Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
lượt xem 39
download
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân Khu chế xuất Tân Thuận. Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP. Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM --------------------------- PHÙNG THỊ HƯƠNG NGA NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CÔNG NHÂN KHU CHẾ XUẤT TÂN THUẬN TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : TÂM LÝ HỌC Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỖ HẠNH NGA Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt đề tại này, trong suốt quá trình thực hiện, người nghiên cứu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía các cá nhân và tập thể. Người nghiên cứu xin gửi lời tri ân chân thành đến Tiến sĩ Đỗ Hạnh Nga, Cô đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đồng hành cùng người nghiên cứu suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giảng dạy, truyền kiến thức, kinh nghiệm, góp ý khoa học cho toàn thể học viên cao học K18. Cảm ơn các Anh, Chị, Bạn bè cùng khóa học; đồng nghiệp; người thân và gia đình đã động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Qua đây người nghiên cứu xin chân thành cảm ơn - UBND phường Bình Thuận, Q.7, TP. Hồ Chí Minh - Chủ các nhà trọ gần khu chế xuất - Các nhà quản lý doanh nghiệp và các anh (chị) công nhân đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận Đã tận tình giúp đỡ tôi, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Chân thành cảm ơn! Học viên (Phùng Thị Hương Nga) Tp. Hồ Chí Minh ngày 30 tháng 10 năm 2010
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trên là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Tác giả Phùng Thị Hương Nga
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Cán bộ Phường CBP Công nhân CN Chủ nhà trọ CNT Điểm trung bình ĐTB Đồng ý ĐY Hiếm khi HK Hoàn toàn đồng ý HTĐY Hoàn toàn không đồng ý HTKĐY Không bao giờ KBG Không đồng ý KĐY Lưỡng lự LL Nhà quản lý doanh nghiệp NQLDN Tham vấn tâm lý TVTL Thỉnh thoảng TT Thường xuyên TX Rất thường xuyên RTX
- MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, trưởng thành và gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sau hơn 20 năm tiến hành đổi mới, từ một nước nông nghiệp là chủ yếu, chuyển mình thành một nước công nghiệp theo xu hướng hiện đại. Giai cấp công nhân là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trong những năm đổi mới, giai cấp công nhân đã có những bước chuyển biến tích cực, mạnh mẽ, đang tăng nhanh về số lượng, ngày càng đa dạng về cơ cấu, đồng thời chất lượng đội ngũ được nâng lên. Cùng với các giai cấp khác, giai cấp công nhân đã đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Về mặt sản xuất, giai cấp công nhân là lực lượng cơ bản, chủ yếu có vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân. Sự lớn mạnh của giai cấp công nhân là nhân tố quan trọng để đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến tầng lớp công nhân đang trực tiếp lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong Nghị Quyết TW Đảng số 20-NQ/TƯ [55] “Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” ban hành 28/01/2008 có nêu rõ mục tiêu xây dựng giai cấp công nhân đến năm 2020 là: “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân (về nhà ở tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh và văn hóa, cơ sở nuôi dạy trẻ…)” Để đáp ứng mục tiêu đề ra, Nhà nước đã cho phép xây dựng nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất ở nhiều vùng miền trên cả nước, và TP. Hồ Chí Minh là một trong những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất nhất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều lao động trẻ tập trung làm việc và sinh sống tại đây. Khu chế xuất Tân Thuận là khu chế xuất đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam năm 1991, có những đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của TP.HCM, tại đây thu hút trên 90.000 công nhân lao động. Chính vì số lượng công nhân sinh sống và làm việc đông đúc như vậy đã đặt ra cho những nhà quản lý, người sử dụng lao động, chính quyền địa phương nhiều vấn đề cần phải giải quyết để đảm bảo cho công nhân có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để làm việc.
- Thực tế hiện nay cho thấy, các nhà đầu tư trong khu chế xuất chỉ quan tâm đến phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng lợi nhuận mà không bị ràng buộc trách nhiệm phải chăm lo đến điều kiện làm việc, ăn, ở, hưởng thụ văn hoá của công nhân. Một số tổ chức công đoàn tại khu chế xuất có tổ chức các hoạt động văn hoá cho công nhân, song còn rất khiêm tốn. Điều kiện làm việc, ăn ở của công nhân chưa được cải thiện nhiều, họ không được hưởng ưu đãi gì nhiều từ chủ lao động. Những năm gần đây, rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập những vấn đề xảy ra trong giới công nhân, chẳng hạn trên những trang web: www.tuoitre.vn , www.vietbao.com hoặc www.vietnamnet.vn cho thấy bi kịch sống thử của công nhân, quen nhau, yêu vội, sống thử, quan hệ buông thả dẫn đến tỉ lệ nạo phá thai trong giới nữ công nhân tăng cao. Những kết quả thống kê từ các bài viết trên các trang web đã cho thấy tại bệnh viện Từ Dũ số công nhân nạo phá thai chiếm 30%, Bệnh viện Hùng Vương 10%, Bệnh viện Đồng Nai con số lên đến 65% [54]. Đáng lưu ý hiện nay con số này ngày một tăng nhanh, tại Trung tâm y tế Quận 7 có những trường hợp công nhân nạo phá thai đến 6 lần [55]. Tác giả Lý Hà [52] cho biết: Trong năm 2009 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất có 216 vụ đình công tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà nguyên nhân xuất phát từ phía người sử dụng lao động. Đồng tác giả Lê Thanh Hà, Yến Trinh, Thi Ngôn [53] có bài “Đời sống tinh thần của công nhân nhạt như bát canh công nhân” ta thấy đời sống tinh thần của công nhân rất nghèo nàn, đi làm về suốt ngày chỉ quanh quẩn tại nơi ở trọ, ngủ vùi để lấy sức tiếp tục làm việc, hoặc tụ tập tán ngẫu, không có ti vi để xem, ngại ra đường vì xe đạp cọc cạch…mặc dù những thông tin lấy được từ các trang web, bài báo hiện nay vẫn chưa đủ để cho chung ta thấy đầy đủ đời sống tinh thần của công nhân hiện nay tại khu chế xuất nhưng cũng phần nào nói lên đuợc hiện trạng cuộc sống tinh thần hiện nay. Vì vậy, hiện trạng này cho thấy trách nhiệm của những nhà quản lý (chủ đầu tư, chính quyền địa phương nơi có công nhân sinh sống…) cần phải có sự thống nhất trong việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của công nhân. Nhà quản lý cần nắm được những nhu cầu thực sự của công nhân về công việc, nhà ở, tiền lương và cả nhu cầu đuợc chia sẻ, đuợc lắng nghe những vấn đề nảy sinh trong đời sống tinh thần của họ. Nếu kịp thời lắng nghe, chia sẻ thì công nhân sẽ có sự cân bằng về đời sống tinh thần, qua đó họ sẽ an tâm hơn khi làm việc, bảo đảm tái tạo sức lao động đáp ứng cho mục tiêu CNH-HĐH của đất nước. Từ những vấn đề đã được trình bày ở trên cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân ở các khu chế xuất chưa được nghiên cứu một cách khoa học và bài bản. Chính vì vậy, người nghiên
- cứu đã chọn đề tài: “Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TP.HCM” là đề tài nghiên cứu của mình. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận tại TPHCM. Trên cơ sở đó, đề ra một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân 3.2 Khách thể nghiên cứu - Công nhân khu chế xuất Tân Thuận - Nhà quản lý các doanh nghiệp trong khu chế xuất Tân Thuận - Chủ nhà trọ cho công nhân thuê - Cán bộ Phường phụ trách về đời sống của người dân tại khu chế xuất Tân Thuận T.P Hồ Chí Minh. 4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Nội dung: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân ở các khía cạnh: + Nhu cầu tham vấn tâm lý từ các cá nhân và các tổ chức bên ngoài + Nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý + Nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân được nảy sinh trong mối quan hệ với người khác và công việc Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. - Khách thể: 200 công nhân và 45 nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nhà trọ, cán bộ Phường tại khu chế xuất Tân Thuận - Địa bàn:
- Công nhân và nhà quản lý doanh nghiệp hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận Quận 7 TPHCM, chủ nhà trọ cho công nhân thuê, cán bộ Phường nơi công nhân đăng kí thường trú. - Thời gian: Tháng 09/2009 tháng 09/2010 5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU - Công nhân có nhu cầu tham vấn tâm lý và có sự khác biệt về nguyên nhân hình thành nhu cầu tham vấn tâm lý giữa các nhóm công nhân theo giới tính, tuổi và tình trạng hôn nhân. - Công nhân có nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý, nhưng do có những khó khăn về kinh tế và do dịch vụ tham vấn tâm lý còn ít, nên đa số công nhân vẫn chưa có điều kiện thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý của mình. 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 6.1 Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về: nhu cầu, đặc điểm của nhu cầu, các loại nhu cầu, tham vấn và tham vấn tâm lý, nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân, đặc điểm tâm lý của công nhân… 6.2 Khảo sát thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. 6.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân Thuận. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phối hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. 7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân và nhu cầu sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân tại khu chế xuất Tân Thuận hiện nay. Đề tài sử dụng hai phương pháp sau: 7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đề tài nghiên cứu sử dụng hai bảng hỏi, được thu trên hai nhóm khách thể. Bảng hỏi thứ nhất gồm 14 câu điều tra trên 200 công nhân hiện đang làm việc tại khu chế xuất Tân Thuận nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân và nhu cầu sử dụng với các dịch vụ tham vấn tâm lý. Bảng hỏi thứ hai gồm 9 câu, lấy ý kiến trên nhà quản lý doanh nghiệp, chủ nhà trọ và cán bộ Phường về thực trạng nhu cầu tham vấn và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn của công nhân hiện nay.
- 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn: sử dụng phương pháp phỏng vấn với 10 người công nhân trong số khách thể 200 công nhân có tham gia trả lời trên bảng hỏi, nhằm tìm hiểu sâu hơn về nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân và xác định thêm nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý hiện nay của công nhân như thế nào. 7.3 Phương pháp thống kê: sử dụng thống kê toán học bằng phần mềm SPSS for Windows 11.5. 8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về nhu cầu tham vấn tâm lý - Xác định thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý và nhu cầu sử dụng các dịch vụ tham vấn tâm lý của công nhân trong khu chế xuất Tân thuận. - Đề xuất các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân, giúp công nhân có đời sống tinh thần tốt đẹp hơn.
- CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1.1 Ở nước ngoài. Cuối thế kỷ thứ XIX sang đầu thế kỷ thứ XX là giai đoạn đầu của công tác hướng nghiệp và tham vấn nghề. Công tác trợ giúp nhằm tập trung vào việc cung cấp những phúc lợi căn bản cho người nghèo, hướng đến việc cho lời khuyên và cung cấp thông tin cho mọi người nhằm giúp cho cuộc sống của họ tốt hơn và có khả năng thích ứng với lao động công nghiệp. Trong giai đoạn này, công tác hướng dẫn nghề – tham vấn nghề được phát triển, với phong trào sử dụng các thang đo – trắc nghiệm, của các lý thuyết nghiên cứu tâm lý cá nhân và sự ứng dụng đầu tiên của thuyết phân tâm học vào quá trình trị liệu những rối loạn tâm lý của con người. Những người đóng góp cho sự ra đời của tham vấn hướng nghiệp trong giai đoạn này là: Francis Galton (1822 – 1911) và Wilheim Wundt (1832 – 1920) người Anh, đây là những nhà tâm lý học ứng dụng đầu tiên đã phát triển phòng thực nghiệm tâm lý. Ở Mỹ, G. Stanley (1846 – 1924) và James Cattel (1860 – 1940), đã mở phòng thực nghiệm tại Đại học Harvard và Đại học Pennsylvania cuối thế kỷ thứ XIX, đã phát triển trắc nghiệm đo nhân cách được áp dụng trong tham vấn nghề. [Dẫn theo 10, tr.50] Năm 1907, Jesse Davis (1817 – 1955) đã xây dựng cơ sở đào tạo đầu tiên về công tác hướng dẫn nghề tại Michigan. Tuy nhiên người có ảnh hường đầu tiên là Frank Parsons (1854 – 1908) với sự ra đời cuốn sách “Cẩm nang hướng nghiệp”, được sử dụng trong trường học. Những ý tưởng của F. Parsons trong công tác hướng nghiệp đã thực sự trở thành nguyên tắc của nghề tham vấn sau này. [7] Vào giữa thế kỷ thứ XX, tham vấn tâm lý đã phát triển thành một ngành chuyên nghiệp. Năm 1930, E.G. Williamson đưa ra một lý thuyết hoàn chỉnh về tham vấn với tên gọi là “Tiếp cận đặc điểm và nhân tố”, Ông đã xây dựng các bước của một hoạt động tham vấn. Giai đoạn này có sự ra đời của rất nhiều thuyết nghiên cứu về quá trình phát triển tâm lý con người: Thuyết phát triển tâm lý xã hội, Thuyết phát triển tư duy trẻ em; Thuyết phát triển nhu cầu con người; Thuyết gắn bó mẹ – con; Thuyết tổn thương tâm lý… đã cho phép các nhà tham vấn vận dụng để giúp đỡ cho thân chủ của mình. Các thuyết này là cơ sở để nhận biết, giải thích nguồn gốc của hành vi và các biểu hiện rối loạn tâm lý con người. [Dẫn theo 10, tr.53]
- Năm 1892, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì (APA) được thành lập với thành phần chủ yếu là các nhà tâm lý học kinh nghiệm. Nhưng từ giữa thập niên 20 của thế kỷ XX thì các nhà Tâm lý học lâm sàng tham gia vào Hiệp hội ngày càng nhiều, đã có ảnh hưởng lớn hơn trong lĩnh vực trị liệu tâm lý. Sau này, do sự hợp nhất của nhiều Hiệp hội lâm sàng nên Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kì đã phát triển phân nhánh tâm lý học tham vấn của APA. [47] Cũng vào những năm 50 của thế kỷ XX, phương pháp thân chủ làm trọng tâm của C. Rogers (1902 – 1987) là một bước chuyển từ sự tham vấn có định hướng, do ảnh hưởng của hướng nghiệp, sang tham vấn tập trung vào thân chủ và vấn đề của họ với tập sách Tham vấn và trị liệu tâm lý, cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn đến nghề tham vấn chuyên nghiệp sau này. Thập niên 60 của thế kỷ XX với sự ra đời của vô số cách tiếp cận mới bên cạnh cách tiếp cận của C. Rogers và S. Freud, như tiếp cận xúc cảm thuần túy của Albert Ellis, tiếp cận hành vi của Bandura…tất cả cách tiếp cận này giúp cho sự phát triển rực rỡ của ngành tham vấn trong suốt thế kỷ XX. [20] Giai đoạn từ cuối thế kỷ XX cho đến nay, tham vấn tâm lý được tiếp cận theo xu hướng đa văn hóa. Một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn là tập trung vào lĩnh vực văn hóa hay còn gọi là tham vấn đa văn hóa. Các nhà tham vấn cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu nhà tham vấn không nắm được nền tảng văn hóa của khách hàng. Whitfield, McGrath và Coleman (1952) [Dẫn theo 10,tr.60] chỉ ra các yếu tố xác định một mô hình văn hóa cụ thể, đó là: 1/Đặc điểm bản thân cá nhân; 2/Diện mạo và cách ăn mặc; 3/Có niềm tin và hành vi đặc trưng; 4/Mối liên hệ với gia đình và với các đặc trưng quan trọng khác; 5/Cách dành và sử dụng thời gian nhàn rỗi; 6/Cách tiếp thu và sử dụng kiến thức; 7/Cách thức giao tiếp và ngôn ngữ; 8/Những giá trị và các tập tục; 9/Cách sử dụng thời gian và không gian sống;10/Thói quen ăn uống và cách chế biến món ăn theo phong tục tập quán; 11/Công việc và cách thức thực hiện công việc. Như vậy, ngành tham vấn tâm lý thật sự trở nên chuyên nghiệp trên thế giới khi các học thuyết nghiên cứu tâm lý người phát triển, các hướng tiếp cận trị liệu tâm lý với cá nhân, nhóm đã thay đổi, hoàn chỉnh cho phù hợp với ngành tham vấn, các tổ chức, các Hiệp hội tham vấn ra đời quy định các chuẩn mực đạo đức và pháp lý cho người làm công tác trợ giúp. Các phòng khám sức khỏe tâm thần, các trung tâm tham vấn cộng đồng, hay trường học gia tăng nhu cầu về người trợ giúp tâm lý. Các hiệp hội, trường học đào tạo nghề tham vấn phát triển mạnh, đa dạng và công tác giám sát tham vấn theo hướng ngày càng khoa học và kiểm soát chặc chẽ. Bằng cấp hóa những người hoạt động trong lĩnh vực tham vấn và xây dựng được những mô hình đào tạo nhà tham vấn chuyên nghiệp theo hướng chuyên môn.
- 1.1.2 Ở Việt Nam. Ngành tâm lý học đã được phát triển gần 50 năm, với tư cách là một ngành được đào tạo nghề – nghề dạy tâm lý (nghề sư phạm) và nghiên cứu tâm lý. Mặc dù hiện nay những người hoạt động trong lĩnh vực ứng dụng tâm lý vẫn chưa được cấp mã số, nhưng các hoạt động trợ giúp tâm lý đã và đang đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tại các đô thị lớn ngày nay, khi các cá nhân hoặc gia đình có vấn đề tâm lí họ tìm đến các văn phòng, trung tâm tham vấn tâm lý để nhờ giúp đỡ. Thực tế cho thấy, những hoạt động trợ giúp tâm lý cho những người gặp khó khăn đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, tham vấn tâm lý với tư cách là một lĩnh vực hoạt động mang tính chất khoa học và chuyên nghiệp chỉ mới phát triển trong những năm gần đây, khoảng cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỉ XX. Vào thời kì này, các hoạt động tham vấn tâm lý thường đi kèm với chương trình cải thiện cuộc sống và kinh tế cho các đối tượng thuộc diện chính sách xã hội. Công tác tham vấn là một phần của công tác xã hội, công tác từ thiện, nhằm giải quyết những vấn đề mang tính thời đại, như đói nghèo, bệnh tật, mại dâm, người có HIV, trẻ mồ côi, trẻ lang thang, người già không nơi nương tựa…với những tổn thương tâm lý sâu sắc. Nhìn từ góc độ hoạt động tâm lý, theo đánh giá của thạc sỹ Nguyễn Thị Oanh, “Phòng tư vấn tâm lý” đầu tiên được thành lập ở TP. Hồ Chí Minh năm 1988, do Tiến Sĩ Tâm lí Tô Thị Ánh phụ trách. Các đối tượng đến đây xin tham vấn thuộc mọi thành phần và các nhu cầu trợ giúp cũng đa dạng [10]. Năm 1991 Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em đã được Nhà nước phê chuẩn và ban hành Luật Bảo vệ và Chăm sóc Giáo dục Trẻ em. Cũng từ đó, Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em Việt Nam đã xây dựng nhiều mô hình chăm sóc trẻ em, trong đó có mô hình Văn phòng Tư vấn, nhằm bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, như trẻ em lang thang cơ nhỡ kiếm sống ở thành phố, trẻ trộm cắp, nghiện hút, trẻ bị bóc lột lao động và tình dục, trẻ mồ côi không nơi nương tựa. [43] Hiện nay, nhiều dịch vụ tham vấn và trị liệu tâm lí xuất hiện ở khá nhiều công ty, cơ quan và trường học. Có thể kể ra một số cơ sở tham vấn, trị liệu, như: Cơ sở thăm khám trẻ em N-T của cố bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ tâm lí (Trường học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Trung tâm Ứng dụng Tâm lý học của Viện Tâm lý học; Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Truyền thông; Trung tâm Tham vấn Tâm lý Hoàng Nhân; Công ty Tư vấn An Việt Sơn; Trung tâm Tư vấn Giáo dục – Tâm lý – Thể chất (1088- TP.HCM)……. Đây là các trung tâm tham vấn được thành lập dưới sự quản lý của các tổ chức nhà nước, hoặc các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan đoàn thể nhân dân, cũng có một số trung tâm hoạt động dưới sự tài trợ kinh phí của các tổ chức
- chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nước. Do nhu cầu tham vấn của xã hội tăng nhanh nên các hình thức tham vấn trực tiếp và tham vấn gián tiếp qua phương tiện truyền thông như báo chí, phát thanh, truyền hình, điện thoại phát triển nhanh chóng… Một điều đáng lưu ý là dù dưới bất kì hình thức nào, thì sự can thiệp giúp đỡ cũng thường mang tính tư vấn, thuyết phục, cho lời khuyên đối với nhu cầu là chính và ít chú ý tới tính tiếp cận, phương pháp thân chủ trọng tâm. Như vậy, hoạt động tham vấn tâm lý tại Việt Nam trong những năm đầu chỉ là hoạt động cung cấp thông tin, thuyết phục, cho lời khuyên là chủ yếu. Những năm gần đây, hoạt động tham vấn tâm lý đã có đôi chút chuyển biến đáng kể, chúng ta chú ý hơn cách tiếp cận thân chủ trọng tâm, tránh áp đặt và ra lời khuyên. Đội ngũ chuyên viên tham vấn tại các trung tâm cũng đã được đào tạo một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, hoạt động tham vấn tâm lý một cách chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay còn khá mới mẻ, yếu về số lượng cũng như chất lượng.Trong khi đó, nhu cầu tham vấn trong xã hội ngày nay là rất lớn. Hầu như ở bất cứ một lĩnh vực nào, bất cứ ngành nghề nào, vị trí xã hội nào,… đều có những cá nhân gặp phải những vấn đề xã hội, tâm lý quan hệ gia đình, bạn bè, công việc. Điều đó tạo ra cho mỗi chúng ta sự nỗ lực rất nhiều trong nghiên cứu, phát triển tâm lý trên mọi phương diện. Những nghiên cứu về nhu cầu và thực trạng của hoạt động tham vấn tâm lý ở Việt Nam Nhìn chung các tác giả đã chỉ ra các yếu tố làm nảy sinh nhu cầu tham vấn hiện nay trong xã hội, nghiên cứu những lĩnh vực mà thân chủ có nhu cầu tham vấn, thực trạng của việc đáp ứng nhu cầu tham vấn hiện nay về mặt cơ sở vật chất, chất lượng và các hình thức tham vấn, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp cho thực trạng đó, chẳng hạn: - Tìm hiểu “Nhu cầu thực trạng tham vấn tâm lý tại Thành Phố Hồ Chí Minh” nhóm nghiên cứu của Trần Thị Giồng và Đỗ Văn Bình (2003) [3], kết quả nghiên cứu cho thấy: cần phải đầu tư đào tạo chuyên viên tham vấn tâm lý mạnh về số lượng lẫn chất lượng. - Khảo sát nhu cầu tham vấn tâm lý và giáo dục dưới góc nhìn của Sinh Viên Cao Đẳng Sư Phạm TPHCM do tác giả Nguyễn Việt Bắc [1], nội dung khảo sát tập trung vào những vấn đề mà sinh viên trường CĐSP TPHCM mong muốn được tham vấn cũng như những hình thức tham vấn nào là sinh viên cảm thấy thích hợp nhất. - Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình và những vấn đề liên quan của tác giả Đặng Văn Huệ [16] thông qua việc xem xét các câu hỏi của những người có nhu cầu tham vấn lời của tham vấn viên. Kết quả cho thấy, người có nhu cầu tham vấn thường thuộc vào lứa tuổi trẻ và đa phần là phụ nữ. Đặc biệt, vấn đề cần tham vấn đa phần thuộc lĩnh vực tình yêu
- hoặc mối quan hệ người khác phái, thông qua đó người nghiên cứu kiến nghị xây dựng mạng lưới tham vấn để tránh hiện tượng phát triển tự phát trong xã hội. - Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý giới tính của học sinh một số trường Trung Học Phổ Thông tại TPHCM do tác giả Ngô Đình Qua – Nhóm nghiên cứu Nguyễn Thương Chí [18] tiến hành khảo sát trên học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS Nguyễn Gia Thiều và học sinh THPT Nguyễn Gia Thiều- cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý tăng theo từng bậc và các em mong có phòng tham vấn tâm lý giới tính miễn phí. - Bên cạnh đó còn có rất nhiều lượng sách báo, tạp chí tài liệu dịch liên quan đến tham vấn tâm lý tại Việt Nam ngày càng nhiều như Tô Thị Ánh, Trần Thị Minh Đức, Đỗ Ngọc Khanh, BS Nguyễn Khắc Viện, BS Đỗ Hồng Ngọc… đây là những người tham gia vào hoạt động tham vấn tại Việt Nam. Những nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý trên đối tượng là người Lao động Nghiên cứu nhu cầu tham vấn tâm lý và chăm sóc đời sống tinh thần cho người lao động do Hội tâm lý thành phố phối hợp với công ty Hồn Việt [42] thực hiện tháng 3 – 2006, khảo sát trên 531 người lao động và 28 nhà doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu tham vấn tâm lý được thể hiện rất cao và sự cần thiết phải có những văn phòng tham vấn tâm lý đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần cho những đối tượng này. Nghiên cứu nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tham vấn tâm lý trong doanh nghiệp do tác giả Nguyễn Thị Tâm [30] nghiên cứu trên 239 người lao động làm việc tại các doanh nghiệp và 80 nhà quản lý. Kết quả cho thấy, trong các doanh nghiệp người lao động chưa có nhận thức và thái độ rõ ràng về các hoạt động tham vấn tâm lý. Thực hiện các dịch vụ tham vấn tâm lý chỉ mang lại lợi ích cho giới chủ và nhà quản lý. Sau khi tổ chức các dịch vụ tham vấn tâm lý thì người lao động có hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tham vấn tâm lý. Từ kết quả nghiên cứu, người nghiên cứu đưa ra kiến nghị, đối với doanh nghiệp cần quan tâm chăm sóc tinh thần cho người lao động, đào tạo kỹ năng tham vấn tâm lý cho cán bộ công đoàn, gắn kết người lao động với các dịch vụ tham vấn tâm lý, đầu tư vị trí chuyên viên tham vấn tâm lý trong doanh nghiệp. Nghiên cứu tâm lý người lao động trong quá trình lao động trên địa bàn TPHCM và lân cận, ý nghĩa của bảo hộ lao động về vấn đề này. Tác giả Huỳnh Thị Ngọc Hân– Khoa môi trường và bảo hộ lao động- trường ĐH Bán Công Tôn Đức Thắng. Cho thấy, người lao động chịu rất nhiều áp lực, cảm thấy căng thẳng trong công việc.Từ đó, kéo theo việc giảm hiệu quả lao động, và xảy ra tai nạn nghề nghiệp. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động và môi trường đến sức khỏe và
- hiệu quả công việc của giáo viên phổ thông, do nhóm tác giả Trần Thị Nguyệt Sương– Khoa môi trường và bảo họ lao động – Trường ĐH Bán Công Tôn Đức Thắng. Kết quả cho thấy, chính sự bất hợp lý trong cơ chế quản lý và sự thiếu quan tâm đến điều kiện, môi trường làm việc của giáo viên nên chất lượng giảng dạy giảm. [Dẫn theo 30, tr.3] Một nghiên cứu của tác giả Trịnh Thị Minh Dung [8]: Bước đầu tìm hiểu stress nghề nghiệp của nữ công nhân một số công ty tại khu công nghiệp Biên Hòa, khóa luận tốt nghiệp đại học, thực hiện tháng 5/2005. Khảo sát trên trên 168 nữ công nhân lao động đang làm việc tại công ty, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ công nhân nữ bị stress cao, có sự căng thẳng diễn ra và muốn thay đổi tác nhân gây ra căng thẳng, bằng cách xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp. Qua đó người nghiên cứu đưa ra kiến nghị, cần thành lập, xây dựng các khu vui chơi, giải trí để công nhân sử dụng thời gian rỗi, giảm căng thẳng trong giờ làm việc, tổ chức các dịch vụ tư vấn tâm lý cá nhân, các giải pháp ứng phó với stress. 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 1.2.1 Nhu cầu 1.2.1.1 Khái niệm nhu cầu Nhu cầu là thể hiện sự đòi hỏi của cơ thể sống vào môi trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng xử tìm kiếm khi cơ thể thiếu những điều kiện để tồn tại và phát triển. Có nhiều quan điểm khác nhau về nhu cầu, Theo quan điểm triết học Mác – Lênin [40] “nhu cầu là những đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho sự phát triển của mình”. Như vậy, nhu cầu là sự đòi hỏi tất yếu của con người đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người, nhu cầu xuất hiện trong những điều kiện nhất định, trong mỗi giai đoạn phát triển của loài người. Nhu cầu là nguyên nhân khởi đầu cho các hoạt động khác nhau của con người. Khái niệm nhu cầu trong Từ điển tâm lý học của Viện tâm lý học Việt Nam do Vũ Dũng [9] chủ biên được định nghĩa như sau: “nhu cầu là trạng thái của cá nhân, xuất phát từ chỗ nhận thấy cần những đối tượng cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của mình và đó là nguồn gốc tính tích cực của cá nhân”. Trong lịch sử phát triển tâm lý học, nhu cầu là một trong những vấn đề quan trọng được các nhà tâm lý học rất quan tâm. Trong tâm lý học Xô Viết, người đầu tiên đề cập một cách khá sâu sắc tới vấn đề nhu cầu là D.N. Uznatze. Trong cuốn tâm lý học đại cương xuất bản năm 1940, ông đã
- chú ý tới khái niệm nhu cầu và ý nghĩa của nó đối với hoạt động của cơ thể ngoài nhu cầu của con người. Theo ông, nhu cầu là yếu tố đặc trưng cho một cơ thể sống, là cội nguồn của tính tích cực và nó phát triển tương ứng với sự phát triển của con người. Khi có một nhu cầu cụ thể nào đó xuất hiện, chủ thể hướng sức lực của mình vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn nhu cầu đó. [15] Đầu thế kỷ XIX, Small đã thấy những hoạt động tâm lý của cá nhân bắt nguồn từ những nhu cầu (về của cải, quyền lực, về sự tán thành của người khác…). Giữa thế kỷ thứ XIX, V. Koller, E. Thorndike, N.E. Miller… nghiên cứu các kiểu hành vi của động vật được thúc đẩy bởi nhu cầu. Họ đã đưa ra những thuật ngữ “luật hiệu ứng” để giải thích sự liên hệ giữ kích thích và sự đáp ứng của cơ thể. Trên cơ sở này, họ đã đề xướng lý thuyết nhu cầu cơ thể quyết định hành vi.[13] Cuối thế kỷ thứ XIX, S.Freud và U.Mc.Dougall đã đề cập tới vấn đề nhu cầu trong lý thuyết bản năng của con người và lý thuyết này được kiện toàn vào đầu thế kỷ XX. Theo Freud [17], lực vận động hành vi con người nằm trong bản năng. Ông khẳng định rằng, tất cả hành vi của con người đều hướng tới việc mong muốn thỏa mãn hay phá hủy và xâm lăng. Ông nghiên cứu ở động vật và chứng minh một cách hùng hồn những hành vi hung bạo và phá hủy là phương tiện để thỏa mãn những nhu cầu quan trọng của cuộc sống. Đáng lưu ý là nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ - Henrry Murray [16], nhu cầu được ông hiểu là một tổ chức cơ động, có tổ chức và hướng dẫn các quá trình nhận thức, tưởng tượng và hành vi. Nhờ nhu cầu mà hoạt động của con người mang tính mục đích, do đó hoặc là đạt được sự thỏa mãn nhu cầu hoặc ngăn ngừa sự đụng độ khó chịu với môi trường. Theo ông, nhu cầu là một động lực xuất phát từ cơ thể và sự thỏa mãn nhu cầu đòi hỏi phải có sự tác động qua lại với các tình huống xã hội, phải có sự cải tổ chúng nhằm mục đích đạt được sự thích ứng. Vào những năm 30 của thế kỷ XX, đã xuất hiện hàng loạt các nghiên cứu về nhu cầu của con người. Đầu tiên là thuyết động cơ hệ của K.Levin đề xướng. K.Levin cho rằng, dưới sự tác động của nhu cầu nào đó, trạng thái căng thẳng sẽ xuất hiện, đồng thời ở chủ thể cũng xuất hiện sự liên tưởng có liên quan tới nhu cầu. Nhu cầu vừa là nguyên nhân làm xuất hiện căng thẳng và đó cũng là nguyên nhân tạo ra sự hoạt động tích cực của con người, hoạt động sẽ làm dịu sự căng thẳng. [Dẫn theo 15, tr.23] Tiếp theo đó là những công trình đại diện cho nhà tâm lý học nhân văn như A.Maslow, G. Ollport, K. Rodzerc và một số người khác. Trong đó điển hình là công trình nghiên cứu của A.Maslow. Ông chứng minh rằng tính xã hội nằm trong chính bản tính của con người. Con người có những nhu cầu chân chính về giao tiếp, về sự lệ thuộc, về tình yêu, về lòng kính trọng…..những
- nhu cầu này có bản chất, bản năng đặc trưng cho giống người. Như vậy theo ông, tính người được hình thành trong quá trình phát sinh loài người. Ông đã hình dung nhu cầu và sự phát triển của con người theo một chuỗi liên tiếp như chiếc cầu thang, sắp xếp thành năm bậc từ thấp đến cao. [13] Vào nửa cuối thế kỷ thứ XX, có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhu cầu. Chẳng hạn, Mc.Clelland cho rằng động cơ thúc đẩy con người có thể hiểu theo nghĩa “nhu cầu” chứ không phải “sinh lý”. Thay vào đó Mc. Clelland nhấn mạnh tầm quan trọng của nhu cầu xã hội, nhất là nhu cầu thành tựu và nhu cầu hội nhập. Mc.Clelland cho rằng động cơ thúc đẩy thành tựu và lý do giải thích tại sao một số người có vẻ rất thành thạo trong khi người khác tỏ ra lưỡng lự, không có vẻ thành công. [14] X.L. Rubinstêin [19] đã tạo ra một hệ thống tri thức phong phú, trong đó có lý thuyết về nhu cầu, dựa trên quan niệm triết học Mác – Lênin. Theo ông, con người có nhu cầu sinh vật nhưng bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, vì vậy cần xem xét đồng thời các vấn đề cơ bản của con người với nhân cách. Ông cho rằng, nhu cầu là một thành tố của động cơ – “hạt nhân của nhân cách”. Với tư cách này, nhu cầu sẽ xác định những biểu hiện khác nhau của nhân cách – đó là xúc cảm, tình cảm, ý chí, hứng thú niềm tin. Tuy nhiên khi nghiên cứu về nhân cách, ta không nên xuất phát từ nhu cầu mà khám phá ra quá trình nảy sinh và những biểu hiện của nhu cầu. Ông nhấn mạnh mối quan hệ lẫn nhau của con người với tự nhiên, đó là mối quan hệ nhu cầu, nghĩa là sự cần thiết của con người về một “cái gì đó” nằm ngoài cơ thể con người. “Cái gì đó” chính là đối tượng của nhu cầu, có khả năng đem lại sự thỏa mãn của nhu cầu thông qua hoạt động của chủ thể. Vì vậy, theo ông, phải thống nhất các yếu tố khách quan (thuộc về đối tượng) với yếu tố chủ quan (thuộc về chủ thể - trạng thái tâm lý của chủ thể) trong quá trình hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Người đi sâu vào nghiên cứu bản chất tâm lý của nhu cầu hơn ai hết phải kể đến là A.N Lêonchiev. Khi bàn về vấn đề nhu cầu, A.N Lêonchiev [22] cho rằng, một nhu cầu thực sự bao giờ cũng phải là nhu cầu về một cái gì đó. Nghĩa là nhu cầu phải có đối tượng (các vật thể có khả năng thỏa mãn nhu cầu). Đối tượng này không phải xuất hiện cùng một lúc và rõ rệt với các trạng thái có tính chất nhu cầu (những ước mong, những ý muốn chủ quan của chủ thể) mà nó chỉ “phát lộ” ra trong quá trình con người hoạt động để thỏa mãn nhu cầu. Ông viết “nhu cầu với tính chất là một sức mạnh nội tại chỉ có thể được thực thi trong hoạt động” Ở Việt Nam, hầu hết các nhà tâm lý học chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi tâm lý học Macxit. Nhu cầu vừa là tiền đề, vừa là kết quả của hoạt động. Nhu cầu của con người không ngừng phát triển, bởi nhu cầu luôn gắn kết với lịch sử xã hội, là một bộ phận cấu thành của nó. Nhu cầu và mục
- đích của con người có mối liên hệ với nhau. Cũng giống như nhu cầu, mục đích của con người có tính ý thức chủ quan, con người tin rằng sự thỏa mãn nhu cầu chỉ cụ thể bằng cách đạt được mục đích. Điều đó tạo cho họ khả năng cân nhắc giữa hình dung chủ quan của họ về nhu cầu với nội dung khách quan của nó khi tìm kiếm công cụ để đạt được mục đích tức là chiếm lĩnh đối tượng. Nhu cầu thể hiện ở động cơ, cái thúc đẩy con người hoạt động và động cơ trở thành hình thức thể hiện nhu cầu. Nếu trong nhu cầu, hoạt động của con người thực chất phụ thuộc vào nội dung xã hội – đối tượng, thì động cơ, sự phụ thuộc đó được thể hiện ở tính tích cực riêng lẻ của chủ thể. Quan niệm của tất cả các nhà tâm lý học ở Việt Nam về nhu cầu thể hiện trong bộ sách Tâm lý học do tập thể các nhà tâm lý học đầu ngành của Việt nam biên soạn như: Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Hồ ngọc Đại, Trần Trọng Thủy, Trương Anh Tuấn, Nguyễn Thị Tuyết Ánh, Đặng Xuân Hoài, lê Văn hồng, Nguyễn Quang Uẩn, lê Khanh…. Dù mỗi tác giả có một cách lập luận khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một quan điểm là: nhu cầu được hiểu là sự biểu hiện mối quan hệ tích cực của các cá nhân đối với hoàn cảnh, là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. [41]. Từ quan niệm trên của nhu cầu, ta thấy, nhu cầu của con người vừa mang tính tích cực vừa mang tính thụ động. Cụ thể: nhu cầu là sự đòi hỏi cần được thỏa mãn của chủ thể, nhưng được thỏa mãn hay không phụ thuộc vào hệ thống các đối tượng trong những điều kiện cụ thể (tính thụ động của nhu cầu); mặt khác, nhu cầu sẽ thúc đẩy chủ thể tích cực tìm kiếm đối tượng; phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu cầu, nghĩa là nhu cầu thúc đẩy hoạt động, kích thích hoạt động (tính tích cực của nhu cầu). Vì vậy khi xem xét một nhu cầu cụ thể nào đó của con người dưới sự tham gia của ý thức, sự thống nhất giữa hai yếu tố chủ quan và khách quan ta thấy ý nghĩa của nhu cầu như là nguồn gốc tích cực của nhân cách con người. Và chính sự tham gia của ý thức vào trong quá trình hình thành nhu cầu đã làm cho nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật. Từ những lập luận ở trên cho thấy có nhiều lý thuyết và quan điểm nghiên cứu về nhu cầu khác nhau. Mỗi định nghĩa về nhu cầu đều có những đặc điểm riêng, song có thể nhận định khái quát như sau: Nhu cầu là sự đòi hỏi của chủ thể về một đối tượng nào đó, cần được thỏa mãn để con người có thể tồn tại và phát triển. Nhu cầu là nguồn gốc tích cực thúc đẩy con người chủ động hoạt động.
- 1.2.1.2 Đặc điểm của nhu cầu Tính đối tượng của nhu cầu: Nhu cầu bao giờ cũng có tính đối tượng, khi nhu cầu gặp đối tượng và chứa đựng khả năng thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm đạt được đối tượng đó. Đối tượng của nhu cầu mang tính khách quan, nằm ngoài cơ thể của chủ thể, đối tượng đáp ứng của nhu cầu chỉ bộc lộ khi chủ thể tiến hành hoạt động và chính bản thân vật thể được nhận biết, nghĩa là chủ thể hình dung ra lại trở thành động cơ có chức năng thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động. Nhu cầu thực sự là một sức mạnh nội tại, sức mạnh tâm lý kích thích và hướng dẫn con người hoạt động khi nhu cầu mang tính đối tượng. Phương thức thỏa mãn nhu cầu: Nhu cầu chỉ được thỏa mãn thông qua hoạt động. Chỉ có thông qua hoạt động thì đối tượng của nhu cầu mới được bộc lộ ra và đáp ứng được nhu cầu, thông qua đó nhu cầu được phát triển và được thỏa mãn. Và sau khi được thỏa mãn lại nảy sinh nhu cầu mới ở cấp độ cao hơn. Lúc đó, nhu cầu đã xác định được hướng cho hoạt động và trở thành sức mạnh nội tại kích thích và hướng dẫn hoạt động của con người. Tính ổn định của nhu cầu: Nhu cầu có thể xuất hiện lặp đi lặp lại, tính ổn định của nhu cầu thể hiện ở tần số xuất hiện thường xuyên, liên tục. Nhu cầu là một thuộc tính tâm lý, khi nhu cầu phát triển ở mức độ cao thì nó trở nên bền vững và ổn định. Chính vì có tính ổn định, nên trong quá trình hoạt động để tìm phương thức thỏa mãn nhu cầu, chủ thể đôi lúc sẽ gặp những điều không xuông sẻ, khó khăn, tuy nhiên nhu cầu không thể tự nhiên mất đi, mà trái lại nhu cầu còn thúc đẩy con người hoạt động mạnh mẽ hơn. Tính ổn định của nhu cầu chỉ có được khi con người ý thức đầy đủ về đối tượng của nhu cầu và phương thức để thỏa mãn nhu cầu đó Tính chu kỳ của nhu cầu: Khi một nhu cầu được thỏa mãn, nhu cầu đó không mất đi, nó vẫn còn tồn tại và lặp đi lặp lại nhiều lần, được củng cố và phát triển ngày càng phong phú hơn trong những điều kiện và phương thức sinh hoạt của con người. Nhu cầu và hoạt động thực hiện nhu cầu là động lực hết sức quan trọng nhằm tìm ra phương thức thỏa mãn nhu cầu. Trạng thái ý chí- xúc cảm của nhu cầu: Nhu cầu thường đi kèm với trạng thái ý chí, xúc cảm, đặc biệt khi nhu cầu ở mức độ cao. Những trạng thái xúc cảm của nhu cầu được biểu hiện, đó là sự sự hài lòng và không hài lòng, thậm
- chí là trạng thái đau khổ khi nhu cầu không được thỏa mãn. Trạng thái ý chí – xúc cảm thúc đẩy hoạt động của con người tìm kiếm các phương thức thỏa mãn nhu cầu. Chính vì vậy, nhu cầu trở thành một trong những động cơ mạnh mẽ thúc đẩy con người hoạt động nói chung và thực hiện các hành vi mang tính ý chí nói riêng. Trạng thái ý chí – xúc cảm sẽ bị giảm thậm chí có lúc hoàn toàn biến mất hoặc có thể chuyển sang trạng thái ngược lại khi nhu cầu đã được thỏa mãn. Bản chất xã hội – lịch sử của nhu cầu: Nhu cầu của con người mang bản chất xã hội – lịch sử. Đó chính là sự khác nhau về bản chất giữa nhu cầu của con người với nhu cầu của con vật. Con người biết sáng tạo để tạo ra đối tượng thỏa mãn nhu cầu của mình. Chính vì vậy nhu cầu của con người ngày càng trở nên phong phú và phức tạp hơn. Nhu cầu phong phú chẳng những do đối tượng thỏa mãn ngày càng được mở rộng, mà còn do phương thức thỏa mãn ngày càng được phát triển. Ngoài nhu cầu vật chất gắn liền với cơ thể (ăn, mặc, ở, đi lại…), ở con người còn có nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu chia sẻ và nhu cầu hoạt động xã hội. 1.2.1.3 Các loại Nhu cầu Hệ thống nhu cầu của con người rất đa dạng. Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung đối tượng, phương thức thỏa mãn người ta phân loại nhu cầu thành nhiều nhóm khác nhau. Việc phân chia hệ thống các nhu cầu chỉ mang tính chất quy ước ở một mức độ nhất định. Theo Erich Fromm [Dẫn theo 12, tr.7], nhà phân tâm học hiện đại cho rằng “Nhu cầu tạo ra cái tự nhiên cho con người”. Đó là những nhu cầu: - Nhu cầu quan hệ giữa người và người - Nhu cầu tồn tại cái tâm con người - Nhu cầu đồng nhất bản thân và xã hội với dân tộc, giai cấp, tôn giáo - Nhu cầu về sự bền vững, hài hòa - Nhu cầu nhận thức, nghiên cứu Tất cả những nhu cầu này là thành phần tạo nên nhân cách. Theo D.N Uznatze [Dẫn theo 12, tr.9], ở con người tồn tại hai dạng nhu cầu cơ bản: nhu cầu sống (nhu cầu tồn tại – đói, khát, tình dục...) – nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao (nhu cầu đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ…). Trong những hành vi hằng ngày của mình, con người không chỉ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp thấp mà còn mong muốn thỏa mãn những nhu cầu cấp cao. Ý nghĩa của các loại nhu cầu ở những con người khác nhau là khác nhau. Ở những người này nhu cầu cấp cao có ý nghĩa nhưng ở những người khác lối sống được xác định một phần lớn bởi nhu cầu cơ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Cách thức ứng phó trước những khó khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông thành phố Hồ Chí Minh
78 p | 367 | 100
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lí của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
92 p | 503 | 98
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
82 p | 491 | 81
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
107 p | 437 | 79
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của nhân viên văn phòng tại doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh
119 p | 331 | 54
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức và thái độ của người lao động về vấn đề tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp
93 p | 307 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh
197 p | 268 | 49
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên năm thứ nhất trường Sĩ quan Lục quân 2
133 p | 296 | 46
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Bầu không khí tâm lý của lớp học tại trường Đại học An ninh Nhân dân
178 p | 217 | 43
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của hướng dẫn viên du lịch
103 p | 188 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: So sánh một số khái niệm trong Tâm lý học và Duy thức học
67 p | 155 | 30
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhận thức, thái độ về an toàn tình dục của nữ thanh niên công nhân khu công nghiệp Sóng Thần tỉnh Bình Dương
143 p | 171 | 29
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học viên Phân viện miền Nam, Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam
103 p | 142 | 24
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự
124 p | 163 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Năng lực quản lý nhân sự của giám đốc doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Hồ Chí Minh
104 p | 127 | 19
-
Luân văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng sử dụng Internet trong học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa- Vũng Tàu
115 p | 152 | 18
-
Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Kỹ năng tự đánh giá của thiếu niên đang sống tại các Trung tâm Bảo trợ Xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
117 p | 120 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn