LUẬN VĂN: Giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới việt nam
lượt xem 8
download
Trong vài thập kỷ qua sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao ( 7%) của khu vực châu á mà nòng cốt là khu vực châu á - Thái bình dương đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của cả thế giới. Tiếp theo sự thần kỳ của Nhật bản, các nước NICs và ASEAN đã biến khu vực này thành khu vực có nền kinh tế năng động nhất trên thế giới. Nhiều nhà kinh tế và học giả phương tây đã không tiếc lời ca tụng về sự phát triển kinh tế của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới việt nam
- LUẬN VĂN: Giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới việt nam
- Lời Nói Đầu Trong vài thập kỷ qua sự tăng trưởng liên tục với tốc độ cao ( >7%) của khu vực châu á mà nòng cốt là khu vực châu á - Thái bình dương đã thu hút đ ược sự quan tâm rất lớn của cả thế giới. Tiếp theo sự thần kỳ của Nhật bản, các nước NICs và ASEAN đã biến khu vực này thành khu vực có nền kinh tế năng đ ộng nhất trên thế giới. Nhiều nhà kinh tế và học giả phương tây đã không tiếc lời ca tụng về sự phát triển kinh tế của khu vực này và cho rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của những con rồng châu á. Chính vì thế các n ước này luôn đ ược coi là các mô hình kinh tế mẫu mực để nhiều nước đang phát triển trên thế giới học tập trong việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của mình . Thế nhưng, cơn bão tài chính - tiền tệ châu á xảy ra ở khu vực này đã làm chấn động cả nền kinh tế khu vực và thế giới.Phạm vi và mức độ thiệt hại của nó là rất lớn. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ Thái lan sau đó lan sang các nước khu vực Đông Nam á, sang Đông Bắc á và ảnh h ưởng đến hầu hết khu vực trên thế giới. Thực chất của cuộc khủng hoảng này là một cuộc khủng hoảng mang tính c ơ cấu với sắc thái tài chính - tiền tệ rất đậm nét chứ không phải là khủng hoảng chu kỳ hay sự đỗ vỡ của một mô hình phát triển nào. Đối với n ước ta sau hơn mười năm đổi mới, đã đạt đ ược rất nhiều thành tựu to lớn, chúng ta đã từng b ước thực hiện thành công những mục tiêu như : chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, th ực hiện tự do kinh doanh đa dạng, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại để từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, ngày càng khẳng định vị thế của mình trên tr ường quốc tế . Là một nước nằm trong khu vực xảy ra khủng hoảng, chúng ta cũng gặp phải rất nhiều khó khăn và thử thách do cuộc khủng hoảng gây ra. Chính vì lẽ đó, đề tài này với mong muốn là từ những phân tích, đánh giá nguyên nhân, tác đ ộng của cuộc khủng hoảng đến thế giới, khu vực và đặc biệt là Việt nam, trên cơ sở đó có thể rút ra các bài học kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế và khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến công cuộc đổi mới và đường lối mở cửa mà Đảng và nhân dân ta đang ra sức thực hiện . i. khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á 1. lý luận chung về khủng hoảng
- 1.1 Thế nào là một cuộc khủng hoảng ? Khủng hoảng tài chính - tiền tệ là một sự đổ vỡ trầm trọng các thị trường tài chính được đặc trưng bởi sự sụt giảm mảnh mẽ về giá tài sản và sự vỡ nợ của nhiều hãng tài chính và phi tài chính, kéo theo sự suy thoái nặng nề. Những cuộc khủng hoảng tài chính là vấn đề chung trong lịch sử của hầu hết các quốc gia. Việc nghiên cứu các cuộc khủng hoảng là cần thiết vì chúng đã dẫn đến những sa sút kinh tế nghiêm trọng trong quá khứ và có khả năng xảy ra trong tương lai. 1.2 Các biểu hiện của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra thường có các biểu hiện sau : * Sự mất giá nhanh của đồng tiền kéo theo sự mất giá chao đảo của thị trường chứng khoán có liên quan. Đây là đặc trưng có tính chất bắt buộc nếu như đó là một cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. * Sự sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản và sự vỡ nợ hay mất khả năng thanh toán của các tổ chức tài chính cũng như phi tài chính. * Sự rút vốn ồ ạt của các chủ đầu tư khi có sự biểu hiện mất giá của đồng tiền. * Nợ nước ngoài tăng nhanh và suy thoái kinh tế trầm trọng. 1.3 Tại sao khủng hoảng tài chính - tiền tệ thường lây lan từ nước này sang nước khác Tại nước xảy ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ, giá của đồng nội tệ bị xuống quá nhanh và quá nhiều so với đồng USD. Nếu giữa các nước hoàn toàn không có quan hệ gì thì sẽ không có hiện tượng lây lan khủng hoảng từ n ước này sang nước khác. Tuy nhiên, ngày nay giữa các nước luôn có những mối quan hệ, đặc biệt ngày nay thị trường ngoại hối không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà là thị trường chung của toàn thế giới, do đó có hiện tượng lây lan khủng hoảng từ nước này sang nước khác. Những nước mà đồng tiền của họ có khả n ăng chuyển đổi được trên thị trường ngoại hối thì phải chịu lây lan và ảnh hưởng nặng nề nhất, còn những nước đồng tiền không chuyển đổi được như Việt Nam sẽ phải chịu ảnh hưởng ít hơn.
- 1.4 Đặc điểm chung của các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Khởi nguồn của các cuộc khủng hoảng kinh tế biều hiện dưới hình thức khủng hoảng tài chính - tiền tệ đều từ các quốc gia và khu vực phụ thuộc quá nhiều vào thị trường quốc tế cả về mặt tiền vốn và thị tr ường tiêu thụ. Những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ này thường mang những đặc điểm và nguyên nhân chủ yếu sau : * Sự tách rời ngày càng xa giữa tiền vốn ký hiệu và tiền vốn thực tế Lạm phát tiền vốn ký hiệu thực chất là sự mở rộng quá mức lượng tiền vốn này so với lượng tiền vốn thực tế. Khi khủng hoảng xảy ra các loại tiền vốn ký hiệu đều giảm giá nhanh, làm cho chúng trở lại với giá trị thực tế, điều này được biểu hiện qua sự giảm giá, giảm giá bất động sản hoặc phá giá tiền giấy nền kinh tế rơi vào tình trạng tiêu điều. * Tác đ ộng của sự di chuyển tiền vốn quốc tế ngày nay Di chuyển tiền vốn quốc tế là một trong những nội dung cơ bản của các giao dịch quốc tế, tạo nên sự lưu động của các yếu tố sản xuất và các loài tiền vốn trên thị trường thế giới. Từ những năm 80 đến nay, xu thế toàn cầu hoá thị trường tiền vốn quốc tế phát triển rất mạnh. Nó tăng cường ảnh hưởng của sự lưu động tiền vốn quốc tế đối với nền kinh tế thế giới. Một mặt nó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước cũng như thương mại quốc tế; song mặt khác cũng làm cho một số nước đang phát triển mắc sai lầm trong việc sử dụng tiền vốn nước ngoài. Do lạm dụng tiền vốn nước ngoài, sử dụng kém hiệu quả đã làm cho một số nước rơi vào tình trạng không trả nỗi nợ, nền kinh tế bị phụ thuộc và trì trệ kéo dài. Tình hình Mỹ La tinh những năm 80 và Đông Nam á gần đây là những bài học kinh nghiệm. Hơn nữa, do tiền vốn ký hiệu ngày càng phát triển, đặc biệt loại tiền vốn ngắn hạn quá lớn trong tổng số vốn lưu động trên thị trường thế giới đã làm tăng tính biến động của nền kinh tế thế giới.Hiện nay, có khoảng hơn 1500 tỷ USD được gọi là " vốn lang thang" trên thế giới, hình thành lực lượng đầu cơ mạnh, dễ gây nên những biến động tài chính quốc tế. Những công cụ tài chính mới ra đời nh ư tiền điện tử, thẻ tín dụng... lại cung cấp thêm điều kiện khách quan cho những nhà đầu cơ tiền tệ quốc tế.
- * Sản xuất thừa các mặt hàng xuất khẩu truyền thống Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á vừa qua nằm trong chuỗi các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở các nước đang phát triển 20 năm qua. ở một khía cạnh nào đó, có thể nói đó đều là khủng hoảng sản xuất thừa của các ngành chế biến truyền thống. Trong hơn 20 năm qua các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước Đông á đã tăng vọt sản xuất của các ngành chế biến sử dụng nhiều lao động. Kết quả làm cho cung vượt cầu, thị trường đã bão hoà đây cũng là một nguyên nhân quan trọng để giải thích khủng hoảng kinh tế của các nước đang phát triển. 2. Một số cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã xảy ra trên thế giới 2.1 Các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đã xảy ra Cho đến thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á, đã có ba cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế xảy ra. Đó là phá giá đồng Bảng Anh năm 1967, sự sụp đổ hệ thống Bretton woods năm 1971 và cuộc khủng hoảng tài chính Mêhicô năm 1994. 2.2 Những bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng Trước hết, chúng ta hãy xem xét sự phá giá đồng Bảng Anh năm 1967. Chúng ta đã biết nguyên nhân dẫn đến sự mất giá của đồng Bảng Anh là sự thiếu hụt dai dẳng trong cán cân thanh toán của Anh mà thậm chí sau này Mêhicô lâm vào tình trạng t ương tự. Nhận thấy sự nguy hiểm của thâm hụt cán cân thanh toán nên bài học đầu tiên là hạn chế tối đa mức thâm hụt cán cân thanh toán có thể được. Cũng như cuộc khủng hoảng ở Anh, cuộc khủng hoảng Mêhicô sau này là sai lầm trong việc tung ngoại tệ mạnh ra để kìm giữ tỷ giá, dẫn đến tỷ lệ dự trữ ngoại tệ đã thiếu lại càng thiếu hơn. Vì vậy, cần thận trọng trong việc tung ngoại tệ để kìm giữ tỷ giá. Cùng với nó là việc duy trì một cơ cấu hợp lý về vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp để tránh tác động của đầu cơ và nguy cơ rút vốn đột ngột và ồ ạt của các nhà đầu tư nước ngoài. Ngân hàng là nơi nhạy cảm nhất đối với cuộc khủng hoảng, hơn nữa cuộc khủng hoảng có thể được hạn chế hay trầm trọng hơn cũng do hệ thống ngân hàng quyết định. Vì vậy, cần phải tăng cường vai trò của chính phủ trong việc tạo ra khung pháp lý và đề ra các chủ trương chính sách để tăng cường hệ thống ngân hàng tài chính.
- 3.Diễn biến của khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu á Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á xuất phát từ Thái Lan, nó nằm trong chuỗi các cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ liên tiếp diễn ra ở các nước đang phát triển trong vòng 20 năm trở lại đây. Sau những gì đã xảy ra từ những cuộc khủng hoảng trước với quá nhiều bài học thu được người ta nghĩ rằng khó có thể để xảy ra một cuộc khủng hoảng tương tự. Vậy mà nó đã xảy ra ngay tại Đông Nam á - nằm trong khu vực Đông á vốn được coi là nơi có sự phát triển thần kỳ, là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong nhiều năm qua. Ngay từ năm 1996, đã xuất hiện những dấu hiệu về một khủng hoảng tiền tệ, tài chính ở các nước Thái Lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippin. Những dấu hiệu này là : mức tăng trưỡng xuất khẩu đã giảm mạnh trong năm 1996, ở Thái Lan chỉ còn 6% so với mức 20% mỗi năm trong thời kỳ 1985 - 1995. Nợ bằng USD của ngân hàng nước ngoài ở bốn nước trên đến cuối năm 1996 đã chiếm từ 15-37% GDP, trong đó số nợ phải đáo hạn trong mười hai tháng chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 50-70%. Dư nợ ngân hàng tăng cao 50-110% GDP do ngân hàng của bốn nước trên vay USD với lãi suất thấp và tái cho vay bằng nội tệ với lãi suất cao. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo với chiều hướng xấu đi này của nền kinh tế. Nhưng vì trong năm 1996 tốc đọ tăng trưởng còn cao, dự trữ ngoại tệ chưa suy giảm nên chính phủ các quốc gia này đã chưa tính tới việc áp dụng các biện pháp đủ mạnh để ngăn chặn chiều hướng xấu đi trên đây. Đến năm 1997 tình hình kinh tế xấu đi nhanh chóng hơn. Mức xuất khẩu giảm mạnh hơn, thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng hơn. Nợ nước ngoài của Thái Lan lên đến 85 tỷ USD, gấp ba lần dự trữ ngoại tệ. Trong đó, nợ thương mại chiếm một tỷ trọng lớn, nợ của khu vực tư nhân lên đến 66 tỷ USD, nợ nhà nước là 21 tỷ USD. Trong khi đó d ự trữ ngoại tệ liên tục giảm, từ 31,6% so với GDP năm 1994 xuống 29,5% năm 1995 và 26,6% năm 1996. Đến cuối tháng 5/1997 ngân hàng Trung ương Thái Lan đã phải bỏ ra 5 tỷ USD để bảo đảm giá trị đồng Baht. Trong tháng 6/1997 Thái Lan phải đóng cửa 40 công ty tài chính. Dự trữ ngoại tệ giảm sút đột ngột từ 33 tỷ USD trong tháng 4/1997 xuống còn 15 tỷ USD vào cuối tháng 6/1997. Ngân hàng Thái Lan đã cảm thấy sự bất lực của mình, việc bán USD
- để giữ giá đồng Baht tỏ ra không hiệu quả nữa. Vào ngày 2/7/1997 ngân hàng trung ương Thái lan đã quyết định thả nỗi đồng Baht, chấm dứt thời kỳ dài giữ tỷ giá Baht/USD cố định. Ngay sau khi chính ph ủ Thái lan tuyên bố thả nổi, đồng Baht đã mất giá ngay 5-7%, sau đó tiếp tục mất giá và vào thời điểm tháng 1/1998 đã mất giá 110%, mức kỷ lục trong lịch sử Thái lan. Cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Thái lan nhanh chóng lan sang các đồng tiền khác trong khu vực, nhất là các nước có nền kinh tế tương đồng như Inđônêsia, Malaysia, Philippin, Hàn quốc . . . Trước những khó khăn nội tại của nền kinh tế, nhất là sự thâm hụt cán cân vãng lai và tác động ảnh hưởng của khủng hoảng Thái lan và các nước trong khu vực, ngân hàng trung ương Philippin đã bỏ ra 2 tỷ USD để trợ giá cho đồng Pêsô. Nhưng biện pháp này đã không đạt được kết quả mong muốn. Trước sức ép quá lớn của thị trường, chỉ sau Thái lan vài ngày tức ngày 7/7/1997 ngân hàng trung ương Philippin đả phải tăng lãi suất và ngày 11/7/1997 đã công bố nới rộng biên độ giao động tỷ giá đồng Pêsô mà thực chất là phá giá đồng tiền. Ngân hàng trung ương đã phải thừa nhận rằng họ không thể sử dụng số dự trữ ngoại tệ ít ỏi ( tính đến tháng 4/1997 chỉ có 10.3 tỷ USD) cho việc bảo vệ đồng Pêsô. Sau khi nới rộng tỷ giá, tỷ giá Pêsô so với USD tăng lên 28.1 Pêsô/USD và đạt đỉnh cao vào cuối tháng 9/1997 là 40 Pêsô/USD. Đồng Ringgit của Malaysia vốn là đồng tiền tương đối ổn định. Tuy nhiên cũng giống đồng Baht của Thái lan, đồng Rupi của Inđônêsia, nó cũng rất nhạy cảm đối với những biến động bất thường bắt nguồn từ sự lo ngại về tốc độ tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế cộng thêm thâm hụt cán cân vãng lai ở mức độ lớn và kéo dài. Năm 1996, với sự thành công trong kinh tế của Malaysia, đồng Ringgit đã tăng lên tới 2.53 RM/USD. Nguyên nhân của sự tăng này là do sự tăng lên của các đồng vốn đầu tư từ bên ngoài. Tuy nhiên vào giữa tháng 4/1997 ngân hàng Negra Malaysia (BNM) đã can thiệp vào thị trường để bảo vệ đồng Ringgit khi mà đồng tiền này bị đầu cơ. Lãi suất cũng tăng trong thời gian này. Đống Ringgit đứng trước sức ép rất mạnh về tỷ giá và bắt đầu có dấu hiệu mất giá. Trước tình hình đó, ngân hàng Trung ương đã bỏ ra hàng tỷ USD để bảo vệ đồng Ringgit. Đồng thời lãi suất cũng được kính lên ở mức cao nhất trong vòng mười năm
- trở lại đây nhằm bảo vệ đồng tiền và chống lại sự bất ổn của thị trường ngoại hối. Ngày 15/7/1997 chính phủ Malaysia đã tuyên bố thả nỗi đồng Ringgit. Ba ngày sau khi tuyên bố, tỷ giá đồng Ringgit đã lên 2.633 RM/USD tức là mất giá khoảng 88% so với tr ước tháng 2/1997. Mặc dù đồng Rupi của Inđônêsia không bị sức ép căng thẳng như đồng Pêsô của Philippin nhưng chính phủ Inđônêsia đã công bố nới rộng biên độ tỷ giá từ 8% lên 12% vào tháng 11/1997 với khả năng dự trữ ngoại tệ của Inđônêsia còn hạn chế, Việc nới rộng biên độ tỷ giá là điều cần thiết nhằm tăng khả năng bảo vệ đồng Rupi khỏi sự đầu cơ tiền tệ. Sau một tuần mở rộng không can thiệp, tỷ giá tăng lên mức 2.52 RP/USD và mất giá khoảng 8,25%. Riêng ngày 13/8/1997 ngân hàng Trung ương Inđônêsia đã phải bỏ ra 500 triệu USD để giữ đồng Rupi biến động trong mức 12%. Tuy nhiên biện pháp này cũng tỏ ra không hiệu quả và ngày 14/8/1997 ngân hàng trung ương Inđônêsia phải tuyên bố thả nỗi đồng Rupi. Ngay sau đó đồng Rupi bị mất giá liên tục, ở thời điểm thấp nhất là 19000 RP/USD so với 2648RP/USD ngày 14/8/1997, có nghĩa là mất giá hơn 500%. Trong các đồng tiền châu á, đồng Đôla Singapore được nhận định là vững chắc hơn cả, nhưng tính đến ngày 18/8/1997, đồng Đôla Singapore mất giá khoảng 7% so với thời điểm 2/7/1997. Sỡ dĩ đồng Đôla Singapore bị ảnh hưởng nhẹ bởi vì quốc gia này đã giữ được trong một thời gian dài thặng dư trong cán cân thanh toán và cân đối ngân sách, tiết kiệm nội địa cũng như dự trữ ngoài tệ khá cao. Chính vì yếu tố đó, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ trong khu vực không ảnh hưởng nhiều đến đồng Đôla Singapore. Bảng tương quan so sánh nợ nước ngoài và dự trữ ngoại tệ của các nước trong khu vực. Inđônêsi Philippi Tên nước Malaysia Singapo Thái lan a n Dự trữ ngoại tệ 18.16 25.3 10.3 78.3 31.8 chính thức (USD) 109.3 29.0 43.2 0 85.0 Nợ nước ngoài
- (USD) Tỷ lệ trả nợ 33 6.0 15.0 0 14.0 nước ngoài (%) Nguồn: Tạp chí nghiên cứu kinh tế tháng 1-1998 Trong khu vực Đông Bắc á, giá trị đồng tiền của các nước đài loan, Hồng Kông, Hàn Quốc và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng và giảm ở mức độ khác nhau so với đồng USD. Thị trường chứng khoán ở các nước này cũng chịu ảnh hưởng và sụt giá từ 10- 20%. Trong số các nước trên thì khủng hoảng ở Hàn Quốc là nặng nề nhất. Đồng Won mất giá nhanh và liên tục. Ngày 25/12/1997, tỷ giá Won/USD lá 1987, nghĩa là đồng Won đã mất giá hơn 100% so với đ ầu tháng 6/1997 (868 Won/USD). Tr ước cuộc khủng hoảng này, bảy tập đoàn kinh tế vào loại hàng đầu của Hàn Quốc như : Hanbo, Samni, Jinzo, Diamony... lần lượt bị phá sản. 25 ngân hàng thương mại có liên quan đến tài trợ vốn cho các tập đoàn bị ảnh hưởng và rơi vào tình trạng khó khăn trong thanh toán. Sau khi khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở Hàn Quốc nổ ra đã làm cho đồng tiền của nhiều nước ở châu á có xu hướng giảm giá tiếp, gây ảnh hưởng trực tiếp đến Mỹ và Nhật, bởi vì 50% kim ngạch xuất khầu của Mỹ là sang các nước châu á - thái bình dương, và trong số nợ nước ngoài của Hàn Quốc thì Nhật chiếm 25%. Như vậy, chỉ sau một thời gian ngắn, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ xảy ra thì đã có hàng loạt các quốc gia lâm vào khủng hoảng nhưng với tính chất, quy mô, mức độ bị ảnh hưởng rất khác nhau tuỳ thuộc vào vị thế, bối cảnh riêng của từng quốc gia tron g quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới hiện nay. ii. nguyên nhân và tác động của cuộc khủng hoảng 1. nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á 1 .1 Nguyên nhân chủ quan
- Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khủng hoảng xuất phát từ nội tại của nền kinh tế hay nói cách khác đó là chính nhân tố chủ quan, là ngòi nổ trực tiếp cho cuộc khủng hoảng. Thứ nhất, thâm hụt tài khoản vãng lai, nền kinh tế phát triển mất cân đối. Các nền kinh tế ASEAN là những nền kinh tế hướng ngoại dựa vào tăng trưởng xuất khẩu và trên thực tế các nền kinh tế này đã thực hiện đẩy mạnh tăng trưởng bằng các nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài, tăng vay nợ nước ngoài chứ không phải dựa vào các nguồn lực trong nước, cơ cấu xuất khẩu lại đơn điệu, chủ yếu dựa vào các mặt hàng điện tử và may mặc ( thường chiếm 30-40% kim ngạch xuất khẩu của các nước ASEAN ) và khi nhu cầu của thế giới về các mặt hàng này bị giảm sút thì cán cân th ương mại của các nước này bị thâm hụt lớn, gánh nặng nợ nước ngoài tăng vọt. Mặt khác, các khoản vay bên ngoài với lại suất thấp đã được tập trung chủ yếu cho vay với lãi suất cao ở hai khu vực không sinh lời và chậm thu hồi vốn là bất động sản và chứng khoán chứ không phải tập trung cho ngành công nghiệp xuất khẩu. Kết quả là, hầu hết nền kinh tế ASEAN rơi vào tình trạng thâm hụt lớn về tài khoản vãng lai. ở Thái lan mức thâm hụt này bằng 8% GDP, Malaysia là 8.6% GDP. Theo tính toán của IMF nếu mức thâm hụt tài khoản vãng lai của một nền kinh tế nào đó lớn hơn 5% GDP thì nền kinh tế đó khó tránh khỏi nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ. Hơn nữa khi xảy ra thâm hụt cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai con đường vay nóng các khoản vay ngắn hạn từ nước ngoài để khắc phục là cái "án tử hình" đối với nền kinh tế vốn đã bị suy yếu. Có khoảng 47% vốn vay của ASEAN d ưới hình thức trung vầ ngắn hạn. Đây là khoản vốn vay mang tính chất biến động lớn, khi có yếu tố bất lợi chúng sẽ nhanh chóng được rút đi và dĩ nhiên gây sự đảo lộn cho nền kinh tế. Thứ hai, tỷ giá hối đoái cố đ ịnh được duy trì quá lâu. Các nền kinh tế ASEAN trong một thời gian tương đối dài duy trì chính sách tỷ giá hối đoái cố định (Thái lan là 13 năm) đã khiến cho các đồng tiền ASEAN tăng giá cao một cách không thực chất so với đồng USD. Các đồng tiền này hầu hết neo giá vào đồng USD, nên khi đồng USD nâng giá so với đồng Yên chúng đã mất giá 20-30% so với đồng tiền này. Chính tỷ giá cố định kéo dài tạo ra sự cường thịnh giả tạo của nền kinh tế, khiến cho các đồng vốn tiếp tục đỗ mạnh vào các nước ASEAN thông qua các dòng FDI và dòng vay ngắn hạn, khi có dấu hiệu đột biến và sự cần
- thiết phải điều chỉnh tỷ giá, các dòng vốn này đã lập tức ồ ạt rút ra khỏi ASEAN. Mặt khác sự cao giá không thực chất của đồng tiền này đã triệt tiêu các động lực kính thích tăng trưởng xuất khẩu vốn đã không lấy gì làm mạnh mẽ của các nước ASEAN trong thời gian này. Hơn nữa, chính sách tỷ giá này đặc biệt mâu thuẫn với cơ chế tự do di chuyển vốn trong các nền kinh tế ASEAN. Đây là sự dị dạng của một cơ chế tài chính - tiền tệ, làm suy yếu năng lực kiểm soát các dòng vốn. Vì vậy, sau nữa năm với nhiều giải pháp như đóng cữa một số công ty tài chính, tiết kiệm chi ngân sách, nhận sự hỗ trợ từ bên ngoài... các nền kinh tế này chẳng những không khắc phục được sự mất giá cũ mà các đợt mất giá mới vẫn tiếp tục diễn ra. Qua phân tích cho thấy vấn đề tỷ giá là rất nhạy cảm nó giữ vai trò rất quan trọng đối nền kinh tế. Thứ ba, hệ thống tài chính - ngân hàng hoạt động yếu kém, quản lý ngoại hối lõng lẻo. Hệ thống tài chính - ngân hàng chưa đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế đang phát triển với nhịp đ ộ cao. Thị trường tài chính tự do hoá mạnh mẽ nhưng các thể chế giám sát điều hành không được tăng cường phù hợp. Hơn nữa, chính sách quản lý ngoại hối của các nước này quá tự do, việc chuyển đổi giữa ngoại tệ và nội tệ quá dễ dàng đã tạo khả năng bán tháo đồng nội tệ lấy USD khi xuất hiện những dấu hiệu bất ổn định trên thị trường tiền tệ. Hiện tượng thất thoát vốn trở nên nghiêm trọng ở các nước này do những hoạt động đầu tư sai lầm. Để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nóng và duy trì tỷ giá cố định, ngân hàng các nước này đã vay các khoản vay nóng từ các ngân hàng nước ngoài ở mức độ nguy hiểm vượt xa so vơi mức dự trữ ngoại tệ trong nước. Nhìn chung các ngân hàng ở ASEAN đã không thực hiên được vai trò điều tiết khi xuất khẩu bị giảm sút, khi các dòng vốn bị rút ra ồ ạt cũng như khi lạm phát ở mức cao mà tốc độ cung ứng tiền vốn vẫn tiếp tục tăng mạnh. Thứ tư, Những bất cập trong chuyển đổi của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu á là những bất cập và yếu kém trong bước ngoặt chuyển đổi của quá trình CNH-HĐH khi chuyển thành nền công nghiệp mới như ở Thái lan, Inđônêsia, Malaysia. Chính bất cập về thể chế và cơ cấu, những chậm chạp trong cải cách đã không giúp cho các nền kinh tế này chuyển kịp trong điều chỉnh cơ cấu đầu tư, tái phân bổ nguồn lực và điều chỉnh nền kinh tế ở giai đoạn cao hơn. Mất cân đối lớn nhất và đe doạ trực tiếp đến sự ổn định của hệ thống tài chính - tiền tệ mỗi nước là sự thâm hụt tài khoản vãng lai và cơ cấu vốn nước ngoài đổ vào trong nước. Mặt
- khác vốn huy động gián tiếp qua thị trường chứng khoán cũng tăng nhanh, trong khi dự trữ ngoại tệ quốc gia không cao và kim ngạch xuất khẩu giảm dần, có nghĩa là có sự phụ thuộc vào nguồn ngoại tệ nước ngoài. Hơn nữa, các khoản vốn vay nóng lại được tập trung đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế nóng nh ư bất động sản hay một số ngành công nghiệp mà trước đó có sự tăng trưỡng mạnh dẫn đến cung vượt quá cầu và gây ra sự trì trệ trên thị trường. Thứ năm, sai lầm của các nhà đầu tư trong nư ớc. Là những người trực tiếp tiến hành thực hiện các quá trình đầu tư của mình, các nhà đầu tư trong nước của khu vực châu á phải là người chịu trách nhiệm hàng đầu về số phận doanh nghiệp do họ làm chủ từ cả ba khía cạnh : cơ cấu vốn vay, cơ cấu đầu tư và khả năng thích ứng của thị trường. Trước hết có thể khẳng định một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra cơn bùng phát khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở châu á là do sự nóng lên của thị trường chứng khoán và bất động sản dẫn đến khủng hoảng nợ ở khu vực kinh tế tư nhân, số nợ của doanh nghiệp đã vượt quá tổng số vốn tới 200-400%. Chính việc làm này của họ đã đẩy nhanh sự gia tăng nợ nước ngoài của Thái lan từ 28 tỷ USD năm 1990 lên 85 tỷ USD năm 1997 chiếm 97% GDP của Thái lan. Những doanh nghiệp với tình trạng tài chính và năng lực kinh doanh kém tham gia thị trường chứng khoán đã dẫn đến những hậu quả nặng nề cho xã hội. Hạch toán, kiểm toán và sự công khai tài chính yếu kém làm cho chính phủ và các cổ đông nhỏ không kiểm soát được tình hình tài chính của doanh nghiệp, mặt khác những mối quan hệ mờ ám giữa những quan chức chính phủ với các doanh nghiệp làm méo mó cơ chế trị trường, nền kinh tế kém hiệu quả. Bản thân các doanh nghiệp này lại chưa bắt kịp các diễn biến thị trường trong và ngoài nước, chưa xử lý kịp thời các tình huống cung - cầu, giá cả và chất lượng, chiến lược thị trường và xuất khẩu chưa đủ đa dạng, dựa quá sâu vào số ít các mặt hàng chủ lực truyền thống, do đó lúng túng trong các quyết định đầu tư mới và bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh cũng như làm nặng thêm, trả giá đắt cho các đầu tư cũ. Tình trạng tài chính doanh nghiệp đã xấu lại càng xấu hơn, sự sút giảm bất th ường trong kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước khu vực đã cho thấy rõ điều đó. 1.2 Các nguyên nhân khách quan Thị trường thương mại toàn cầu giảm sút.
- Từ năm 1995, tốc độ tăng trưởng của hầu hết các nước công nghiệp phát triển đều giảm sút mạnh dẫn đến giảm cầu, đặc biệt các nước này là những đối tác kích thích quá trình tăng trưởng hướng về xuất khẩu của các nước Đông á, làm cho nh ững sản phẩm xuất khẩu chủ lực của các nước này như hàng điện tử may mặc... đứng trước nguy cơ bão hoà trên thị trường quốc tế. Tính đến năm 1996, thị trưỡng bán dẫn suy giảm mạnh, giá vi mạch giảm hơn 80%. Trong khi đó các sản phẩm điện tử dân dụng của Nhật bản và các nước NICs giảm lượng bán hơn 40% trên thị trường quốc tế. Mặt khác tính hấp dẫn của thị trường Đông Nam á với các đối tác Mĩ và Tây âu đã giảm sút trước những thị trường không kém phần năng động và hấp dẫn như Trung quốc, SNG, Đông âu và Mỹ latinh. Sự gia tăng tính không ổn đ ịnh của các nguồn vốn ngắn hạn trên thị trường tài chính quốc tế. Toàn cầu hoá cao độ về tài chính - tiền tệ và sự phát triển quá nhanh của các loài quĩ ở các nước phát triển đã dẫn đến sự bùng nổ các luồng vốn đầu tư tư nhân ngắn hạn. Các nguồn vốn dài hạn như ODA ngày càng có xu hướng giảm trong khi đó các nguồn vốn đầu tư gián tiếp ngày càng tăng thậm chí tăng nhanh hơn cả vốn đầu tư trực tiếp. Các nước trong khu vực trong khi huy động và sử dụng các nguồn vốn này đã sự dụng quá nhiều loại vốn đầu tư gián tiếp (chứng khoán), điều đó dễ dẫn đến những tổn thương của hệ thống tài chính trong nước. Các hoạt động đầu cơ từ bên ngoài. Ngoài nhà tỷ phú G.Soros còn nhiều nhà đầu cơ trong tổng số 2300 quĩ tín dụng ở Mỹ với số tài sản khổng lồ khoảng 100 tỷ USD như Tiger, Orbics, Pumar... họ đã mua đồng Baht, Pêsô, Ringgit, Rupi, các quĩ nói trên đã bán ra khối lượng đồng Baht trị giá 15 tỷ USD. Với khả năng về tài chính như vậy, các quĩ tín dụng này hoàn toàn có khả năng tiến hành các hoạt động nhằm cải thiện tình hình hoặc làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng này. Tình hình chính trị và môi trường quốc tế. Có thể nói đây không phải là nguyên nhân chủ yếu của cuộc khủng hoảng, tuy nhiên nó cũng là nhân tố góp phần không nhỏ gây ra cuộc khủng hoảng này. Với nhiều phe phái chính trị tranh giành quyền lực ở Thái lan đã làm ảnh h ưởng tiêu cực đến quản lý và điều hành nền kinh tế vốn đã chứa đựng những mất cân đối. Mặt khác với nhiều mối quan hệ mờ ám giữa các chính trị gia và các tập đoàn lớn đã gây nên một sự cạnh
- tranh không lành mạnh trong nền kinh tế. Còn ở Inđônêsia, gia đình Tổng thống Shuhactô đã thao túng nhiều ngành kinh tế then chốt - đây là lối quản lý theo kiểu " gia đình trị" - đã làm suy yếu dần sức cạnh tranh của nền kinh tế. Còn ở Philippin thì tình trạng tham nhũng của các quan chức chính phủ cũng trở nên nghiêm trọng không kém. Chính những yếu tố bất ổn của môi trương pháp lý và chính trị nói trên đã làm giảm sút sức hấp dẫn của đầu tư nước ngoài vào khu vực này. Ngoài ra sự nỗi lên của các nền kinh tế như Trung quốc, ấn độ, Nam Mỹ... đã làm giảm khả năng cạnh tranh của các nước Đông Nam á. Cùng với đó là sự sáp nhập của nhiều tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đã bóp chết nhiều công ty nhỏ và non yếu của các nước đang phát triển. 2.Tác động của cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế khu vực và thế giới 2.1 Tác động tiêu cực Hậu quả tiêu cực mà cuộc khủng hoảng gây ra là quá rõ ràng, toàn diện và hết sức nặng nề đối với nhiều quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Trước hết, hậu quả dễ nhận thấy nhất và phổ biến nhất trong toàn khu vực lá sự mất ổn định của các thị trường tiền tệ mỗi nước và khu vực, lá sự sút giảm ngay cả đầu tư trong nước do lãi suất cao và yếu tố lòng tin. Tất cả các vấn đề đó đã làm giảm sút tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước này và toàn khu vực toàn thế giới nói chung đi đôi với sự gia tăng tình trạng thất nghiệp và lạm phát cao; cũng như làm tăng nợ n ước ngoài bằng ngoại tệ do sự mất giá của đồng bản tệ và do phải thu hút thêm các khoản tín dụng quốc tế mới để vượt qua khủng hoảng. Lịch sử khu vực trong vòng nửa thế kỷ nay chưa bao giờ lại có đợt đại hạ giá đồng loạt của các đồng tiền trong khu vực với số lượng lớn như thế, ít nhất cũng có hai mươi đồng tiền khác nhau bị giảm giá mạnh ( từ 30-70%, thậm chí có lúc đồng Rupi Inđônêsia mất giá tới 400% so với USD). Cuộc khủng hoảng cũng đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn tăng trưởng nhanh, kéo dài hàng thập kỷ dựa chủ yếu vào các nguồn vốn nước ngoài của các nước trong khu vực, để chuyển sang một giai đ oạn mới đặc trưng bởi nhịp độ tăng trưỡng ôn hoà hơn, thận trọng hơn
- và dựa vào sực mình nhiều hơn.Nhịp độ tăng trưỡng trung bình của khu vực đã giảm đi 2.5% năm 1998 so với năm 1997. Do khủng hoảng ở châu á làm cho tăng trưởng của Mỹ giảm đi 0.7% trong năm 1998, EU giảm 0.3%, Mỹ la tinh giảm 1.5%, còn tốc độ thương mại toàn cầu giảm đi 2.5% so với năm 1997. Theo OECD, cuộc khủng hoảng châu á đã làm cho tăng trưởng của các nước công nghiệp phát triển giảm 0.9%. Thậm chí nếu như Trung quốc, Nhật bản, Brazin phá giá đồng tiền của họ thì rất có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu. Cuộc khủng hoảng đã gây thiệt hại cho châu á ít nhất là 300 tỷ USD, bằng khoảng 20% GDP của các nước bị khủng hoảng và làm thiệt hại chung cho toàn thế giới khoảng 500 tỷ USD. Có tới 150 tỷ USD đầu tư tài chính đã rút ra khỏi Đông Nam á, các nhà đầu tư nước ngoài giảm sút niềm tin, FDI đổ vào châu á bị sụt giảm mạnh và tiếp tục ở mức thấp trong một số năm tới. Sự phá giá đồng bản tệ đã làm tăng các chi phí dịch vụ nợ và chất thêm gánh nặng nợ nần lên vai các công ty làm tăng tình trạng mất khả năng thanh toán, phá giá nhất là các công ty phục vụ thị trường trong nước mà nhu cầu đang giảm sút nhanh chóng. Sự phá giá bản tệ ở những nước có hàng hoá xuất nhập khẩu mà nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ cao sẽ làm tăng chi phí xuất khẩu, đẩy giá thành lên cao, giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Lạm phát gia tăng sẽ làm giảm mức sống thực tế của người làm công ăn lương, những căng thẳng và bất ổn về xã hội cũng vì thế mà tăng lên. 2.2 Tác động tích cực Cuộc khủng hoảng hiện nay không chỉ hoàn toàn gây tác hại cho các nước trong khu vực mà ở một chừng mực nào đó, nó là điểm dừng để mở đầu cho một giai đoạn phát triển mới đầy triển vọng, là cơ hội để các nền kinh tế ASEAN thực hành sự cải cách triệt để các điều kiện kinh tế vĩ mô kể cả sự cần thiết phải xác định lại mô hình chiến lược phát triển. Như Tổng thống Hàn quốc cũng từng khẳn g định : " Tôi muốn biến cuộc khủng hoảng này thành một cơ hội để cải biến nền kinh tế nước tôi, đưa nó lên trình độ của thế giới". Những tác động tích cực của cuộc khủng hoảng hiện nay có thể quy tụ ở những khía cạnh sau :
- Thứ nhất, việc chuyển sang chính sách tỷ giá linh hoạt sẽ giúp các chính phủ giảm tối thiểu lượng ngoại tệ can thiệp để giữ giá bản tệ như thời gian trước đó, giúp tăng dự trữ quốc gia về lâu dài, với đồng bản tệ rẻ sẽ kính thích khả năng cạnh tranh xuất khẩu, từ đó cải thiện những cán cân tài chính của đất nước. Thứ hai, nhiều nước như Thái lan, Inđônêsia, Hàn quốc, Philippin sẽ nhận được lượng tín dụng quốc tế chính thức với khối l ượng lớn để phục vụ mục tiêu khắc phục khủng hoảng cải cách và phát triển kinh tế ( mặc dù với lãi suất khá cao và các điều kiện ngặt nghèo kèm theo). Cuộc khủng hoảng cũng giúp định hướng lại và cải thiện cơ cấu đầu tư, lành mạnh hoá nền tài chính quốc gia. Các khoản chi kém hiệu quả sẽ bị điều chỉnh, cắt giảm; các dự án tư nhân sẽ được khuyến khích, thúc đẩy quá trình tư nhân hoá, giảm bớt sự độc quyền của khu vực nhà nước, sự can thiệp và bao cấp của Chính phủ trong khu vực kinh doanh sẽ được xúc tiến tích cực hơn, kiên quyết và rộng rãi hơn. Có thể nói cuộc khủng hoảng là một cú hích mạnh, để xốc lại cơ cấu kinh tế cho cân bằng, hợp lý và hiệu quả hơn. Sau khi vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của khủng hoảng, các doanh nghiệp đã có định hướng thị trường nhiều hơn, đầy đủ, sâu sắc và hoàn thiện hơn, do đó có hiệu quả và sức cạnh tranh cao hơn. Thứ ba, cuộc khủng hoảng ít nhiều góp phần để Chính phủ và nhân dân mỗi nước trong khu vực cũnh như các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế xem lại mình, bổ khuyết những chính sách cả về chính sách, thể chế lẫn những yếu tố thuộc con người, từ đó tạo ra những xung lực tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở cấp đọ quốc gia, khu vực và quốc tế với tư cách là một chỉnh thể hữu cơ. Quá trình tự do hoá và toàn cầu hoá sẽ được đẩy lên một bước mới, một phần nhờ những chương trình điều chỉnh kinh tế rộng rãi, một phần nhờ sự chuẩn bị chu đáo hơn, thận trọng hơn và thích hợp hơn của mỗi nước, phần nữa nhờ sự xuất hiện của những cơ chế thúc đẩy và giám sát mới mang tính khu vực, nhờ sự bổ sung chức năng của IMF và các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế và khu vực, đồng thời đó cũng là kết quả của sự hợp tác giữa các nước khu vực trong nỗ lực vượt qua khủng hoảng. 3. một số biện pháp hạn chế và khắc phục khủng hoảng 3.1 Những biện pháp can thiệp của Chính phủ
- a) Can thiệp thị trường Để duy trì tỷ giá, các nước này ở những mức độ khác nhau đã sử dụng biện pháp truyền thống là tung dự trữ ngoại tệ ra bán và thắt chặt tiền tệ. Các nước này đã dùng hàng chục tỷ USD dự trữ ngoại tệ để can thiệp thị trường hỗ trợ đồng nội tệ, tạm đình chỉ việc mua bán ngoại tệ không vì mục đích thương mại nhằm ngăn chận việc bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ mạnh. Một số nước chủ trương tạm đình chỉ thị trường chứng khoán khi giá cổ phiếu tụt quá thấp, yêu cầu các nhà kinh doanh ngoại hối phải đăng ký, Nhà nước ban hành quy chế quản lý chặt, cấm các công ty và ngân hàng trong n ước đầu cơ, hợp tác với các cơ quan tiền tệ trong khu vực để kiểm soát các luồng di chuyển ngoại tệ. b) Cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng Thái lan, Inđônêsia, Philippin đã lần lượt cải tổ mạnh mẽ hệ thống ngân hàng - tài chính theo các hướng : * Tiếp tục mở cữa và tự do hoá thị tr ường tài chính để thu hút nguồn vốn trong nước và nước ngoài, tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân. * Chấn chỉnh lại hệ thống ngân hàng - tài chính bằng cách đóng cửa các ngân hàng, công ty tài chính làm ăn thua lỗ. Thái lan đóng cửa 58 công ty tài chính kinh doanh thua lỗ, tham nhũng và không đòi được nợ (trên tổng số 91 công ty). Trong số đó, 18 công ty đã trình Uỷ ban kiểm tra các kế hoạch phối hợp nhằm phục hồi hoạt động và 10 trong tổng số này đã có kế hoach hợp nhất. Inđônêsia cũng đã đóng cửa 16 công ty tài chính, quy định các công ty tài chính phải trả nợ ngân hàng, sáp nhập với nhau và đáp ứng mức dự trữ bắt buộc mới với 50% nguồn vốn tối thiểu là tiền mặt. Hàn quốc cũng đang cơ cấu lại các ngân hàng thương mại quốc doanh. * Tăng cường hệ thống thông tin, chế độ kiểm tra, kiểm toán, giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các ngân hàng và công ty tài chính. Đẩy mạnh quá trình công khai thông tin thành các quy định báo cáo cụ thể cho các ngân hàng thương mại và công ty tài chính, pháp chế hoá việc công khai thông tin trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. c) Cải cách chính sách ngoại hối
- Hầu hết các nước bị khủng hoảng đều tiến hành cải cách chính sách ngoại hối, đặc biệt là chính sách tỷ giá. Nhận thấy những hạn chế do duy trì quá lâu tỷ giá cố đinh một cách cứng nhắc với đồng USD trong khi đồng tiền này lên giá, các nước đã tiến hành thực hiện chính sách tỷ giá linh hoạt dựa trên các tín hiệu của thị trường tiền tệ và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, trong trường hợp Inđônêsia, do đồng Rupiah bị sụt giá mạnh ( lúc thấp nhất xuống đến 19.000 RP/USD) Chính phủ đã áp dụng một chế độ tiền tệ gọi là hệ thống định vị tiền tệ CBS ( currency board system ). Mục tiêu của biện pháp này là khôi phục lòng tin của đồng Rupiah và hệ thống ngân hàng. CBS là chế độ tiền tệ dựa trên sự cam kết pháp lý rõ ràng, chốt đồng tiền trong nước với đ ồng USD ở một tỷ giá cố định theo đó lượng nội tệ trong lưu thông phải hoàn toàn tương xứng với dự trữ ngoại tệ. d) Điều chỉnh cơ cấu và chính sách kinh tế Các nước này đều phải giảm bớt tốc độ tăng trưỡng để nền kinh tế bớt nóng, để vay được một khoản tiền lớn, Thái lan và Inđônêsia phải thực hiện cải cách cơ cấu theo các điều kiện khắt khe của IMF, điều chỉnh một loạt các chỉ tiêu phát triển kinh tế vĩ mô, cắt giảm chi tiêu, sửa đổi chính sách đầu tư cũng như chính sách tài chính tiền tệ, đẩy mạnh xuất khẩu,hạn chế nhập khẩu, xoá bỏ độc quyền của nhà nước trong một số lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy tư hữu hoá xí nghiệp công, giải thể và sáp nhập công ty, tự do hoá thương mại...
- 3.2 Những biện pháp từ các tổ chức quốc tế Là những người ý thức rất rõ được mối liên kết chặt chẽ giữa thị trường tài chính các nước trong khu vực trong tiến trình toàn cầu hoá, tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn giữa các nền kinh tế, theo đó một sự đỗ vỡ ở bất kỳ nước nào cũng đều mang tính chất lan truyền, các tổ chức tài chính- tiền tệ quốc tế như IMF, WB, ADB đã rất tích c ực trợ giúp cho những mắt xích yếu nhất trong hệ thống. a) Phản ứng của quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Sự sụp đổ của các hệ thống tài chính châu á là mắt xích cuối cùng trong loạt đỗ vỡ tài chính nghiêm trọng. Mỗi n ước Thái lan, Inđônêsia, Malaysia, Philippin, Hàn quốc đều có những vấn đề riêng, chúng không hề giống nhau nhưng đều có điểm cốt lõi chung : các chính sách công cộng sai lầm đã khuyến khích những khoản vay nợ khổng lồ cả ở trong và ngoài nước, những bảo đảm công khai hay ngầm định đã làm cho các nước này ngộ nhận về mức độ rũi ro thấp và đã xảy ra đổ vỡ tài chính. Quỹ tiền tệ quốc tế đã can thiệp vào các khu vực có vấn đề của châu á bằng cách cung cấp các khoản tín dụng khoảng 17 tỷ USD, trong đó có 4 tỷ USD của Nhật bản giúp cho các nhà vay nợ của Thái lan, cho Hàn quốc khoảng 57 tỷ USD và một số nước khác. Các khoản viện trợ cả gói có sự đóng góp của WB, ADB các nước Australia, Trung quốc, Hồng kông, Nhật bản, Singapore... là nhằm hỗ trợ cho các chương trình được hoạch định tận gốc, nhằm khắc phục những nguồn gốc cũng như hậu quả của mất cân đối cơ cấu và triệt tiêu những mối đe dọa tiềm tàng mà chúng gây ra cho hệ thống tiền tệ quốc tế. b) Giải pháp của IMF IMF đã cam kết viện trợ cả gói cho các nước Hàn quốc 57 tỷ USD. Thái lan 17.3 tỷ USD và Inđônêsia 43 tỷ USD, đổi lại các nước này phải chấp nhận một số điều khoản tương đối chặt chẻ của IMF : - Cải cách chính sách tài chính - tiền tệ và ngoại hối nh ư chính sách tỷ giá tăng cường quản lý nợ, đặc biệt là nợ nước ngoài, cải cách chính sách thuế và ngân sách, cắt giảm chi tiêu của chính phủ, tăng thuế để hạn chế tiêu dùng và cân bằng ngân sách. Đồng thời ngân hàng Trung
- ương của các nước này sẽ phải thắt chặt nguồn cung cấp tiền tệ và cho phép tỷ giá tại thị trường tăng tạm thời để giảm thiểu tác động của lạm phát. - Mở cửa thị trường tài chính rộng hơn và tự do hoá thị trường tài chính để thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước, sở hữu tối đa chứng khoán của người nước ngoài có thể lên tới 50% và sau đó tăng thêm 5% vào năm sau (Hàn quốc) thị trường trái phiếu ngắn hạn sẽ mở cữa cho đầu tư nước ngoài. - Cải tổ hệ thống tài chính - ngân hàng. Các cơ sở tài chính nước ngoài sẽ đ ược phép thành lập liên doanh hay các công ty con ( riêng Hàn quốc sẽ bắt đầu thực hiện vào giữa năm 1998). Cải tổ được các cơ sở tài chính không trả được nợ và thành lập cơ chế chuyên đóng cửa hoặc sáp nhập các cơ sở này với nhau. Chính phủ sẽ thúc đẩy việc chấm dứt các khoản cho vay không hiệu quả. Tất cả các ngân hàng phải đề ra kế hoạch tự khôi phục để đáp ứng tiêu chuẩn đủ vốn do các ngân hàng thanh toán quốc tế đặt ra. - Các công ty kiểm toán được quốc tế công nhận sẽ kiểm toán những cơ sỡ tài chính lớn của các quốc gia này. - Tăng cường hệ thống thống tin, chế độ kiểm tra kiểm toán, giám sát đối với các hoạt động của các ngân hàng và công ty tài chính, pháp chế hoá của việc công khai thông tin trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. - Điều chỉnh tốc độ tăng trưởng : IMF đ ưa ra các điều kiện để làm giảm mức độ "nóng" của nền kinh tế của các nước này như giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong các năm trước mắt, điều chỉnh chính sách đầu tư theo hướng tiết kiệm vốn, ngoại tệ, hoãn các công trình cần vốn lớn. - Cải cách chính sách công ty và chính sách lao động : Xoá bỏ độc quyền nhà nước trong một số lĩnh vực quan trọng, đồng thời chính phủ sẽ chấm dứt biện pháp trợ cấp nhằm cứu các doanh nghiệp tư nhân và dần cắt giảm các khoản vay theo chính sách, giải thể và sáp nhập các công ty làm ăn thua lỗ nhằm tăng hiệu quả của nền kinh tế : cho phép các công ty sa thải công nhân để tăng tính hiệu quả. Yêu cầu các công ty lớn công bố tình hình tài chính và sẽ được kiểm soát một cách độc lập. Cơ cấu lại hệ thống đảm bảo thanh toán chéo giữa các công ty con. Về thị trường lao động : Chính phủ sẽ thực hiện trợ cấp thất nghiệp và nâng cao tính năng động của thị trường lao động.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
38 p | 728 | 236
-
Luận văn”Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công trình hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn,miền núi vùng dân tộc thiểu số”
109 p | 337 | 162
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ở Công ty giầy Thượng Đình
78 p | 298 | 135
-
Luận văn Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty Công ty Cổ phần xây dựng và thương mại HT Việt Nam
62 p | 221 | 99
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn”
68 p | 265 | 96
-
Luận văn - Giải pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Lạng Sơn
67 p | 260 | 91
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu tại chi nhánh Ba Đình – Hà Nội
26 p | 222 | 77
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hai Bà Trưng – Hà Nội
73 p | 161 | 62
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Cầu Giấy
85 p | 233 | 59
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc tế
65 p | 164 | 52
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty may Hồ Gươm
104 p | 184 | 41
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà Nội
60 p | 129 | 35
-
Luận văn: Giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Đống Đa
56 p | 125 | 31
-
Luận văn: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội
58 p | 115 | 22
-
LUẬN VĂN: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực II – Hai Bà Trưng – Hà Nội
56 p | 86 | 21
-
Luận văn: Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh Bà Triệu
28 p | 107 | 19
-
Luận văn: Giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm bạc Bimêtal tại công ty cơ khí Ngô Gia Tự
65 p | 100 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế nông hộ sau khi thu hồi đất tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình
117 p | 11 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn