intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở Đồng bằng sông Cửu long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm

Chia sẻ: Orchid_1 Orchid_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:317

111
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong những thập kỷ qua, việc chuyển dịch từ trồng lúa sang tôm đã diễn ra sôi động ở các vùng ven biển của đồng bằng sông Cửu Long. Do tính siêu lợi nhuận của tôm so với lúa nên hình thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế này đã được xem như một lời giải cho bài toán giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế ở những vùng đất này. Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc chuyển từ trồng lúa với chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi tôm với vốn đầu tư và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở Đồng bằng sông Cửu long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN HÀNH VI GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ VẬN DỤNG NGUỒN VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2011
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ THỊ PHƯƠNG LAN HÀNH VI GIẢM THIỂU RỦI RO VÀ VẬN DỤNG NGUỒN VỐN XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN NGƯỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM Chuyên ngành: DÂN TỘC HỌC Mã số: 62.22.70.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1.GS.TS. Lương Văn Hy 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiệp Phản biện độc lập: - PGS.TS. Phan An - PGS.TS. Hoàng Lương Phản biện 1: PGS.TS. Phan Xuân Biên Phản biện 2: TS. Phan Văn Dốp Phản biện 3: PGS.TS. Lê Thanh Sang Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2011
  3. MỤC LỤC Trang Dẫn luận ........................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài– Mục đích nghiên cứu........................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 4 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn............................................................... 6 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu .......................................... 8 6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................... 11 7. Bố cục của luận án............................................................................................ 11 Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG NÔNG DÂN CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1 Các khái niệm liên quan và tổng quan về tình hình nghiên cứu ..................... 13 1.1.1 Các khái niệm liên quan của luận án .......................................................... 13 1.1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu............................................................. 21 1.2 Những hướng tiếp cận của luận án về lý thuyết ................................................ 30 1.2.1 Chấp nhận rủi ro, giảm thiểu và phân tán rủi ro.......................................... 31 1.2.2 Vốn xã hội như một nguồn lực ................................................................... 42 1.3 Tổng quan về hai cộng đồng nông dân chuyển dịch từ lúa sang tôm: miêu tả dân tộc học ............................................................................................................... 50 1.3.1 So sánh hai cộng đồng qua một số phân tích số liệu định lượng ................ 50 1.3.2 Ấp Thị Tường, xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau ....................... 57 1.3.3 Ấp Đình, xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An.......................... 61 1.3.4 Quá trình chuyển dịch từ lúa sang tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và hai địa bàn nghiên cứu..................................................................................... 66
  4. Chương 2 HÀNH VI PHÂN TÁN VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NÔNG DÂN NUÔI TÔM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến nghề nuôi tôm .......................................................... 78 2.1.1 Chính sách ................................................................................................... 78 2.1.2 Đất đai- môi trường ..................................................................................... 83 2.1.3 Kiến thức – kỹ thuật .................................................................................. 87 2.1.4 Lao động và sự hợp tác trong sản xuất........................................................ 92 2.1.5 Vốn sản xuất ................................................................................................ 97 2.1.6 Sản xuất, thị trường tiêu thụ, chi phí và thu nhập .................................... 102 2.2 Tính bất ổn của nghề nuôi tôm: một số phân tích ........................................... 116 2.3 Hành vi phân tán và giảm thiểu rủi ro của nông dân nuôi tôm...................... 124 2.3.1 Phân tán và giảm thiểu rủi ro khi chuyển dịch từ lúa sang tôm ............... 125 2.3.2 Phân tán và giảm thiểu rủi ro trong quá trình sản xuất: áp dụng khoa học kỹ thuật một cách chọn lọc................................................................................ 135 Chương 3 QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI Ở CỘNG ĐỒNG NÔNG DÂN NUÔI TÔM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1 Quan hệ xã hội và vốn xã hội ở cộng đồng nông dân nuôi tôm ...................... 150 3.1.1 Các tổ chức xã hội quan phương............................................................... 151 3.1.2 Các tổ chức và mạng lưới xã hội phi quan phương .................................. 166 3.1.2.1 Gia đình - dòng họ và quan hệ hôn nhân..................................... 166 3.1.2.2 Các tổ chức tôn giáo - tín ngưỡng ............................................... 183 3.1.2.3 Hội “dân/ dâng quan” .................................................................. 191 3.1.2.4 Các nhóm hụi............................................................................... 194 3.2 Vai trò của vốn xã hội trong hoạt động kinh tế ở cộng đồng nông dân nuôi tôm vùng ĐBSCL ................................................................................................. 198 3.2.1 Sự tương trợ về vốn ................................................................................ 199
  5. 3.2.2 Sự tương trợ về kỹ thuật và thông tin thị trường ................................... 206 3.2.3 Sự tương trợ về lao động......................................................................... 208 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 216 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 224 Chú thích .................................................................................................................... 239 Phụ lục 1 (Một số so sánh định lượng về hai cộng đồng) ..................................... 248 Phụ lục 2 (Bảng hỏi) ................................................................................................. 257 Phụ lục 3 (Biên bản phỏng vấn) ............................................................................... 272 Phụ lục 4 (Một số hình ảnh của hai cộng đồng nghiên cứu) ................................. 305
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 1. Bảng 1.1: Dân số, diện tích đất đai và tỷ lệ hộ nuôi tôm ở hai địa bàn nghiên cứu . 51 2. Bảng 1.2: Số hộ đã từng/ có nuôi tôm tại hai cộng đồng khảo sát............................ 51 3. Bảng 1.3: Các hình thức nuôi tôm tại hai cộng đồng khảo sát ................................. 51 4. Bảng 1.4: Số thế hệ trong hộ ở hai cộng đồng khảo sát............................................ 52 5. Bảng 1.5: Số nhân khẩu hộ gia đình ở hai cộng đồng khảo sát ................................ 52 6. Bảng 1.6: Việc làm chính trong 12 tháng qua ở hai cộng đồng khảo sát ................. 53 7. Bảng 1.7: Diện tích vuông tôm hộ gia đình sở hữu và đang sử dụng ở hai cộng đồng khảo sát................................................................................................................. 53 8. Bảng 1.8: Diện tích vuông tôm thấp nhất và cao nhất các hộ gia đình sở hữu và đang sử dụng ................................................................................................................. 54 10. Bảng 2.1: So sánh hiệu suất lúa và tôm/ 1 năm tại thời điểm chuyển dịch ở hai địa bàn nghiên cứu ...................................................................................................... 111 12. Bảng 2.2: Chi phí và lợi nhuận bình quân từ nuôi tôm nếu có thu hoạch của các hình thức nuôi tôm trên 1 ha/ 1 năm tại địa bàn khảo sát vào năm 2009 ................... 112 13. Bảng 2.3: Đánh giá về đời sống kinh tế của các hộ nuôi tôm kể từ khi chuyển dịch sang nuôi tôm ở hai cộng đồng ........................................................................... 114 14. Bảng 3.1: Số lượng thành viên các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức xã hội – nghề nghiệp tại hai địa bàn nghiên cứu ................... 153
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ 1. Hình 1.1: Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 56 2. Hình 1.2: Sản lượng tôm nuôi của Việt Nam và vùng ĐBSCL................................ 67 3. Hình 1.3: Diện tích và số hộ nuôi tôm ở xã Tân Chánh qua các năm ...................... 74 4. Hình 2.1: Sơ đồ phân cấp quản lý công tác khuyến nông các cấp ........................... 82 5. Hình 2.2: Mạng lưới thị trường tiêu thụ tôm ở địa bàn khảo sát ............................ 109 6. Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống thân tộc, quê quán của người hôn phối và đặc điểm hôn nhân của dòng họ Nguyễn ấp Đình, Tân Chánh ......................................................... 179 7. Hình 3.2: Sơ đồ hệ thống thân tộc, quê quán của người hôn phối và đặc điểm hôn nhân của dòng họ Nguyễn ấp Thị Tường, Cà Mau..................................................... 181
  8. 1 DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu Hiện nay, tuy Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và kết quả là tỷ trọng của ngành nông nghiệp đã giảm dần trong cơ cấu tổng sản phẩm. Năm 2008, cơ cấu tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 22,2%, trong khi đó ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 39,8% và dịch vụ chiếm 38% [7, tr.16], [63, tr.38]. Tuy tỷ trọng sản phẩm nông nghiệp đã giảm trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc gia nhưng lực lượng lao động tham gia trong lĩnh vực này vẫn chiếm một tỷ lệ quan trọng. Đến năm 2009, cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 51,92% [63, tr. 25]. Ngoài ra, trong vấn đề đảm bảo an ninh lương thực, với tiềm năng to lớn của nông nghiệp của Việt Nam như hiện nay thì nông nghiệp và nông dân vẫn là những vấn đề quan trọng. Với đặc điểm tự nhiên là một vùng đồng bằng trù phú, thường xuyên được dòng sông Mê Kông bồi đắp phù sa, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Trong bối cảnh ngày càng tham gia mạnh mẽ vào thị trường thế giới, vùng đất này đã có những thay đổi mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Với những chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, sự tự do hóa thương mại, và những tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện nay, các hoạt động kinh tế đa dạng của vùng đã và đang hướng về sản xuất thị trường. Sản xuất nông nghiệp thương mại giá trị cao ngày càng gia tăng về quy mô và cường độ. Kết quả là, tuy chỉ chiếm 12% diện tích tự nhiên của cả nước, khoảng 30% diện tích đất nông nghiệp và 21% dân số nhưng hàng năm đồng bằng này cung cấp 50% sản lượng lúa gạo, 90% lượng gạo xuất khẩu, 80% sản lượng thủy sản, 60% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, và 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp khoảng 18% GDP cả nước [4, tr. 17], [168]. Đi cùng với những con số tăng trưởng kinh tế ở tầm vĩ mô là thực tế ĐBSCL không thể chỉ được hình dung như một vùng sản xuất nông nghiệp với những nông
  9. 2 dân quanh năm chỉ biết có công việc đồng ruộng cố hữu mà nơi đây đã có những biến đổi sâu sắc trên nhiều phương diện. Trong các phương thức mưu sinh của các cư dân tại đây, những thay đổi cũng đã biểu hiện rất sâu sắc. Trong những thập kỷ qua, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã trở thành một hiện tượng nổi bật của vùng. Thế nhưng, đi cùng với sự chuyển đổi phương thức mưu sinh mạnh mẽ hướng về thị trường này thì tình trạng sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua ở ĐBSCL lại nổi bật với những hiện tượng điệp khúc “trồng – chặt,” “trúng mùa – rớt giá,” người nông dân thường xuyên thay đổi phương thức mưu sinh của mình theo nhịp điệu biến động của nhu cầu thị trường. Thật vậy, nông dân ĐBSCL thường được đánh giá là nhanh nhạy trong việc đáp ứng với thị trường và đây cũng được cho là nguyên do của sự chuyển dịch tự phát, và điệp khúc chuyển đổi mưu sinh chưa có hồi kết [62, tr.8].1 Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã và đang diễn ra mạnh mẽ với nhiều mô hình chuyển dịch từ đối tượng trồng trọt này sang đối tượng trồng trọt khác, từ trồng trọt sang chăn nuôi, hay từ đối tượng chăn nuôi này sang đối tượng chăn nuôi khác. Trong các mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL, có thể nói mô hình chuyển dịch từ trồng lúa năng suất thấp sang nuôi tôm thương mại trong những năm qua là một trong những mô hình diễn ra mạnh mẽ và quy mô nhất, làm thay đổi nhiều khía cạnh của vùng ĐBSCL trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và sinh thái. Trong lĩnh vực nuôi tôm có ba mô hình chuyển dịch chủ yếu: lúa-tôm, rừng- tôm và muối-tôm. Giống tôm được nuôi chủ yếu hiện nay ở vùng ĐBSCL là tôm sú (black tiger shrimp, Penaeus Monodon) và tôm thẻ chân trắng (white-leg shrimp, Penaeus Vannamei). Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về diện tích chuyển dịch của từng loại mô hình cho cả vùng ĐBSCL hiện nay nhưng có bằng chứng cho thấy mô hình chuyển từ lúa – tôm là hình thức phổ biến nhất trong các loại hình chuyển dịch sang nuôi tôm. Vào năm 2001, (giai đoạn chuyển dịch sang nuôi tôm ồ ạt ở ĐBSCL), trong tổng số 127.899 ha nuôi tôm của cả vùng thì diện tích mô hình
  10. 3 chuyển dịch lúa-tôm đã là 118.000 ha. Mô hình này đặc biệt phát triển ở những vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ canh tác lúa một vụ không hiệu quả sang độc canh tôm hay tôm – lúa luân canh [49, tr.7]. Hay theo thống kê của Sở Thủy sản Cà Mau, vào năm 2004, trong tổng số 247.510 ha diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh thì chỉ tính riêng diện tích chuyển đổi từ lúa sang tôm theo sau chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương đã là 130.000 ha [62, tr.8]. Ở các cộng đồng nông dân thực hiện việc chuyển dịch từ lúa sang tôm đã diễn ra một sự chuyển biến mạnh mẽ về phương thức sinh kế của nông dân trên các khía cạnh sinh thái và hiệu quả kinh tế. Người dân tại những vùng đất này, do điều kiện sinh thái đặc thù của vùng giao thoa giữa đất liền và biển với sáu tháng nước ngọt và sáu tháng nước mặn, trước khi chuyển sang nuôi tôm, một năm người nông dân đa phần chỉ có thể làm được một vụ lúa và do vậy năng suất không cao2. So với các vùng chuyên canh lúa vốn hàng năm có thể sản xuất từ hai đến ba vụ thì những vùng nước lợ này, trong thời đại hoàng kim của xuất khẩu gạo, đã không thể tham gia tích cực vào quá trình sản xuất hàng hóa cho thị trường. Thế nhưng trong điều kiện mới về nhu cầu thị trường, chính sách nhà nước, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, và lợi thế so sánh tự nhiên thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con tôm, một mặt hàng có giá trị cao, những vùng nước lợ này đã bắt đầu gia nhập mạnh mẽ vào sản xuất thị trường. Đối với trồng lúa, sản phẩm làm ra có thể một phần phục vụ cho nhu cầu lương thực của gia đình, một phần tham gia thị trường để trang trải các chi phí khác của hộ gia đình. Thế nhưng đối với hình thức nuôi tôm, sản phẩm làm ra chủ yếu để tham gia thị trường. Do tính siêu lợi nhuận của tôm so với lúa nên hình thức chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ lúa sang tôm đã được xem như một lời giải cho bài toán giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế ở những vùng đất này. Tuy nhiên, đồng nghĩa với việc chuyển từ trồng lúa với chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế thấp sang nuôi tôm với vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế cao và phụ thuộc mạnh mẽ vào thị trường, nông dân cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong phương thức sinh kế mới này. Việc chấp nhận những rủi ro này có thể vừa là một con đường dẫn đến sự tăng trưởng về kinh tế cho người nông dân nhưng cũng vừa có thể là
  11. 4 một thảm họa cho đời sống của họ. Ngoài ra, các cộng đồng cư dân sản xuất nông nghiệp này từ lâu cũng đã hình thành một hình thức tổ chức xã hội nhất định với các mối quan hệ xã hội đặc trưng. Đặc điểm tổ chức xã hội của cư dân vùng ĐBSCL thường được các nhà nghiên cứu nhận diện là “mở” hay “ít chất kết dính.” Xuất phát từ mối quan tâm về bản chất hiện tượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra ở vùng đất năng động này và đặc điểm các mối quan hệ xã hội của cộng đồng cư dân tại đây cùng với vai trò của chúng trong cuộc sống người dân, chúng tôi chọn vấn đề “Hành vi giảm thiểu rủi ro và vận dụng nguồn vốn xã hội của nông dân người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm” làm đề tài nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là tìm hiểu bản chất hành vi kinh tế của nông dân cùng với các quan hệ xã hội của cộng đồng nông dân trong bối cảnh tham gia mạnh mẽ vào sản xuất thị trường, áp dụng các yếu tố khoa học kỹ thuật mới và sự hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những kết quả nghiên cứu sẽ là những kiến thức và sự hiểu biết ở mức độ vi mô để làm cơ sở nhận diện đánh giá các vấn đề ở tầm vĩ mô có liên quan đặc biệt là chính sách nông nghiệp. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào hành vi kinh tế và quan hệ xã hội của các cộng đồng nông dân nuôi tôm ở vùng ĐBSCL. Trong việc tìm hiểu hành vi kinh tế của nông dân, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu tư duy giảm thiểu và phân tán rủi ro khi thực hiện hành vi kinh tế; và trong việc khảo sát các mối quan hệ xã hội chúng tôi sẽ phác họa, hệ thống các mối quan hệ xã hội của cộng đồng nông dân và vai trò của chúng trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt trong hoạt động kinh tế của nông dân. Do nuôi tôm có lợi nhuận cao và cần nhiều vốn nên ở những địa phương nuôi tôm, việc cho thuê hay bán đất cho người ngoài cộng đồng đến nuôi tôm là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt đối với những vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung như ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Tuy nhiên, do tập trung khảo sát về mối
  12. 5 quan hệ xã hội của cộng đồng nên đối tượng khảo sát của luận án là các nông dân dân tại chỗ làm nghề nuôi tôm. Các nông dân có thể chuyển hoàn toàn từ trồng lúa sang chuyên canh tôm hoặc thực hiện luân canh tôm lúa. Chúng tôi cũng nhận thức là vùng ĐBSCL là một vùng đa dân tộc nơi có sự cộng cư của các dân tộc chủ yếu như người Hoa, người Khmer và người Việt. Sự đa dạng tộc người này cũng thể hiện trong nghề nuôi tôm nhưng do khả năng có giới hạn nên chúng tôi chỉ tập trung khảo sát cộng đồng người Việt vốn là tộc người chiếm số đông tại vùng đồng bằng này. Để phân tích về hành vi kinh tế, chúng tôi chia xẻ quan điểm với Keyes (1983) khi tác giả đồng ý với Popkin và một số tác giả khác khi cho là “khi thảo luận về hành vi kinh tế phải bắt đầu với sự chú trọng đến các chủ thể cá nhân (individual actors), chứ không phải đến cộng đồng mà trong đó hành vi kinh tế diễn ra. Tuy nhiên, cá nhân chỉ có thể hành động trong mối liên hệ với những người khác” [107, tr.852]. Trong nghiên cứu của Keyes đó là hành vi kinh tế diễn ra trong mối quan hệ với các hộ gia đình mà các chủ thể hành động có các mối quan hệ chủ yếu. Do vậy, nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào hành vi kinh tế và các quan hệ xã hội của các nông dân nuôi tôm. Theo đó, đơn vị phân tích của chúng tôi là các chủ thể nông dân trong hộ gia đình theo nghĩa là những cá nhân cùng sinh sống dưới một mái nhà và cùng chung kinh tế. Phạm vi khảo sát là cộng đồng ấp. Khác với khái niệm làng ở đồng bằng Bắc bộ như một đơn vị văn hóa xã hội, hiện nay người dân ở ĐBSCL thường xác định tính phụ thuộc nơi cư trú của mình dựa vào đơn vị hành chính, trong đó ấp là đơn vị cư trú nhỏ nhất. Khi thao tác trong phạm vi hành chính này, chúng tôi nhận thức là không gian khảo sát chỉ mang tính chất tương đối. Các mối quan hệ xã hội luôn là những liên kết rộng mở vượt ra ngoài các không gian địa lý. Phạm vi nghiên cứu: Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có diện tích nuôi tôm lớn nhất của cả nước. Diện tích nuôi tôm vùng ĐBCSL chiếm khoảng 89% diện tích nuôi tôm cả nước với 539.000 ha vào năm 2008 [63, tr.322, tr.323], [167]. Ngoài ra, nơi đây có nhiều cộng đồng nông dân Việt được hình thành trong lịch sử
  13. 6 như những đơn vị văn hóa xã hội đặc trưng. Do vậy, về không gian chúng tôi chọn địa bàn này để nghiên cứu và giải quyết các mục tiêu mà đề tài đã đặt ra. Về thời gian, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sâu theo lát cắt đồng đại giai đoạn năm 2009-2010 để tìm hiểu về các hoạt động kinh tế và sinh hoạt của các cộng đồng cư dân trong khoảng thời gian này trong chu kỳ một năm. Về các khoảng thời gian khảo sát liên quan đến đề tài, chúng tôi đã bắt đầu tiến hành các cuộc khảo sát có tính chất khám phá phục vụ cho việc xây dựng các nội dung khảo sát cho đề tài từ năm 2006 ở các tỉnh nuôi tôm của vùng ĐBSCL như tỉnh Kiên Giang (năm 2006), Cà Mau (năm 2007), Bạc Liêu (năm 2007), Sóc Trăng (năm 2007 và năm 2008), Trà Vinh (năm 2007 và năm 2008), Bến Tre (năm 2007 và năm 2008), Long An (năm 2007 và năm 2008). Do tiếp cận theo nghiên cứu trường hợp nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ có giá trị trong không gian khảo sát, không có giá trị khái quát cho toàn vùng ĐBSCL nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, với cách chọn điểm tiêu biểu và những cộng đồng khảo sát có những nét tương đồng về tộc người, các quá trình lịch sử, kinh tế nông nghiệp, văn hóa, và xã hội với đặc điểm chung của vùng và quốc gia, nên những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo hữu ích về vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân trên phạm vi không gian rộng lớn. 3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn Ý nghĩa khoa học của luận án là hệ thống, cung cấp các cứ liệu ở cấp độ vi mô, bổ sung và làm phong phú thêm cho các cuộc tranh luận khoa học về mặt lý thuyết khi nghiên cứu về hành vi, tư duy và đời sống xã hội của người nông dân; lý giải bản chất của những hành vi đó và nhận diện những diện mạo kinh tế, xã hội và văn hóa của cộng đồng cư dân nông thôn trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Qua nghiên cứu thực tế theo hướng tiếp cận khoa học trên, ý nghĩa thực tiễn của luận án đó là trong quá trình phân tích, luận án cũng xác định những vấn đề bất ổn cho hoạt động nông nghiệp trên nhiều khía cạnh đặc biệt là các vấn đề môi trường và chính sách. Trên cơ sở đó, luận án sẽ nhận diện những yếu tố tích cực góp
  14. 7 phần nâng cao hiệu quả hoạt động nông nghiệp nói chung và đời sống của người nông dân nói riêng. Trong bối cảnh vấn đề tam nông ở Việt Nam đang được tập trung nghiên cứu và phát triển, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm một cơ sở lý luận và thực tiễn cho vấn đề quan trọng này. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Trước hiện tượng điệp khúc “trồng chặt” trong hoạt động nông nghiệp vùng ĐBSCL nói chung và việc chuyển từ trồng lúa giá trị thấp sang nuôi tôm thương mại giá trị cao nói riêng diễn ra trong bối cảnh ở những vùng đất có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất chúng tôi đặt ra là: Bản chất hành vi chấp nhận rủi ro của người nông dân qua việc nông dân thường xuyên thay đổi phương thức mưu sinh của mình theo nhịp điệu biến động của nhu cầu thị trường là gì? Cụ thể trong trường hợp nghiên cứu, đó là bản chất của vấn đề người nông dân sẵn sàng chấp nhận chuyển đổi từ trồng lúa, một nghề truyền thống đã có nhiều kinh nghiệm và vốn đầu tư thấp sang nuôi tôm, một nghề hoàn toàn mới, đòi hỏi cần có sự am hiểu về khoa học kỹ thuật hiện đại và cần nhiều vốn đầu tư. Với đặc điểm đời sống cộng đồng nông dân ở nông thôn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thông qua sản xuất thương mại tiềm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì câu hỏi nghiên cứu thứ hai đó là: các mối quan hệ xã hội có vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế của cộng đồng nông dân? Loại vốn xã hội nào là quan trọng? Và liệu trong bối cảnh có nhiều cơ hội và rủi ro này, xu thế cá nhân hóa (individualization) hay xu thế củng cố nhóm (trở lên nổi trội)? Liên quan đến câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, từ cách tiếp cận tính duy lý theo bối cảnh (contextual rationality) trong kinh tế nông nghiệp có thể đưa ra giả thuyết cho là do môi trường sản xuất của nông dân có nhiều bất ổn (chính sách, môi trường, thị trường, vốn…) nên bản chất hành vi kinh tế của người nông dân là luôn giảm thiểu và phân tán rủi ro thay vì sự tối đa hóa lợi ích (profit maximization) bất chấp điều kiện.
  15. 8 Liên quan đến câu hỏi nghiên cứu thứ hai, dựa trên cách tiếp cận về vốn xã hội, theo đó vốn xã hội thường được nhìn nhận có một vai trò nhất định và đôi lúc là quan trọng trong hoạt động kinh tế, và trong bối cảnh cộng đồng nông thôn đặc trưng bởi các mối quan hệ xã hội gần gũi dựa trên thân tộc và nơi cư trú, chúng tôi cho là vốn xã hội ẩn chứa trong những mối quan hệ xã hội này sẽ có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh nghề nuôi tôm là một sinh kế hoàn toàn mới cần nhiều kiến thức và vốn sản xuất. 5. Phương pháp nghiên cứu và chọn điểm nghiên cứu Trên cơ sở các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đã đưa ra, chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu trường hợp để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án; và để thu thập thông tin chúng tôi kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, định tính và các cuộc quan sát tham dự vào hoạt động của người dân tại hai cộng đồng. Đây là các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của ngành Dân tộc học/ Nhân học. Người dân ĐBSCL hiện nay nuôi tôm theo ba hình thức: quảng canh (quảng canh truyền thống), quảng canh cải tiến, và công nghiệp. Quảng canh và quảng canh cải tiến là hai hình thức nuôi phổ biến nhất của các hộ nông dân nuôi tôm hiện nay.3 Do vậy, chúng tôi chọn hai cộng đồng nông dân để nghiên cứu. Một cộng đồng nuôi tôm theo hình thức quảng canh truyền thống và một cộng đồng theo hình thức quảng canh cải tiến. Hai cộng đồng này có đặc điểm chung là cư trú ở khu vực trước đây là vùng sản xuất lúa nước một vụ kém hiệu quả đã thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ từ lúa sang tôm theo chính sách khuyến khích chung của nhà nước nhưng mỗi địa bàn khác nhau về quá trình thực hiện. Một cộng đồng có sự chuyển dịch đồng loạt và một cộng đồng có sự chuyển dịch tiệm tiến. Bên cạnh đó, để tìm hiểu đặc điểm quan hệ xã hội và vai trò của chúng trong đời sống của cư dân trong bối cảnh hiện nay chúng tôi chọn hai cộng đồng có sự khác biệt về các đặc điểm văn hóa - xã hội và hình thái cư trú để nghiên cứu trong bối cảnh so sánh. Theo đó, một cộng đồng có sự cư trú tập trung và một cộng đồng có đặc điểm cư trú rải rác.
  16. 9 Dựa trên các tiêu chí đã xác định, chúng tôi chọn một địa bàn nghiên cứu có dân cư cư trú tập trung ở tỉnh Long An, là một trong hai tỉnh ở ĐBSCL có diện tích nuôi tôm ít nhất và nơi đây hình thức nuôi tôm chủ yếu là quảng canh cải tiến; và một địa điểm nghiên cứu có dân cư cư trú rải rác và điều kiện giao thông đi lại khó khăn ở tỉnh Cà Mau, nơi có diện tích nuôi tôm nhiều nhất vùng ĐBSCL và tại đây, tôm được nuôi chủ yếu theo hình thức quảng canh truyền thống và.4 Vì tập trung nghiên cứu mô hình chuyển dịch từ lúa sang tôm nên chúng tôi chọn hai ấp của hai xã có diện tích chuyển dịch mạnh mẽ từ lúa sang tôm ở hai tỉnh này đó là ấp Thị Tường, xã Hòa Mỹ của huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau và ấp Đình của xã Tân Chánh, huyện Cần Đước, tỉnh Long An để khảo sát. Đây là hai ấp có mức kinh tế trung bình của từng xã và có các hộ nông dân đã chuyển dịch hoàn toàn từ trồng lúa sang nuôi tôm. Với những nét tương đồng và khác biệt của hai cộng đồng trên các phương diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, cấu trúc xã hội và môi trường địa lý, chúng tôi cho là hành vi kinh tế và mối quan hệ xã hội của người nông dân sẽ thể hiện những nét chung và những nét đặc thù của từng cộng đồng cư dân. Dữ liệu của luận án được dựa trên các cuộc nghiên cứu thực địa từ năm 2006 đến nay của chúng tôi tại các vùng nuôi tôm ở ĐBSCL như tỉnh Kiên Giang, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là dữ liệu từ cuộc nghiên cứu trường hợp tại hai địa điểm ở tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An được thực hiện trong năm 2009 và năm 2010. Cụ thể là đợt điều tra bảng hỏi và phỏng vấn sâu tại tỉnh Cà Mau vào tháng 5 năm 2009 và tại tỉnh Long An vào tháng 7 năm 2009. Sau đó, chúng tôi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu, các đợt quan sát tham dự hoạt động của cộng đồng và bổ sung dữ liệu từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 6 năm 2010. Để thu thập thông tin và dữ liệu, chúng tôi sử dụng cả hai phương pháp thu thập thông tin định tính và định lượng trong đó phương pháp định tính được dùng chủ yếu để thu thập thông tin cho đề tài. Thông tin định lượng thu thập từ các phiếu điều tra khảo sát của 354 hộ ở cả hai địa bàn cung cấp những thông tin nền tảng về đặc điểm kinh tế xã hội và bức tranh chung về việc chuyển dịch từ lúa sang tôm của hai cộng đồng. Thông tin định tính qua các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát tham dự
  17. 10 cung cấp các thông tin chiều sâu về tiến trình, động thái, các phân tích, đánh giá của nông dân về hành vi kinh tế và các mối quan hệ xã hội của họ. Để chọn mẫu các hộ khảo sát bảng hỏi, chúng tôi dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với mức độ sai lệch là 5%, là mức độ thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội [84, tr.79]. Theo đó, ở ấp Thị Tường (tỉnh Cà Mau) chúng tôi chọn 202 hộ trong tổng thể 409 hộ và ở ấp Đình (tỉnh Long An) chúng tôi chọn 152 hộ trong tổng thể 245 hộ. Để chọn mẫu cho các cuộc phỏng vấn sâu, chúng tôi chọn phỏng vấn các hộ nông dân nuôi tôm có sự phân tầng về kinh tế trên quan điểm cho là trong việc tiếp thu các yếu tố sản xuất mới, yếu tố vốn có vai trò quan trọng chi phối đến hành vi kinh tế. Sự phân tầng kinh tế hộ giàu, hộ khá và hộ nghèo này dựa vào sự đánh giá của cộng đồng. Ở cả hai cộng đồng, chúng tôi đã thực hiện 72 cuộc phỏng vấn sâu và các cuộc trao đổi trò chuyện phi chính thức với người dân ở nhiều vị thế khác nhau trong xã hội về các chủ đề khác nhau liên quan đến việc chuyển dịch, các chính sách liên quan đến nuôi tôm, mạng lưới thị trường, các vấn đề về lịch sử, sinh hoạt văn hóa, quan hệ xã hội và hoạt động kinh tế của từng cộng đồng. Phương pháp quan sát tham dự vào các hoạt động liên quan đến nuôi tôm, các đám tiệc và nghi lễ của gia đình và cộng đồng, và các cuộc hội họp tại địa phương được sử dụng để kiểm chứng, tìm hiểu sâu và khơi gợi các vấn đề cho các cuộc phỏng vấn. Bên cạnh yếu tố phân tầng kinh tế, chúng tôi cũng chú ý đến yếu tố giới và tuổi tác khi chọn đối tượng phỏng vấn sâu. Do trong nuôi tôm, nam giới là lực lượng lao động chủ yếu nên trả lời viên của các cuộc phỏng vấn về nghề nuôi tôm đa phần là nam giới. Sự phân công lao động theo giới này theo người dân là do yếu tố “kiến thức phức tạp” của nghề nuôi tôm và do sự phù hợp về sức khỏe của nam giới với nghề nuôi tôm. Tuy nhiên, do những biến đổi xã hội, phụ nữ cũng có sự tham gia nhất định vào nghề này nên trong nghiên cứu về hành vi nuôi tôm, giọng nói của nữ giới cũng đã được đưa vào. Ở các vấn đề liên quan đến sinh hoạt cộng đồng, chúng tôi có chú ý đến vấn đề giới và tuổi tác khi chọn đối tượng phỏng vấn.
  18. 11 Trong quá trình xử lý dữ liệu, chúng tôi có sử dụng tư liệu của các sinh viên ngành Nhân học khóa 2006-2010 như các cộng tác viên trong đợt khảo sát tại tỉnh Cà Mau vào tháng 5 năm 2009 và tại tỉnh Long An vào tháng 7 năm 2009 về vấn đề nghiên cứu của luận án dưới sự hướng dẫn trực tiếp của chúng tôi. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án cung cấp một miêu tả chi tiết có tính phân tích về một phương thức mưu sinh mới của nông dân cùng với những khía cạnh lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng trong bối cảnh so sánh đối chiếu về không gian. Đóng góp quan trọng của luận án đó là nhận diện bản chất hành vi kinh tế của nông dân, các mối quan hệ xã hội và vai trò của chúng trong đời sống của cộng đồng nông dân trong bối cảnh hiện nay theo hướng tiếp cận Dân tộc học/ Nhân học. Theo đó, hành vi kinh tế và đặc điểm xã hội được đặt trong mối quan hệ tương tác với nhau. Kết quả là, bức tranh đời sống của nông dân trong bối cảnh hiện nay sẽ được phác họa và trình bày. Nội dung nghiên cứu của luận án là những cứ liệu cụ thể ở cấp độ vi mô, bổ sung và đối thoại với những lý thuyết về rủi ro và vốn xã hội trong ngành khoa học xã hội. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần dẫn luận, luận án gồm có ba chương với nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về hai cộng đồng nông dân chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương này, chúng tôi sẽ thảo luận về những khái niệm quan trọng của luận án như nông dân, rủi ro, bất ổn, quan hệ xã hội, và vốn xã hội, cùng với những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án như kinh tế chính trị, kinh tế đạo đức, phân tán và giảm thiểu rủi ro, chức năng của vốn xã hội. Chương 2: Hành vi giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh tế của nông dân nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương này chúng tôi sẽ phân tích làm rõ bản chất hành vi kinh tế của nông dân theo cách tiếp cận tư duy phân tán và
  19. 12 giảm thiểu rủi ro. Trên cơ sở phân tích hành vi chuyển dịch phương thức sinh kế từ trồng lúa sang nuôi tôm và quá trình hoạt động nuôi tôm, chúng tôi sẽ trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ nhất. Chương 3: Quan hệ xã hội và vốn xã hội ở cộng đồng nông dân nuôi tôm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong chương này chúng tôi sẽ phác họa các mối quan hệ xã hội ở cộng đồng nông dân nuôi tôm trong bối cảnh hiện nay. Trên cơ sở trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai, chúng tôi sẽ tìm hiểu về sự vận dụng nguồn vốn xã hội trong cuộc sống cộng đồng nông dân, đặc biệt trong hoạt động kinh tế của họ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận diện những quan hệ xã hội có vai trò tích cực trong hoạt động kinh tế hiện nay của nông dân trên cơ sở lát cắt phân tầng về kinh tế. Phần kết luận của luận án sẽ tổng kết những phân tích, kết quả nghiên cứu và một số nhận định về chính sách nông nghiệp qua trường hợp nghiên cứu cụ thể của luận án.
  20. 13 Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ HAI CỘNG ĐỒNG NÔNG DÂN CHUYỂN DỊCH TỪ TRỒNG LÚA SANG NUÔI TÔM Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1.1 Các khái niệm liên quan và tổng quan về tình hình nghiên cứu 1.1.1 Các khái niệm liên quan của luận án Với mục đích tập trung nghiên cứu hành vi phân tán, giảm thiểu rủi ro và quan hệ xã hội của nông dân, chúng tôi sẽ tập trung trình bày và thảo luận những khái niệm quan trọng của luận án như nông dân, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, rủi ro, bất ổn, quan hệ xã hội, và vốn xã hội để làm cơ sở phân tích của luận án. - Nông nghiệp – nông dân: Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất được hình thành đầu tiên của xã hội loài người. Nông nghiệp là một khái niệm bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, cụ thể bao hàm ba lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp [7, tr.15], [28, tr.11]. Nông nghiệp là dạng hoạt động cơ bản của nông dân ở nông thôn [25, tr. 23]. Hoạt động kinh tế nông nghiệp gắn liền với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở ĐBSCL được đề cập trong đề tài này chỉ giới hạn ở hoạt động nông nghiệp trồng lúa nước và nuôi tôm. Nông dân là một chủ đề nghiên cứu quan trọng trong nhiều ngành khoa học xã hội trong đó có ngành Dân tộc học/ Nhân học do vậy khái niệm này đã được nhiều công trình đề cập đến. Eric Wolf, nhà nhân học nổi tiếng trong lĩnh vực nghiên cứu về nông dân đã đưa ra cách hiểu về khái niệm nông dân theo nghĩa peasants trong sự phân biệt với khái niệm cư dân “nguyên thủy” (primitives), đối tượng truyền thống của ngành Nhân học và khái niệm nông dân theo nghĩa farmers. Theo đó, cả ba đối tượng đều là người trồng trọt. Tuy nhiên nông dân (peasants) khác với cư dân “nguyên thủy” ở chỗ là trong các xã hội “nguyên thủy” thặng dư được trao đổi trực tiếp giữa các nhóm hay giữa các thành viên trong các nhóm trong khi đó trong các xã hội nông dân, các nông dân (peasants) sản xuất nhiều hơn mức cần thiết để cung cấp cho “một nhóm thống trị sử dụng thặng dư để sống và phân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2