intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:197

276
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn trình bày về lý luận, thực trạng và thực nghiệm về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Áp lực tâm lý và cách ứng phó của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Nhung LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Nhung Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH VĂN SƠN Thành phố Hồ Chí Minh - 2012
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là truing thực và chưa từng được công bố trong các công trình khác. Học viên Nguyễn Thị Nhung
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - Quý thầy cô Khoa Tâm lý Giáo dục, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và quản lý hoạt động học tập của lớp Cao học K21, đã cung cấp tri thức và lòng nhiệt huyết với nghề cho tôi. -TS. Huỳnh Văn Sơn - Người thầy giàu tri thức và tâm huyết đã động viên, chia sẻ, tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Ban giám đốc, các tình nguyện viên, giáo dục viên và các trẻ lao động sớm tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Thảo Đàn, lớp học tình thương chùa Liên Hoa đã tạo điều kiện, hỗ trợ cho tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát và thu thập thông tin phục vụ cho việc hoàn thành luận văn này. - Quý thầy cô trong Hội đồng chấm luận văn đã có những góp ý khoa học và khách quan để tôi hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình. - Các anh chị, các bạn cùng khóa K21 đã hợp tác, đoàn kết giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Học viên Nguyễn Thị Nhung
  5. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU Chương 1. LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC TÂM LÝ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TÂM LÝ CỦA TRẺ LAO ĐỘNG SỚM .............................................................. 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý ..6 1.1.1. Một số nghiên cứu về áp lực tâm lý và ứng phó tâm lý trên thế giới ........6 1.1.2. Một số nghiên cứu về áp lực tâm lý và ứng phó tâm lý tại Việt Nam.....10 1.2. Một số vấn đề lý luận về áp lực tâm lý ..........................................................15 1.2.1. Khái niệm áp lực tâm lý...........................................................................15 1.2.2. Biểu hiện của áp lực tâm lý .....................................................................16 1.2.3. Ảnh hưởng của áp lực tâm lý đối với sự phát triển của trẻ em................17 1.3. Một số lý luận về trẻ lao động sớm ................................................................20 1.3.1. Khái niệm trẻ lao động sớm ....................................................................20 1.4. Cách ứng phó với áp lực tâm lý .....................................................................43 Chương 2. THỰC TRẠNG ÁP LỰC TÂM LÝ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA TRẺ LAO ĐỘNG SỚM ............................................................................................................52 2.1. Mô tả về khách thể nghiên cứu thực trạng .....................................................52 2.2. Mô tả cách thức nghiên cứu đề tài ..................................................................53 2.2.1. Công cụ nghiên cứu .................................................................................53 2.2.2. Cách tính điểm .........................................................................................54 2.2.3. Xử lý số liệu .............................................................................................55 2.3. Mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại của trẻ lao động sớm ........................55 2.3.1. Thực trạng mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ lao động sớm ...........55 2.3.2. So sánh tự đánh giá về cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số phương diện .......................................................................................................56 2.3.3. So sánh mức độ hài lòng với cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số phương diện .......................................................................................................59 2.4. Thực trạng áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ..............................................60 2.4.1. Mức độ áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ............................................60 2.4.3. Những áp lực tâm lý cụ thể của trẻ lao động sớm ...................................64 2.4.4. So sánh thực trạng áp lực tâm lý trong cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số phương diện ....................................................................................69
  6. 2.4.5. Những áp lực cụ thể biểu hiện qua mức độ đồng tình với các ý kiến về người lao động sớm. ..........................................................................................73 2.5. Ảnh hưởng của áp lực tâm lý đến trẻ lao động sớm.......................................79 2.5.1. Ảnh hưởng của áp lực tâm lý đến trẻ lao động sớm ................................79 2.5.2. So sánh ảnh hưởng của áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm trên một số phương diện .......................................................................................................84 2.6. Ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ...........................................86 2.6.1. Các kiểu ứng phó cơ bản của trẻ lao động sớm với áp lực tâm lý...........86 2.6.2. Các cách ứng phó cụ thể với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ...........91 2.6.3. Cách ứng phó cụ thể của trẻ lao động sớm qua một số tình huống .......102 2.6.4. So sánh các kiểu ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm trên một số phương diện .........................................................................................105 Chương 3. THỰC NGHIỆM NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ ÁP LỰC TÂM LÝ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TÂM LÝ CỦA TRẺ LAO ĐỘNG SỚM 110 3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp thực nghiệm ....................................................110 3.2. Đề xuất một số biện pháp thực nghiệm ........................................................114 3.2.1. Nhóm biện pháp thay đổi nhận thức của trẻ và những người xung quanh .........................................................................................................................114 3.2.2. Nhóm biện pháp tăng cường kỹ năng sống cho trẻ lao động sớm.........114 3.2.3. Nhóm các biện pháp khác ......................................................................114 3.3. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của trẻ lao động sớm về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý ...........................115 3.3.1. Mục đích thực nghiệm ...........................................................................115 3.3.2. Nội dung thực nghiệm ...........................................................................115 3.3.3. Khách thể thực nghiệm ..........................................................................116 3.3.4. Điều kiện thực nghiệm...........................................................................117 3.3.5. Mô hình thực nghiệm.............................................................................117 3.3.6. Quy trình thực nghiệm ...........................................................................118 3.3.7. Công cụ đánh giá sau thực nghiệm ........................................................118 3.4. Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm ..................................................119 3.4.1. Kết quả nghiên cứu trước thực nghiệm .................................................119 3.4.2. Kết quả nghiên cứu sau khi thực nghiệm .............................................125 3.5. Minh chứng trên một số trường hợp cụ thể ..................................................133 3.5.1. Kết quả thực nghiệm đối với em V.B.Đ ................................................133 3.5.2. Kết quả thực nghiệm đối với H.N..........................................................137 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTB : Điểm trung bình QH : Quan hệ VĐ : Vấn đề Quận TB : Quận Tân Bình Sig. : Mức ý nghĩa
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 : Mô tả cơ chế tự vệ theo quan điểm của Sigmund Freud ..................49 Bảng 2.1 : Mô tả về khách thể nghiên cứu thực trạng ........................................52 Bảng 2.2 : Cách tính điểm cho mỗi câu 5, 6, 7, 9, 10, 11, 13, 14.......................54 Bảng 2.3 : Mức độ hài lòng về cuộc sống hiện tại .............................................56 Bảng 2.4 : So sánh tự đánh giá về cuộc sống trên một số phương diện .............56 Bảng 2.5 : So sánh tự đánh giá về cuộc sống của trẻ lao động sớm trên một số phương diện.......................................................................................59 Bảng 2.6 : Mức độ áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ......................................60 Bảng 2.7 : Các dạng áp lực tâm lý ở trẻ lao động sớm .......................................61 Bảng 2.8 : Thứ hạng các khía cạnh gây áp lực tâm lý ........................................62 Bảng 2.9 : Những áp lực cụ thể trong từng dạng áp lực của trẻ lao động sớm ..65 Bảng 2.10 : Kết quả so sánh điểm trung bình về mức độ gặp áp lực trong cuộc sống theo các nhóm trẻ......................................................................69 Bảng 2.11 : Kết quả so sánh điểm trung bình những áp lực cụ thể trong cuộc sống theo nhóm trẻ lao động sớm. ....................................................71 Bảng 2.12 : Mức độ đồng tình của khách thể với các ý kiến liên quan tới trẻ lao động sớm ...........................................................................................74 Bảng 2.13 : So sánh mức độ đồng tình với ý kiến về người lao động sớm của khách thể nghiên cứu trên một số phương diện ................................77 Bảng 2.14 : Kết quả điểm trung bình ảnh hưởng của áp lực tâm lý tới trẻ lao động sớm ....................................................................................................79 Bảng 2.15 : Kết quả xếp hạng điểm trung bình và tần số chọn mức “thường xuyên” ảnh hưởng đến nhân cách của trẻ lao động sớm...................81 Bảng 2.16 : Kết quả kiểm nghiệm Chi bình phương so sánh ảnh hưởng của áp lực tâm lý theo nhóm các trẻ lao động sớm ............................................85 Bảng 2.17 : Các kiểu ứng phó cơ bản với áp lực tâm lý ......................................86 Bảng 2.18 : Mức độ lựa chọn từng biểu hiện cụ thể trong các nhóm ứng phó ....89
  9. Bảng 2.19 : Cách ứng phó cụ thể trong nhóm thay đổi cảm xúc của trẻ lao động sớm đối với áp lực tâm lý..................................................................92 Bảng 2.20 : Cách ứng phó cụ thể trong nhóm thay đổi suy nghĩ của trẻ lao động sớm đối với áp lực tâm lý..................................................................97 Bảng 2.21 : Cách ứng phó cụ thể trong nhóm thay đổi suy nghĩ .......................100 Bảng 2.22 : Cách ứng phó của trẻ lao động sớm qua một số tình huống ...........104 Bảng 2.23 : Điểm trung bình các kiểu ứng phó mang tính tích cực và tiêu cực của trẻ lao động sớm đối với những áp lực trong cuộc sống .................105 Bảng 2.24 : So sánh các kiểu ứng phó theo các nhóm trẻ lao động sớm ...........105 Bảng 3.1 : Cách tính điểm bảng hỏi thực nghiệm ............................................119 Bảng 3.2 : So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ..............................................................120 Bảng 3.3 : So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ở nhóm đối chứng giữa trước và sau thực nghiệm .............................125 Bảng 3.4 : So sánh mức độ nhận thức về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm ở nhóm thực nghiệm giữa trước và sau thực nghiệm ..............................................................................127 Bảng 3.5 : So sánh mức độ nhận thức của trẻ lao động sớm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm ..............................130 Bảng 3.6 : Điểm trung bình mức độ nhận thức của V.B.Đ trước và sau thực nghiệm .............................................................................................134 Bảng 3.7 : ĐTB mức độ nhận thức của H.N trước và sau thực nghiệm ...........138
  10. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 : Mức độ áp lực ở biểu hiện ở “thời gian làm việc” ............................ 66 Biểu đồ 2.2 : Mức độ áp lực ở biểu hiện ở “tiền nhà trọ”....................................... 68 Biểu đồ 2.3 : Mức độ đồng tình với ý kiến cho rằng tiền nhà trọ là quá nhiều so với thu nhập của trẻ lao động sớm................................................ 75 Biểu đồ 2.4 : Mức độ ảnh hưởng đến hành vi qua biểu hiện “ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ, ngủ không ngon giấc” ................................................ 83 Biểu đồ 2.5 : Tỷ lệ trẻ chọn cách ứng phó nói với bố mẹ những điều mình lo lắng .................................................................................................... 94 Sơ đồ 3.1 : Quá trình ứng phó với áp lực tâm lý (phỏng theo Frydenberg, 2002) ............................................................................................... 112 Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức về biểu hiện của áp lực tâm lý giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm .... 121 Biều đồ 3.2 : Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức về cách ứng phó với áp lực tâm lý giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm ............................................................................................. 124 Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ so sánh mức độ nhận thức về ảnh hưởng của áp lực tâm lý giữa nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm. ............ 132
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, câu nói đó đã khẳng định vai trò quan trọng của trẻ em và đó cũng là khẩu hiệu mà các quốc gia và cộng đồng quốc tế nhằm hướng tới mục đích chăm sóc, bảo vệ tương lai của mỗi quốc gia và toàn thể nhân loại. Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em chính là nuôi dưỡng cho tương lai tươi đẹp của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Chính vì thế, dù ở bất cứ đâu, bất cứ dân tộc nào, đất nước nào, tất cả trẻ em đều được và cần phải được hưởng một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này chỉ được thực hiện khi tất cả trẻ em đều có điều kiện đi học đầy đủ, được giáo dục và được hưởng các dịch vụ xã hội thiết yếu. Tuy nhiên, theo báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), trên thế giới hiện có 215 triệu trẻ em lao động sớm, trong đó có 115 triệu em đang làm việc trực tiếp trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn và đạo đức, thậm chí đe dọa tính mạng của trẻ em. Hàng năm, ngày thế giới phòng chống lao động trẻ em đều kêu gọi cộng đồng sớm chấm dứt tình trạng trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm này. Ở Việt Nam, mặc dù có nhiều cố gắng trong việc giải quyết tình trạng lao động trẻ em, pháp luật Việt Nam đã cấm sử dụng lao động dưới 15 tuổi nhưng ở cả nông thôn lẫn thành thị, trẻ em vẫn phải làm những công việc vất vả thậm chí còn vất vả hơn người lớn. Kết quả nghiên cứu về tình hình lao động trẻ em theo một nghiên cứu gần đây nhất của Bộ LĐTB&XH ở 8 tỉnh trọng điểm gồm Quảng Nam, Lào Cai, Hà Nội, An Giang, Gia Lai, Hà Tĩnh, Quảng Bình và TP Hồ Chí Minh thì có tới 50% trẻ em đang phải làm việc trong môi trường nguy hiểm, có ảnh hưởng tồi tệ đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của các em. Báo cáo cũng cho biết, trung bình trẻ phải làm việc từ 4-5 giờ/ngày đôi khi là 6 giờ một ngày thậm chí còn kéo dài hơn nữa. Đây thực sự trở thành nỗi đau của người lớn và niềm trăn trở của toàn xã hội [58].
  12. 2 Hiện nay, quá trình đô thị hoá ngày càng phát triển, kéo theo nhiều hệ lụy mà một trong số đó là tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm ngày càng tăng nhanh, tập trung đông ở các khu công nghiệp, các khu đô thị lớn. Trẻ tham gia lao động sớm đồng nghĩa với việc các em không được đi học, không được vui chơi giải trí, không được tham gia các dịch vụ xã hội mà đáng lẽ các em phải được thụ hưởng. Khi tham gia lao động, trẻ em chưa nhận biết được giá trị sức lao động mà mình bỏ ra, vì thế các em thường bị bóc lột, bị lợi dụng sức lao động, bị bắt buộc làm việc nhiều hơn trong khi tiền công lại được trả ít hơn. Bên cạnh đó, các em chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất cũng như chưa được đào tạo đầy đủ về những kỹ năng để tham gia lao động, chính vì thế ở các em thường xuất hiện những trạng thái tâm lý lo lắng, hoảng sợ, tự ti… tạo ra những áp lực đè nặng cuộc sống của các em. Trước những áp lực tâm lý đó, mỗi em lại chọn cho mình một cách ứng phó khác nhau, và trong thực tế, có rất nhiều trẻ lao động sớm chưa tìm ra được những cách ứng phó phù hợp. Điều này đã làm ảnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách và tương lai của các em đồng thời ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội. Vì thế, việc tìm hiểu những áp lực tâm lý cũng như cách ứng phó của các em trước những áp lực này để từ đó đề xuất những biện pháp giúp các em giảm bớt những áp lực trong cuộc sống là một điều hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài tìm hiểu “ÁP LỰC TÂM LÝ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ CỦA TRẺ LAO ĐỘNG SỚM TẠI MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh, cách ứng phó của các em trước những áp lực tâm lý; trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp để làm giảm bớt các áp lực tâm lý. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh.
  13. 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Một số áp lực tâm lý và cách ứng phó trước những áp lực đó của trẻ lao động sớm. 4. Giả thuyết khoa học Đa số trẻ lao động sớm tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh đều gặp phải một số áp lực tâm lý. Những áp lực tâm lý này ảnh hưởng khá lớn tới cuộc sống của các em nhưng một bộ phận trẻ lao động sớm chưa biết cách ứng phó hiệu quả với các áp lực tâm lý. Nếu có những biện pháp hợp lý sẽ góp phần làm giảm bớt những áp lực này đồng thời nâng cao nhận thức về cách ứng phó với áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản có liên quan đến đề tài như: áp lực, áp lực tâm lý, trẻ lao động sớm, cách ứng phó trước những áp lực tâm lý, . . . 5.2. Khảo sát thực trạng những áp lực tâm lý mà trẻ lao động sớm ở thành phố Hồ Chí Minh đang gặp phải. Tìm hiểu những cách ứng phó thường được trẻ lao động sớm ở một số quận nội thành áp dụng trước những áp lực tâm lý. 5.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao nhận thức của trẻ lao động sớm về áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu một số áp lực tâm lý và cách ứng phó mà trẻ lao động sớm thường áp dụng. 6.2. Về khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu trẻ lao động sớm buôn bán tự do tại một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Tham khảo các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí chuyên ngành về các vấn đề liên quan, từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài.
  14. 4 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Dùng bảng câu hỏi mở để thu thập dữ liệu: + Những khía cạnh trong cuộc sống thể hiện áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm. + Những áp lực tâm lý mà trẻ lao động sớm thường gặp phải. + Ảnh hưởng của những áp lực tâm lý đến sự phát triển của trẻ lao động sớm. + Cách ứng phó của trẻ lao động sớm trước những áp lực tâm lý. - Dựa trên những cơ sở lý luận, các tài liệu sách báo và những dữ liệu thu thập được từ bảng câu hỏi mở, người nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi đóng để khảo sát thực trạng một số áp lực tâm lý vá cách ứng phó trước những áp lực đó của trẻ lao động sớm. 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn Phỏng vấn một số trẻ lao động sớm và cha mẹ các em (nếu được) để tìm hiểu một số biểu hiện của những áp lực tâm lý và cách ứng phó của các em trước những áp lực đó. Phỏng vấn một số chuyên gia để tìm hiểu ảnh hưởng của việc lao động sớm đến sự phát triển của trẻ em. 7.2.3. Phương pháp thực nghiệm Các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của trẻ lao động sớm sẽ được tổ chức triển khai thực nghiệm trong thực tế trên khách thể là trẻ có biểu hiện áp lực tâm lý từ 12 đến 15 tuổi. Thông qua đó đánh giá mức độ hiệu quả và khả thi của các biện pháp nâng cao nhận thức về tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý thông qua so sánh trước và sau thực nghiệm, so sánh nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng dữ liệu mô tả sâu một số trường hợp cụ thể trong chương trình thực nghiệm.
  15. 5 7.3. Phương pháp toán thống kê Sử dụng phần mềm SPSS for Windows 13.0 để xử lý các số liệu điều tra khảo sát. 8. Đóng góp mới của đề tài 8.1. Về lý luận - Hệ thống hóa những nghiên cứu có liên quan đến đề tài. - Làm rõ những vấn đề lý luận về áp lực tâm lý, áp lực tâm lý của trẻ lao động sớm nói chung và trẻ lao động sớm tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, cách ứng phó của trẻ lao động sớm trước những áp lực tâm lý đó. 8.2. Về thực tiễn - Nghiên cứu thực trạng áp lực tâm lý thường gặp của trẻ lao động sớm tại thành phố Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu những cách ứng phó thường được trẻ lao động sớm tại thành phố Hồ Chí Minh áp dụng trước những áp lực tâm lý mà các em gặp phải. - Đề xuất một số biện pháp nhằm giảm bớt các áp lực tâm lý mà trẻ lao động sớm thường gặp phải, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của các em.
  16. 6 Chương 1. LÝ LUẬN VỀ ÁP LỰC TÂM LÝ VÀ CÁCH ỨNG PHÓ VỚI ÁP LỰC TÂM LÝ CỦA TRẺ LAO ĐỘNG SỚM 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề áp lực tâm lý và cách ứng phó với áp lực tâm lý Nghiên cứu về áp lực tâm lý, về các cách thức ứng phó với khó khăn tâm lý đã được một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Dưới đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu cho vấn đề này: 1.1.1. Một số nghiên cứu về áp lực tâm lý và ứng phó tâm lý trên thế giới Áp lực tâm lý là một vấn đề từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình này tập trung chủ yếu tìm hiểu áp lực trong học tập của học sinh các lứa tuổi và tìm ra hướng giải quyết các vấn đề này. Ở Liên Xô cũ, các nhà nghiên cứu đã tìm cách phát hiện và đánh giá hiện tượng quá tải trong học tập dẫn đến căng thẳng ở học sinh, từ đó chuẩn hóa khối lượng và cách tổ chức hoạt động học tập phù hợp với sự biến đổi chức năng tâm- sinh lý của học sinh, ngăn ngừa sự tiêu hao năng lượng quá mức cho phép. Trong vòng hơn 40 năm trở lại đây, cùng với việc cải cách giáo dục trong nước, vấn đề nghiên cứu tải học của học sinh đã được các nhà giáo dục như V.I. Kozlova, M.V. Antropova và các nhà nghiên cứu của viện hàn lâm Liên Xô cũ rất quan tâm [27]. Các nhà giáo dục học, y tế học đường các nhà nước Liên Xô cũ, CHDC Đức cũ, Tiệp Khắc cũ, và Hungary như X.M. Grombakh, B. Rona, P. Sabo quan tâm đến các biểu hiện về sợ hãi, mệt mỏi, căng thẳng, lo âu do tình trạng học tập quá mức ở học sinh [27]. Theo điều tra của trung tâm sức khỏe tâm lý VIMHANS với 150 cơ sở giáo dục ở New Dehli cho thấy có 40% học sinh luôn cảm thấy căng thẳng trong thi cử. Cũng theo một nghiên cứu của các tổ chức phi chính phủ SAHYOY năm 2005 có 57% trong số 850 trẻ mới lớn cho biết họ bị trầm cảm, 9% có ý định tự tử [56]. Ở Trung Quốc theo trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa tự tử ở Bắc Kinh đã tiến hành điều tra trên 15.431 nạn nhân của chứng trầm cảm trong vòng hai năm,
  17. 7 kết quả cho thấy những người từ độ tuổi 18-25 chiếm 37.6%. Theo HiuLong, nhà tâm lý ở trung tâm nghiên cứu và ngăn ngừa tự tử Bắc Kinh nhận định: “Xã hội đầy rẫy áp lực và cạnh tranh, vì vậy những người trẻ tuổi vốn thiếu kinh nghiệm giải quyết khó khăn thường có xu hướng chán nản, thất vọng” [57]. Khái niệm “ứng phó tâm lý” đến năm 1967 mới được thừa nhận. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cơ chế tự vệ của S. Freud vào năm 1933 được xem là những nghiên cứu đầu tiên về sự đáp ứng và những cách thức cá nhân sử dụng để vượt qua những khó khăn tâm lý. Theo Freud, trong cấu trúc ba thành phần của nhân cách, cái Tôi giữ vai trò trung gian, vừa đáp ứng những đòi hỏi của cái ấy, vừa thỏa mãn những yêu cầu khắt khe của cái Siêu Tôi. Nếu cái Tôi không thể dung hòa giữa cái Tôi và cái Siêu Tôi, trong con người sẽ xuất hiện cơ chế tự vệ bao gồm: phủ nhận, thay thế, huyễn tưởng, đồng nhất hóa, phóng chiếu, hợp lý hóa, di chuyển, thoái lui, dồn nén và thăng hoa [26, 254]. Vào đầu thập niên 1970, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một cách tiếp cận mới hơn để đo lường và đánh giá sự ứng phó. Điều này được tóm tắt trong công trình của Folkman và Lazarus. Họ đã xác định tám cách ứng phó gồm: đối diện với vấn đề, cố thoát khỏi tình huống khó khăn, tìm kiếm sự hỗ trợ xã hội, gánh vác trách nhiệm, né tránh thực tại, lập kế hoạch giải quyết vấn đề và nhìn thấy điều thuận lơi. Họ tin rằng những cách này phản ánh hai kiểu cơ bản của sự ứng phó: đó là tập trung vào vấn đề và tập trung vào cảm xúc. Lazarus và Folkman nhấn mạnh rằng những khía cạnh trong hành vi ứng phó của cá nhân thay đổi phụ thuộc vào tình huống hay mức độ hỗ trợ mà cá nhân nhận được. Một trong những công cụ đo lường được phát triển bởi quan điểm mới là CISS (Coping with stressful situations). Công cụ này cố gắng đưa ra những dấu hiệu của các chiến lược ứng phó mà con người có thể sử dụng trong tình huống khó khăn. Những chiến lược ứng phó mà công cụ này đưa ra bao gồm chiến lược định hướng vào nhiệm vụ, trong đó con người hướng đến việc đương đầu với những vấn đề kế tiếp sẽ diễn ra; chiến lược định hướng vào cảm xúc, chiến lược né tránh thực tại (chiến lược này được chia làm hai loại: tìm kiếm sự hỗ trợ về mặt xã hội và tìm kiếm sự giải tỏa tâm trí [10, 7].
  18. 8 Bolognini Monique, Plancherel Bernard; Halfon Olivier với nghiên cứu “Đánh giá các chiến lược ứng phó của thanh thiếu niên: có sự khác nhau theo tuổi và theo giới tính hay không?”, đã tìm hiểu các chiến lược ứng phó đặc trưng theo giới, mối tương quan giữa việc chọn lựa cách ứng phó với sức khỏe tâm trí theo giới tính và độ tuổi. Các tác giả đã đưa ra những chiến lược ứng phó như sử dụng quan hệ xã hội, gia đình, tình cảm âm tính, sự giải trí, hài hước, cam kết, tiêu xài, gia đình, nhà trường. Các kết quả khẳng định, nữ thanh thiếu niên tự điều chỉnh tùy theo khó khăn bằng cách tham gia nhiều hơn vào các quan hệ xã hội (bạn bè, anh chị em, bố mẹ và các người lớn khác). Ở đây, nữ giới đầu tư nhiều hơn vào thế giới tương tác nhằm thể hiện tình cảm một cách cởi mở và nhằm nhận được sự nâng đỡ, các lời khuyên và những điều an ủi từ một người tâm tình (bạn bè, gia đình). Trong khi đó, các nam thanh thiếu niên cố gắng nhiều hơn trong việc giữ ý nghĩa của sự hài hước và tiến hành một hoạt động thể lực mãnh liệt. Nam giới ít cởi mở và ít phụ thuộc vào người khác hơn so với nữ giới, nhưng lại có xu hướng làm cho tình huống bớt khủng hoảng và tỏ ra lạc quan, tìm kiếm sự giải tỏa trong các trò chơi và hoạt động thể lực. Về mối quan hệ giữa sức khỏe tâm trí và chiến lược ứng phó, ta thấy các kết quả tỏ ra khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Ở nữ giới, trong số các chiến lược có tương quan cao nhất, đó là sự thể hiện các tình cảm âm tính phối hợp với một xác suất cao nhất bị rối nhiễu tâm trí như khí sắc trầm nhược, lo âu và rối nhiễu giấc ngủ. Ở nam giới, chỉ có tương quan về mặt lo âu [32]. Một số nghiên cứu về thái độ tìm kiếm sự giúp đỡ trong các vấn đề tâm lý cho các kết quả như sau: Thanh niên có xu hướng không tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nguồn chính thức, trong cuộc khảo sát của Western Australian Child Health, chỉ có 2% từ độ tuổi 4 đến 16 tuổi có vấn đề về sức khỏe tâm thần có liên hệ với trung tâm dịch vụ sức khỏe tâm thần trong khoảng 6 tháng (Zubrick, Silburn, Garton, et al., 1995). Tương tự, thành phần trẻ em và tuổi vị thành niên của National Survey of Mental Health and Wellbeing cho kết quả rằng chỉ có 29% trẻ em và vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần có liên hệ dịch vụ chuyên nghiệp hoặc những dịch vụ tương tự trong 12 tháng, những vấn đề đó bao gồm cả vấn đề sức khỏe, sức khỏe
  19. 9 tâm thần và vấn đề về học hành (Sawyer, Arney, Baghurst et al., 2000). Một vài thanh niên tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp cho các vấn đề sức khỏe tâm thần, và thanh niên có xu hướng tìm kiếm sự giúp đỡ từ nguồn không chính thức trước khi quay lại với nguồn giúp đỡ chính thức (Benson, 1990; Boldero & Fallon, 1995; Rickwood, 1995). Thanh niên thích tìm kiếm sự giúp đỡ từ nguồn không chính thức hơn là từ nguồn chính thức, như là bạn bè và gia đình. Bạn bè được tìm đến trong các vấn đề về cảm xúc cá nhân nhiều hơn, trong khi đó, gia đình được xếp thứ hai sau bạn bè (Boldero & Fallon, 1995; Schonert-Reichl & Muller, 1996) [1]. Nữ giới thì thích tìm kiếm sự giúp đỡ hơn ở nam giới. Điều đó phụ thuộc nhiều vào những người giúp đỡ và vấn đề cần được giúp đỡ, nhưng nhìn chung là phái nữ thích tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác và cho lời khuyên về các vấn đề sức khỏe tâm thần (Boldero & Fallon, 1995; Rickwood & Braithwaite, 1994). Ngược lại, phái nam thì tin tưởng vào bản thân mình hơn là tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, và họ cũng hay tránh thừa nhận hoặc từ chối sự hiện diện của vấn đề đang gặp phải (Offer, Howard, Schonert & Ostrov, 1991). Một vài vấn đề thường thúc đẩy hành vi tìm kiếm sự giúp đỡ hơn một số vấn đề khác và các nguồn giúp đỡ khác nhau thì được cho rằng sẽ thích hợp với từng loại vấn đề khác nhau. Ví dụ, vấn đề về mối quan hệ thường được đem ra thảo luận với bạn bè, vấn đề về cá nhân thì với gia đình, và vấn đề về học hành thì thường được tìm đến thầy cô giáo (Bolder & Fallon, 1995; Offer et al., 1991) [1]. Nhà nghiên cứu Camus Jean trong bài viết “Sự bố trí thời gian và các khó khăn học đường. Phản ứng tức thời và trì hoãn” đã đối chiếu và cách thức ứng phó tâm lý của trẻ thuộc nhóm SES (những học sinh lớp đặc biệt, các em này được gọi là những “học sinh không thích nghi”, “khó khăn” trong học tập) và trẻ thuộc nhóm CES (nhóm học sinh cấp 2 bình thường). Kết quả cho thấy, trẻ nam thuộc nhóm SES khi gặp khó khăn sẽ hành động chớp nhoáng, không cần đánh giá, chúng xem những hành động bộc phát như một “tấm áo giáp” chống lại sự sợ hãi về thất bại liên tiếp tấn công. Trẻ nữ trong nhóm này có xu hướng trì hoãn thời gian thực hiện công việc, các em loay hoay tìm kiếm giải pháp phù hợp, cảm thấy thất vọng, luôn
  20. 10 phàn nàn và yêu cầu được giúp đỡ hơn nhóm trẻ nữ CES [15]. Nhìn chung, nghiên cứu về áp lực tâm lý, cách thức ứng phó tâm lý đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. 1.1.2. Một số nghiên cứu về áp lực tâm lý và ứng phó tâm lý tại Việt Nam Ở nước ta hiện nay, tình trạng quá tải học tập đang xảy ra rất phổ biến, gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Chính vì vậy vấn đề áp lực tâm lý trong học tập được các tác giả rất quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình này mới nghiên cứu áp lực tâm lý ở góc độ đây là một nguyên nhân gây ra những rối loạn tâm lý khác ở học sinh mà chưa thực sự đi sâu vào tìm hiểu áp lực tâm lý như một đối tượng nghiên cứu độc lập. Điều này có thể nhận thấy qua một số công trình nghiên cứu sau đây: Năm 2000, tác giả Nguyễn Công Khanh cùng nhóm sinh viên khoa Tâm lý Đại học KHXH&NV Hà Nội đã công bố kết quả trong một công trình nghiên cứu cho thấy có ít nhất 17.4- 18.81% học sinh có biểu hiện rối nhiễu lo âu [25]. Đến năm 2002, với đề tài “Rối nhiễu trầm cảm ở học sinh THPT hiện nay” tác giả Lê Bá Đạt đã đưa ra kết luận 8.8% học sinh THPT Hà Nội trong năm học 2001- 2002 bị trầm cảm. Nguyên nhân do kết quả học tập không như mong muốn, sức ép từ phía gia đình, cha mẹ lên các em rất lớn, sự kì vọng của cha mẹ vào con đã hình thành nên tinh thần trách nhiệm trong học tập. Khi kết quả học tập không vừa ý trẻ sẽ thất vọng, buồn chán, không tự tin vào bản thân, từ đó cảm thấy việc học nặng nề và mệt mỏi. Ngoài sức ép từ phía gia đình, trẻ phải chịu sức ép từ phía nhà trường, bạn học cùng trang lứa [13]. Năm 2005, tác giả Hoàng Gia Trang (Viện Chiến lược và chương trình giáo dục) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Áp lực tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh THCS”. Tác giả nghiên cứu trên 598 học sinh tại 4 trường THCS tại Hà Nội cho thấy: Học sinh chịu áp lực học tập lớn từ phía gia đình và nhà trường, tác giả nêu lên tình trạng quá tải về nội dung chương trình, thời gian học tập, căn bệnh thành tích ở trường học cùng với sự mong muốn, kỳ vọng của cha mẹ khiến tình trạng học tập của các em trở nên căng thẳng [42].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2