP b. Cấu trúc sinh kế bền vững theo cách tiếp cận của CARE c. Cấu trúc sinh kế bền vững theo cách tiếp cận của DFID 1.2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ 1.2.1. Phải tạo được nguồn sống cho hộ gia đình Điều quan trọng nhất của mô hình sinh kế bền vững cho hộ dân tái định cư là nó giúp cho họ thoát ra được tình trạng hiện tại thông qua việc tạo ra và duy trì được dòng chảy của cải liên tục, đáp ứng yêu cầu cuộc sống của họ. Vì vậy, khi đánh giá một mô hình sinh kế phù hợp hay không trước hết ta phải xem xét khả năng này của mô hình.
  7. 5 1.2.2. Phải có khả năng chống chọi được với các "cú sốc" bất lợi từ môi trường Trong điều kiện nền kinh tế luôn chịu sự tác động của rất nhiều biến số ảnh hưởng bên ngoài khó kiểm soát dẫn đến xuất hiện các cú sốc bất lợi từ môi trường như thiên tai, dịch bệnh, biến động của thị trường... làm cho hoạt động sinh kế của gia đình bị ảnh hưởng tiêu cực. Một mô hình sinh kế tốt phải là một mô hình sinh kế có khả năng chống chịu trước các cú sốc đó. Tức là vẫn có khả năng tạo ra được thu nhập hoặc huy động từ các nguồn bù đắp khác để duy trì cuộc sống của gia đình trong những khoảng thời gian nhất định. 1.2.3. Phải thích ứng với điều kiện trình độ của người dân tái định cư Như chúng ta đã biết đời sống của người dân trong khu vực tái định cư đa phần đều rất khó khăn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó có nhiều lý do nội tại của chính hộ gia đình đó là do thiếu nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, thiếu kiến thức, thiếu sự hỗ trợ của cộng đồng... Do đó, một mô hình sinh kế bền vững đối với hộ dân tái định cư phải có khả năng thích ứng với trình độ, năng lực thực tế của người chủ gia đình và các thành viên. 1.2.4. Phải cho phép phát huy đựơc các nguồn lực tại chỗ Nguồn lực tại chỗ là cầu nối giúp các hộ dân tái định cư phát huy được các nguồn lực mà bản thân họ đã có. Do vậy, để có được một sinh kế bền vững đòi hỏi người dân phải gắn kết được lịch sử, truyền thống kinh tế, văn hoá, phải gắn kết được với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng chung của đất nước, kết nối được với hoạt động kinh tế của cộng đồng từ những yếu tố đó sẽ góp phần đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân. 1.3. NỘI DUNG ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG HỘ GIA
  8. 6 ĐÌNH 1.3.1. Đảm bảo các nguồn vốn cho các hộ gia đình để tạo ra thu nhập Đảm bảo nguồn lực là đảm bảo sự đầy đủ và sẵn sàng sử dụng của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất. Nó bao gồm bảo đảm về con người, môi trường, cơ sở vật chất, phong tục tập quán và nguồn tài chính của hộ gia đình nói riêng và của cộng đồng nói chung. Muốn đảm bảo các nguồn vốn cho hộ gia đình để tạo ra thu nhập cần phải kết hợp các loại nguồn vốn hiện tại của hộ gia đình. Hoạt động này nhằm mục đích chỉ ra đặc điểm phối kết hợp các nguồn vốn sinh kế của hộ gia đình trong các hoạt động sống, đặc biệt là trong giải quyết những biến động về kinh tế, xã hội, và đối phó với thiên tai và những tác động bất lợi từ môi trường kinh tế. 1.3.2. Đảm bảo công ăn việc làm ổn định Đảm bảo sản xuất ổn định là việc đảm bảo quá trình tạo ra hàng hóa và dịch vụ có thể trao đổi được trên thị trường được diễn ra một cách đều đặn và liên tục nhằm đem lại cho người sản xuất càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Để đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người dân tái định cư đòi hỏi phải tìm ra được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của hộ gia đình. Hỗ trợ hộ gia đình lập kế hoạch phát triển sinh kế. Cuối cùng, để đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho các hộ dân cần phải triển khai hệ thống các chính sách hỗ trợ người dân nâng cao tính bền vững của sinh kế. 1.3.3. Đảm bảo điều kiện sống của người dân Đảm bảo điều kiện sống là bảo đảm sự thuận tiện của các yếu
  9. 7 tố tác động đến cuộc sống hằng ngày của người dân như nhà ở, phương tiện sinh hoạt, điều kiện nước sạch, vệ sinh môi trường, nguồn điện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật... Đảm bảo điều kiện sống cần có các yếu tố tối thiểu như nhà ở kiên cố, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu, môi trường sinh hoạt không bị ô nhiễm, cơ sở hạ tầng về điện đường trường trạm đầy đủ. 1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG 1.4.1. Khả năng nhận thức và kiểm soát sự thay đổi của môi trường sinh kế Môi trường sinh kế có vai trò quan trọng vì nó tác động trực tiếp lên tài sản và những lựa chọn của người dân trong việc mưu cầu về lợi ích đầu ra của sinh kế. 1.4.2. Khả năng các nguồn lực và cơ hội tiếp cận thành công các nguồn lực sinh kế Nguồn lực sinh kế là hạt nhân của mọi mô hình sinh kế, là điều kiện tiên quyết trong việc tạo ra của cải, thu nhập để đảm bảo cuộc sống cho người dân. Quy mô hiện có các nguồn lực của hộ gia đình là sự đảm bảo quan trọng cho các hoạt động sinh kế của người dân. Bên cạnh đó, việc tiếp cận được các nguồn lực sinh kế như nguồn vốn đất đai, tiền vốn, tài nguyên rừng, biển… của người nghèo là rất cần thiết trong quá trình giải quyết sinh kế bền vững cho người dân. 1.4.3. Chiến lược sinh kế đúng đắn và hợp lý Một chiến lược sinh kế đúng đắn và hợp lý sẽ giúp các hộ dân phát huy một cách tốt nhất các tác động tích cực của yếu tố nội tại và yếu tố bên ngoài đến hoạt động sinh kế của mình trên cơ sở các nguồn lực mà họ có.
  10. 8 1.4.4. Hệ thống các chính sách, thể chế của Nhà nước và cộng đồng Chính sách và thể chế không những tạo ra cơ hội nhằm giúp cho mỗi người dân và cả cộng đồng thực hiện các mục tiêu đã xác định để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống trong sinh kế mà còn là cơ hội, là cứu cánh cho người dân và cộng đồng giảm thiểu được các tổn thương và sử dụng hợp lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. 1.4.5. Sự nỗ lực vươn lên của bản thân hộ gia đình Khi có những biến động xảy ra phải thay đổi chỗ ở cũng như điều kiện sản xuất thì cũng có nghĩa là có một biến động to lớn đến hoạt động sinh kế của hộ dân cũng như của cộng đồng bị ảnh hưởng. Việc xáo trộn sẽ làm thay đổi môi trường sống, tác động mạnh mẽ đến lối sống, điều kiện sản xuất, sinh hoạt và các nguồn lực, tài sản khác của hộ gia đình và cộng đồng. Do đó, để tồn tại, người dân cũng như cộng đồng đó sẽ phải có những nỗ lực để duy trì những hoạt động sinh kế cũ cũng như cố gắng tiếp nhận những cách thức hoạt động sinh kế mới phù hợp với nơi ở mới, đó là những hoạt động khôi phục sinh kế. 1.4.6. Các nhân tố ngoại sinh khác - Sự chủ quan của con người tham gia vào quá trình phân tích mô hình sinh kế. - Độ trễ của các chính sách trước những biến động của môi trường bên ngoài đối với cuộc sống của người dân. 1.5. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO SINH KẾ BẾN VỮNG CHO NGƯỜI DÂN TÁI ĐỊNH CƯ 1.5.1. Kinh nghiệm thế giới 1.5.2. Kinh nghiệm trong nước KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
  11. 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH ĐÔ THỊ HÓA VÀ CÔNG TÁC TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG, TP ĐÀ NẴNG 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Hòa Vang a. Đặc điểm tự nhiên Huyện Hoà Vang nằm bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành của thành phố Đà Nẵng, có toạ độ từ 15o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và 107o49’ đến 108o13’ kinh độ Đông. Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,80C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình 28- 30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Hòa Vang có diện tích đất tự nhiên là 77.488,7 ha . Trong đó, đất nông nghiệp chiếm 65.235,8 ha; đất phi nông nghiệp là 7.355,0 ha; đất chưa sử dụng là 897,9 ha. b. Đặc điểm kinh tế Trong những năm qua giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện tăng khá nhanh, giá trị sản xuất (giá thực tế) tăng từ 1.600.300 triệu đồng năm 2008 lên 5.644.100 triệu đồng năm 2012; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của huyện bình quân giai đoạn 2008 - 2012 đạt 12,25%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 là 18,750 (triệu đồng/người), tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2008 (thu nhập bình quân đầu người năm 2008 là 9,34triệu đồng/người). Thu ngân sách trên địa bàn tăng trưởng bình quân 15%/năm, hầu hết các chỉ tiêu thu đều đạt và vượt mức kế hoạch, trong đó thuế công thương nghiệp ngoài quốc
  12. 10 doanh tăng 28%/năm. c. Điều kiện xã hội Dân số trung bình hiện nay của huyện Hòa Vang là 124.844 người, với 30.901 hộ trong đó có 75% hộ nông lâm ngư nghiệp. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch rõ nét theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ lệ lao động không có việc làm giảm từ 4,3% năm 2008 xuống còn 1,3% năm 2012. 2.1.2. Tình hình phát triển đô thị và tái định của huyện Hòa Vang trong những năm qua Hiện nay trên địa bàn huyện Hòa Vang đã có hơn 185 dự án bao gồm KDC, khu chung cư, khu đô thị, khu công nghiệp và các dự án về cơ sở hạ tầng được triển khai và đi vào sử dụng. Trong đó có gần 90 khu tái định cư, khu chung cư làm chỗ ở cho hàng chục ngàn hộ dân trong diện di dời giải tỏa để phát triển đô thị. 2.2. THỰC TRẠNG SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG 2.2.1. Tình hình sinh kế của các hộ dân tái định cư Cơ cấu ngành nghề của các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang rất đa dạng gồm nhóm hộ buôn bán, nhóm hộ làm nông, nhóm hộ hưu trí...Đại đa số chiến lược sinh kế của những hộ dân tái định cư áp dụng hiện nay chủ yếu là buôn bán nhỏ, kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ tạm bợ, hoặc làm những công việc không ổn định mang tính thời vụ. Đây là những chiến lược tồn tại áp dụng trong khoản thời gian ngắn không bền vững. 2.2.2. Thực trạng các nguồn lực sinh kế của các hộ dân tái định cư a. Thực trạng nguồn vốn sinh kế * Nguồn vốn nhân lực:
  13. 11 Nguồn vốn con người được xem như là một nguồn vốn quan trọng nhất trong chiến lược phát triển sinh kế, con người là một chủ thể tạo ra các hoạt động sinh kế. Đồng thời, các thành tố thuộc về con người như: sức khỏe, kiến thức, kĩ năng, nhận thức đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định và phát triển chiến lược sinh kế. Bảng 2.8. Tình trạng sức khỏe của người dân TĐC Tổng Trong đó Số nhân số hộ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Chi tiết khẩu Bình Đau Tàn điều Tốt trọng trọng trọng trọng (khẩu) thường yếu tật tra (%) (%) (%) (%) Nhóm hộ thất nghiệp 19 70 25 35,71 32 45,71 8 11,43 5 7,14 Nhóm hộ lao động phổ thông 21 68 32 47,06 29 42,65 5 7,35 2 2,94 Nhóm hộ làm nông nghiệp 41 235 93 39,57 108 45,96 25 10,64 9 3,83 Nhóm hộ buôn bán 30 125 58 46,40 59 47,20 8 6,40 0 0,00 Nhóm hộ làm tiểu thủ công nghiệp 8 25 9 36,00 12 48,00 4 16,00 0 0,00 Nhóm hộ hưu trí 12 27 11 41 12 44 4 14,81 0 0 Nhóm hộ là cán bộ công nhân viên 11 41 31 75,61 8 19,51 2 4,88 0 0,00 Tổng cộng 142 591 259 43,82 260 43,99 56 9,48 16 2,71 Nguồn: kết quả điều tra thực tế tháng 10/2013 Theo bảng số liệu trên, sức khỏe của người dân ở tình trạng tốt chiếm 43,82% trong tổng số 591 khẩu được điều tra, trong khi tỷ trọng sức khỏe ở tình trạng đau yếu chiếm 9,48% và tàn tật chiếm 2,71%. Tuy nhiên, tình trạng sức khỏe bình thường lại phân bổ chủ yếu vào những nhóm gia đình thất nghiệp, lao động phổ thông, nông hộ, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp. Điều này càng phản ánh một thực tế là những hộ gia đình này là những đối tượng có nguồn nhân lực
  14. 12 không đảm bảo, sẽ khó có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của xã hội ngày càng phát triển và không đảm bảo được sinh kế bền vững cho gia đình sau khi TĐC. * Nguồn vốn xã hội: Bảng 2.11. Mối quan hệ cộng đồng trong KDC trên địa bàn huyện Ý kiến của hộ gia đình (số hộ) Tốt hơn Bình thường Khó khăn Các quan hệ xã hội trước như trước hơn trước đây đây đây Mối quan hệ với mọi người trong 36 40 66 khu dân cư Quan hệ với nhà chùa, nhà thờ, hội 0 142 0 nghề nghiệp, hội đồng hương Quan hệ với mọi người trong gia 23 24 95 đình, dòng họ Quan hệ với các tổ chức xã hội như mặt 15 102 25 trận, phụ nữ, hội nông dân tập thể... Quan hệ bạn bè, động nghiệp 0 35 107 Quan hệ với chính quyền 142 0 0 Nguồn: kết quả điều tra thực tế tháng 10/2013 Trong 142 hộ được điều tra, ta thấy hơn một nửa số hộ công nhận sau TĐC quan hệ làng xóm láng giềng không còn thân thiết như xưa, đặc biệt quan hệ gia đình và quan hệ với đồng nghiệp bạn bè không được tốt đẹp mà còn có xu hướng xấu đi. * Nguồn vốn tự nhiên: Trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên, có thể nói đất đai là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng và thiết yếu, nguồn tài nguyên này mang lại nhiều lợi ích nếu con người biết cách khai thác và sử dung hợp lí nó một cách bền vững.
  15. 13 Bảng 2.12. Diện tích đất bị thu hồi của các hộ dân TĐC ĐVT: m2 Tổng diện Tổng diện Trong đó Tổng diện Chi tiết tích đất trước tích đất bị Đất tích đất sau Đất NN Đất LN Đất ở khi TĐC thu hồi vườn khi TĐC Nhóm hộ thất nghiệp 15.980,65 13.125,20 7.002,25 - 2.540,40 3.582,55 6.122,95 Nhóm hộ lao động 20.159,48 17.890,69 4.590,89 4.489,75 8.810,05 13.299,80 phổ thông Nhóm hộ làm nông 90.256,48 78.458,22 50.589,79 15.899,44 9.487,88 2.481,11 27.868,43 nghiệp Nhóm hộ buôn bán 7.350,46 5.897,46 2.589,45 3.308,01 5.897,46 Nhóm hộ làm tiểu 6.789,21 5.120,25 5.120,25 - 5.120,25 thủ công nghiệp Nhóm hộ hưu trí 4.789,15 3.897,43 3.897,43 - 3.897,43 Nhóm hộ là cán bộ 5.145,56 4.987,45 4.987,45 - 4.987,45 công nhân viên Tổng cộng 150.470,99 129.376,70 62.182,93 15.899,44 33.112,61 18.181,72 67.193,77 Nguồn: kết quả điều tra thực tế tháng 10/2013 Trong tổng số 129.376,70 m2 đất bị thu hồi của những hộ dân được điều tra thì có đến 62.182,93 m2 diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi, chiếm đến gần 50%. Với tỷ lệ đất còn lại sẽ rất khó cho những hộ dân không có khả năng chuyển đổi ngành nghề sau khi tái định cư cũng như mong muốn và nguyện vọng được tiếp tục sản xuất nông nghiệp, cũng như những hộ dân mong muốn được sản xuất kinh doanh tại nơi bố trí TĐC mới. * Nguồn vốn vật chất: Cơ sở hạ tầng tại những khu bố trí tái định cư đã được đầu tư xây dựng bao gồm các công trình điện, đường, trường, trạm. Tuy đầy đủ về mặt số lượng các hạng mục công trình nhưng chất lượng thì không đảm bảo nên khi đi vào sử dụng nhiều công trình đã xuống cấp, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như cản trở không nhỏ đến đời sống sản xuất sinh hoạt của các hộ dân tái định cư.
  16. 14 Bảng 2.13. Điều kiện nhà ở của các hộ dân TĐC Tổng số hộ Nhà Nhà cấp Lán trại Chi tiết điều tra kiên cố 4 tạm Nhóm hộ thất nghiệp 19 8 8 3 Nhóm hộ lao động phổ thông 21 12 7 2 Nhóm hộ làm nông nghiệp 41 18 16 7 Nhóm hộ buôn bán 30 25 5 0 Nhóm hộ làm tiểu thủ công nghiệp 8 8 0 0 Nhóm hộ hưu trí 12 12 0 0 Nhóm hộ là cán bộ công nhân viên 11 11 0 0 Tổng cộng 142 94 36 12 Nguồn: kết quả điều tra thực tế tháng 10/2013 * Nguồn vốn tài chính: Nguồn vốn tài chính là một nguồn vốn quan trọng trong việc đầu tư các hoạt động sinh kế tạo nguồn thu nhập. Nguồn vốn tài chính được hiểu là nguồn tiền mặt được sử dụng trong các hoạt động sản xuất.. Bảng 2.16. Kết quả điều tra nguồn vốn phục cho hoạt động sản xuất của hộ gia đình hằng năm ĐVT : Triệu đồng Nguồn vốn Tổng Nguồn vốn Được nhà nước Vốn vay từ số hộ Do tiền Chi tiết tự tích lũy và các tổ chức các chương điều đến bù Khác của gia khác hỗ trợ trình, dự án tra giải toả đình ngoài đền bù của Nhà nước Nhóm hộ thất nghiệp 19 0 190 35 95 0 Nhóm hộ lao động phổ thông 21 30 280 60 120 0 Nhóm hộ làm nông nghiệp 41 35 369 70 250 0 Nhóm hộ buôn bán 30 90 150 0 60 20 Nhóm hộ làm tiểu thủ công nghiệp 8 40 48 80 Nhóm hộ hưu trí 12 60 36 15 0 10 Nhóm hộ là CBCNV 11 55 66 12 0 0 Tổng cộng 142 310 1.139 192 605 30 Nguồn: kết quả điều tra thực tế tháng 10/2013
  17. 15 Nhìn chung, nguồn vốn sản xuất của các hộ dân TĐC được điều tra có khả năng đảm bảo cho hoạt động sản xuất và tạo ra thu nhập cho người dân. b. Vai trò và sự kết hợp của các nguồn vốn đối với việc đảm bảo sản xuất ổn định của các hộ dân tái định cư Đối với các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, trước đây là đa phần là những hộ làm nông nghiệp và buôn bán nhỏ nên nguồn lực quan trọng nhất đối với họ chính là nguồn lực tự nhiên vì đây chính là điều kiện để họ có thể canh tác hoặc là địa điểm để họ buôn bán. Tuy nhiên sau quá trình giải tỏa bố trí tái định cư, phần lớn các hộ dân này đã mất đất để tiếp tục sản xuất kinh doanh và chuyển sang buôn bán nhỏ hoặc thất nghiệp. Do đó đối với họ hiện tại và trong tương lai nguồn lực quan trọng để họ có thể duy trì sinh kế chính là nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính. 2.2.2. Thực trạng bảo đảm công ăn việc làm ổn định của các hộ dân tái định cư a. Phân loại nhóm hộ gia đình theo các đặc trưng sinh kế của các hộ dân tái định cư Theo kết quả điều tra thực tế tại những hộ dân tái định cư, ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.20. Tình trạng việc làm của các hộ dân sau khi TĐC Tình trạng việc làm Số Ổn nhân Tỷ Kém Tỷ Tỷ Tỷ Chi tiết định Thất Đi khẩu trọng hơn trọng trọng trọng hơn nghiệp học (khẩu) (%) trước (%) (%) (%) trước Nhóm hộ thất nghiệp 70 0 - 25 35,71 30 42,86 15 21,43 Nhóm hộ lao động phổ thông 68 30 44,12 15 22,06 13 19,12 10 14,71 Nhóm hộ làm nông 235 50 21,28 90 38,30 76 32,34 19 8,09
  18. 16 nghiệp Nhóm hộ buôn bán 125 32 25,60 43 34,40 9 7,20 41 32,80 Nhóm hộ làm tiểu thủ công nghiệp 25 12 48,00 3 12,00 2 8,00 8 32,00 Nhóm hộ hưu trí 27 27 100,00 0 - 0 - 0 - Nhóm hộ là cán bộ công nhân viên 41 28 68,29 0 - 0 - 13 31,71 Tổng số khẩu điều tra (khẩu) 591 179 30,29 176 29,78 130 22,00 106 17,94 Nguồn: kết quả điều tra thực tế tháng 10/2013 Trong 591 nhân khẩu được điều tra, tỷ lệ số nhân khẩu phụ thuộc (bao gồm thất nghiệp và đi học) chiếm tỷ lệ cao 39,94% trong khi số khẩu có việc làm chiếm 60,07%. Bên cạnh đó, trong số những người có việc làm, số có việc làm ổn định chỉ chiếm 30,29% còn kém ổn định chiếm 29,78%. Điều này phản ánh một thực tế cuộc sống của những hộ dân TĐC rất không bền vững. Mặc khác, theo kết quả điều tra tình hình tài chính của đa số các hộ dân tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang, ta thấy họ là những hộ dân có thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Đây cũng chính là bài toán được đặt ra cho các nhà quản lý chính quyền trong vấn đề đảm bảo sinh kế cho những hộ dân tái định cư hiện nay và cũng là mục tiêu đề tài mong muốn giải quyết. b. Điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của hộ gia đình tái định cư trong việc đảm bảo sản xuất ổn định 2.2.3. Thực trạng đảm bảo điều kiện sống của người dân các hộ dân tái định cư * Mức thu nhập-chi tiêu bình quân của mỗi hộ gia đình tái định cư trong 01 năm như sau:
  19. 17 Bảng 2.21: Thu nhập - chi tiêu bình quân của hộ dân tái định cư Hoạt động Thu nhập Dịch vụ Tiền lương, Các khoản Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp nông nghiệp tiền công khác Tổng thu 12.254.000 5.000.000 2.522.333 18.450.000 25.250.200 5.264.000 Tổng chi 12.000.000 2.520.000 1.000.000 10.250.000 21.540.000 3.200.000 Nguồn: kết quả điều tra thực tế tháng 10/2013 Qua bảng số liệu trên ta thấy,cân đối giữa nguồn thu-chi bình quân của mỗi hộ gia đình tương đối ổn định. Tuy nhiên phần chênh lệch thừa giữa thu và chi còn quá ít do đó về lâu dài điều kiện sống của người dân tái định cư không được đảm bảo. Hay nói cách khác khi thu nhập không ổn định thì phúc lợi cho gia đình cũng không được đảm bảo. * Tình trạng dễ bị tổn thương: Khi nguồn lực của người dân vững mạnh thì mới có khả năng chống chọi lại với những bối cảnh tổn thương để ổn định cuộc sống. Có thể nói cuộc sống của người dân tái định cư đã khoác lên diện mạo mới về chất lượng hiện tại. Tuy nhiên, thực trạng nguồn vốn sinh kế của những hộ dân TĐC lại không đảm bảo, lực lượng lao động trên 35 tuổi lại chiếm tỷ trọng cao, số lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm đến 58,04% ... 2.3. PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CÁC HỘ DÂN TÁI ĐỊNH CƯ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG 2.3.1. Sự thay đổi của môi trường sinh kế Đối với các hộ dân tái định cư thì việc bị thu hồi đất và phải đi chuyển chổ ở là một xáo trộn, một cú sốc rất lớn trong đời sống của họ, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sinh kế của các hộ dân nói trên.
  20. 18 2.3.2. Cơ hội tiếp cận các nguồn vốn sinh kế Nguồn vốn con người Nguồn vốn xã hội Nguồn vốn vật chất Nguồn vốn tự nhiên Nguồn vốn tài chính 2.3.3. Hiệu quả của hệ thống các chính sách , thể chế do chính quyền và cộng đồng thực hiện trong những năm qua Quan tâm đến đời sống người dân hậu giải tỏa, chính phủ, thành phố và huyện Hòa Vang ban hành các chính sách về giải tỏa đền bù đối với những hộ dân bị ảnh hưởng (phụ lục đính kèm). 2.3.4. Sự nổ lực vươn lên của các hộ gia đình Nhận thức sai lệch của người dân dẫn đến việc sử dụng tiền đền bù không đúng mục đích. Cụ thể: đầu tư cho nhà ở, mua sắm đồ dùng sinh hoạt, chia cho con cháu, trả nợ … Việc sử dụng tiền đền bù của người dân còn chưa hợp lý với mục tiêu đảm bảo sinh kế cho người dân tái định cư, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn đến việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động của huyện. 2.3.5. Các nhân tố ngoại sinh khác Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, tạo ít việc làm. Chưa phát huy được sức mạnh của toàn xã hội, đoàn thể trong việc đảm bảo sinh kế của những hộ dân sau tái định cư. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2