Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành
lượt xem 6
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành, bao gồm tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành, các loại hình bạo hành, đối tượng bạo hành, ảnh hưởng của bạo hành đến sức khỏe tinh thần của sinh viên nữ để từ đó đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm giảm thiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HƢỜNG TÌM HIỂU THỰC TRẠNG INH VI N N Ị BẠO HÀNH LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI – 2014 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ HƢỜNG TÌM HIỂU THỰC TRẠNG INH VI N N Ị BẠO HÀNH LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN Mã số: Thí điểm Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Ngọc Khanh HÀ NỘI – 2014 2
- LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu. Em xin cảm ơn tới Ts. Đỗ Ngọc Khanh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn Em xin cảm ơn tập thể lớp Tâm lý học lâm sàng khóa 3, Trường Đại học Giáo dục đã giúp đỡ em trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn Các bạn sinh viên nữ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật trung Ương, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện và hợp tác với tôi trong quá trình thu thập thông tin. Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Hường i
- DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT B4.5: Mẹ đẩy, đánh, tát bố B4.9: Bố đẩy, đánh, tát mẹ GAD 7: Generalized Anxiety Disorder 7 PHQ 9: Patient Health Questionnaire 9 KHXH &NV: Khoa học xã hội và nhân văn ii
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn ......................................................................................................i Danh mục viết tắt ............................................................................................ii Mục lục............................................................................................................iii Danh mục các bảng .........................................................................................v Danh mục các biểu đồ .....................................................................................vi MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ Ở LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................6 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................................... 6 1.1.1. Nghiên cứu về bạo hành trên thế giới ............................................... 6 1.1.2. Nghiên cứu về bạo hành ở Việt Nam................................................ 13 1.2. Một số vấn đề lý luận của đề tài .......................................................... 16 1.2.1. Khái niệm bạo lực, bạo hành ............................................................ 16 1.2.2. Khái niệm gây hấn, xâm kích ........................................................... 18 1.2.3. Khái niệm lạm dụng .......................................................................... 18 1.2.4. Sinh viên .......................................................................................... 18 1.2.5. Khái niệm nữ giới ............................................................................. 19 1.2.6. Những đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên – sinh viên ................. 19 1.3. Các hình thức của bạo hành ............................................................... 26 1.3.1. Bạo hành về tinh thần ....................................................................... 26 1.3.2. Bạo hành về thể chất ......................................................................... 26 1.3.3. Bạo hành về tình dục......................................................................... 27 1.3.4. Bạo hành về kinh tế........................................................................... 28 1.4. Hậu quả của bạo hành .......................................................................... 28 1.4.1. Đối với nạn nhân ............................................................................... 28 1.4.2. Hậu quả đối với gia đình ................................................................... 