intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: ViLijen ViLijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

43
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính "Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận và pháp luật về vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch; Thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; Phương hướng và Giải pháp giảm thiểu vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./.............. ........./........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ LAN ANH VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./.............. ........./........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ LAN ANH VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành : Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 8 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁPVÀ LUẬT HÀNH CHÍNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN KHÁNH LY HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, dữ liệu trình bày trong luận văn là trung thực, có trích nguồn rõ ràng. Kết quả của luận văn do tôi tự nghiên cứu và hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS.Nguyễn Khánh Ly. Hà Nội, ngày03 tháng03 năm 2021 Tác giả luận văn Vũ Thị Lan Anh
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy, cô giáo các ban, khoa chuyên môn thuộc Học viện Hành chính Quốc Gia. Trong suốt thời gian qua đã trang bị kiến thức cơ bản cũng như kiến thức chuyên ngành có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn để tôi có cơ sở nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp – Hành chính. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS.Nguyễn Khánh Ly – người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học cho tôi với sự nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cũng như tạo động lực giúp tôi thực hiện Luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành, các nhà quản lý du lịch đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thiện luận văn. Đồng thời, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 03 tháng 03 năm 2021 Tác giả luận văn Vũ Thị Lan Anh
  5. DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Ý nghĩa 1 VPHC Vi phạm hành chính 2 QLNN Quản lý Nhà nước 3 TTHC Thủ tục hành chính 4 CCHC Cải cách hành chính 5 HCC Hành chính công 6 CNH - HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa 7 HCNN Hành chính Nhà nước 8 DVDL Dịch vụ du lịch 9 UBND Ủy ban nhân dân
  6. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ......................................................... 4 3.1. Mục đích của luận văn ........................................................................... 4 3.2. Nhiệm vụ của luận văn .......................................................................... 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn............................................ 4 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................... 5 5.1. Phương pháp luận .................................................................................. 5 5.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5 6. Ý nghĩa luận văn và thực tiễn của luận văn............................................... 6 7. Kết cấu luận văn ....................................................................................... 6 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ................... 7 VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH ..... 7 1.1. Khái quát chung về hoạt động dịch vụ du lịch ....................................... 7 1.2. Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch ........................... 11 1.3. Các yếu tố tác động đến vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch ........................................................................................................ 23 Tiểu kết Chương 1........................................................................................ 32 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ........ 33 2.1. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh..................................... 33 2.2. Thực trạng các loại vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch ............................................................................................................. 43
  7. 2.3. Nguyên nhân của vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh...................................................................... 47 Tiểu kết Chương 2........................................................................................ 60 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU........................... 61 VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH ... 61 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ...................................................... 61 3.1. Phương hướng ..................................................................................... 61 3.2. Giải pháp giảm thiểu các vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh .......................................................... 66 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 78 KẾT LUẬN.................................................................................................. 79 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 81
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Vi phạm hành chính trong hoạt động hướng dẫn du lịchtrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019 ................................. 43 Bảng 2.2. Vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh lữ hànhtrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019 ................................. 44 Bảng 2.3. Vi phạm hành chính trong hoạt động cơ sở lưu trútrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019 ........................................ 46 Bảng 2.4. Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch kháctrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017 - 2019 ................................. 47
  9. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, du lịch và ngành du lịch trở thành xu hướng chung của toàn cầu, chiếm vị trí chiến lược trong nền kinh tế quốc gia nhiều nước trên thế giới. Đối với các quốc gia đang phát triển thì du lịch có ý nghĩa hết sức quan trọng. Có tới 83% các quốc gia xếp du lịch là một trong năm ngành xuất khẩu lớn và cứ ba nước thì có một nước coi du lịch là nguồn thu nhập ngoại tệ quan trọng. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong xu thế toàn cầu hóa, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được – một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Du lịch Việt Nam đang có những bước triển biến rõ rệt, lượng khách du lịch trong và ngoài nước ngày càng gia tăng. Ngành đã đóng góp rất lớn vào nền kinh tế nước ta và góp phần không nhỏ vào việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước, cải thiện đời sống của nhân dân. Thu nhập từ các hoạt động kinh doanh du lịch ngày càng cao đã đưa Du lịch trở thành một ngành “công nghiệp không khói” đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quảng Ninh được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc nhất cả nước. Nơi đây, không chỉ có Vịnh Hạ Long, di sản, kỳ quan thiên nhiên thế giới, khu di tích danh thắng Yên Tử nổi tiếng, mỗi năm thu hút hàng triệu khách đến tham quan mà Quảng Ninh còn có hơn 600 di tích, lịch sử, danh lam thắng cảnh khác. Chính nhờ những lợi thế này, trong những năm qua, ngành công nghiệp không khói của tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Tỉnh Quảng Ninh đặt ra mục tiêu phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; có tính chuyên nghiệp cao, có hệ 1
  10. thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hoá miền đất, con người Quảng Ninh, là một trong các trung tâm du lịch trong nước và khu vực Đông Nam Á với mục tiêu đón 15- 16 triệu lượt khách, trong đó có 7 triệu khách quốc tế vào năm 2020 và đón 30 triệu lượt khách, trong đó có 15 triệu khách quốc tế vào năm 2030. Bên cạnh những thành tựu rất đáng ghi nhận và tự hào thì du lịch Quảng Ninh cũng còn rất nhiều những bất cập và hạn chế cần được quan tâm và kiểm tra, hoàn thiện. Theo đánh giá của Sở Du lịch Quảng Ninh, hoạt động du lịch trên địa bàn vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, nhất là các tour giá rẻ (các công ty lữ hành của Việt Nam - Trung Quốc làm tour thấp hơn chi phí thực tế, nhằm thu hút khách du lịch, đặc biệt đối với dòng khách lẻ), hoạt động kinh doanh và hướng dẫn khách du lịch tại một số địa phương có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Đặc biệt là hiện tượng người nước ngoài trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách du lịch trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam. Đây không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động du lịch, chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Quảng Ninh. Trong xu thế hội nhập hiện nay khi đã coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn thì việc kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch đặt ra cấp thiết hơn bất cứ lúc nào để có thể duy trì trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực du lịch. Từ những lý do trên, học viên lựa chọn đề tài “Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình với mong muốn chỉ ra những điểm bất cập trong hoạt động vi phạm hành chính của hoạt động dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh. Từ đó có những biện pháp khắc phục, hoàn thiện hơn để xử 2
  11. lýcác vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch cũng như pháp luật về du lịch để hoạt động du lịch tại Quảng Ninh ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa, đưa Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn không chỉ trong nước mà ra cả ngoài khu vực và thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Luận văn Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch của tác giả Hoàng Thị Phương Ly (2016). Trong luận văn này tác đi sâu nghiên cứu về hệ thống pháp luật, quy định pháp luật về vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch, từ đó tìm ra các điểm bất cập để khắc phục, thống nhất và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch cũng như pháp luật về du lịch. Luận văn quản lý nhà nước về du lịch từ thực tiễn tỉnh Ninh Bình của tác giả Phạm Thị Hòa (2018); Luận văn Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch của tác giả Nguyễn Thị Muội (2014). Luận văn Pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch tại Thành Phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh của tác giả Trần Thái Bình (2016). Luận văn Quản lý Nhà nước về Phát triển du lịch tại Thành Phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh của tác giả Phùng Thị Mai (2016). Trên cơ sở kế thừa các kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan, luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề pháp luật và thực tiễn của vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, để từ đó đưa ra các giải pháp góp phần giảm thiểu các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch, đồng thời nâng cao tính trách nhiệm, hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; hoạt động dịch vụ du lịch tỉnh Quảng Ninh được đảm bảo, thực hiện đúng pháp luật và ngày càng phát triển. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch tại Quảng Ninh. Một số công trình 3
  12. khoa học đã được công bố từ trước sẽ là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài của luận văn này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu các vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện được mục đích nghiên cứu, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ sau: -Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và pháp lý về vi phạm hành chính trong hoạt độngdịch vụ du lịch; các quy định của pháp luật về vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch. -Phân tích thực trạng quy định của pháp luật về vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch và thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. -Đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Hoạt động vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - Về thời gian: Từ năm 2017 đến năm 2019. 4
  13. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Phương pháp luận Luận văn dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch, những quy dịnh pháp luật của nhà nước về vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch. 5.2. Phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp để thu thập các thông tin có liên quan, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Số liệu được thu thập từ cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh, từ số liệu báo cáo thống kê của Sở du lịch tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống tài liệu thứ cấp được nghiên cứu tập trung vào các mảng nội dung: vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch, các tạp chí, trang web về hoạt động vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch… 5.2.2. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp Dựa trên cơ sở số liệu thu thập được, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, thống kê và tổng hợp các số liệu, các kết quả điều tra, khảo sát để đưa vào trong bài luận văn được rõ ràng và logic. 5.2.3. Phương pháp đánh giá Dựa trên những số liệu tổng hợp được, tác giả tiến hành đưa ra các nhận xét, đánh giá về thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng, kế thừa thành quả nghiên cứu của một số công trình nghiên cứu của các tác giả; các báo cáo, tài liệu liên quan đến hoạt động vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch. 5
  14. 6. Ý nghĩa luận văn và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa về lý luận Luận văn góp phần xây dựng hệ thống các khái niệm, đặc điểm của việc thực hiện, đảm bảo thực hiện và các yêu cầu, yếu tố ảnh hướng đến việc giảm thiểu và hạn chế vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch chung, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng. 6.2.Ý nghĩa về mặt thực tiễn Luận văn góp phần đưa ra các giải pháp có giá trị tham khảo trong thực tế để hạn chế và giảm thiểu các vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch. Ngoài ra, đề tài còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan sau này. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thìLuận văn bao gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch. Chương 2: Thực trạng vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Phương hướngvà Giải pháp giảm thiểu vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 6
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ VI PHẠM HÀNH CHÍNHTRONG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ DU LỊCH 1.1. Khái quát chung về hoạt động dịch vụ du lịch 1.1.1. Khái niệm về hoạt động dịch vụ du lịch 1.1.1.1. Dịch vụ Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoá, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển”. Trong kinh tế học, Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Theo quan điểm kinh tế học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ…và mang lại lợi nhuận. Philip Kotler định nghĩa dịch vụ: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất. Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [21]. Tóm lại, có nhiều khái niệm về dịch vụ được phát biểu dưới những góc độ khác nhau nhưng tựu chung thì: Dịch vụ là hoạt động có chủ đích nhằm đáp ứng nhu cầu nào đó của con người. Đặc điểm của dịch vụ là không tồn tại ở dạng sản phẩm cụ thể (hữu hình) như hàng hoá nhưng nó phục vụ trực tiếp nhu cầu nhất định của xã hội. 7
  16. 1.1.1.2. Du lịch Theo định nghĩa của A Dictionary of travel and tourism Terminology: “Du lịch” là một tổ hợp những hiện tượng và những quan hệ nảy sinh từ việc đi đến và ở lại nơi không cư trú, trong một chừng mực nào đó mà không có việc định cư và không liên quan đến việc kiếm tiền”. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) thì: “Du lịch là tập hợp các mối quanhệ, các hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ sự hình thành và lưutrú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên với mục đích hoà bình và nơi họđến không phải là nơi họ làm việc”. Theo Khoản 1, Điều 3 Luật du lịch 2017: “Du lịch” là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác [17]. Khoản 3, Điều 3 thì “Hoạt động du lịch” là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch [17]. Từ những khái niệm, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịchnhư sau: - Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên; - Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn; - Mục đích của chuyến du lịch là thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉdưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan vànghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việclàm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm. - Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng cácdịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và cư dân ở địa phương. 8
  17. 1.1.1.3. Hoạt động dịch vụ du lịch * Khái niệm Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. “Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.” Dịch vụ du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng. Nói một cách đơn giản: Dịch vụ du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hoá du lịch Hoạt động dịch vụ du lịch là những hoạt động mang tính dịch vụ và có sự khác nhau tùy vào địa điểm, khu du lịch cũng như nhu cầu của khách du lịch. Nhờ sự kết hợp giữa tài nguyên du lịch và các dịch vụ, hàng hóa du lịch mà các tổ chức cung ứng du lịch sẽ có những hoạt động dịch vụ khác nhau như dịch vụ về lưu trú, lữ hành, ăn uống, vui chơi giải trí....Thông qua các hoạt động này mà du khách có thể trải nghiệm,tận hưởng, vui chơi và đáp ứng các nhu cầu của bản thân một cách trọn vẹn nhất trong toàn bộ quá trình du lịch. * Các hoạt động dịch vụ du lịch - Hoạt động dịch vụ lữ hành: là hoạt động dịch vụ mà trong đó các tổ chức cung ứng du lịch sẽ xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Các hoạt động dịch vụ này được đảm bảo trọn gói các quyền lợi cần thiết để khách hàng được hưởng trọn chuyến đi của mình như: di chuyển, lưu trú, ăn uống và đảm bảo thời gian thuận lợi cho khách hàng đăng ký các dịch vụ cho chuyến đi. 9
  18. - Hoạt động dịch vụ lưu trú: là hoạt động dịch vụ cung cấp các cơ sở lưu trú ngắn hạn cho những người có nhu cầu (công tác, du lịch…). Trong đó Cơ sở lưu trú du lịch là nơi cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch.Các loại hình dịch vụ lưu trú: khách sạn, làng du lịch (tourist village, biệt thự du lịch (villa), căn hộ du lịch (serviced apartment), bãi cắm trại du lịch (tourist camping), nhà nghỉ du lịch (tourist guest house), homestay. - Hoạt động dịch vụ khác:bao gồm các dịch vụ như dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm, dịch vụ thể thao, dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ liên quan khác phục vụ khách du lịch. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động dịch vụ du lịch - Hoạt động dịch vụ du lịch mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, điều kiện di sản lịch sử văn hóa, phong cảnh, chùa chiền độc đáo, hấp dẫn. - Đối tượng phục vụ của hoạt động dịch vụ du lịch (DVDL)rất đa dạng và phức tạp về thành phần, nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, sở thích, phong tục tập quán, nếp sống... Dịch vụ du lịch là ngành kinh doanh đặc biệt, hoạt động vừa mang tính kinh doanh vừa mang tính phục vụ xã hội.Hoạt động kinh doanh DVDL chủ yếu phục vụ nhu cầu của khách tham quan các di tích lịch sử, công trình văn hóa, phong cảnh thiên nhiên...Sự phát triển của hoạt động này tạo nguồn thu không chỉ cho riêng ngành du lịch mà còn có tác động tăng nguồn thu cho nhiều ngành khác như kinh doanh hàng hóa, kinh doanh vận tải, kinh doanh dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, khách sạn. - Hoạt động dịch vụ du lịch có tính rủi ro cao: có những loại hoạt động DVDL để hoàn thành sản phẩm dịch vụ phải bỏ ra nhiều loại chi phí khác nhau nhưng đôi khi vẫn không hoàn thành được số sản phẩm mong muốn, trong khi đó kết quả của nó (nếu có) thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng. Vì để tổ chức một hoạt động dịch vụ du lịch cần phải bỏ rất nhiều chi 10
  19. phí trước khi hoạt động đó được thực hiện như chi phí quảng cáo, chi phí đặt khách sạn... nhưng kết quả có thể có rất ít khách hàng sử dụng hoạt động dịch vụ du lịch đó. Nhưng khi đã có khách hàng thì rất nhiều ngành khác nhau được hưởng thu nhập như khách sạn, vận chuyển, bưu điện, hải quan, thuế... -Sản phẩm của hoạt độngDVDL chỉ có một bộ phận nhỏ tồn tại dưới dạng vật chất còn đa phần không mang hình thái vật chất, thường tồn tại dưới dạng dịch vụ. Sản phẩm của hoạt động nàykhông tồn tại dưới dạng vật chất cụ thể, quá trình sản xuất, phục vụ, tiêu thụ luôn gắn liền với nhau.Sản phẩm hoạt động dịch vụ du lịch không có quá trình nhập kho, xuất kho, chất lượng sản phẩm nhiều khi không ổn định. Do đó quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoạt độngnàyhoàn thành thường được tiến hành đồng thời. -Hoạt động dịch vụ du lịch có đặc điểm là không có yếu tố chi phí nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm dịch vụ, mà chỉ có yếu tố chi phí nhân công, chi phí khác phục vụ chung cho hoạt động này. 1.2. Vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ du lịch 1.2.1. Vi phạm pháp luật và các loại vi phạm pháp luật 1.2.1.1. Khái niệm Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1.2.1.2. Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật -Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là bằng hành vi thực tế của cá nhân hoặc tổ chức tham gia các quan hệ xã hội. Phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (cố ý gây thương tích) hoặc bằng không hành động (không cứu giúp người khác). 11
  20. -Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các quy định của pháp luật,như: chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép, chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. -Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý, thì không bị coi là vi phạm pháp luật. Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. -Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình. Trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp luật. -Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tức là xâm phạm nội dung của quan hệ pháp luật đó. 1.2.1.3.Cấu thành của vi phạm pháp luật Là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật, gồm 4 yếu tố cấu thành là: mặt khách quan; mặt chủ quan; chủ thể và khách thể. * Mặt khách quan của vi phạm pháp luật Là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật, bao gồm: 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2