Luận văn: Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp (part 3)
lượt xem 14
download
Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian tạo đáp ứng miễn dịch dặc hiệu trên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) sau khi tiêm huyền dịch dạng FKC của vi khuẩn Streptococcus sp. Vật liệu và dụng cụ: + Cá rô phi đỏ có trọng lượng trung bình là 87,3 g được mua từ bè nuôi của nông dân, cá được nuôi trong điều kiện thí nghiệm 1 tháng trước khi tiến hành thí nghiệm. Cá được cho ăn thức ăn viên công nghiệp. + Bể nuôi: là bể xi măng, có thể tích 0,75 m3, đặt trong mái...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Điều chế kháng huyết thanh thỏ và khảo sát đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với vi khuẩn Streptococcus sp (part 3)
- 37 3.4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát thời gian tạo đáp ứng miễn dịch dặc hiệu trên cá rô phi đỏ (Oreochromis sp.) sau khi tiêm huyền dịch dạng FKC của vi khuẩn Streptococcus sp. Vật liệu và dụng cụ: + Cá rô phi đỏ có trọng lượng trung bình là 87,3 g được mua từ bè nuôi của nông dân, cá được nuôi trong điều kiện thí nghiệm 1 tháng trước khi tiến hành thí nghiệm. Cá được cho ăn thức ăn viên công nghiệp. + Bể nuôi: là bể xi măng, có thể tích 0,75 m3, đặt trong mái che, sục khí liên tục và được thay nước đã được khử chlorine hàng ngày. + Huyền dịch dạng FKC của vi khuẩn Streptococcus sp.: chuẩn bị theo mục 3.3.4 + Thuốc gây mê: loại ethylenglycol monophenylether + Bơm tiêm: loại 1 ml dùng dể tiêm vaccine, loại 5ml dùng để lấy mẫu máu. + Lam kính + Nước muối sinh lí + Máy li tâm Cách tiến hành: Thí nghiệm được chia thành 2 lô: A1 và A2. Mỗi lô bố trí 50 con cá. Chuẩn bị huyễn dịch vi khuẩn Streptococcus sp. dạng FKC có nồng độ 1 mg/ml bằng cách pha loãng với nước muối sinh lí 0,9%. Tiêm với liều 0,2 ml vào xoang bụng cá. Lô A2 được tiêm nhắc với liều lượng như trên vào ngày thứ 15 sau khi tiêm lần thứ nhất. Trước khi tiêm, cá được gây mê. Sau khi tiêm, định kì lấy máu cá, thu huyết thanh, thử phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính. Thực hiện liên tục cho đến khi nào không phát hiện kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn Streptococcus sp. Toàn bộ thí nghiệm được tóm tắt theo bảng 3.3:
- 38 Bảng 3.3 : Cách bố trí thí nghiệm 3 Lô thí nghiệm A1 A2 Tổng số cá (con) 50 50 Số lần tiêm (lần) 1 2 Nồng độ vaccine (mg/ml) 1 1 Liều tiêm (ml/cá thể) 0,2 0,2 Ngày lấy máu kể từ sau khi tiêm 7, 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45 15, 20, 25, 30. 3.4.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát khả năng phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp. trên cá rô phi đỏ đã đƣợc tạo đáp ứng miễn dịch bằng cách tiêm FKC trƣớc đó. Dụng cụ và vật liệu: + Cá điêu hồng từ thí nghiệm 3: sau 30 ngày được tiêm FKC của vi khuẩn Streptococcus sp. lần đầu + Bể nuôi: bể xi măng, có thể tích 0,75 m3, sục khí liên tục và thay nước hàng ngày để đảm bảo chất lượng nước. + Vi khuẩn Streptococcus sp.: chuẩn bị tương tự như thí nghiệm 2 + Bơm tiêm: loại 1 ml + Kéo, kẹp, đĩa petri Cách tiến hành: Toàn bộ thí nghiệm 4 được tóm tắt theo bảng 3.4
- 39 Bảng 3.4. : Cách bố trí thí nghiệm 4 Tên lô thí nghiệm B1 B2 B3 Số cá (con) 15 15 15 Nguồn lấy A1 A2 A2 Số lần đã tiêm FKC trước đó (lần) 1 2 2 Thời gian chờ trước khi thử thách (ngày) 30 30 30 Liều tiêm thử thách (ml/cá thể) 0,2 0,2 0,2 1,58*106 1,58*104 1,58*106 Nồng độ vi khuẩn (CFU/cá thể) Thời gian theo dõi sau khi tiêm (ngày) 14 14 14 Thí nghiệm được chia thành 3 lô: B1, B2, B3. Mỗi lô bố trí 15 con cá. Gây cảm nhiễm cho cá với vi khuẩn Streptococcus sp. còn sống bằng cách tiêm vào xoang bụng cá với nồng độ và liều tiêm như bảng 3.4. Trước khi tiêm, cá được gây mê. Thí nghiệm được theo dõi trong 14 ngày sau khi tiêm, mỗi ngày kiểm tra xem có cá chết hay hấp hối không. Nếu có thì tiến hành phân tích, quan sát dấu hiệu và mổ khám bệnh để tìm nguyên nhân. Sau thời gian theo dõi, toàn bộ số cá còn lại được giải phẫu để phân lập vi khuẩn gây bệnh giống như phân lập mẫu cá bệnh thu ngoài tự nhiên.
- 40 IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thí nghiệm 1 Bảng 4.1 : Kết quả kiểm tra hiệu giá ngƣng kết của kháng huyết thanh thỏ tại những thời điểm khác nhau Kết quả thử Thời gian (ngày) Thỏ Loại tiêm nghiệm sự Hiệu giá (lần pha loãng) ngưng kết ĐC - NMSL 0 TN FKC + DK (da) - ĐC - NMSL 14 TN FKC + DK (da) - ĐC - NMSL 28 TN FKC + DK (da) + 1 ĐC - NMSL 35 TN FKC (da) + 2 ĐC - NMSL 42 TN FKC (tai) + 4 ĐC - X 49 TN + 8 X Chú thích: NMSL: nước muối sinh li,9% FKC: Formalin Killed Cell DK: dầu khoáng ĐC: đối chứng TN: thí nghiệm (+): phản ứng ngưng kết dương tính (–): phản ứng ngưng kết âm tính. X: không tiêm Trong 4 tuần đầu tiên, chúng tôi thực hiện tiêm thỏ bằng FKC có trộn dầu khoáng nhưng khi kiểm tra hiệu giá ngưng kết, kết quả âm tính, riêng ngày 28 thấy có ngưng kết nhưng rất yếu. Pha loãng huyết thanh ra 2 lần thì không còn ngưng kết.
- 41 Sau ngày 28, chúng tôi tiêm FKC không có dầu khoáng. Kết quả thể h iện trong lần lấy máu vào ngày 35, 42. Lượng kháng thể tăng lên rõ rệt. Vào ngày 49, chúng tôi thu kháng huyết thanh và thực hiện hiệu giá ngưng kết. Có phản ứng ngưng kết giữa kháng nguyên – kháng thể khi pha loãng huyết thanh 8 lần. Điều đó chứng tỏ, trong 4 tuần đầu, khả năng đáp ứng miễn dịch chưa mạnh. Có thể do một nguyên nhân là sự nhũ hóa giữa dầu khoáng và FKC được thực hiện không hiệu quả. ĐC TN A B TN Chú thích: A: Dương tính: vi khuẩn bất hoạt phân tán đều ở đáy giếng. B: Âm tính: vi khuẩn bất hoạt lắng tụ tạo thành đốm trắng nhỏ ở đáy giếng. ĐC: thỏ đối chứng. TN: thỏ thí nghiệm. Hình 4.1. : Kết quả ngƣng kết trên đĩa 96 giếng Chúng tôi cũng thực hiện các thử nghiệm ngưng kết nhanh trên phiến kính giữa huyết thanh thỏ với vi khuẩn Streptococcus sp. dạng FKC và vi khuẩn còn sống phân lập từ cá rô phi đỏ cảm nhiễm vào các thời điểm kiểm tra hiệu giá ngưng kết. Các kết quả thu được tương ứng với kết quả kiểm tra hiệu giá ngưng kết.
- 42 4.2. Kết quả thí nghiệm 2 Sau khi phân lập được chủng vi khuẩn Streptococcus sp. từ mẫu bệnh phẩm, chúng tôi tiến hành điều chế dạng FKC và tiêm cho cá. 14 ngày sau khi chủng, cũng từ chủng vi khuẩn chúng tôi sử dụng để gây cảm nhiễm cho cá với liều lượng 8,5*10 5 CFU/ml nhằm xác định hiệu lực phòng bệnh của cá tiêm FKC. Thí nghiệm được theo dõi trong 14 ngày tính từ lúc tiêm huyền dịch vi khuẩn. Kết quả gây cảm nhiễm được trình bày qua bảng 4.2 Bảng 4.2 : Số cá chết trong 14 ngày theo dõi Tên lô C1 C2 C3 E1 E2 E3 Số cá trong lô (con) 25 50 100 25 50 100 Số cá chết Ngày thứ 1 0 0 0 0 0 0 Ngày thứ 2 1 1 0 0 1 2 Ngày thứ 3 1 0 2 1 0 5 Ngày thứ 4 0 0 3 0 1 2 Ngày thứ 5 1 0 1 0 0 2 Ngày thứ 6 0 0 0 1 0 0 Ngày thứ 7 0 0 0 1 0 0 Ngày thứ 8 0 0 1 0 1 0 Ngày thứ 9 0 0 1 0 0 0 Ngày thứ 10 0 0 2 0 0 0 Ngày thứ 11 0 0 0 0 0 0 Ngày thứ 12 0 0 2 0 0 0 Ngày thứ 13 0 0 0 0 0 0 Ngày thứ 14 0 0 0 0 0 0 Tổng 3 1 12 3 3 11 Tỉ lệ (%) 12 2 12 12 6 11
- 43 Bảng 4.2 cho thấy không có sự khác biệt về tỉ lệ chết nếu so sánh trong cùng một mật độ nuôi giữa cá được tiêm FKC và cá đối chứng (tiêm nước muối sinh lí): 12% (lô E1) và 12% ( lô C1) (mật độ nuôi thấp), 2% (lô C2) và 6% (lô C2) (mật độ trung bình), 12% (lô E3) và 11% (lô C3) (mật độ cao). Kết quả cũng tương tự khi so sánh tỉ lệ chết của các mật độ nuôi khác nhau trong cùng điều kiện thí nghiệm. Theo kết quả nghiên cứu của Shoemaker C.A và ctv. (2000) về ảnh hưởng của mật độ nuôi và liều cảm nhiễm của vi khuẩn Streptococus iniae lên cá rô phi (Oreochromis niloticus) với 3 mật độ: 5,6 g/l, 11,2 g/l, 22,4 g/l và gây cảm nhiễm cá với liều vi khuẩn từ 2,5*107 – 1*108 CFU/ml bằng phương pháp ngâm, cho thấy mật độ có ảnh hưởng đến tỉ lệ chết của cá. Mật độ nuôi thấp sẽ cho tỉ lệ chết thấp hơn. Có lẽ trong thí nghiệm này, liều tiêm chưa đủ dể tạo độc lực mạnh làm chết cá. Bảng 4.2 cũng cho thấy số cá chết thường tập trung trong tuần lễ đầu tiên sau khi tiến hành cảm nhiễm vi khuẩn cho cá. Những ngày còn lại không có cá chết, chỉ có duy nhất ở lô cá đối chứng có mật độ nuôi 100 con/bể (Lô C3). Theo kết quả nghiên cứu của Chang và Plumb (1996), cá chết có những triệu chứng bệnh lí khá điển hình như mắt lồi và giác mạc đục. Song trong thí nghiệm mà chúng tôi tiến hành không ghi nhận được các triệu chứng bệnh tích điển hình như vậy. Nhưng khi phân lập thì xác định được chủng vi khuẩn Streptococcus sp. trong mẫu bệnh phẩm. Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Klesius và ctv. (1999) với một liều chủng vaccine S. iniae dạng FKC qua con đường i.p. trên cá rô phi (Oreochromis niloticus) đã làm giảm tỉ lệ chết xuống 91,3% và ngăn ngừa được các triệu chứng như: bơi lội bất thường, lồi mắt và giác mạc đục trên cá có trọng lượng 25 g và 100 g. Trong thí nghiệm của chúng tôi, cá có trọng lượng trung bình là 34,6 g và tỉ lệ sống sót trên nhóm tiêm FKC là 88 – 94%. Cũng theo nghiên cứu sau đó của Klesius và ctv. (2000) trên cùng đối tượng, Klesius cho rằng hiệu lực của vaccine phụ thuộc vào độ tuổi của cá, cá nhỏ sẽ tạo đáp ứng miễn dịch kém hơn so với cá lớn. Kết luận này cũng được Muzquiz và ctv. (1999; trích bởi Klesius và ctv., 2000) đưa ra nhưng trên đối tượng nuôi là cá hồi. Từ thí nghiệm 2 chúng tôi cũng ghi nhận các kết quả tương tự như các kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây. Theo ghi nhận của chúng tôi thì hầu hết các cá chết trong thời gian theo dõi cá nhỏ, có trọng lượng cơ thể từ 15 – 20 g. Điều này phù hợp với kết luận ở trên.
- 44 Việc phân lập vi khuẩn từ cá chết trong thời gian theo dõi phát hiện thấy vi khuẩn Streptococcus sp. trong mẫu bệnh phẩm, theo chúng tôi có lẽ liều tiêm chưa đủ tạo độc lực mạnh, và bản thân cá tồn tại sức đề kháng với mầm bệnh. Tuy nhiên sự loại thải vi khuẩn xảy ra không hoàn toàn, một số ít vi khuẩn vẫn xâm nhập vào các nội quan nhưng chưa tạo độc lực đủ mạnh để gây nên các triệu chứng bệnh đặc trưng. Tuy nhiên, nếu so sánh về tỉ lệ chết với nhóm cá đối chứng, rõ ràng huyễn dịch FKC đã chuẩn bị không chứng tỏ được hiệu quả. Nếu nghi ngờ một số yếu tố tạo stress có tác động đến tỉ lệ chết thì theo kết quả nghiên cứu cứu Evans và ctv., (1999) vaccine làm giảm sự tạo stress khi có mầm bệnh xâm nhiễm. Trong nghiên cứu này của ông, đối tượng nghiên cứu là cá rô phi vằn (O. niloticus) và vaccine phòng bệnh do S. agalactiae. Sau khi hết thời gian theo dõi 14 ngày, chúng tôi tiến hành giải phẫu tất cả số cá còn lại, phân tích vi sinh vật giống như phân tích mẫu cá bệnh thu ngoài tự nhiên. Kết quả phân tích qua giải phẫu được thể hiện qua bảng 4.3 Bảng 4.3: Số cá phát hiện có nhiễm Streptococcus sp. qua giải phẫu Lô C1 C2 C3 E1 E2 E3 Số cá giải phẫu (con) 22 49 88 22 47 89 Kết quả phát hiện 0 0 12 0 0 5 Tổng số cá nhiễm (con) 3 1 24 3 3 16 Tỉ lệ sau cùng (%) 12 2 24 12 6 16 Qua bảng 4.3 cho thấy có 17 con phát hiện có nhiễm Streptococcus sp., tập trung vào các lô cá mật độ cao 100 con/bể: 5 con ở lô E3 và 12 con ở lô C3. Kết quả này đã bộc lộ tỉ lệ cảm nhiễm ở lô nuôi mật độ cao (100 con/bể) giữa cá có tiêm và không tiêm FKC có sự khác biệt rõ rệt (16% so với 24%). Cá được tiêm FKC có khả năng chống stress tốt hơn cá không tiêm FKC, giảm được tỉ lệ cảm nhiễm vi khuẩn. Bảng 4.3 cũng thể hiện tỉ lệ cảm nhiễm với vi khuẩn của cá ở mật độ nuôi cao cao hơn so với nuôi ở mật độ thấp (25 con/bể và 50 con/bể) trong cả lô đối chứng và lô tiêm FKC, chứng tỏ sức đề kháng của cá kém hơn khi nuôi ở mật độ cao.