29 1.4.3. Hậu quả đối với xã hội ...................................................................... 30 1.4.4. Hậu quả đối với chính người gây ra bạo lực ..................................... 30 Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ............. 32 2.1. Tổ chức nghiên cứu.............................................................................. 32 2.1.1. Tiến trình thực hiện đề tài ................................................................. 32 2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu........................................................... 32 2.1.3. Đặc điểm về khách thể nghiên cứu ................................................. 34 iii
- 2.2. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 36 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu ..................................................... 36 2.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi có sử dụng thang đo ............... 37 2.2.3. Phương pháp toán thống kê ............................................................. 40 2.3. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................. 40 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 42 3.1. Thực trạng sinh viên nữ chứng kiến bạo hành ..................................... 42 3.1.1.Thực trạng sinh viên nữ chứng kiến bạo hành về tinh thần............... 43 3.1.2.Thực trạng sinh viên nữ chứng kiến bạo hành thể chất ..................... 46 3.2. Thực trạng sinh viên nữ là nạn nhân của bạo hành ............................. 47 3.2.1. Thực trạng sinh viên nữ là nạn nhân của bạo hành về tinh thần ...... 47 3.2.2. Thực trạng sinh viên nữ là nạn nhân của bạo hành về thể chất ........ 50 3.2.3. Thực trạng sinh viên nữ là nạn nhân của bạo hành về tình dục........ 54 3.2.4. Thực trạng sinh viên nữ là nạn nhân của bạo hành về kinh tế.......... 56 3.3. Sự khác biệt về mức độ bị bạo hành giữa những sinh viên nữ khác nhau ......... 60 3.3.1. Sự khác biệt về mức độ bạo hành ở những sinh viên nữ sống cùng với những người khác nhau................................................................ 60 3.3.2. Sự khác biệt về mức độ bạo hành ở những sinh viên nữ sống ở nơi khác nhau .............................................................................................. 62 3.3.3. Tình trạng hôn nhân có ảnh hưởng đến việc sinh viên nữ bị bạo hành ........... 63 3.3.4. Sự khác biệt về mức độ bạo hành ở những sinh viên nữ dân tộc khác nhau .................................................................................................... 64 3.3.5. Sự khác nhau về mức độ bạo hành ở những sinh viên nữ có trình độ khác nhau ....................................................................................... 65 3.3.6. Sự khác biệt về mức độ bị bạo hành giữa những sinh viên nữ bị trầm cảm ........................................................................................... 66 3.3.7. Sự khác biệt về mức độ bị bạo hành giữa những sinh viên nữ bị lo âu ........... 70 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 73 1. Kết luận .......................................................................................................73 2. Khuyến nghị ................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................76 PHỤ LỤC .......................................................................................................80 iv
- DANH MỤC CÁC ẢNG Trang Bảng 2.1: Đặc điểm khách thể ........................................................................ 35 Bảng 3.1: Cách ứng xử của cha mẹ khi có mâu thuẫn.................................... 42 Bảng 3.2: Tỷ lệ sinh viên chứng kiến cha mẹ họ bạo hành tinh thần ............. 43 Bảng 3.3: Tỷ lệ sinh viên chứng kiến bố mẹ mình bạo hành thể chất lẫn nhau ................................................................................................... 46 Bảng 3.4 : Tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành tinh thần ....................................... 48 Bảng 3.5: Tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành thể chất.......................................... 52 Bảng 3.6: Tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành tình dục ......................................... 55 Bảng 3.7. Tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành về kinh tế ...................................... 57 Bảng 3.8: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên có vấn đề về sức khỏe tinh thần .................................................................................. 59 Bảng 3.9: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên nữ sống cùng với những người khác nhau.................................................................... 62 Bảng 3.10: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên nữ sống ở nơi khác nhau ...................................................................................... 63 Bảng 3.11: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên nữ có tình trạng hôn nhân khác nhau ........................................................................ 64 Bảng 3.12: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên nữ dân tộc khác nhau .................................................................................................. 65 Bảng 3.13: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên nữ có trình độ khác nhau ........................................................................................... 66 Bảng 3.14: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên nữ bị trầm cảm............. 67 Bảng 3.15: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên nữ bị lo âu............... 70 v
- DANH MỤC CÁC IỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Số lượng các hình thức bị bạo hành về tinh thần ....................... 50 Biểu đồ 3.2: Số lượng hình thức bạo hành về thể chất ................................... 54 Biểu đồ 3.3: Số lượng các hình thức bạo hành về tình dục ............................ 56 Biểu đồ 3.4: Mức độ sinh viên nữ bị bạo hành ............................................... 57 Biểu đồ 3.5: Mức độ lo âu của sinh viên bị ít nhất một hình thức bạo hành 58 ........................................................................................................................................ Biểu đồ 3.6: Mức độ trầm cảm của sinh viên bị ít nhất một hình thức bạo hành .......................................................................................................... 59 Biểu đồ 3.7: Mức độ khác biệt về bạo hành ở những sinh viên có vấn đề về sức khỏe tinh thần ................................................................................. 60 vi
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bạo hành là một vấn đề phổ biến ở tất cả các nền văn hóa, nhóm xã hội khắp nơi trên thế giới. Nó có ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất, tình cảm, tài chính và xã hội đối với nạn nhân, gia đình và cộng đồng. Nạn nhân phần lớn là phụ nữ, những người gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ pháp lý và các biện pháp bảo vệ. Bạo hành giới là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất mà phụ nữ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải chịu đựng. Theo Tổ chức y tế thế giới bạo hành được nhận thấy như một vấn đề ưu tiên trong các vấn đề cộng đồng vì vấn đề này tồn tại ở nhiều nước trên thế giới và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Nghiên cứu của WHO (1997) cho thấy cứ 5 phụ nữ thì có một người là nạn nhân của một dạng bạo hành nào đó trong cuộc đời của họ, trong đó 67% phụ nữ bị ngược đãi về thể chất và 47% phụ nữ bị cưỡng ép trong lần quan hệ tình dục đầu tiên . Tại Việt Nam qua nghiên cứu của Viện Xã hội học cho thấy có 15% phụ nữ trong mẫu báo cáo đã từng bị bạo hành về thể chất, 80% bị bạo hành tinh thần, 20% bị bạo hành tình dục [38]. Hậu quả của bạo hành là rất nặng nề, thậm ch là nguyên nhân thứ 10 gây tử vong cho phụ nữ lứa tuổi từ 15 đến 44. Thống kê tại Trung tâm Tư vấn Sức khỏe đặt tại Bệnh viện Đức Giang cho thấy 30% nạn nhân của bạo hành bị chấn thương đầu cổ, 10% chấn thương xương sườn, còn lại đa chấn thương. Về mặt tinh thần 100% nạn nhân bị tổn thương [38]. Theo một số nghiên cứu từ năm 1997 đến 2002 của Andrew và Brown (1998), Astin và cộng sự (1993), Krug và cộng sự (2002) và Tang(1997), bạo hành cũng tương quan với các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, cảm thấy vô vọng, tổn thương sau sang chấn, có ý tưởng và thử tự sát [7] . 1
- Nghiên cứu của McCloskey (1995) và Jounriles (1989) cho thấy bạo hành gia đình cũng có ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm lý của con cái. Trẻ em chứng kiến bạo hành trong gia đình có nguy cơ cao về các vấn đề hành vi, tình cảm và các than phiền về sức khỏe thể chất [18],[20]. Trẻ em trai chứng kiến bạo hành trong gia đình cũng tăng nguy cơ sử dụng bạo lực khi chúng trở thành người lớn [8]. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) năm 2006, phát hiện ra rằng, đối với những em nữ tuổi vị thành niên, bạo hành có thể dẫn đến vấn đề lạm dụng chất, phạm pháp, hình ảnh cơ thể tồi tệ, có thai ngoài mong muốn, các hành vi tình dục không an toàn, khó khăn trong học tập, bắt nạt và các hình thức liên quan đến gây hấn [7]. Với hậu quả dài hạn, những thanh thiếu niên trong các mối quan hệ bạo hành có thể mang theo những mẫu hình này vào các mối quan hệ trong tương lai và con cái của họ có nguy cơ trải nghiệm bạo lực hẹn hò cao [7]. Ở Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về phụ nữ bị bạo hành như: “Nghiên cứu quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam” được Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc công bố ngày 25/11/2010 thì cứ ba phụ nữ có gia đình hoặc đã từng có gia đình thì có một người (34%) cho biết họ đã từng bị chồng mình bạo hành thể xác hoặc tình dục. Số phụ nữ có hoặc từng có gia đình hiện đang phải chịu một trong hai hình thức bạo hành này chiếm 9% [34]. Hay nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Vân Anh về “ Thái độ của phụ nữ trước hành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình” trên khoảng 200 khách thể thuộc phường Nhân Ch nh, Khương Mai và một số khách hàng của Trung tâm tư vấn Hạnh phúc Gia đình [42]... Mặc dù có rất nhiều những công trình nghiên cứu về bạo hành tuy nhiên nghiên cứu về bạo hành về lứa tuổi sinh viên còn khá t, đây là một vấn đề nhiều người quan tâm và lo ngại. Sinh viên không chỉ bị bạo hành bởi những người thân yêu của mình mà còn bị bạo hành bởi những người xung quanh. Vậy thực trạng sinh viên bị bạo hành như thế nào bởi chính cha mẹ và người 2
- yêu của mình, câu trả lời còn để ngỏ. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu thực trạn n nn ị bạo àn ” trên cơ sở đó nhằm đề xuất một số giải pháp, khuyến nghị. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành, bao gồm tỷ lệ sinh viên nữ bị bạo hành, các loại hình bạo hành, đối tượng bạo hành, ảnh hưởng của bạo hành đến sức khỏe tinh thần của sinh viên nữ để từ đó đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị nhằm giảm thiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành. 3. Đối tƣợng vàkhách thể nghiên cứu 3.1. Đố tượng nghiên cứu Thực trạng bạo hành ở nữ sinh viên 3.2. Khách thể nghiên cứu Đ tà t p t n n n ứ - 150 sinh viên nữ trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật – Mỹ nghệ Việt Nam và sinh viên Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – Trung ương. - 100 sinh viên nữ Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn 4. Giả thuyết khoa học Tỉ lệ sinh viên ở các trường đại học và cao đẳng ở Hà Nội bị bạo hành khá cao, trong đó tỷ lệ bị bạo hành về tinh thần là cao nhất, sau đó đến thể chất rồi tình dục và kinh tế. Bạo hành có tương quan với các vấn đề về sức khỏe tinh thần như lo âu, trầm cảm. Tỷ lệ sinh viên bị người yêu bạo hành là đáng kể. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về bạo hành, bạo hành trong các mối quan hệ gần gũi để làm cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài, xây dựng các khái niệm công cụ nghiên cứu. - Tìm hiểu thực trạng sinh viên nữ bị bạo hành. 3
- - Đưa ra kết luận và khuyến nghị. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu mức độ sinh viên bị bạo hành tinh thần, thể chất, tình dục và kinh tế bởi những người thân như cha mẹ, anh chị em ruột và người yêu. Giới hạn về khách thể: đề tài nghiên cứu trên 250 sinh viên (150 sinh viên nữ trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật- Mỹ nghệ Việt Nam và sinh viên nữ Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung Ương; 100 sinh viên nữ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn). 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. P ươn p áp n n ứu tài liệu Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước về vấn đề bạo hành, bạo hành trong thanh niên, bạo hành trong các cặp thanh nhiên trong thời gian yêu nhau. 6.2. P ươn p áp đ u tra bằng bảng hỏi Xử dụng bảng hỏi “thang đo chiến lược giải quyết mâu thuẫn đã được chỉnh sửa của Lilly (2008) (CTS-2; Straus, Hamby, Boney-McCoy & Sugarman, 1996) đã được sử dụng nhiều ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới để đo mức độ bạo hành về 4 lĩnh vực: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế do Đỗ Ngọc Khanh và Bahr Weiss dịch. Thang đo chứng kiến bạo hành giữa cha mẹ đã được Đỗ Ngọc Khanh và Bahr Weiss phát triển để dùng cho phụ nữ Việt Nam. Một số thang đo sức khỏe tinh thần như thang đo lo âu (GA D7) thang đo trầm cảm PHQ 9 đã được nhóm nghiên cứu của bệnh viện Tâm thần Trung ương Đà Nẵng dịch, hiệu đ nh, chuẩn hóa và sử dụng để sàng lọc tỷ lệ người mắc trầm cảm ở Đà Nẵng (Lâm Tứ Trung, BahrWeiss...).... Một số câu hỏi về điều kiện kinh tế xã hội, hoàn cảnh gia đình cũng sẽ được xây dựng. 4
- 6.3. P ươn p áp toán t ống kê Sử dụng phần mềm SPSS 19.0 để xử lý những kết quả thu được. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu 5
- CHƢƠNG 1 CƠ Ở LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu v bạo hành trên thế giới Phụ nữ bị bạo hành là hiện tượng phổ biến và gây nhiều hậu quả tiêu cực vì vậy được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu từ rất lâu như Darwin, Sigmund Freud, A. Maslow và C.Roger, Albert Bandura, Jan Volavka, Dale Peterson và Richard Wranghamin …Nghiên cứu về bạo hành trên thế giới tập trung vào các hướng nghiên cứu như về tỷ lệ bị bạo hành, các dạng bạo hành, ảnh hưởng của bạo hành, nguyên nhân của bạo hành, hậu quả của bạo hành v.v... Hƣớng nghiên cứu về nguyên nhân bạo hành Một số tác giả cho rằng yếu tố sinh học và cá nhân có ảnh hưởng đến cách cư xử cá nhân và tăng khả năng của họ trở thành nạn nhân hay thủ phạm của bạo lực, đó là đặc điểm nhân khẩu học (tuổi, giáo dục, thu nhập), di truyền, tổn thương não, rối loạn nhân cách, lạm dụng thuốc , và một lịch sử trải qua, chứng kiến, hoặc tham gia vào các hành vi bạo lực. [21] Darwin là người đầu tiên đưa ra thuyết tiến hóa của loài người căn cứ trên lý thuyết chọn lọc tự nhiên. Khi đó nạn đói hoặc chiến tranh hoặc khi thức ăn trở nên khan hiếm, sự cạnh tranh xuất hiện và trong cuộc “đấu tranh sinh tồn chọn lọc tự nhiên sẽ tác động làm lợi cho kẻ mạnh”. Căn cứ trên thuyết khoa học tự nhiên, người ta có thể thấy trong suốt quá trình phát triển của loài người hung t nh đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của các thành viên. Trong thời nguyên thủy, con người hình thành t nh hung hãn để săn bắn, giết chết các con vật, tiêu diệt bộ tộc khác, giành bạn tình hoặc lãnh thổ khác… Tức là con người phát triển tính bạo lực trong điều kiện sống bị đe dọa. Cá nhân, bộ tộc và bạo lực luôn di kèm với nhau để thỏa mãn bản năng sinh tồn [3, tr.53 - 54]. 6
- Thuyết bản năng của Sigmund Freud (1920) và Konrad Loenz (1966) đã xem xét gây hấn ở con người như là một bản năng bẩm sinh. Thuyết này khẳng định hành vi gây hấn là cần thiết nhằm đảm bảo cho các cá thể tồn tại. Các các thể gây chiến với nhau để giành cơ hội tiếp cận với những nguồn tài nguyên có giá trị như lương thực, đất đai, địa vị xã hội... Gây hấn là cần thiết trong nỗ lực đấu tranh để tồn tại và chọn lọc tự nhiên thuận tiện cho sự phát triển các bản năng hiếu chiến của con người. S.Freud đưa ra khái niệm bản năng chết và được hiểu là một khát vọng vô thức, tiềm ẩn một mong muốn thoát ra khỏi những lo lắng, sự thất vọng ở bản thân, sự căng thẳng của cuộc sống. Bản năng chết được thể hiện ra ở sự hằn học với chính mình, gây hấn và tự xâm k ch để đi tới sự hủy diệt bản thân, sau đó nhanh chóng hướng vào người khác và muốn hủy diệt người khác. Đó ch nh là bản năng gây hấn, bản năng xâm chiếm và tiêu diệt, đôi khi được phóng chiếu sang người khác. Theo S. Freud con người còn tồn tại bản năng sống, đó là nhu cầu được tình dục, nhu cầu được ăn, ở, được yêu thương, được an toàn...Trong khi bản năng sống thúc dẩy con người bảo vệ và tái tạo cuộc sống thì bản năng chết lại mang tính phá bỏ, hủy hoại, và gây hấn bắt nguồn chính từ các xung động bản năng từ ước muốn sống hay chết mãnh liệt. Dựa trên những phát hiện quan trọng về bản nắng sống và bản năng chết, Sigmund Freud đã suy đoán rằng hành vi bạo lực của con người xuất phát từ sự đổi hướng năng lượng của bản năng chết nguyên thủy của cá nhân sang người khác. [3]. Tiếp cận hành vi gây hấn từ góc độ tập nhiễm xã hội cho rằng hành vi gây hấn hình thành là do có sự tiếp thu các mẫu ứng xử sai lệch. Thuyết tập nhiễm xã hội nhấn mạnh gây hấn là kết quả của sự bắt chước và quan sát xã hội. Theo Bandura (1973), bất chấp vai trò chính của các nhân tố di truyền, thái độ hung hăng của con người bị ảnh hưởng của việc học hỏi của chính họ. Theo Bandurra phần lớn các ứng xử của con người có được là do sự bắt chước. Nếu bố mẹ, thầy cô giáo tỏ ra hung hãn thì trê sẽ mau chóng bắt chước 7
- và thấy hành vi đó là bình thường. Ngược lại, nếu trẻ bị phạt một cách đúng mức khi có ứng xử thô bạo thì tần số các hành vi gây hấn của chúng sẽ giảm dần. Bandura cũng đề xuất một học thuyết nghiên cứu xã hội liên quan đến tính hiếu chiến. Con người học về hiếu chiến không chỉ từng trải qua và chịu hậu quả mà nó gây ra mà còn bằng việc quan sát người khác, con người lĩnh hội được nhiều điều về tính hiếu chiến thông qua việc xem người khác hành động Như vậy lý thuyết học tập xã hội của Bandura tập trung vào học tập qua quan sát và bắt chước người khác. Trẻ em sẽ dễ dàng học được bạo lực do tiếp xúc với bạo lực [3]. Các nhà tâm lý học cho rằng gây hấn bắt nguồn từ sự đáp ứng lại với hẫng hụt và đau đớn, bắt nguồn từ động cơ chống đối. Các lý thuyết về gây hấn chỉ ra nguồn gốc của gây hấn là những điều kiện bên ngoài kích thích động cơ gây hại hay làm tổn thương đến người khác. Những điều kiện bên ngoài, đặc biệt là sự thất bại sẽ tạo nên một động cơ mạnh mẽ bên trong với nhu cầu muốn làm tổn hại người khác. Động cơ gây hấn sẽ dẫn đến những hành động gây hấn. Các hành vi gây hấn được thúc đẩy từ bên trong bởi những động lực gây hại hay làm tổn thương người khác và có nguồn gốc từ những sự kiện chống đối bên ngoài. Cuốn sách “Sự thất vọng và sự gây hấn” của John Dollard và dồng nghiệp (1939) đề xuất rằng sự gây hấn luôn luôn là kết quả của sự thất vọng và sự thất vọng luôn luôn dẫn tới một số hình thức gây hấn. Lý thuyết về hành vi còn cho rằng tất cả các hành vi của con người, bao gồm cả hành vi bạo lực được học thông qua sự tương tác với môi trường xã hội. Các nhà lý thuyết về hành vi đã lập luận rằng bốn yếu tố sau đây giúp sản xuất bạo lực: thứ nhất là một sự kiện căng thẳng hoặc kích thích - như một mối đe dọa, thách thức hoặc hành hung - đó làm tăng k ch th ch, thứ hai là kỹ năng t ch cực hoặc kỹ thuật học được thông qua quan sát người khác, thứ ba là một niềm tin rằng sự xâm lược hoặc bạo lực sẽ được thưởng và thứ tư là một 8
- hệ thống giá trị mà dung túng hành vi bạo lực trong bối cảnh xã hội nhất định. Kiểm tra thực nghiệm đầu tiên của bốn nguyên tắc đã được hứa hẹn (Bartol, 2002). Kết quả là, lý thuyết về hành vi đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của các lý thuyết xã hội học của sự lệch lạc (lý thuyết hiệp hội khác biệt, lý thuyết tiểu văn hóa, lý thuyết trung hòa, vv.). Những lý thuyết này, một trong những quan trọng nhất và có ảnh hưởng của tất cả [40]. Lý thuyết về thất vọng – gây hấn của Dollard và cộng sự cho rằng tâm trạng thất vọng làm người ta sẵn sàng gây hấn, vì nó chính là trở ngại đạt được mục đ ch và gây hấn do sự thất vọng tạo ra và nếu như một người không thể có cái mà họ muốn thì họ sẽ gây gổ. Nếu sự thất vọng thôi thúc tiềm ẩn và được lặp đi lặp lại nhiều lần thì đến lúc nào đó sẽ bùng lên, dẫn đến hành vi gây hấn mạnh mẽ. Tâm trạng thất vọng tạo nên động cơ gây hấn. Mô hình thất vọng – gây hấn giúp con người học cách kiềm chế trả thù trực tiếp khi bị ai đó phản đối hoặc ngược đãi, thay vào đó di chuyển thái độ thù địch sang những mục tiêu được xã hội chấp nhân. Dollard và đồng nghiệp của ông cho rằng động cơ gây gổ khi thất vọng là một biểu hiện thuộc về sinh lý. Con người khi thất vọng có xu hướng gây hấn và nó thúc đẩy làm tổn thương đối phương, năng lượng gây hấn xuất hiện cần được giải thoát ra ngoài, chống lại nguồn gây hấn đó. Thất vọng được định nghĩa như sự cản trở hay ngăn chặn một số hành động mà định hướng đến mục tiêu. John Dollard và một vài đồng nghiệp của ông ở Yull đã đi tới đề xuất rằng “Bạo lực luôn là kết quả của sự thất vọng” và “sự thất vọng luôn luôn dẫn đến hình thức bạo lực”. Dollard và các đồng nghiệp của ông cho rằng động cơ giành được mục đ ch càng mạnh mẽ thì sự thất vọng càng tăng lên. Sự giận dữ và bạo lực càng gia tăng khi chúng ta tưởng tượng về những gì nhận được nhưng lại bị ngăn trở vào phút chót. Theo ông sự thất vọng lặp đi lặp lại nhiều lần thì một lúc nào đó nó sẽ bùng lên dẫn đến những hành bi bạo lực mạnh mẽ. Tuy nhiên tác giả Leonard Berkowitz đã cho rằng lý thuyết thất vọng – gây hấn đã cường điệu mối quan 9
- hệ giữa tâm trạng thất vọng và gây hấn, theo ông tâm trạng thất vọng có thể tạo nên sự tức giận, cảm xúc dễ dẫn đến gây hấn. Sự tức giận sẽ tăng lên khi ai đó làm chúng ta thất bại có thể khiến chúng ta hành động theo hướng khác [3]. Lý thuyết căn bản của Girard cho rằng hành vi của con người dựa trên sự bắt chước. Ông mô tả tình huống mà hai cá nhân mong muốn cùng một đối tượng, vì cả hai cùng nỗ lực để có đối tượng này, hành vi của họ sẽ trở thành xung đột, vì chỉ có một đối tượng nhưng lại có hai người muốn có nó. “Bạo lực được tạo ra bởi quá trình này, hay đúng hơn bạo lực là quá trình tự nó khi hai hoặc nhiều đối tác cố gắng ngăn chăn một số khác từ các đối tượng chiếm đoạt, tất cả họ dều mong muốn thông qua vật lý hoặc các phương tiện khác’’ [39]. Lý thuyết của Girard có nhiều điểm tương đồng với lý thuyết học tập xã hội con người học bằng cách quan sát, hoặc bắt chước những người khác. Sự khác giữa thuyết học tập xã hội và lý thuyết của Girard là thuyết học tập xã hội thường cho rằng có các yếu tố nhận thức vào quá trình học tập. Nghiên cứu tâm lý cho thấy rằng khi người ta đưa ra quyết định, họ tham gia vào một loạt các quá trình suy nghĩ phức tạp. Đầu tiên họ mã hóa và giải th ch các thông tin hoặc k ch th ch họ đều có phần giới, sau đó họ tìm kiếm một phản ứng th ch hợp hoặc hành động th ch hợp, và cuối cùng, họ hành động trên quyết định của họ (Dodge, 1986). Theo các nhà lý thuyết xử lý thông tin, cá nhân bạo lực có thể được sử dụng thông tin không ch nh xác khi họ đưa ra quyết định của họ. Thanh thiếu niên dễ bị bạo lực, v dụ, có thể nhìn thấy những người như đe dọa nhiều hơn hoặc t ch cực hơn trên thực tế. Điều này có thể gây ra một số thanh niên phản ứng bằng bạo lực tại sự khiêu kh ch nhỏ. Phù hợp với quan điểm này, nghiên cứu cho thấy một số thanh niên tham gia vào các cuộc tấn công bạo lực vào những người khác thực sự tin rằng họ đang bảo vệ ch nh mình, ngay cả khi họ đã hoàn toàn hiểu sai mức độ đe dọa (Lochman, 1987). Như vậy có rất nhiều lý thuyết nghiên cứu về nguyên nhân bạo hành, 10
- mỗi thuyết đưa ra những quan điểm khác nhau để lý giải cho cơ chế gây ra bạo lực ở con người. Hƣớng nghiên cứu về tỷ lệ bạo hành Bạo hành là hiện tượng phổ biến, và tỷ lệ tương đối khác nhau trong các mẫu nghiên cứu khác nhau. Thống kê về bạo hành cho thấy khoảng 20% đến 30% phụ nữ trên thế giới bị chồng hoặc bạn đời bạo hành thể chất hoặc tình dục, và khoảng 40% đến 75% phụ nữ bị chồng hoặc bạn đời bạo hành về tinh thần [7]. Ở Mỹ, một điều tra tiến hành với 3429 phụ nữ đến tổ chức chăm sóc sức khỏe Mỹ trong vòng 3 năm, kết quả cho thấy có 46% người tham gia báo cáo đã từng bị bạo hành trong đời và 14.7% đã từng bị bạo hành trong vòng một năm ngay trước khi trả lời phỏng vấn [15]. Ở một nghiên cứu khác, 27% phụ nữ nông thôn Mỹ đã bị bạo hành trong đời [13]. Tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành khác nhau ở các nước khác nhau. Một nghiên cứu của WHO (Garcia-Mareno et al., 2006) thực hiện ở 10 nước (Bangladesh, Brazil, Ethiopia, Japan, Namibia, Peru, Samoa, Serbia and Montenegro, Thailand, and Tanzania) thấy rằng tỷ lệ phụ nữ đã bị bạo hành về thể chất hoặc tình dục hoặc cả hai trong cuộc đời của họ dao động từ 15% đến 75%, từ 4% đến 54% đã bị bạo hành về thể chất hoặc tình dục trong vòng một năm trước khi tiến hành điều tra ở các nước nêu trên. Một nghiên cứu đa quốc gia của WHO cho thấy 15-71% phụ nữ bị bạo hành về thể chất và / hoặc tình dục bởi một đối tác thân mật tại một số thời điểm trong cuộc sống của họ [36] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ bị bạo hành phổ biến ở Châu Á, ở Trung Quốc, Hong Kong, Singapore, Đài Loan và những nơi khác [14]. Ví dụ, 75% sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn ở Hong Kong báo cáo rằng cha mẹ họ sử dụng bạo hành tinh thần và thể chất khi xung đột và 14% số người khẳng định rằng cha mẹ họ đã thực sự dùng vũ lực với nhau trong một năm ngay trước khi điều tra [24]. 11
- Như vậy là có khá nhiều nghiên cứu dịch tễ học về bạo hành, các nghiên cứu ở các khu vực khác nhau trên thế giới, với các nền văn hóa khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về tỷ lệ phụ nữ bị bạo hành trong các nghiên cứu ở các nhóm đối tượng, và nhìn chung tỷ lệ là khá cao. Hƣớng nghiên cứu về ảnh hƣởng của bạo hành Các nghiên cứu chỉ ra rằng bạo hành để lại hệ quả tiêu cực kể cả trước mắt và về lâu dài. Bạo hành làm cho phụ nữ bị tổn thương về sức khỏe như bị thương, đau dạ dày, khuyết tật, đau mãn t nh [19], ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển tâm lý của con cái. Trẻ em chứng kiến bạo hành trong gia đình có nguy cơ cao về các vấn đề hành vi và tình cảm và các than phiền về sức khỏe thể chất [7]. Trẻ em trai chứng kiến bạo hành trong gia đình cũng tăng nguy cơ sử dụng bạo lực khi chúng trở thành người lớn [8]. Trên toàn cầu, bạo lực lấy đi cuộc sống của hơn 1,6 triệu người mỗi năm trong khi chỉ hơn 50% do tự sát, khoảng 35% do giết người, và hơn 12% là kết quả trực tiếp của chiến tranh hoặc một số hình thức khác của cuộc xung đột. Thống kê cho thấy tiếng súng giết chết mười người con một ngày tại Hoa Kỳ. Corlin, cựu chủ tịch của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho biết: "Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới trong tốc độ mà con của nó chết vì vũ kh ." Kết luận của ông? "Gun bạo lực là một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng của nước ta. [Awake Jul 8/2003 pp. 5-9] "Đối với mỗi cái chết duy nhất do bạo lực, có hàng chục ca nhập viện, hàng trăm lần khám tại khoa cấp cứu, và hàng ngàn các cuộc hẹn của bác sĩ. [Global Burden of Disease", World Health Organization, 2008.] Hơn nữa, bạo lực thường có những hậu quả lâu dài cho sức khỏe thể chất và tinh thần của nạn nhân và hoạt động xã hội và có thể làm chậm phát triển kinh tế và xã hội. Hƣớng nghiên cứu về các dạng của bạo hành Theo tổ chức y tế thế giới (WHO- 1997), bạo lực tình dục được nhận thấy như một vấn đề ưu tiên trong các vấn đề cộng đồng vì vấn đề này tồn 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 372 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 504 | 98
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Định hướng giá trị trong tình yêu của sinh viên một số trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
129 p | 542 | 87
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 493 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 438 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 336 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 320 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 270 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 299 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 221 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
106 p | 162 | 39
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 189 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 158 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 173 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 149 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 136 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn