Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
lượt xem 96
download
Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Để tìm hiểu và nắm được nội dung kiến thức về kế toán chi phí, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
- LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
- Phần I: Cơ sở lý luận về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. I.Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. 1.Khái niệm về chi phí và giá thành sản phẩm . 1.1.Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất : Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm. Để tiến hành các hoạt động sản xuất, doanh nghiệp phải có ba yếu tố cơ bản: - Tư liệu lao động như nhà xưởng, máy móc, thiết bị và những tài sản cố định khác. - Đối tượng lao động như nguyên vật liệu, nhiên liệu.. - Lao động của con người. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng. Tương ứng với việc sử dụng TSCĐ là chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với việc sử dụng nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu.. là những chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu; tương ứng với việc sử dụng lao động là chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT.. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí đều được biểu hiện bằng tiền, trong đó chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, còn chi phí về khấu hao TSCĐ, chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí về lao động vật hoá. Một doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động liên quan đến hoạt động sản xuất ra sản phẩm hoặc lao vụ, còn có những hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác không có tính chất sản xuất như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, những hoạt động mang tính chất sự nghiệp.. Chỉ những chi phí để tiến hành các hoạt động sản xuất mới được coi là chi phí sản xuất. Nó khác với chi tiêu - là sự chi ra, sự giảm đi thuần tuý của tài sản doanh nghiệp, không kể các khoản đó dùng vào việc gì và dùng như thế nào. Chi phí được ghi vào bên nợ của tài khoản chi phí. Chi tiêu là sự hao phí vật chất tại thời
- điểm tiêu dùng cụ thể, được ghi vào bên có tài khoản tài sản. Ta chỉ tính vào chi phí của kỳ hạch toán về tài sản và lao động có liên quan đến khối lượng sản xuất ra trong kỳ chứ không phải mọi khoản chi ra trong kỳ hạch toán. Ngược lại chi tiêu có thể cho nhiều mục đích khác ngoài sản xuất như chi tiêu cho quá trình tiêu thụ, chi cho quản lý doanh nghiệp, dùng tiền nộp thuế lợi tức, trả nợ người bán, trả nợ ngân hàng.. Chi phí và chi tiêu có bản chất và phạm vi khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Các khoản chi tiêu là cơ sở phát sinh của chi phí, không có chi tiêu thì không có chi phí. Có những khoản chi tiêu thực tế đã phát sinh trong kỳ nhưng chưa được tính vào chi phí (nguyên vật liệu mua về nhập kho chưa sử dụng, chi phí trả trước), và có những khoản chi tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ghi nhận vào chi phí của kỳ hạch toán (chi phí phải trả). Như vậy, thực chất của chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ), nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ: hàng tháng, hàng quý, hàng năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trong thời kỳ mới tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. 1.2.Bản chất - chức năng của giá thành sản phẩm : Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. Như vậy chỉ tiêu giá thành phải gắn với từng loại sản phẩm, cụ thể chỉ tiêu này chỉ được tính xác định đối với một số lượng sản phẩm đã hoàn thành khi kết thúc toàn bộ quy trình sản xuất hay một giai đoạn sản xuất (bán thành phẩm) chứ không tính cho thành phẩm đang còn nằm trên dây chuyền sản xuất. Giá thành có chức năng thông tin và kiểm tra thể hiện trên hai mặt sau:
- - Giá thành là giới hạn để bù đắp chi phí : giá thành là mức tối thiểu để xác định khả năng bù đắp chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho quá trình thực hiện sản xuất và thực hiện giá trị sản phẩm. - Giá thành là căn cứ để lập giá : để bù đắp chi phí bỏ ra và sản xuất kinh doanh có lãi, khi xác định giá bán của sản phẩm phải căn cứ vào giá thành. Giá thành sản phẩm sản phẩm luôn chứa đựng hai mặt khác nhau vốn có là chi phí sản xuất đã chi ra và lượng giá trị sử dụng thu được cấu thành trong khối lượng sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Như vậy bản chất của giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị các yếu tố chi phí vào những sản phẩm, công việc đã hoàn thành. Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhằm đạt được mục đích sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí sản xuất tiết kiệm và hạ giá thành. Giá thành sản phẩm còn là căn cứ để tính toán xác định hiệu quả kinh tế các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Việc tính đúng, tính đủ giá thành giúp cho việc phản ánh đúng tình hình thực hiện và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả của kỳ kinh doanh. Thông qua việc phân tích tỷ lệ hạ giá thành có thể thấy trình độ sử dụng tiết kiệm, hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất, khả năng tập trung công suất máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp các nhà quản lý có những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện thống nhất của quá trình sản xuất, chúng có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất thể hiện mặt hao phí còn giá thành sản phẩm thể hiện kết quả của quá trình sản xuất do đó chúng giống nhau về mặt chất tức là đều bao gồm những chi phí về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất.
- Trên giác độ kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc kế tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Chi phí sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành. Sự tiết kiệm hoặc lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành của sản phẩm hạ hoặc cao. Sự chính xác, đầy đủ của công tác tập hợp chi phí sản xuất quyết định tính chính xác của công tác tính giá thành. Do vậy, để đảm bảo cho kế toán giá thành một cách kịp thời, nhanh chóng, chính xác phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất thật khoa học và hợp lý. Mặc dù có liên quan chặt chẽ với nhau song giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những mặt khác nhau: - Xét về thời gian: chi phí sản xuất chỉ gắn với một thời kỳ nhất định còn giá thành sản phẩm liên quan tới nhiều kỳ như chi phí kỳ trước chuyển sang, chi phí phát sinh kỳ này. - Về góc độ giá trị và sản phẩm : + Chi phí sản xuất là bao gồm toàn bộ chi phí bỏ ra trong một thời kỳ sản xuất kinh doanh, không cần tính đến chi phí đó liên quan đến khối lượng sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. + Giá thành sản phẩm bao gồm những chi phí tính cho khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ mà không cần tính đến chi phí đó phát sinh ở kỳ nào. Trong giá thành sản phẩm bao gồm các chi phí phát sinh ở các kỳ trước (chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ), một phần chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí trả trước) và một phần chi phí sẽ phát sinh trong các kỳ sau nhưng được tính trước vào chi phí trong kỳ (chi phí phải trả). Điểm khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là về mặt lượng, thể hiện: Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất = + - sản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ dở dang cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang (chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh.
- Như vậy, sự lãng phí hay tiết kiệm chi phí sản xuất của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Do đó quản lý giá thành phải gắn liền với quản lý chi phí sản xuất . 2.Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm : 2.1.Phân loại chi phí sản xuất : Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có nội dung kinh tế khác nhau, mục đích và công dụng của chúng trong quá trình sản xuất cũng không giống nhau. Để phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và kế toán tập hợp chi phí sản xuất cần thiết phải phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức khác nhau. Việc phân loại này sẽ có tác dụng nâng cao tính chi tiết của thông tin chi phí, phục vụ đắc lực cho công tác quản lý, lập kế hoạch, đồng thời tạo cơ sở tin cậy cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế của chi phí. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu . 2.1.1.Phân loại theo lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Căn cứ vào việc tham gia của chi phí sản xuất vào hoạt động kinh doanh, toàn bộ chi phí được chia làm ba loại: - Chi phí sản xuất kinh doanh: bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quản lý hành chính như chi phí về nguyên vật liệu, tiền lương, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng ... - Chi phí hoạt động tài chính: gồm những chi phí liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính như cho thuê tài sản, mua chứng khoán, cho vay … - Chi phí bất thường: gồm những chi phí ngoài dự kiến: như chi phí về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chi tiền nộp phạt… Cách phân loại này giúp cho việc phân loại chi phí được chính xác, phục vụ cho việc xác định chi phí, kết quả của từng loại hoạt động kinh doanh và lập báo cáo tài chính. 2.1.2.Phân loại theo yếu tố chi phí : Phân loại theo yếu tố chi phí để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dụng kinh tế ban đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm
- phát sinh chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam (Thông tư 63/1999/TT-BTC, ngày 7/6/1999), toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 6 yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu động lực bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.. (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Chi phí khấu hao TSCĐ : phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ cho tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương: phản ánh các khoản tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho người lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . - Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn: phản ánh phần BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên chức. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh: chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, vận chuyển hàng hoá, thành phẩm, tiền trả hoa hồng đại lý, môi giới, uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu, tiền mua bảo hiểm tài sản, tiền thuê kiểm toán, tư vấn, quảng cáo và các dịch vụ mua ngoài khác. - Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ: thuế môn bài, thuế sử dụng đất, thuế tài nguyên, lệ phí cầu phà, chi phí tiếp tân, quảng cáo, tiếp thị , giao dịch đối ngoại, bảo hành sản phẩm.. Việc phân loại theo yếu tố chi phí có tác dụng trong việc cung cấp thông tin chi phí một cách cụ thể hơn nhằm phục vụ cho việc xây dựng và phân tích mức vốn lưu động, lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí . 2.1.3.Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm : Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân chia theo khoản mục. Cách phân chia này dựa vào công dụng của chi phí và cách phân bổ chi phí cho từng đối tượng.
- Theo quy định hiện hành, giá thành sản xuất (giá thành công x ưởng) ở Việt Nam gồm các khoản mục chi phí trực tiếp: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu và động lực ...sử dụng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ... - Chi phí nhân công trực tiếp : gồm các khoản chi trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như : tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn ca, chi BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: gồm các khoản chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: tiền lương, phụ cấp. ăn ca phải trả cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí kể trên. Ngoài ra khi tính chỉ tiêu giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ) thì chỉ tiêu giá thành còn bao gồm khoản mục chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành tiêu thụ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm hoặc công việc được tiêu thụ. Giá thành tiêu thụ của sản phẩm là căn cứ để tính toán, xác định lãi trước thuế lợi tức của doanh nghiệp. 2.1.4. Phân loại theo chức năng của chi phí trong sản xuất kinh doanh: Dựa vào chức năng hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh và chi phí liên quan đến việc thực hiện các chức năng mà chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm 3 loại sau: - Chi phí thực hiện chức năng sản xuất: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ trong phạm vi phân xưởng, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. - Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.. như chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm..
- - Chi phí thực hiện chức năng quản lý: bao gồm các chi phí quản lý kinh doanh, hành chính và những chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp như chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp, chi phí công cụ, vật liệu dùng cho quản lý.... Cách phân loại này thuận lợi cho công tác kiểm soát và quản lý chi phí, cũng là cơ sở để xác định giá thành sản xuất, giá thành toàn bộ. 2.2.Phân loại giá thành sản phẩm: Để đáp ứng các yêu cầu của quản lý, hạch toán và kế toán giá thành, xác định giá bán, giá thành được xem xét dưới nhiều góc độ, phạm vi tính toán khác nhau: a. Căn cứ vào thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành, giá thành được chia làm ba loại : - Giá thành kế hoạch: được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. - Giá thành định mức: được xác định trước khi bước vào sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành cho từng giai đoạn của quá trình sản xuất và của cả quá trình. - Giá thành thực tế: được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm. b. Căn cứ vào phạm vi phát sinh chi phí : - Giá thành sản xuất: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất. - Giá thành toàn bộ: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Giá thành toàn bộ Giá thành sản xuất Chi phí Chi phí quản lý = + + của sản phẩm của sản phẩm bán hàng doanh nghiệp 3. Sự cần thiết và nhiệm vụ của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Trong công tác quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm .Với
- những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, những người quản lý doanh nghiệp nắm được chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm, lao vụ cũng như kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý thích hợp. Thông qua việc phân tích và đánh giá những chỉ tiêu này, doanh nghiệp sẽ có những biện pháp nhằm tổ chức sản xuất hợp lý, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm áp ứng đầy đủ, trung thực và kịp thời yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành của doanh nghiệp, kế toán cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng và phương pháp tính giá thành phù hợp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ chính xác từng loại chi phí sản xuất phát sinh cho từng đối tượng. - Lựa chọn phương pháp và xác định chính xác sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành đơn vị của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và đúng kỳ tính giá thành đã xác định. - Giám sát tình hình thực hiện các định mức chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, lập các báo cáo chi phí sản xuất và giá thành theo đúng chế độ. II. Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất : 1.Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất : Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có thể tiến hành ở nhiều phân xưởng, bộ phận khác nhau, ở từng địa điểm sản xuất lại có thể sản xuất, chế biến nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc lao vụ khác nhau theo các quy trình sản xuất khác nhau. Do đó các chi phí sản xuất cũng phát sinh ở nhiều địa điểm, nhiều bộ phận, liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc cần được tập hợp theo yếu tố, khoản mục chi phí cho những phạm
- vi, giới hạn nhất định để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Như vậy việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thực chất là việc xác định phạm vi, giới hạn mà chi phí sản xuất cần được tập hợp. Xác định đúng đắn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là điều kiện để thực hiện tốt công tác hạch toán chi phí. Việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cần dựa vào các căn cứ sau: - Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất : Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: đối tượng hạch toán chi phí có thể là sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình công nghệ. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp: đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến.. - Căn cứ vào loại hình sản xuất sản phẩm : Với loại hình sản xuất đơn chiếc thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm. Với loại hình sản xuất hàng loạt thì đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là từng đơn đặt hàng hoặc từng loại sản phẩm ... - Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: Với trình độ cao có thể hạch toán chi tiết đối tượng hạch toán chi phí sản xuất ở các góc độ khác nhau nhằm cung cấp thông tin chi phí chi tiết. Với trình độ thấp, đối tượng hạch toán chi phí sản xuất thường không chi tiết cụ thể. Như vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là: - Từng phân xưởng, tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp. - Từng giai đoạn công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ. - Từng thành phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình. - Từng bộ phận, chi tiết sản phẩm. Hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng cụ thể là điều kiện quan trọng trong việc tăng cường quản lý, giám sát hoạt động sản xuất, hạch toán nội bộ cũng nh ư phục vụ tốt cho việc tính giá thành sản phẩm nhanh chóng, chính xác. Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán sẽ lựa chọn đối tượng tính giá thành thích hợp. 2.Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất :
- Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để phân loại và tập hợp các chi phí sản xuất trong phạm vi giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Trong mỗi doanh nghiệp có những đối tượng hạch toán chi phí sản xuất khác nhau vì vậy phải có những phương pháp hạch toán chi phí khác nhau cho mỗi loại đối tượng. Hiện nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng trong các doanh nghiệp. Sau đây là một số phương pháp chủ yêú: - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm: Theo phương pháp này, các chi phí phát sinh sẽ được tập hợp riêng cho từng sản phẩm riêng biệt không phụ thuộc vào tính chất phức tạp của sản phẩm và dây chuyền công nghệ sản xuất. Theo đó nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì các chi phí trực tiếp sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm riêng biệt, còn chi phí chung sẽ được phân bổ cho sản phẩm theo các tiêu thức thích hợp. Khi áp dụng phương pháp này thì giá thành sản phẩm sẽ được tính theo phương pháp trực tiếp hoặc tổng cộng chi phí. Phương pháp này thường áp dụng ở các đơn vị sản xuất mang tính đơn chiếc, ít sản phẩm. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo bộ phận chi tiết sản phẩm : Theo phương pháp này các chi phí sản xuất sẽ được tập hợp và phân loại chi tiết theo từng chi tiết hoặc bộ phận cấu thành sản phẩm. Cuối kỳ hạch toán giá thành sẽ được xác định bằng tổng cộng số chi phí của các chi tiết, bộ phận cấu thành sản phẩm đó. Phương pháp này khá phức tạp nên thường áp dụng ở các doanh nghiệp chuyên môn hoá sản xuất cao, sản xuất ít sản phẩm hoặc mang tính chất đơn chiếc, có ít bộ phận cấu thành sản phẩm. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm: Theo phương pháp này sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra sẽ được phân loại thành từng nhóm theo một tiêu thức nào đó và chi phí sản xuất sẽ được tập hợp riêng cho từng nhóm. Khi áp dụng phương pháp này thì giá thành sản phẩm sẽ được xác định theo phương pháp liên hợp, nghĩa là sử dụng đồng thời một số biện pháp như phương pháp hệ số, phương pháp tỷ lệ và thường áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm có quy cách khác nhau.
- - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng: Theo phương pháp này chi phí sẽ được tập hợp riêng cho từng đơn đặt hàng riêng biệt và giá thành sẽ là tổng chi phí phát sinh tính cho từng đơn đặt hàng đó. Đối với các chi phí vật liệu và nhân công trực tiếp thì được tập hợp trực tiếp theo từng đơn hàng riêng, còn chi phí chung sẽ được tập hợp và sau đó phân bổ cho từng đơn hàng. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phân xưởng: Theo phương pháp này các chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo từng đơn vị sản xuất như phân xưởng, tổ đội sản xuất. Trong mỗi đơn vị sản xuất này, chi phí lại được phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí như sản phẩm, chi tiết sản phẩm ... Phương pháp này thường được áp dụng tại các doanh nghiệp có chia thành nhiều bộ phận, phân xưởng sản xuất riêng lẻ. - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ: Theo phương pháp này các chi phí sản xuất được tập hợp và phân loại theo từng giai đoạn công nghệ, chi phí sẽ được tập hợp và phân loại theo từng loại bán thành phẩm, thành phẩm và giá thành sẽ được xác định theo phương pháp tổng cộng chi phí của các giai đoạn. Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có dây chuyền công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất liên tục. 3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất : Chi phí sản xuất trước hết được biểu hiện bao gồm nhiều loại với tính chất và nội dung khác nhau. Thông qua các phương pháp hạch toán, chi phí sẽ được tính vào các khoản mục của giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, việc tập hợp chi phí sản xuất được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời được. Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp, vào trình độ công tác quản lý và hạch toán... Tuy nhiên có thể khái quát chung việc tập hợp chi phí sản xuất qua các bước sau:
- -Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp cho từng đối tượng hạch toán chi phí, thường là các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các chi phí nhân công trực tiếp. -Bước 2: Tập hợp, tính toán và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất kinh doanh phụ cho từng đối tượng sử dụng - dựa trên cơ sở lao vụ phục vụ và giá thành đơn vị lao vụ. -Bước 3: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho các loại sản phẩm có liên quan. -Bước 4: Xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, tính ra tổng giá thành và giá thành sản phẩm đơn vị. 4. Nội dung tổ chức hạch toán chi phí sản xuất tại doanh nghiệp : 4.1.Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất : Để hạch toán chi phí sản xuất một cách khoa học, chính xác thì việc hạch toán chi phí sản xuất phải tuân theo các nguyên tắc sau: - Phải xác định chính xác, đầy đủ các chi phí sản xuất đã bỏ ra để sản xuất sản phẩm hay thực hiện lao vụ trong kỳ. Bao gồm: +Tính đúng: là phản ánh một cách trung thực, đúng nội dung kinh tế, đúng đối tượng chịu phí. +Tính đủ: là hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. - Phản ánh đầy đủ, kịp thời các chi phí phát sinh trong kỳ lên hệ thống các sổ chi tiết và tổng hợp, đáp ứng được các yêu cầu thông tin chi phí cho quản trị doanh nghiệp. 4.2.Tổ chức chứng từ ban đầu - cơ sở cho hạch toán chi phí sản xuất : Cơ sở số liệu của việc hạch toán kế toán là các chứng từ kế toán. Muốn tổ chức hạch toán chi phí sản xuất một cách nhanh chóng, chính xác, cần thiết phải tổ chức chứng từ hạch toán ban đầu (bao gồm lập và luân chuyển chứng từ) một cách đầy đủ, hợp lý đối với các chi phí trực tiếp, xác định việc lập, luân chuyển các chứng từ kế toán khoản mục cần thiết đối với các khoản chi phí chung. Hệ thống các chứng từ gốc được hình thành tại nơi phát sinh chi phí gồm có:
- - Hệ thống chứng từ về xuất dùng nguyên vật liệu, công cụ lao động (phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê, phiếu báo hỏng, bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ lao động..). - Hệ thống chứng từ về chi phí tiền lương, BHXH và các khoản chi trả cho việc sử dụng lao động sống như: bảng phân bổ tiền lương và BHXH, được lập tại bộ phận kế toán tiền lương.. - Các chứng từ về chi phí sử dụng TSCĐ (chứng từ về mức khấu hao, chứng từ về chi thuê kho tàng, bến bãi và TSCĐ khác cho kinh doanh...) - Các chứng từ về chi dùng yếu tố vốn bằng tiền trực tiếp chi cho kinh doanh (phiếu chi, báo nợ, hoá đơn, bảng thanh toán.. ). Các chứng từ trên được chuyển về bộ phận kế toán chi phí kinh doanh để kiểm tra, phân loại và ghi sổ tài khoản. Tại đây chi phí được ghi nhận có hệ thống vào những loại tài khoản khác nhau theo nội dung kinh tế và công dụng của chi phí. 4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán sử dụng cho hạch toán chi phí sản xuất: Để theo dõi tình hình phát sinh và tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng chịu phí, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Bên nợ: Tập hợp các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất. Bên có : +Giá thành thực tế nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho. +Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đối tượng tính giá thành. Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư và có thể được mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành cho từng đối tượng. Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp. Bên nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. Bên có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho đối tượng tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí.
- Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung. Bên nợ : Tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ Bên có : + Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung. + Kết chuyển chi phí sản xuất chung cho đối tượng tính giá thành. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư, được mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất (nơi phát sinh chi phí). Tài khoản 627 bao gồm các tài khoản cấp 2 sau: -6271: Chi phí nhân viên phân xưởng. -6272: Chi phí vật liệu dùng cho phân xưởng. -6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. -6274: Chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất. -6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại. -6278: Chi phí khác bằng tiền. Tài khoản 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Với doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, TK này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Bên nợ : Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên có : + Các khoản làm giảm chi phí (giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được). + Phản ánh tổng giá thành các sản phẩm dịch vụ hoàn thành trong kỳ. Dư nợ : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Tài khoản 154 được chi tiết theo đối tượng tính giá thành. -Tài khoản 631: Giá thành sản xuất. Tài khoản này được dùng để xác định giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ theo phương pháp kiểm kê định kỳ và được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá. Bên nợ : + Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ. + Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ. Bên có : + Phản ánh các khoản làm giảm chi phí.
- + Tổng giá thành các sản phẩm, lao vụ hoàn thành trong kỳ. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 142: Chi phí trả trước. Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. đây là những khoản chi phí phát sinh một lần quá lớn hoặc có liên quan đến nhiều kỳ sản xuất do đó sẽ được phân bổ dần vào chi phí sản xuất kinh doanh của nhiều kỳ. Chi phí trả trước thường gồm các khoản như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch, giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng thuộc loại phân bổ nhiều lần, các chi phí về bảo hiểm trả trước, chi phí về dịch vụ mua ngoài trả trước, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp chờ kết chuyển... Kết cấu của TK này như sau: Bên nợ : Các khoản chi phí trả trước thực tế phát sinh. Bên có : Các khoản chi phí trả trước đã phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Dư nợ: Các khoản chi phí trả trước thực tế đã phát sinh còn chờ phân bổ các kỳ sau. Tài khoản 335: Chi phí phải trả. Chi phí phải trả là các khoản chi phí phát sinh nhưng chưa được ghi nhận là chi phí của kỳ hạch toán. Đây là những khoản chi phí mà do tính chất hoặc yêu cầu quản lý chi phí mà đã được tính trước vào chi phí của các kỳ hạch toán. Chi phí phải trả bao gồm: tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trong kế hoạch, trích trước chi phí ngừng sản xuất theo kế hoạch, chi phí về bảo hành sản xuất dự kiến trích trước, chi phí về lãi vay chưa trả hoặc các chi phí về dịch vụ mua ngoài dự kiến sẽ cung cấp.. Kết cấu của TK này như sau: Bên nợ : - Chi phí phải trả thực tế phát sinh - Phần chênh lệch do chi phí trích trước đã ghi nhận lớn hơn chi phí thực tế phát sinh được hạch toán giảm chi phí kinh doanh hoặc tính vào thu nhập bất thường. Bên có : Chi phí phải trả ghi nhận trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Dư có : Các khoản chi phí phải trả đã tính vào kỳ kinh doanh nhưng thực tế chưa phát sinh.
- Về nguyên tắc TK 335 không có số dư cuối kỳ (trừ trường hợp một số khoản chi phí phải trả có liên quan đến nhiều niên độ kế toán như chi phí sửa chữa TSCĐ, lãi tiền vay dài hạn ... được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận). Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng một số TK khác để hạch toán chi phí sản xuất như TK 111, 152, 214, 334, 611... Tuỳ đặc điểm sản xuất và trình độ tổ chức hạch toán mà có thể chi tiết một số tài khoản theo mức độ phù hợp. 4.4. Nội dung tổ chức hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp: 4.4.1.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên: Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi một cách thường xuyên liên tục giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm vất tư, hàng hoá trên sổ kế toán của từng loại. áp dụng phương pháp này có ưu điểm là cung cấp thông tin chính xác, thường xuyên tại mọi thời điểm và tình hình nhập - xuất - tồn vật tư hàng hoá, về tình hình biến động tăng, giảm chi phí sản xuất ... mà không phải đợi đến cuối kỳ để kịp thời có các biện pháp xử lý cần thiết. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau: Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ...sử dụng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ...) thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng chi phí không thể tổ chức hạch toán riêng được thì lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý để tiến hành phân bổ. Tiêu thức phân bổ có thể định mức theo chi phí nguyên vật liệu có, số giờ chạy máy hay chi phí kế hoạch.... Công thức phân bổ như sau: Chi phí vật liệu Tiêu thức Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ phân bổ cho từng = phân bổ cho Tổng tiêu thức phân bổ x đối tượng từng đối tượng
- Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Sơ đồ 1 . Hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: TK 621 TK 154 TK 151,152 Vật liệu xuất dùng Kết chuyển chi phí trực tiếp nguyên vật liệu chế tạo sản phẩm, trực tiếp cuối kỳ TK 152 TK 111,331. . Vật liệu mua ngoài Vật liệu dùng xuất không hết nhập lại dùng trực tiếp cho kho Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp . Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp : TK334 TK 622 TK154 Tiền lương và phụ Kết chuyển chi phí cấp phải trả cho nhân công trực công nhân trực tiếp cuối kỳ TK338 Các khoản trích theo tỷ lệ quy Hạch toán chi phí sản xuất chung : định theo lương
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn - Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
74 p | 2277 | 1682
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11
77 p | 3599 | 1529
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
86 p | 417 | 133
-
LUẬN VĂN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
88 p | 309 | 110
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX
93 p | 323 | 105
-
LUẬN VĂN:Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty
54 p | 250 | 81
-
Luận văn: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hà Anh
87 p | 183 | 74
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp phân bón An Lạc
85 p | 236 | 52
-
Luận văn Hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Sông Đà 10
61 p | 167 | 48
-
Luận văn kế toán:Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Giầy Thượng Đình
106 p | 174 | 35
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật tư thiết bị nông sản Thanh Trì - Hà Nội
78 p | 173 | 30
-
luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá
72 p | 96 | 28
-
Luận văn kế toán: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần que hàn điện Việt Đức
94 p | 150 | 24
-
LUẬN VĂN: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty in Đà Nẵng
73 p | 118 | 22
-
Luận văn “Hạch toán chi phí sản xuất và
83 p | 82 | 14
-
Luận văn: Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Dược phẩm Hoàng hà
71 p | 94 | 12
-
LUẬN VĂN:Hạch toán chi phí sản xuất
21 p | 62 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn