intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội

Chia sẻ: ViLijen ViLijen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

74
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính "Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra sở Y tế; Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội; Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRỌNG HUÂN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRỌNG HUÂN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Lƣơng Thanh Cƣờng HÀ NỘI - NĂM 2021
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ........................................ 7 1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA SỞ ......................................................... 7 1.2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ ............... 12 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ .................................................................................. 26 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI ................................................................................ 34 2.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI .............. 34 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI ....38 Chƣơng 3 ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI .......................................................................................... 55 3.1. YÊU CẦU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI ......................................................... 55 3.2. GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ HÀ NỘI .................................................................................. 63 KẾT LUẬN .................................................................................................... 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
  4. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 2. Tổ chức Thanh tra Sở Y tế Hà Nội .................................................... 35 Bảng 1: Số lượng cuộc thanh tra .................................................................... 39 Bảng 2: Kết quả xử lý trong thanh tra ............................................................ 40
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Lương Thanh Cường. Các số liệu, kết quả nghiên cức được sử dụng nêu trong luận văn trung thực, có trích dẫn rõ ràng và chưa được công bố trong các công trình nghiên cứu khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Trọng Huân
  6. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy và giúp đỡ tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia; được sự động viên, quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia và các Thầy giáo, Cô giáo của Học viện. Xin cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS. TS. Lương Thanh Cường và toàn thể các Thầy giáo, Cô giáo Khoa Nhà nước - Pháp luật và Lý luận cơ sở. Tác giả luận văn Nguyễn Trọng Huân
  7. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm BHLĐ : Bảo hiểm lao động ĐKKD : Đăng kí kinh doanh GCN : Giấy chứng nhận KCB : Khám chữa bệnh HNYDTN : Hành nghề y, dược tư nhân TPCN : Thực phẩm chức năng TCCL : Tiêu chuẩn chất lượng UBND : Ủy ban nhân dân
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh tra có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là một lĩnh vực hoạt động của Nhà nước có quá trình phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với Nhà nước. Công tác thanh tra luôn gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước và được coi là “một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước”. Tổ chức và hoạt động thanh tra là một khâu quan trọng của hoạt động quản lý, xuất phát chức năng quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, là ban hành chính sách pháp luật, tổ chức việc thực hiện chính sách pháp luât và tiến hành kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật đó. Thông qua kiểm tra việc thi hành chính sách pháp luật của cơ quan, tổ chức và cá nhân, hoạt động thanh tra góp phần chấn chỉnh các sơ hở của cơ chế, chính sách, pháp luật, đề xuất kiến nghị các giải pháp khắc phục, tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong quản lý Nhà nước. Trong hệ thống cơ quan thanh tra, Thanh tra Sở là cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp UBND quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Nếu như “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”, thì thanh tra sở là cấp trung gian giữa Trung ương với địa phương, là tai mắt của Đảng, Nhà nước và là người bạn tin tưởng nhất của quần chúng nhân dân. Một mặt, Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện của UBND cấp tỉnh; mặt khác, Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo của Thanh tra tỉnh về công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, nơi tập trung rất nhiều các cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Nhà 1
  9. nước cũng như tư nhân. Với tư cách là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp việc cho Sở Y tế, thanh tra sở đã phát huy khá tốt vai trò là công cụ hữu hiệu để nâng cao công tác quản lý nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Y tế Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế như: hoạt động thanh tra còn mang tính hình thức, thiếu chiều sâu; năng lực tham mưu chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng chưa cao, chưa quyết liệt và thiếu triệt để, đội ngũ thanh tra viên còn mỏng về lực lượng và chưa đáp ứng yêu cầu về năng lực… Để phát huy vai trò của thanh tra Sở Y tế trong quản lý nhà nước và khắc phục những hạn chế, bất cập thì yêu cầu cấp bách đặt ra là phải nhận thức một cách sâu sắc các vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của thanh tra sở, từ đó đề xuất các giải pháp đổi mới tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo cho thanh tra sở làm tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Đó là lý do đề tài “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội” được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành luật Hiến pháp và luật Hành chính. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong thời gian qua, tổ chức và hoạt động của thanh tra đã được nhiều nhà khoa học, các chuyên gia lập pháp, các nhà quản lý tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, hoạt động nghiên cứu về công tác thanh tra trở nên hết sức sôi động. Có thể nêu một số công trình nghiên cứu tiểu biểu sau đây: - Đề tài khoa học cấp cơ sở “Hoạt động thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành”, Nguyễn Thị Hải Yến (2013). Đề tài đã chỉ ra những đặc thù của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành cũng như thực trạng tổ chức và hoạt động của các cơ quan này ở Việt Nam hiện nay [43]. 2
  10. - Đề tài khoa học cấp cơ sở trọng điểm Thanh tra - phương thức chủ yếu để kiểm soát quyền lực nhà nước của PGS.TS. Lê Thiên Hương (2009). Công trình đã chứng minh vai trò quan trọng của thanh tra trong kiểm soát quyền lực nhà nước; chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế trong kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan thanh tra nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của thanh tra trong kiểm soát quyền lực nhà nước thời gian tới [17]. - Luận văn thạc sỹ Luật học “Tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay” (2011) của tác giả Nguyễn Thị Thục. Luận văn đã nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật cũng như thực tiễn tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam và đề xuất giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động các cơ quan này ở Việt Nam [39]. - Luận án tiến sĩ luật học “Pháp luật về thanh tra chuyên ngành” (2015) của tác giả Bùi Thị Thanh Thúy. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật về thanh tra chuyên ngành và luận giải cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế của pháp luật thanh tra chuyên ngành ở Việt Nam hiện nay [40]. - Bài viết “Cần ban hành một Nghị định riêng về Thanh tra chuyên ngành” của tác giả Bùi Sĩ Lợi đăng trên Tạp chí Thanh tra số 10/2007. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ rõ sự bất cập của pháp luật hiện hành và chứng minh sự cần thiết phải ban hành một văn bản riêng về hoạt động thanh tra chuyên ngành xuất phát từ đặc thù của loại hình hoạt động thanh tra này [23]. - Bài viết “Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tổ chức thanh tra theo ngành, lĩnh vực hiện nay” của Nguyễn Thị Thương Huyền, Tạp chí Thanh tra số 6/2008. Bài viết đã phân tích các yêu cầu đối với yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tổ chức thanh tra theo ngành, lĩnh vực ở Việt Nam hiện nay [14]. 3
  11. - Bài viết “Những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2010” của tác giả Lê Thiên Hương và Bùi Thị Thanh Thúy, Tạp chí quản lý nhà nước số 183/2011. Trong bài viết này, các tác giả đac chỉ ra những điểm mới của Luật Thanh tra năm 2010 so với Luật Thanh tra năm 2004; đồng thời cũng chỉ ra những hạn chế mà Luật Thanh tra 2010 chưa giải quyết triệt để [18]. Ngoài ra cũng phải kể đến các giáo trình có liên quan như Giáo trình “Thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo” của Đại học Luật Hà Nội năm 2010 [6]; Giáo trình “Thanh tra và giải quyết khiếu nại hành chính” của Học viện Hành chính Quốc gia [10]. Nhìn chung, các công trình kể trên đều đã phân tích một cách hệ thống dưới nhiều góc độ khác nhau về thanh tra nói chung cũng như tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nói riêng. Tuy nhiên, từ sau khi Luật Thanh tra 2010 ban hành, chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào được công bố nghiên cứu một cách tổng thể, đầy đủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Y tế mà cụ thể là ở thành phố Hà Nội. Nói cách khác, chưa có công trình nghiên cứu toàn vẹn nào về vấn đề tổ chức và hoạt động của thanh tra sở Y tế thành phố Hà Nội được tiếp cận dưới góc độ khoa học Luật Hiến pháp và luật Hành chính. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu kể trên là những nguồn tài liệu vô cùng bổ ích, quý giá, có giá trị tham khảo để tác giả hoàn thiện đề tài nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có mục đích tổng quát là xây dựng luận cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm góp phần đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra sở Y tế thành phố Hà Nội. Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau: - Phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thanh tra, tổ chức và hoạt động của thanh tra sở Y tế thông qua việc nêu khái niệm, phân tích vai trò cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của thanh tra sở Y tế. 4
  12. - Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội, đưa ra những đánh giá về ưu điểm cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. - Đề xuất yêu cầu, quan điểm và giải pháp nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Y tế thành phố Hà Nội trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của thanh tra sở nói chung và thanh tra Y tế. - Phạm vi nghiên cứu: Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội từ năm 2016 đến 2020. Do nội dung hoạt động thanh tra của Sở Y tế Hà Nội rất rộng nên luận văn chỉ nghiên cứu về hoạt động thanh tra chuyên ngành liên quan đến 3 lĩnh vực: Dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; An toàn vệ sinh thực phẩm; Khám chữa bệnh. Không nghiên cứu về thanh tra hành chính và hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn u Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về nhà nước và pháp luật, về thanh tra nhà nước và tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế. c u Đề tài được nghiên cứu bằng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng các phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp hệ thống; phương pháp thống kê. Cụ thể: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu được tác giả sử dụng để nghiên cứu các văn bản pháp luật, giáo trình, sách, đề tài khoa học, luận án, luận văn, bài báo khoa học… có liên quan đến thanh tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra y tế. 5
  13. - Phương pháp phân tích và tổng hợp được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ các chương của luận văn để giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn như có liên quan. - Phương pháp thống kê, khảo sát được sử dụng để đưa ra các số liệu thực tế, cần thiết nhằm phản ánh thực trạng về tổ chức và hoạt động thanh tra của sở y tế Hà Nội hiện nay. - Phương pháp quy nạp, được sử dụng để đề xuất quan điểm và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra của Sở Y tế thành phố Hà Nội hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nói chung, thanh tra y tế nói riêng. Các khuyến nghị của luận văn có thể được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tham khảo cho quá trình hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung, tổ chức và hoạt động của thanh tra y tế nói riêng, đồng thời cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương: C : Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của thanh tra sở Y tế C : Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội C 3: Đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Y tế Hà Nội 6
  14. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ THANH TRA SỞ 1.1.1. Khái ệm và đặc đ ểm thanh tra Sở Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) xuất phát từ nguồn gốc La tinh (Inspectare) có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định. Từ điển Luật học (tiếng Đức) giải thích thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định-một sự tác động đó có tính trực thuộc [24, tr.11]. Theo Từ điển tiếng Việt “thanh tra là xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, tổ chức để phát hiện và ngăn chặn những gì trái ví quy định” [28, tr.1177]. Từ góc độ này, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định. Khái niệm thanh tra thường đi kèm với một chủ thể và liên quan đến phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định. Trong sách báo pháp lý ở nước ta, khái niệm thanh tra được hiểu dưới các góc độ khác nhau. Một cách phổ biến nhất, thanh tra thường được hiểu là sự xem xét, kiểm soát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ nhằm rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết để kiến nghị với các cơ quan nhà nước khắc phục những nhược điểm, phát huy ưu điểm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm Thanh tra được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật về thanh tra. Điều 1 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 định nghĩa thanh tra như sau: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước; là 7
  15. phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiệc các quyết định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm (gọi chung là cơ quan, tổ chức và cá nhân) nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân”. Tại điều 4 Luật Thanh tra 2004 quy định “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này và các quy định khác của pháp luật” Tại Luật Thanh tra 2010 đưa ra khái niệm: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân (điều 3). Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 8
  16. Trong thực tế, có hai khái niệm gần nhau là “thanh tra” và “kiểm tra”. Giữa hai khái niệm này có những nét tương đồng như: (i) Đều là một hoạt động không thể thiếu của quá trình quản lý; (ii) Là một chức năng của quản lý nhà nước nhằm hướng hoạt động của chủ thể quản lý vào một mục đích nhất định. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những điểm khác biệt cơ bản: - Chủ thể của kiểm tra rộng hơn chủ thể thanh tra (có thể là Nhà nước hoặc các tổ chức phi nhà nước), trong khi chủ thể tiến hành thanh tra chỉ là Nhà nước. - Mục đích thực hiện của thanh tra rộng hơn, sâu hơn so với kiểm tra. - Khi tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra áp dụng những biện pháp nghiệp vụ sâu hơn kiểm tra, đi vào thực chất đến tận cùng của vấn đề như: xác minh, thu thập chứng cứ, đối thoại, chất vấn, giám định... Đặc biệt, trong quá trình thanh tra, các Đoàn thanh tra còn có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để phục vụ thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra để tác động lên đối tượng bị quản lý. - Phạm vi hoạt động của kiểm tra thường theo bề rộng, diễn ra liên tục, ở khắp nơi với nhiều hình thức phong phú, mang tính quần chúng, trong khi đó phạm vi hoạt động thanh tra thường hẹp hơn. - Thời gian tiến hành một cuộc thanh tra thường dài hơn kiểm tra vì có rất vấn đề phải xác minh, đối chiếu công phu, nhiều mối quan hệ cần được làm rõ. Như vậy, có thể nhận diện thanh tra nhà nước trên những điểm sau: Thứ nhất, thanh tra là một hoạt động, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là cơ chế tự kiểm soát quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp. Thứ hai, hoạt động thanh tra được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền là cơ quan thanh tra nhà nước. 9
  17. Thứ ba, thanh tra có nội dung là xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng thanh tra là đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp (đây là đối tượng thực hiện quyền hành pháp, vì vậy họ cũng chính là đối tượng quản lý) Thứ tư, mục đích thanh tra không chỉ phát hiện, phòng ngừa vi phạm và phát hiện sai sót trong cơ chế quản lý, pháp luật mà còn nhằm kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khắc phục sai sót, xử lý vi phạm pháp luật; hoàn thiện cơ chế quản lý, pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Thứ năm, thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao (Khoản 2 Điều 3), bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (Khoản 3 Điều 3), bao gồm thanh tra Bộ và thanh tra Sở. Từ đó, có thể đưa ra khái niệm thanh tra Sở như sau: Thanh tra Sở là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của sở, được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc theo quy định của pháp luật, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra sở có các đặc điểm sau đây: - Về tổ chức: Là đơn vị cấp phòng trong cơ cấu tổ chức của sở; - Về hoạt động: Tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng và chống tham nhũng trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh. 10
  18. - Về trách nhiệm: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc sở; sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ. 1.1.2. Va trò của t a tra sở Vai trò của thanh tra sở được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Là công cụ kiểm định, đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Hoạt động của thanh tra sở nhằm phát hiện kịp thời những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quản lý và sử dụng các nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động thanh tra, các chủ thể quản lý có được những thông tin góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo những vấn đề sẽ phát sinh để có những biện pháp phòng ngừa. - Là phương thức đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý nhà nước, góp phần tăng cường pháp quyền. Thanh tra sở thực hiện giám sát hoạt động của các đối tượng bị quản lý và xem xét, kiến nghị giải quyết, khiếu nại, tố cáo đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật, chức trách, nhiệm vụ được giao trên địa bàn tỉnh. Qua đó, góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý. Bên cạnh đó, thanh tra sở còn phải phát hiện và khẳng định, đồng thời tạo điều kiện cho những nhân tố mới, cơ chế mới tích cực phát triển. - Là phương tiện phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm phát sinh trong quản lý nhà nước. 11
  19. Các thông tin và kết luận của thanh tra sở có tác dụng giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật ở đối tượng quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tác dụng này chỉ có được khi các kết luận, kiến nghị thanh tra được đưa ra trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, đúng pháp luật, hợp lý và cán bộ thanh tra là người không chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức. Ngoài ra, thanh tra sở góp phần bảo đảm dân chủ, quyền con người và quyền công dân, giúp hạn chế được xu hướng lạm quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, giúp người dân kiểm soát và từ đó dễ dàng giám sát, đánh giá được bộ máy nhà nước trên địa bàn tỉnh. - Là phương tiện hoàn thiện bản thân chủ thể quản lý nhà nước. Thông qua hoạt động thanh tra giúp cho các chủ thể quản lý nhà nước hoàn thiện các phương tiện quản lý nhà nước như pháp luật, cơ chế, chính sách, xem xét lại tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra giúp cho các chủ thể quản lý ra các quyết định áp dụng chính xác, đúng đắn, khách quan và phù hợp hơn. - Là phương tiện góp phần bảo đảm dân chủ, quyền con người và quyền công dân. Thông qua hoạt động thanh tra giúp hạn chế được xu hướng lạm quyền trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, giúp người dân kiểm soát và từ đó dễ dàng giám sát, đánh giá được bộ máy nhà nước trên địa bàn. Có thể nói, thanh tra sở là một cơ chế gần dân và hữu hiệu để bảo vệ các quyền cơ bản của con người. 1.2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ Y TẾ 1.2.1 Tổ c ct a tra Sở Y tế 1.2.1.1. Quan niệm về tổ chức thanh tra Sở Tổ chức là một đơn vị xã hội, được điều phối một cách có ý thức, có phạm vi tương đối rõ ràng, hoạt động nhằm đạt được một hoặc nhiều mục 12
  20. đích chung do tổ chức đó định ra. Khi đã hình thành tổ chức thì phải có hoạt động quản lý, một hoạt động bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động, nhằm đạt tới hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn trong công việc, đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý và nhất thiết phải có người đứng đầu. Trong tổ chức, nhân tố quyết định nhất, năng động nhất là con người. Cuộc sống, hoạt động của con người là ở trong tổ chức, trong guồng máy hoạt động của tổ chức. Chỉ có trong tổ chức và thông qua tổ chức, thông qua quan hệ với những người khác, bộ phận khác và với sự vật, phương tiện làm việc, con người mới biểu hiện rõ vai trò chủ thể của mình và mới thấy rõ mình có thể làm được những gì. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Tổ chức trước hết là con người” [26]. Theo Từ điển Tiếng Việt, tổ chức là một tập hợp nhiều thành phần được sắp xếp, bố trí cho thành một chỉnh thể, hoạt động vì một mục đích chung, quyền lợi chung [28, tr.1293] Theo Giáo trình tổ chức nhân sự hành chính nhà nước: “Tổ chức là một hệ thống tập hợp của hai hay nhiều người, có sự phối hợp một cách có ý thức, có phạm vi (lĩnh vực và chức năng hoạt động) tương đối rõ ràng; hoạt động nhằm đạt một hoặc nhiều mục tiêu chung” [13, tr.9] Dưới góc độ khoa học tổ chức và quản lý thì tổ chức được hiểu là cách thức sắp xếp, bố trí của một tập hợp các cơ quan, đơn vị cấu thành. Tổ chức không chỉ bao hàm các thành tố cấu thành quy mô của một tổ chức mà còn chỉ ra cách thức tập hợp các thành tố đó, mối liên hệ hữu cơ chỉ đạo, chi phối và phụ thuộc giữa các thành tố với nhau, những chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đó. Nhìn chung, có thể hiểu "tổ chức" là việc tập hợp nhiều người lại với nhau, xây dựng cơ cấu bộ máy làm việc, định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng người, từng bộ phận trong tổ chức, đưa ra khỏi tổ chức những 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2