intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Giải pháp nâng cao công tác thanh toán không dung tiền mặt tại Ngân hang Thương Mại

Chia sẻ: Hồ Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

360
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn: Giải pháp nâng cao công tác thanh toán không dung tiền mặt tại Ngân hang Thương Mại trình bày những thực trạng và 1 số kiến nghị góp phần hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT tỉnh Nam Định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Giải pháp nâng cao công tác thanh toán không dung tiền mặt tại Ngân hang Thương Mại

  1. Luận văn tốt nghiệp LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Đề tài: giải pháp nâng cao công tác thanh toán không dung tiền mặt tại Ngân hang Thương Mại TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 1
  2. Luận văn tốt nghiệp Chương I Lý luận cơ bản về công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường tại ngân hàng thương mại I. Sự cần thiết khách quan và vai trò của công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường 1. Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt Lịch sử ra đời, sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, cũng đồng thời gắn liền với sự ra đời và phát triển của tiền tệ. Từ cổ xưa đến cách đây vài trăm năm, các kim loại quý như vàng, bạc được coi như một phương tiện trao đổi trong xã hội trừ xã hội sơ khai nhất. Vấn đề đặt ra với một hệ thống thanh toán hoàn toàn dựa vào kim loại quý thì việc vận chuyển từ nơi này đến nơi khác rất khó khăn. Sự phát triển tiếp theo của hệ thống thanh toán là đồng tiền giấy, đồng tiền giấy có lợi hơn hẳn so với đồng tiền kim loại ở chỗ nó nhẹ hơn rất nhiều, việc cầm theo nó cũng dễ dàng hơn, nhưng vấn đề đặt ra khi công nghệ in ấn tiền phát triển tiên tiến thì tệ nạn in tiền giả cũng phát triền theo, chi phí in tiền, vận chuyển và bảo quản tiền rất tốn kém. Mặt khác,cả hai loại tiền này nổi lên một số yếu điểm đó là dễ bị lấy cắp , tốn thời gian vận chuyển, chi phí bảo quản in ấn cao.Để khắc phục khó khăn này, một bước tiến mới của hệ thống thanh toán đã xuất hiện với hoạt động Ngân hàng hiện đại- thanh toán chuyển khoản qua Ngân hàng. Hoạt động ngân hàng sơ khai ban đầu chỉ là thu nhận giữ hộ tiền, kim loại quý cho khách hàng. Theo quy luật của thị trường, nền kinh tế hàng hóa là luôn vận động và luôn phát triển, Ngân hàng phát triển thêm một số nghiệp vụ như việc thanh toán cho khách hàng gửi tiền tại một Ngân hàng khi có nhu cầu chi trả lẫn nhau. Khi sản xuất và lưu thông hàng hóa ở mức thấp, quá trình mua bán diễn ra trong phạm vi hẹp thì người ta thanh toán với nhau bằng tiền mặt, sự vận động của vật tư hàng hóa gắn liền với sự vận động của khối lượng tiền tệ nhất định. TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 2
  3. Luận văn tốt nghiệp Lúc này thanh tóan bằng tiền mặt đã tỏ rõ sự linh hoạt của nó. Quá trình thanh toán bằng tiền mặt không gặp phải một trở ngại nào. Nhưng theo quy luật của sự phát triển kinh tế – xã hội, công việc không chỉ bó hẹp trong một lãnh thổ, một quốc gia mà xuyên khắp quốc gia trên cả thị trường thế giới với một khối lượng hàng hóa lớn, nhiều chủng loại đa dạng và phong phú. Lúc này thanh toán bằng tiền mặt đã nảy sinh hàng loạt những điểm bất lợi cho công việc thanh toán như thời gian, chi phí, vận chuyển. Đến lúc này hệ thống thanh toán hiện đại qua Ngân hàng hay còn gọi thanh toán không dùng tiền mặt phần nào giải quyết được những bất lợi của thanh toán bằng tiền mặt nói trên. Người ta không còn phải mất thời gian vào in tiền, vận chuyển tiền và bảo quản tiền…mà thay vào đó chỉ việc trích chuyển vốn từ tài khoản đơn vị này sang tài khoản đơn vị khác, hoặc thanh toán bù trừ lẫn nhau giữa các tổ chức và đơn vị. Để thực hiện quá trình này phải có ít nhất ba chủ thể tham gia, đó là bên mua, bên bán và Ngân hàng đóng vai trò trung gian tài chính với chức năng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Các Ngân hàng Thương mại hoàn toàn có khả năng tổ chức các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thích hợp để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, góp phần lớn thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, ổn định giá cả, đẩy lùi lạm phát,đẩy nhanh lưu thông hàng hóa, tăng thu nhập quốc dân. Vì có tính ưu việt như trên nên công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được khách hàng ưa chuộng, không ngừng phát triền và không thể thiếu được trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó thanh toán không dùng tiền mặt ra đời là một tất yếu khách quan của lịch sử loài người. Tóm lại thanh tóan không dùng tiền mặt là một nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, đây chính là cách thức mang lại hiệu quả cao nhất cho cả hai bên: đơn vị mở tài khoản và Ngân hàng, góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hóa .Việc thay thế thanh toán tiền mặt bằng thanh tóan không dùng tiền mặt đã thực sự thu hút dòng tiền mặt chảy vào Ngân hàng, ngân hàng sẽ tăng nguồn thu và nguồn vốn tín dụng đồng thời qua đó Ngân hàng có thể kỉêm soát và điều hành TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 3
  4. Luận văn tốt nghiệp chặt chẽ thông qua công tác thanh tóan. Còn khách hàng đơn vị mở tài khoản tại Ngân hàng đảm bảo được chi trả đúng thời hạn, tiết kiệm thời gian, an toàn nhất. 2. Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường, thanh toán không dùng tiền mặt có một vai trò hết sức quan trọng đối với từng cá nhân, từng đơn vị kinh tế và đối với toàn bộ nền kinh tế. Nó đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, làm cho Ngân hàng trở thành trung tâm thanh tóan của nền kinh tế.Vai trò của thanh tóan không dùng tiền mặt được thể hiện : * Đối với Ngân hàng Thanh tóan không dùng tiền mặt góp phần tăng nhanh nguồn vốn của Ngân hàng, mở rộng nghiệp vụ kinh doanh. Khi các doanh nghiệp mở tài khoản tại Ngân hàng sẽ mang lại cho Ngân hàng nguồn vốn tương đối lớn để cho vay, đầu tư phát triển kinh tế. Nó thúc đẩy ngiệp vụ tín dụng của Ngân hàng phát triển, giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng, qua đó nắm được đặc điểm tình hình kinh doanh của khách hàng. Khi khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng và ký thác vốn của mình vào đó sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế, cũng như khả năng tài chính , tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó ngân hàng tiến hành cung ứng một lượng tiền thích hợp cho nền kinh tế. * Đối với doanh nghiệp Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ thanh tóan, tốc độ chu chuyển vốn và quá trình tái sản xuất trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, thanh toán không dùng tiền mặt gửi tại Ngân hàng, việc thanh toán đảm bảo sự an toàn về vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thanh toán.  Xét trên góc độ quản lý vĩ mô của Nhà nước TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 4
  5. Luận văn tốt nghiệp Đối với nền kinh tế việc tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong lưu thông góp phần tiết kiệm chi phí. Đồng thời giúp Ngân hàng TW có khả năng điều tiết cung ứng tiền tệ cho phù hợp với nhu cầu thông qua việc tăng giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng, đảm bảo ổn định sức mua của đồng tiền. Có thể thấy, trong xu thế mở cửa của nước ta hiện nay thanh tóan không dùng tiền mặt có những vai trò trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng tới 3 thành phần quan trọng của nền kinh tế đó là : Doanh nghiệp, Ngân hàng và Nhà nước . Thực hiện tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp các thành phần này đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển. II. Nội dung các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng 1. Khái niệm và nguyên tắc chung về thanh toán không dùng tiền mặt 1.1Khái niệm Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức chi trả thực hiện bằng cách trích một số tiền từ tài khoản người chi chuyển sang tài khoản người thụ hưởng. Các tài khoản này đều được mở tại Ngân hàng. Như vậy, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ trung gian của Ngân hàng, Ngân hàng chỉ thực hiện thanh toán khi có lệnh của chủ tài khoản bao gồm các tổ chức kinh tế, đơn vị và cá nhân mở tài khoản tại Ngân hàng. Thông thường tham gia thanh tóan không dùng tiền mặt gồm có 4 bên: -Bên mua hay nhận dịch vụ cung ứng - Ngân hàng phục vụ bên mua, tức là Ngân hàng nơi đơn vị mua mở tài khoản giao dịch - Bên bán tức là bên cung ứng hàng hóa hay dịch vụ TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 5
  6. Luận văn tốt nghiệp - Ngân hàng phục vụ bên bán là Ngân hàng nơi đơn vị bán mở tài khoản giao dịch Trong quan hệ thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng đóng vai trò là tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ tài chính cho cả bên mua và bên bán với mức phí dịch vụ thích hợp. 1.2. Nguyên tắc thanh toán Quyết định số 22/QĐ/NH ban hành ngày 21/02/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về “Thể lệ thanh toán không dùng tiển mặt” đã tạo ra một khung pháp lý cho công tác thanh tóan không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.Theo quyết định này các đơn vị, cá nhân thanh tóan qua Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước được áp dụng các thể thức sau: - Thanh tóan bằng séc thanh toán - Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi( UNC)- chuyển tiền - Thanh tóan bằng uỷ nhiệm thu (UNT) - Thanh tóan bằng thư tín dụng - Thanh tóan bằng thẻ thanh toán - Thanh toán bằng ngân phiếu thanh toán ( hiện nay không còn áp dụng) Tùy theo hoàn cảnh phát sinh giao dịch, các đơn vị hay khách hàng của Ngân hàng có thể sử dụng một trong các thể thức thanh toán nêu trên. Để công tác thanh tóan không dùng tiền mặt qua Ngân hàng có thể thực hịên nhanh chóng, chính xác thì các bên mua, bên bán và Ngân hàng phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: Thứ nhất: Khách hàng có quyền lựa chọn Ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh tóan tại một Ngân hàng có cung cấp dịch vụ thanh toán. Thứ hai: Việc mở tài khoản tại Ngân hàng, Kho bạc nhà nước và thực hiện thanh tóan qua tài khoản được ghi bằng đồng Việt Nam. Trường hợp mở và thanh TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 6
  7. Luận văn tốt nghiệp toán bằng ngoại tệ phải được thực hiện theo cơ chế quản lý ngoại hối của Chính phủ Việt Nam ban hành. Thứ ba : Để đảm bảo thanh toán đầy đủ kịp thời các chủ tài khoản (bên trả tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản. Thứ tư : Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải có trách nhiêm : -Thực hiện các ủy nhiệm thanh tóan của khách hàng phải chính xác, an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, chi trả bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dư tiền gửi theo yêu cầu của khách hàng. - Nếu có thiếu sót trong quá trình thanh tóan gây thiệt hại cho khách hàng thì Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệt hại và tùy theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật. Thứ năm : Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước chỉ cung cấp số liệu trên tài khoản khách hàng cho cơ quan ngòai Ngân hàng và Kho bạc nhà nước khi có văn bản của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Thứ sáu : Khi thực hiện các dịch vụ thanh tóan cho khách hàng , Ngân hàng được thu phí theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 2. Các thể thức thanh tóan không dùng tiền mặt tại Việt Nam 2.1Thể thức thanh toán bằng Séc: Séc là lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản, được lập theo mẫu do Ngân hàng quy định yêu cầu Ngân hàng, Kho bạc phục vụ mình trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng trong thời gian hiệu lực của tờ séc đó. Về nguyên tắc, người phát hành Séc chỉ được phát hành Séc không quá số dư tài khoản của mình, nếu vượt quá sẽ phải chịu một khoản tìên phạt. Thời gian hiệu lực của tờ Séc là thời hạn tính từ ngày phát hành Séc đến ngày nộp Séc vào Ngân hàng. Thời hạn của Séc được quy định là 15 ngày (kể từ ngày phát hành). TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 7
  8. Luận văn tốt nghiệp Séc được hạch toán theo nguyên tắc ghi Nợ trước Có sau. Các tờ Séc sau khi được kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, có đủ tiền trên tài khoản thì Ngân hàng sẽ ghi Nợ tài khoản người phát hành Séc , ghi Có vào tài khoản người thụ hưởng Séc. 2.1.1 Séc tiền mặt. Séc tiền mặt chỉ được lĩnh tiền mặt tại đơn vị thanh toán ( ngân hàng, kho bạc…)Người phát hành séc ghi tên người lĩnh tiền mặt trên tờ séc , trong đó ghi đầy đủ các yếu tố quy định. Khi nhận séc, kế toán phải kiểm tra chặt chẽ các nội dung ghi trên séc, kể cả mẫu chữ ký. Nếu Séc hợp lệ, hợp pháp, kế toán ghi : Nợ : Tài khoản tiền gửi người phát hành séc Có : Tài khoản 1011- tiền mặt. 2.1.2 Séc chuyển khoản Séc chuyển khoản không được phép lĩnh tiền mặt.Trên tờ séc ghi đậm chữ séc chuyển khoản hoặc gạch 2 đường chéo song song ở phía trên bên trái. Loại séc chuyển khoản này chỉ được thanh toán trong phạm vi giữa các khách hàng có tài khoản ở cùng một chi nhánh ngân hàng ( một kho bạc) hoặc khác chi nhánh ngân hàng (hoặc kho bạc) nhưng các ngân hàng, các kho bạc này có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố. Thời hạn hiệu lực thanh toán của mỗi tờ séc là 15 ngày, kể từ ngày ký phát hành, đến ngày nộp vào ngân hàng. Quy trình thanh toán Để thanh toán được số tiền trên các tờ séc, người thụ hưởng lập 2 liên bảng kê nộp séc theo từng ngân hàng, từng kho bạc phục vụ bên trả tiền( mỗi ngân hàng mỗi kho bạc lập một bảng kê riêng) để nộp vào ngân hàng hoặc kho bạc nơi mình mở tài khoản hoặc nơi bên trả tiền mở tài khoản TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 8
  9. Luận văn tốt nghiệp  Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng đều mở tài khoản tại cùng một ngân hàng ( một kho bạc) Nếu các tờ séc đều hợp lệ thì xử lý như sau: + Các tờ séc làm chứng từ ghi Nợ TK bên trả tiền + Một liên bảng kê làm chứng từ ghi Có TK người thụ hưởng + Một liên bảng kê có đóng dấu ngân hàng (hoặc kho bạc) làm giấy báo có gửi người thụ hưởng. Nếu TK tiền gửi của bên trả tiền không đủ để thanh toán Ngân hàng hoặc kho bạc lưu tờ séc không thanh toán được và lưu bảng kê séc để theo dõi và lập bảng kê séc khác đối với các tờ séc đủ điều kiện thanh toán , để thanh toán cho bên thụ hưởng.  Trường hợp bên trả tiền và bên thụ hưởng mở TK tại 2 ngân hàng (2 kho bạc) có tham gia thanh toán bù trừ trên địa bàn tỉnh, thành phố Nếu bên thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng (kho bạc) phục vụ bên trả tiền thì Ngân hàng phục vụ bên trả tiền xử lý: + Dùng các tờ séc làm chứng từ ghi Nợ tài khoản bên trả tiền + Các liên bảng kê séc dùng để lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho Ngân hàng (KB) phục vụ bên thụ hưởng để ghi Có cho bên thụ hưởng. Kế toán ghi : Nợ : TK bên trả tiền Có : TK 5012 – thanh toán bù trừ của Ngân hàng thành viên Tại Ngân hàng (KB) phục vụ bên thụ hưởng xử lý: Tiếp nhận các bảng kê séc (thông qua thanh toán bù trừ) và thanh toán cho bên thụ hưởng. + 1 liên bảng kê séc làm chứng từ ghi Có tài khoản bên thụ hưởng. TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 9
  10. Luận văn tốt nghiệp + 1 liên bảng kê séc làm báo Có cho bên thụ hưởng. Kế toán ghi : Nợ : TK 5012- thanh toán bù trừ của các Ngân hàng thành viên Có : TK tiền gửi người thụ hưởng Nếu bên thụ hưởng nộp séc vào Ngân hàng (KB) nơi mình mở tài khoản, sau khi kiểm tra tính hợp lệ , hợp pháp các tờ séc, ngân hàng hoặc kho bạc trực tiếp chuyển các tờ séc và bảng kê cho Ngân hàng (KB) phục vụ bên trả tiền, để xử lý theo thủ tục nói trên. 2.2 Thanh toán bằng UNC- chuyển tiền 2.2.1 Thanh toán bằng UNC UNC là lệnh viết của chủ tài khoản yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình trích một số tiền nhất định từ tài khoản tiền gửi của mình để trả cho người thụ hưởng sau khi mua hàng hóa , dịch vụ , nộp thuế… UNC được áp dụng để thanh toán cho người thụ hưởng ở cùng Ngân hàng, khác Ngân hàng, khác tỉnh, khác hệ thống Ngân hàng… Quy trình thanh toán: Tại Ngân hàng bên mua: Sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ của đơn vị bán, đơn vị mua phải lập 4 liên UNC theo mẫu đúng nội dung quy định , có dấu , chữ ký của chủ tài khoản. Trong trường hợp người mua, người bán mở tài khoản tại hai Ngân hàng thương mại khác nhau thì tùy theo hình thức thanh toán mà Ngân hàng bên mua phải lập thêm các chứng từ sau: Nếu thanh toán bằng tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước thì phải lập thêm 2 liên bảng kê (Bảng kê 11. Dựa vào bảng kê và UNC kế toán ghi: Nợ TK tiền gửi đơn vị mua TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 10
  11. Luận văn tốt nghiệp Có TK 1113- Tiền gửi tại NHNN Gửi tới Ngân hàng Nhà nước bảng kê và liên 3, 4 UNC _ Nếu thanh tóan bù trừ thì lập thêm 2 liên bảng kê (Bảng kê 12) .Dựa vào UNC và bảng kê , kế toán ghi: Nợ TK tiền gửi đơn vị mua Có TK 5012- Thanh toán bù trừ của NH thành viên Gửi bảng kê và liên 3,4 tới NH bên bán - Nếu thanh tóan qua liên hàng thì kế toán ghi : Nợ TK tiền gửi đơn vị mua Có TK 5211- liên hàng đi năm nay Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNC (1) Đơn vị mua Đơn vị bán (3a) (2) (4) Ngân hàng Ngân hàng bên mua (3b) bên bán 1.Đơn vị bán giao hàng 2.Đơn vị mua nộp UNC vào Ngân hàng phục vụ mình 3a.Ngân hàng bên mua ghi Nợ tài khoản đơn vị mua và báo Nợ bên mua 3b.Ngân hàng bên mua làm thủ tục thanh toán qua NHNN, bù trừ hoặc liên hàng, gửi giấy báo Có tới Ngân hàng bên bán 4.Ngân hàng bên bán ghi Có và báo Có cho đơn vị bán. _Tại Ngân hàng bên bán: Tùy theo giấy tờ thanh toán nhận được từ Ngân hàng bên mua mà ghi Nợ: TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 11
  12. Luận văn tốt nghiệp + Nếu nhận được bảng kê 11, ghi nợ TK 1113 + Nếu nhận được bảng kê 12, ghi nợ TK5012 +Nếu nhận được giấy báo liên hàng ghi Nợ TK 5212- liên hàng đến năm nay Ghi Có TK đơn vị bán 2.2.2.Thanh toán bằng Séc chuyển tiền Séc chuyển tiền là một hình thức chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng trong đó người đại diện đứng tên trên tờ Séc trực tiếp cầm và chuyển nộp Séc vào Ngân hàng trả tiền để lĩnh tiền mặt hay chuyển khoản , để chi trả cho người cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ. Séc chuyển tiền được thanh toán giữa các Ngân hàng, các địa phương nhưng cùng hệ thống Ngân hàng thương mại. Thời hạn hiệu lực tối đa là 30 ngày kể từ ngày phát hành séc. Hình thức này khá thuận tiện và an toàn vì trên Séc chuyển tiền có ký hiệu mật. Sơ đồ quy trình thanh toán bằng Séc chuyển tiền Đơn vị chuyển tiền (2) (4b) Người đại diện (1) Ngân hàng Ngân hàng chi chuyển tiền trả chuyển tiền (4a) 1.Đơn vị chuyển tiền lập UNC nộp vào Ngân hàng phục vụ mình 2.Ngân hàng chuyển tiền phát hành séc chuyển tiền và giao séc cho người đại diện đơn vị chuyển tiền TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 12
  13. Luận văn tốt nghiệp 3.Người đại diện (người cầm séc )trực tiếp cầm séc nộp vào Ngân hàng trả tiền 4a.Ngân hàng trả tiền lập giấy báo Nợ liên hàng gửi cho Ngân hàng chuyển tiền 4b.Ngân hàng trả tiền cho người đại diện đơn vị chuyển tiền Quy trình hạch tóan Muốn được cấp séc chuyển tiền , đơn vị phải lập 3 liên UNC ghi nội dung mục đích , họ tên số chứng minh thư người cầm séc nộp vào ngân hàng phục vụ mình. Ngân hàng phát hành séc yêu cầu người cầm séc ký tên vào mặt sau cuống séc rồi giao cả 2 liên (bản chính và bản điệp) cho người cầm séc. * Hạch toán khi cấp séc : Sau khi trao séc kế tóan ghi Liên 1 UNC ghi Nợ TK tiền gửi đơn vị chuyển tiền Liên 2 UNC báo Nợ cho đơn vị chuyển tiền Liên 3 UNC ghi Có TK 4661 –ký quỹ đảm bảo thanh toán séc * Hạch toán khi thanh tóan: Để được thanh toán séc chuyển tiền , người cầm séc phả nộp cả 2 liên séc chuyển tiền vào Ngân hàng trả tiền , Ngân hàng trả tiền lập giấy báo Nợ liên hàng, gửi Ngân hàng cấp séc . Xử lý chứng từ và hạch toán như sau: - Liên 1 giấy báo Nợ liên hàng và bản điệp séc chuyển tiền gửi Ngân hàng cấp séc - Liền 2 giấy báo Nợ liên hàng gửi trung tâm kiểm soát đối chiếu liên hàng - Liên 3 ghi Nợ TK 5211 – liên hàng đi năm nay Bản chính séc cầm tay dùng để ghi Có TK 4640- chuyển tiền phải trả , đứng tên người cầm séc TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 13
  14. Luận văn tốt nghiệp Sau đó trả tiền cho khách hàng theo yêu cầu, nếu trả tiền mặt ghi: Nợ TK 4640 – chuyển tiền phải trả Có TK 1011 – tiền mặt tại đơn vị Tại Ngân hàng cấp séc : Khi nhận được giấy báo Nợ liên hàng và bản điệp séc cầm tay.Xử lý chứng từ và hạch tóan như sau Bản điệp séc cầm tay dùng ghi Nợ TK 4661- ký quỹ đảm bảo thanh toán séc Giấy báo liên hàng dùng ghi Có TK 5212 – liên hàng đến năm nay. 2.3 Thể thức thanh toán bằng UNT UNT là lệnh viết trên mẫu in sẵn , đơn vị bán lập UNT nhờ Ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền sau khi đã hoàn thành cung ứng hàng hóa , cung cấp dịch vụ cho đơn vị mua theo hợp đồng thỏa thuận. UNT chủ yếu sử dụng trong thanh tóan giữa các bên mua bán tín nhiệm lẫn nhau, bên mua và bên bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán UNT đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho Ngân hàng bên thụ hưởng để có căn cứ thực hiện UNT Hình thức thanh toán UNT áp dụng giữa các đơn vị mở tài khoản tại cùng chi nhánh Ngân hàng hoặc các chi nhánh khác nhưng cùng hệ thống Ngân hàng Sơ đồ quy trình thanh toán bằng UNT (1) ĐƠN VỊ BÁN ĐƠN VỊ MUA (5) (2) (4a) (4b) NH BÊN BÁN (3) NH BÊN MUA TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 14
  15. Luận văn tốt nghiệp 1. Người bán giao hàng hóa dịch vụ cho người mua 2. Bên bán nộp UNT kèm hóa đơn giao hàng có chữ ký nhận hàng 3. Ngân hàng bên bán chuyển UNT, bản sao hóa giao hàng cho NH bên mua 4a.NH bên mua ghi Nợ TK và báo Nợ cho người mua 4b.Ngân hàng bên mua thanh toán cho Ngân hàng bên bán 5. Ngân hàng bên bán ghi Có và báo Có cho người bán Quy trình hạch toán Đơn vị bán hàng phải lập 4 liên UNT kèm theo hóa đơn giao hàng có vào Ngân hàng phục vụ mình Trường hợp 2 đơn vị mở tài khoản tại 2 Ngân hàng * Hạch tóan tại Ngân hàng bên mua : Ngân hàng bên mua lập 2 liên bảng kê 11 nếu thanh toán qua 2 Ngân hàng Nhà nước, 2 liên bảng kê số 12 nếu thanh tóan bù trừ, lập giấy báo liên hàng nếu thanh toán liên hàng. Đồng thời kế toán ghi: Nợ TK tiền gửi đơn vị mua Có TK 1113, nếu bảng kê 11 Có TK 5012, nếu bảng kê 12 Có TK 5211, nếu lập giấy báo liên hàng * Hạch toán tại Ngân hàng bên bán: Khi nhận được UNT , ngân hàng bên bán phải tách riêng liên 4 UNT để theo dõi , lưu tại Ngân hàng mình, còn các liên 1,2,3 gửi tới Ngân hàng bên mua để ghi Nợ TK đơn vị mua Khi UNT được bên mua thanh toán ,tùy theo hình thức thanh tóan mà Ngân hàng bên bán nhận được các chứng từ phù hợp để : Ghi Nợ :- Nếu nhận được bảng kê 11, ghi Nợ TK 1113 -Nếu nhận được bảng kê 12, ghi Nợ TK 5012 -Nếu nhận được giấy báo liên hàng ghi Nợ TK 5212 TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 15
  16. Luận văn tốt nghiệp Ghi Có : TK tiền gửi đơn vị bán 2.4 Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng Thư tín dụng (TTD) là lệnh của Ngân hàng bên mua đối với Ngân hàng bên bán khác địa phương yêu cầu trả tiền theo các chứng từ của người bán đã giao hàng hóa cung ứng dịch vụ theo đúng điều kiện của người mua. Theo thể thức thanh toán này , khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng bên mua phải ký quỹ vào Ngân hàng một số tiền đủ để mở TTD thanh tóan tiền mua hàng. Quy trình mở Thư tín dụng (4) ĐƠN VỊ MUA ĐƠN VỊ BÁN (1) (8) (3) (5) (6) (2) NH BÊN MUA NH BÊN BÁN ( 7) 1. Đơn vị mua xin mở TTD 2. NH bên mua mở TTD gửi sang NH bên bán. 3. NH bên bán báo cho đơn vị bên bán. 4. Đơn vị bán giao hàng. 5. Đơn vị bán nộp bảng kê hoá đơn và các hoá đơn. 6. NH bên bán ghi có TK đơn vị bán. 7. NH bên bán thanh toán (ghi Nợ) NH bên mua. 8. NH bên mua thanh toán TTD với đơn vị mua. TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 16
  17. Luận văn tốt nghiệp chương II thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Nhno&ptnt tỉnh Nam Định trong thời gian qua I. Vài nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Nam Định được thành lập từ tháng 1 năm 1997 do chia tách từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hà Nam cũ. Trụ sở đóng tại thành phố Nam Định là nơi tập trung đông dân cư và là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh. Với lợi thế như vậy đã giúp cho Ngân hàng nông nghiệp tỉnh Nam Định đứng vững và phát triển trên lĩnh vực kinh doanh của mình. NHNo & PTNT tỉnh Nam Định là Ngân hàng thương mại quốc doanh, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh với một mạng lưới rộng khắp ở 9 NH No& PTNT huyện, 15 phường, 201 xã và một thành phố, chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: - Nhận tiền gửi thanh toán của mọi thành phần. - Huy động tiền gửi tiết kiệm và kỳ phiếu trong dân cư bằng VND và ngoại tệ - Cho vay trung và dài hạn đối với mọi thành phần kinh tế - Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trực tiếp với nước ngoài qua mạng SWIFT - Làm dịch vụ chuyển tiền nhanh qua mạng máy vi tính trong phạm vi nội tỉnh và toàn quốc. - Thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ khác của Ngân hàng thương mại. TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 17
  18. Luận văn tốt nghiệp NHNo & PTNT tỉnh Nam Định là một chi nhánh của NHNo & PTNT Việt Nam, với chức năng, nhiệm vụ, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng mở rộng tới tất cả các dịch vụ tài chính - Ngân hàng hiện đại. Là một Ngân hàng có nhiều khó khăn khi mới thành lập: Thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, dư nợ thấp, cơ sở vật chất - Kỹ thuật lạc hậu, trình độ nghiệp vụ chưa cao, tổn thất rủi ro cao, kinh doanh thua lỗ. Đến nay, nhờ sự kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, NHNo & PTNT tỉnh Nam Định không những đã khẳng định được mình, mà còn vươn lên phát triển trong cơ chế thị trường. Về lao động: Tính đến ngày31/12/2003 tổng số lao động của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định là 470 người. Trong đó số cán bộ có trình độ đại học chiếm 28,7%, còn trung học 56,8% và sơ cấp là 14,5%. Mặc dù được đào tạo trong cơ chế cũ song đến nay vừa học vừa làm nên đội ngũ cán bộ đã có khả năng thích ứng với mọi hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Trong hoạt động của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định có nhiều nghiệp vụ khác nhau: Kế toán, tín dụng, kho quỹ, kiểm soát, kế hoạch, hành chính nhân sự... do đó đội ngũ cán bộ cũng được bố trí theo từng nghiệp vụ cụ thể. Riêng đối với cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng chiếm 50%, cán bộ làm công tác kế toán chiếm 10,6%, số còn lại làm công tác khác. Mô hình tổ chức: Ban Giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kinh doanh Kiểm soát Kế toán Tín dụng HCNS TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 18
  19. Luận văn tốt nghiệp II. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thời gian qua Với sự quan tâm giúp đỡ của NHNo & PTNT Việt Nam, của các cấp, các ngành cùng sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo và sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên NHNo & PTNT tỉnh Nam Định đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ Biểu I: Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 02/01 03/02 Tổng nguồn huy động 700.820 885.954 1.202.869 +26.42% +35.77% - Tiền gửi dân cư 313.606 317.747 430.777 +1.30% +35.57% - Tiền gửi tổ chức kinh tế 387.214 568.207 772.092 +46.74% +35.88% Tổng dư nợ 550.409 636.135 1.034.643 +15.57% +62.64% - Cho vay ngắn hạn 177.740 323.088 612.372 +81.78% +89.54% - Cho vay trung và dài hạn 372.669 313.047 422.271 -16.00% +34.89% Lợi nhuận 19.326 21.265 24.000 +10.00% +12.86% (Nguồn: Báo cáo cân đối của NHNo&PTNTtỉnh Nam Định) 1. Công tác huy động vốn Nguồn vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Khác với các ngành kinh doanh khác, vốn tự có chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số vốn kinh doanh, vốn đi vay chỉ là bổ xung. Ngược lại Ngân hàng Thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, với phương châm "Đi vay để cho vay" thì vốn kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn lại là vốn đi vay. Vì vậy để kinh doanh tiền tệ, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của các Ngân hàng Thương mại là phải chăm lo nguồn vốn. Để có thể huy động được tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế đầu tư cho phát triển, NHNo & PTNT tỉnh Nam Định đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trên địa bàn. Duy trì các hình thức huy động vốn truyền thống, kết hợp với các hình thức mới như phát hành kỳ phiếu với nhiều kỳ hạn và lãi suất khác nhau, vay các tổ chức kinh tế, tài chính, TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 19
  20. Luận văn tốt nghiệp tranh thủ tối đa nguồn vốn từ Ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, NHNo & PTNT tỉnh Nam Định luôn thực hiện tốt công tác thanh toán và dịch vụ khác phục vụ khách hàng để thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch chuyển tiền, mở tài khoản tiền gửi cá nhân làm tăng thêm nguồn vốn trong thanh toán, mở rộng cho vay. Qua biểu 01 ta thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong mọi thành phần kinh tế tại NHNo &PTNT tỉnh Nam Định tăng đáng kể trong các năm qua. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn khá cao nhưng qua bảng số liệu trên ta có thể thấy đóng vai trò chủ yếu trong tổng nguồn huy động của Ngân hàng là tiền gửi của các tổ chức kinh tế còn các cá nhân, dân cư thì Ngân hàng chưa thực sự thu hút và quan tâm. Năm 2001 tổng nguồn huy động ở NHNo &PTNT tỉnh Nam Định mới chỉ đạt 700.820 triệu đồng nhưng sang năm 2002 tổng nguồn huy động đã đạt 885.954 triệu đồng tăng 26.42% so với cùng kỳ năm trước.Qua bảng số liệu ta có thể thấy, với sự phát triển của nguồn vốn thì tỷ trọng tiền gửi của dân cư tăng không đáng kể, năm 2001 tiền gửi của dân cư đạt 313.606 triệu đồng, năm 2002 đạt 317.747 triệu đồng tăng 1.3% trong khi tổng nguồn huy động của các tổ chức kinh tế tăng 46.74% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2003, NHNo & PTNT tỉnh Nam Định đã huy động được một khối lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế trên địa bàn đủ đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng tín dụng, góp phần thực hiện kinh doanh có hiệu quả. Cụ thể là: Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn năm 2003 là 1.202.869 triệu đồng và tăng 35.77% so với cùng kỳ năm 2002, trong đó nguồn vốn dân cư cũng đã tăng đáng kể đạt 430.777 triệu đồng, tăng 35.57% so với cùng kỳ năm trước. 2. Sử dụng vốn Kinh doanh của NHNo & PTNT tỉnh Nam Định gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nông dân, vì vậy đòi hỏi trong quá trình hoạt động phải có những đổi mới cho phù hợp. Hệ thống tín dụng Nông nghiệp, nông thôn hiện nay đang trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, những khách hàng TrÇn ThÞ Giao Linh – Líp 5A03 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2