- 45 Hình 4.2 : Hình thái khuẩn lạc của vi khuẩn Streptococcus sp. trên môi trƣờng NA sau 24h nuôi cấy 4.3. Kết quả thí nghiệm 3 Mẫu máu cá được lấy định kì, thu huyết thanh và thử nghiệm phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính với vi khuẩn dạng FKC nhằm phát hiện kháng thể đặc hiệu với vi khuẩn Streptococcus sp. Kết quả thử nghiệm ngưng kết được thể hiện trong bảng 4.4 Bảng 4.4: Kết quả thực hiện phản ứng ngƣng kết nhanh trên phiến kính của các mẫu thu đƣợc với vi khuẩn Streptococcus sp. Lô A1(tiêm FKC 1 lần) A2 (được tiêm nhắc) Số mẫu máu mỗi lần 3 3 thu (mẫu) Ngày lấy máu, thử 7 10 15 20 25 30 35 40 45 20 25 30 phản ứng ngưng kết Kết quả + + + + + + + + - + + + Chú thích: (+) : dương tính (–) : âm tính
- 46 Do số lượng cá có giới hạn (50 con/lô) và vì phải trích lấy thực hiện tiếp thí nghiệm 2 sau 30 ngày theo dõi, nên chúng tôi chỉ theo dõi khả năng tạo kháng thể đến ngày thứ 45 đối với lô cá tiêm FKC liều đơn. Đối với lô tiêm FKC nhắc lại, huyết thanh cá được theo dõi đến ngày thứ 30. Khả năng tạo đáp ứng miễn dịch ở cá điêu hồng diễn ra trong thời gian được 40 ngày. Đến ngày thứ 45 thì hoàn toàn không phát hiện được nữa. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trên cá nói chung. Các nghiên cứu đó cho rằng việc tạo đáp ứng miễn dịch trên cá sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thường kéo dài khoảng vài tháng nếu không có sự tiếp xúc lặp lại sau đó như nghiên cứu của Eldar và ctv. (1997) trên cá hồi (Oncorhynchus mykiss) với vaccine phòng Streptococcus iniae khi tiêm qua xoang bụng chỉ với liều đơn có thể phát hiện kháng thể đặc hiệu trong 4 tháng. Khả năng tạo kháng thể tốt nhất vào khoảng 3 tuần đầu sau khi cá được chủng vaccine. Điều này căn cứ vào thời gian phản ứng ngưng kết xảy ra và mức độ tạo thành ngưng kết giữa kháng nguyên và kháng thể. Kết quả này chúng tôi không thể hiện ra đây nhưng qua các thử nghiệm đã được ghi nhận . Tất cả số mẫu huyết thanh thử nghiệm đều cho phản ứng. Như vậy khả năng tạo đáp ứng rất đồng đều giữa các cá thể trong đàn . Dù không tiếp tục theo dõi trên lô được tiêm FKC nhắc lại, nhưng chắc chắn thời gian tạo đáp ứng miễn dịch với vi khuẩn Streptococcus sp. sẽ kéo dài hơn với lô chỉ chủng liều đơn . Có thể là do cá lớn, trọng lượng trung bình là 87,3 g nên khả năng tạo đáp úng miễn dịch tốt. 4.4. Kết quả thí nghiệm 4 Kết quả theo dõi số cá chết hoặc hấp hối và số cá cảm nhiễm được thể hiện qua bảng 4.5
- 47 Bảng 4.5. Kết quả theo dõi trong suốt thí nghiệm 4 Tên lô thí nghiệm B1 B2 B3 Nguồn lấy (lô) A1 A2 A2 Số cá trong lô (con) 15 15 15 Số cá chết (con) 0 0 0 Số cá mổ khám (con) 15 15 15 Số cá phát hiện có nhiễm (con) 0 0 0 Tỉ lệ tổng nhiễm (%) 0 0 0 Bảng 4.5 cho thấy không có cá hấp hối hay chết trong suốt thời gian theo dõi, cũng như sau khi mổ khám vào cuối thí nghiệm, không phát hiện thấy cá nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp. Qua kết quả thu được từ thí nghiệm 3, chúng tôi phát hiện cá có thể tạo được kháng thể đặc hiệu trong thời gian 40 ngày. Kết quả đó là trên cá rô phi được chủng liều đơn. Vì cá có các tế bào có chức năng ghi nhớ miễn dịch trong hệ thống miễn dịch nên sẽ tạo được đáp ứng mạnh hơn trong lần tiếp xúc lặp lại với cùng loại kháng nguyên, cho nên trên cá được tiêm FKC lặp lại, thời gian sản xuất kháng thể đặc hiệu sẽ dài hơn. Theo Klesius và ctv., (1999) khả năng miễn dịch kháng S. iniae của cá rô phi phụ thuộc vào kháng thể kháng S. iniae cả về lượng và chất. Kết quả thu được từ thí nghiệm 3 cho thấy rằng trong khoảng tháng đầu tiên sau khi tiêm FKC, cá tạo được lượng kháng thể kháng vượt trội. Cá được tiêm thử thách sau giao đoạn này nên khả năng kháng bệnh sẽ cao. Ở thí nghiệm này, cá tạo đáp ứng miễn dịch tốt mặc dù được thử thách với nồng độ vi khuẩn rất cao là 1,58*106 CFU/ml. Hơn nữa, cá được thí nghiệm ở đây là cá lớn (trọng lượng trung bình là 87,3 g) nên khả năng đề kháng và tạo đáp ứng miễn dịch tốt hơn so với cá nhỏ. Điều này chúng tôi đã thảo luận ở trên. Kết quả thu được cũng gần giống với kết quả nghiên cứu của Klesius và ctv. (1999) đạt từ 84,2 – 94,7% khi các nhà nghiên cứu tiến hành trên cá có trọng lượng trung bình là 100 g có tỉ lệ sống sót tương đối (RPS – relative percent survival) nhưng liều thử thách cao hơn 1*108 CFU/cá thể, thời gian theo dõi dài hơn tới 60 ngày. Với thời gian tạo kháng thể như thế thì vi khuẩn đã bị trung hòa hoàn toàn, cô lập và loại thải khỏi cơ thể trong những ngày đầu. Điều này được chứng minh qua việc
- 48 không phát hiện được vi khuẩn trong nội quan của cá khi mổ khám – phân lập sau khi hết 14 ngày theo dõi. Như vậy, việc tiêm cho cá rô phi có trọng lượng trung bình là 87,3 g với huyền dịch FKC của vi khuẩn Streptococcus sp. bằng phương pháp tiêm i.p. đã giúp cá không bị cảm nhiễm vi khuẩn đã dùng gây bệnh .
- 49 V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Ở thỏ có xảy ra sự đáp ứng miễn dịch với vi khuẩn Streptococcus sp. nhưng khả năng tạo đáp ứng miễn dịch chưa cao trong 7 tuần (49 ngày) khảo sát. Khả năng tạo đáp ứng miễn dịch trên cá có trọng lượng 34,6 g kém, không đủ để bảo vệ cơ thể cá khỏi nhiễm bệnh do Streptococcus sp. Mật độ nuôi có ảnh hưởng lên tỉ lệ cảm nhiễm vi khuẩn Streptococcus sp. giữa mật độ cao (100 con/1m3) và mật độ thấp (25 con/m3), giữa mật độ cao và mật độ trung bình (50 con/m3) dù đã được hay chưa được kích thích đáp ứng miễn dịch trước đó. Tuy nhiên, giữa mật độ nuôi thấp và mật độ nuôi trung bình, tỉ lệ cảm nhiễm không có sự khác biệt. Cá có trọng lượng 87,3 g cho đáp ứng miễn dịch cao khi tiêm xoang bụng (i.p.) với FKC của vi khuẩn Streptococcus sp., thời gian tạo kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên vi khuẩn Streptococcus sp. khi tiêm liều đơn kéo dài được 40 ngày. Cá có trọng lượng 87,3 g đã được kích thích tạo đáp ứng miễn dịch trong 30 ngày có tỉ lệ nhiễm Streptococcus sp. sau khi gây nhiễm là 0,00% trên tất cả các lô. 5.2. Đề nghị Trên cá Tiếp tục theo dõi khả năng đáp ứng miễn dịch của cá khi được kích thích miễn dịch lặp lại về thời gian, cường độ đáp ứng. Tiếp tục khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố khác ảnh hưởng đến tỉ lệ chết vì bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp, từ đó đưa ra chiến lược quản lí và kiểm soát dịch bệnh để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất và an toàn cho môi trường. Nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus sp. và các bệnh do vi khuẩn khác cho cá. Trên thỏ Tiếp tục khảo sát đáp ứng của thỏ với các chất bổ trợ khác. Nghiên cứu điều chế kháng huyết thanh thỏ có hiệu giá ngưng kết cao hơn với vi khuẩn Streptococcus sp. dùng cho chẩn đoán bệnh.
- 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1/ Báo Khoa học phổ thông và Nhà văn hóa khoa học, 2002. Hội thảo chuyên đề: Thủy sản: nuôi trồng, chất lượng và xuất khẩu. Website: www.ctu.edu.vn/colleges/aquaculture/aquafishdata/index.htm. 2/ Dương Phượng Uyên, 2005. Khảo sát kỹ thuật nuôi và bệnh do Streptococcus sp. trên cá rô phi nuôi bè. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản, trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. 3/ Đỗ Ngọc Liên, 1999. Miễn dịch học cơ sở. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 240 trang. 4/ Hoàng Hải Hóa, 2001. Chẩn đoán huyết thanh học bệnh thương hàn gà do Samonella gallinarum – pullorum bằng phương pháp ngung kết nhanh trên phiến kính. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa Chăn nuôi – Thú y, Đại học Nông Lâm Tp. HCM 5/ Lê Văn Hùng, 2002. Miễn dịch học thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tp. HCM, Việt Nam. 192 trang. 6/ Mai Chi, 2002. Thấy cá điêu hồng tìm hiểu nguồn gốc rô phi đỏ. Báo Khoa học phổ thông số 638 : 43 – 46. 7/ Nguyễn Đình Bảng và Nguyễn Thị Kim Hương, 2003. Vaccine và chế phẩm miễn dịch trong phòng và điều trị. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 8/ Nguyễn Mạnh Thắng, 2003. Nghiên cứu sử dụng montanide – 50 làm chất bổ trợ miễn dịch cho vaccine tụ huyết trùng. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Khoa Chăn nuôi – Thú y, Đại học Nông Lâm Tp. HCM . 9/ Nguyễn Thị Ngọc Bích, 2005. Khảo sát một số đặc điểm gây bệnh của các vi khuẩn phân lập từ cá rô phi nuôi bè. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. 10/ Nguyễn Tri Cơ, 2004. Điều tra tình hình nuôi và dịch bệnh trên cá rô phi nuôi bè ở đồng bằng sông Cửu Long và cách phòng trị. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- 51 11/ Nguyễn Vĩnh Phước, 1977. Vi sinh vật thú y. Tập 1. Nhà xuất bản ĐH và THCN, Hà Nội. 12/ Trần Văn Vỹ, 1999. 35 câu hỏi đáp về nuôi cá rô phi. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 13/ Võ Văn Tuấn, 2005. Hiện trạng và tình hình bệnh vi khuẩn trên cá rô phi đỏ nuôi lồng bè tại tỉnh Đồng Nai. Khóa luận tốt nghiệp kỹ sư Thủy sản, trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh. 14/ Vương Thị Việt Hoa, Vũ Thị Lâm An, Tô Minh Châu, Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Lâm Thanh Hiền và Nguyễn Thúy Hương, 1999. Vi sinh vật học đại cương.Tủ sách trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, 220 trang.
- 52 Tài liệu tiếng nƣớc ngoài 1/ Aasjord P. M. and Slinde E., 1994. Fish vaccine: development, production and use of bacterial vaccine with special reference to salmon. Fisheries processing biotechnological application (Martin A. M.). Chapman & Hall, London, England, p. 432 – 465. 2/ Chang P.H. and Plumb J.A., 1996. Histopathology of experimental Streptococcus sp. infection tilapia (Oreochromis niloticus) and channel catfish (Ictalurus punctatus) (Rafinesque). Journal of fish disease.: 236. 3/ Eldar A., Horovitcz C. and Bercovier H., 1997. Development and efficacy of affecting mortality of Streptococcus iniae infection infarmed rainbow trout. Vet. Immunol. Immunpathol. Vol.56, no. 1 – 2:175 – 183. 4/ Evans J.J, Klesius P.H., Shoemaker C.A. and Fitzpatrick B.T., 2005. Streptococcus agalactiae vaccination and infection stress in Nile tilapia, Oreochromis niloticus. Journal of Applied Aquaculture 13 (issue 3/4):105 – 115. 5/ Fox J. M., 2005. Immune respone of aquatic organisms. Website: www.sci.tamuec.edu/pals/index/WEBPAGE/immune.ppt 6/ Klesius P.H., Shoemaker C.A and Evans J.J, 2000. Efficacy of single and combined Streptococcus iniae isolate vaccine administered by intraperitoneal and intramuscular routes in tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculture 188: 237 – 246. Elsivier science B.V, Armterdam, NL. 7/ Klesius P.H., Shoemaker C.A and Evans J.J., 1999. Efficacy of a killed Streptococcus iniae vaccine in tilapia (Oreochromis niloticus). Bull. Ass. Fish Pathol 19 (1): 1-3. 8/ Nguyen H.T. and Kanai K., 1999. Selective agars for the isolation of Streptococcus iniae from Japanese flounder, Paralichthys olivaceus, and its cultural environment. Journal of Applied Microbiology 86 : 769 – 776. 9/ Popma T., Masser M., 1999. Tilapia, life history and biology. Website: www.aquanic.org/publicat/usda_rac/srac/283fs.pdf. 10/ Roberson B.S., 1990. Bacterial agglutination. Techniques in fish immunology (J.S Stolen, TC Pletcher, D.P. Anderson, B.S Roberson, W.B. van Muiswinkel), SOS Publications, New Jesey, USA, p. 81 – 86.
- 53 11/ Shoemaker C.A., Klesius P.H and Evans J.J., 1999. Density and dose: factors affecting mortality of Streptococcus iniae infected tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculture 188: 229 – 235. 12/ Souter W. B., 1983. Immunization with vaccines. A guide to integrated fish health management in the Great Lakes basin (Meyer F. P., Warren J. W., Carey T. G.), Ann Arbor, Michigan, USA , p. 111 – 119. Website: www.glfc. Org/pubs/special_pubs/sp83_2/pdf/chap13.pdf 13/ Stoskopf M. K., 1993. Clinical examination and procedures. Fish medicine (Stoskopf M. K.), W. B. Sounder, Philadelphia, USA, p. 62 – 78. 14/ Stoskopf S. K., 1993. Immunology. Fish medicine (Stoskopf M. K. ), W. B. Sounder, Philadelphia, USA, p. 149 – 159. 15/ Weistein M.R et al., 1997. Invasive infections due to a fish pathogen, Streptococcus iniae. The New England Journal of Medicine 337 (9): 589 – 595. Website: www.nejm.org. 16/ Yanong R.P.E. và Floyd R.F, 2001. Streptococcal infections of fish. Website: www.edis.ifas.ufl.edu/FA057-25k
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn