Luận văn: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
lượt xem 28
download
Thế kỉ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong kiến Việt Nam đang bƣớc nhanh sang thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nƣớc phong kiến. Đặc điểm thời đại đó đã tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ trí thức đƣơng thời, đặt họ trƣớc những trăn trở lựa chọn dữ dội về nhân cách, lối sống. Điều này chi phối và tạo nên diện...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------- -------------- VŨ THANH HUYỀN HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -------------- -------------- VŨ THANH HUYỀN HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ GIA VÕ Thái Nguyên, năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8 4. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 8 6. Đóng góp của đề tài ................................................................................. 9 7. Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 9 PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................... 10 CHƢƠNG 1 ................................................................................................. 10 TIỀN ĐỀ XÃ HỘI LỊCH SỬ CỦA HIỆN TƢỢNG ĐA CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................... 10 1.1. Khái niệm chủ đề ............................................................................... 10 1.2. Một số chủ đề nổi bật của thơ Việt Nam trƣớc thời Nguyễn Bỉnh Khiêm ...................................................................................................... 11 1.2.1. Chủ đề vịnh vật ........................................................................... 11 1.2.2. Chủ đề thiên nhiên ...................................................................... 15 1.2.3. Chủ đề đời tƣ .............................................................................. 19 1.2.4. Chủ đề ngôn chí .......................................................................... 27 1.3. Nguồn gốc của hiện tƣợng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm ................................................................................. 33 1.3.1. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà văn hóa ........................................... 33 1.3.2. Nguyễn Bỉnh Khiêm - Bậc cao sĩ ................................................ 38 1.3.3. Yêu cầu nội tại của đời sống văn học. ......................................... 41 CHƢƠNG 2 ................................................................................................. 44 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- CÁC CHỦ ĐỀ NỔI BẬT TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ............................................................................ 44 2.1 Chủ đề nhàn dật .................................................................................. 44 2.2. Chủ đề phong cảnh thiên nhiên .......................................................... 50 2.3. Chủ đề thế sự ..................................................................................... 58 2.4. Chủ đề khuyên răn con ngƣời sống theo đạo lý.................................. 63 CHƢƠNG 3 ................................................................................................. 70 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM ................... 70 3.1 Sử dụng lối nói khẩu ngữ bình dị, tự nhiên ......................................... 70 3.2 Cách nói ẩn ý thâm trầm và sâu sắc .................................................... 80 3.3. Biểu trƣng hóa đối tƣợng miêu tả ...................................................... 86 3.4. Gia tăng chất trữ tình trong miêu tả ................................................... 92 KẾT LUẬN .................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc -tnu.edu.vn
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế kỉ XVI, với sự thăng trầm của đời sống chính trị, chế độ phong kiến Việt Nam đang bƣớc nhanh sang thời kỳ suy thoái, giai cấp phong kiến không còn tác dụng tích cực đối với lịch sử dân tộc, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng bộc lộ rõ, cùng với nó là sự bất lực của nhà nƣớc phong kiến. Đặc điểm thời đại đó đã tác động mạnh vào tầng lớp nho sĩ trí thức đƣơng thời, đặt họ trƣớc những trăn trở lựa chọn dữ dội về nhân cách, lối sống. Điều này chi phối và tạo nên diện mạo riêng, phong phú, đa dạng và phức tạp của thơ văn thế kỷ XVI. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), huý là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân cƣ sĩ, thƣờng gọi là Trạng Trình, danh sĩ nổi tiếng, tác gia lớn của nền văn học trung đại Việt Nam. Đỗ Trạng nguyên 1535 dƣới triều Mạc, làm quan tới chức Thƣợng thƣ, Thái phó tƣớc Trình Tuyền hầu, cuối cùng gia phong Trình quốc công. Khi thấy triều chính ngày một xấu đi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ xin chém nhiều lộng thần nhƣng không đƣợc chấp nhận, bèn cáo bệnh về quê. Tại quê nhà, ông dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân cƣ sĩ, xây chùa, mở trƣờng dạy học bên bờ sông Tuyết Hàn, học trò tôn xƣng ông là Tuyết Giang Phu Tử. Tiếng là ẩn dật nhƣng ông vẫn ở vị thế “làm quan tại nhà”, triều Mạc trọng thị nhƣ một đại thần cố cựu, thƣờng tới hỏi kế sách, hoặc vời lên kinh bàn chính sự. Nhân dân tôn ông là bậc tiên tri, tiên giác, gọi ông là Trạng Trình, lƣu truyền nhiều sấm trạng và nhiều truyền thuyết về ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm là ngƣời thông minh, đa tài không chỉ là một tên tuổi lớn trong lịch sử văn học mà còn là một tên tuổi lớn trong lịch sử dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- Chọn đề tài này, chúng tôi nhằm đề cao vai trò của nhà thơ nổi tiếng qua tác phẩm tiêu biểu Bạch Vân quốc ngữ thi của ông. Trên cơ sở những gợi ý và những kết quả đã đạt đƣợc của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi nghĩ cần phải có một cái nhìn chuyên sâu và hệ thống hơn nữa về tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi (BVQNT) của Nguyễn Bỉnh Khiêm đặc biệt là tính chất đa chủ đề của tập thơ này. Đây là lý do chủ yếu khiến chúng tôi quyết định chọn vấn đề: Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. Nghiên cứu văn học ở phƣơng diện chủ đề là một phƣơng hƣớng nghiên cứu quen thuộc, có tính truyền thống. Tuy không phải là mới, song hƣớng nghiên cứu này khi áp dụng với tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi sẽ cung cấp cho chúng ta một cái nhìn đầy đủ về nội dung tƣ tƣởng cũng nhƣ quan niệm nghệ thuật về thế giới và con ngƣời của tác gia Nguyễn Bỉnh Khiêm để xác định rõ hơn đóng góp và vị trí văn học sử của nhà thơ này trong tiến trình văn học trung đại. Chọn đề tài Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm một mặt do nhu cầu bản thân muốn tìm về vớ i vốn văn học cổ dân tộc; mặt khác đề tài sẽ góp phần phục vụ tốt việc giảng dạy môn Ngữ văn ở trƣờng phổ thông, đặc biệt là giảng dạy học phần Văn học Trung đại theo tiến trình phát triển của thể loại, phù hợp với chƣơng trình mới trong sách giáo khoa hiện nay. 2. Lịch sử vấn đề Bạch Vân quốc ngữ thi là tác phẩm lớn, có giá trị quan trọng trong tiến trình văn học Việt Nam. Dựa trên những tƣ liệu hiện còn, đây là thi phẩm lớn thứ ba trong dòng thơ Nôm Việt Nam thời kỳ trung đại, sau Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của các tác giả thời Hồng Đức. Chính vì vậy, Bạch Vân quốc ngữ thi đã trở thành đối tƣợng tìm hiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- của không ít nhà nghiên cứu, công chúng yêu văn học. Đã có nhiều công trình lớn đƣợc công bố liên quan đến tác phẩm nhƣng số lƣợng công trình đề cập đến vấn đề chủ đề trong thơ ông một cách có hệ thống lại tƣơng đối ít. Trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm do hai tác giả Trần Thị Băng Thanh – Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu đã tập hợp một cách khá đầy đủ các bài viết của một số nhà nghiên cứu về thân thế cũng nhƣ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các bài viết này phần nào đã đề cập đến vấn đề chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi nhƣng các công trình nghiên cứu đó mới chỉ tìm hiểu hoặc giới thiệu sơ l ƣợc một số khía cạnh chủ đề chứ chƣa đi sâu nghiên cứu và hệ thống hóa thành nhóm một cách đầy đ ủ các chủ đề nổi bật của tác phẩm này. Trƣớc hết, Tác giả Lê Trí Viễn khi tìm hiểu tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhấn mạnh : “Trong Bạch Vân quốc ngữ thi tất cả đều không có đầu đề, nhưng xét chung thì xoay quanh một số đề tài nhất định: Sự suy tàn của đạo đức phong kiến, cuộc đời nhàn dật, phong cảnh thiên nhiên, ý nghĩ về bổn phận với vua với nước” [45, 473]. Chỉ ra đƣợc một số đề tài chủ yếu trong Bạch Vân quốc ngữ thi, tác giả Lê Trí Viễn đã bƣớc đầu tìm hiểu một cách khái quát về các chủ đề này. Theo tác giả, Bạch Vân quốc ngữ thi đƣợc viết trong thời kỳ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã về trí sĩ cho nên nội dung phản ánh nhiều khía cạnh suy tàn của chế độ phong kiến. Bấy giờ là lúc các nhóm phong kiến tranh nhau quyền vị, nhóm nào cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai mà chỉ lấy sức mạnh để lật đổ nhau. Chính sự đảo lộn ấy khiến cho đạo đức phong kiến ngày càng sa đoạ, khắp nơi đâu đâu cũng có cảnh dâm loạn, anh em nhà vua giết nhau, bề tôi giết vua để đoạt vị. Đó là hình ảnh thối nát của đạo đức trong xã hội phong kiến. Một phƣơng diện khác về hệ thống chủ đề đƣợc Lê Trí Viễn phát hiện đó chính là tƣ tƣởng nhàn tản, ƣu du của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Theo tác giả bài viết, sở dĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm có tƣ tƣởng ấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- là do nhiều nguyên nhân bắt nguồn từ sự khủng khoảng của chế độ làm cho sự phân hoá trong hàng ngũ phong kiến ngày càng sâu sắc, có rất nhiều tác giả có tƣ tƣởng thoát ly, lẩn tránh nên tìm đến học thuyết Lão Trang, hoặc những tƣ tƣởng ƣu du, nhàn phóng coi nhẹ cuộc đời, vui với thiên nhiên, với rƣợu… và Lê Trí V iễn đã phát hiện ra: “Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, ảnh hưởng của những tư tưởng ấy khá rõ rệt” [45, 475]. Chính vì vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã rút lui khỏi vòng danh lợi, đã đi vào cuộc đ ời ẩn dật, không muốn đua chen, chỉ muốn xa lánh chốn phồn hoa để sống một cuộc đời giản dị, thanh bạch. Đó là cảnh “vô sự”, của một tâm hồn trong sáng luôn khát khao hoà cảm với thiên nhiên: “Một điểm nổi bật trong cảnh sống ấy là lòng yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả” [45, 476]. Tác giả bài viết cũng chỉ rõ rằng Bạch Vân quốc ngữ thi bên cạnh những tƣ tƣởng nhàn tản, tiêu cực còn có một xu hƣớng tích cực là lòng lo lắng đến nƣớc nhà. Ch ính tiểu sử của tác giả cũng là minh chứng cho thơ văn bởi vì tuy về sống ẩn dật nhƣng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn giúp cho nhà Mạc trong những việc lớn, vẫn dạy học trò theo giáo lý Khổng Mạnh để gánh vác việc đời. Trong tấ m lòng thanh thản của ông già “Tóc đã thưa, răng đã mòn” ấy, tƣởng chừng nhƣ không bao giờ sôi nổi một điều gì nhƣng thực ra ông không hề dửng dƣng trƣớc việc đời, việc nƣớc. Cũng trong bài viết đó, tác giả Lê Trí Viễn đã khẳng định: “Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm nặng phần tư tưởng hơn phần cảm xúc. Vì thế có tính chất giáo huấn rõ rệt”. Tuy có nói thêm điều này, song tác giả lại không đi sâu phân tích, lý giải. Kết thúc bài viết, Lê Trí Viễn khẳng định giá trị tƣ tƣởng và nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi và tấm lòng tha thiết vì nƣớc vì dân của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có thể thấy rằng, tác giả Lê Trí Viễn đã bƣớc đầu giới thiệu đƣợc với bạn đọc một các h khá chi tiết về những chủ đề nổi bật cũng nhƣ những tƣ tƣởng, nghệ thuật chủ yếu của Bạch Vân quốc ngữ thi. Tuy nhiên, việc phân loại các chủ đề cũng nhƣ sự đánh giá của tác giả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- nhiều khi còn chồng chéo, tản mạn chƣa lập thành một hệ thống mạch lạc, rõ ràng, hoàn chỉnh. Cũng viết về Bạch Vân quốc ngữ thi trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm” có bài viết của tác giả Nguyễn Quân. Bài viết có nhan đề “Bạch Vân quốc ngữ thi - giá trị hình thức và nội dung”. Trong bài viết này, tác giả đã tập trung cụ thể vào hai vấn đề cơ bản: giá trị hình thức và nội dung của Bạch Vân quốc ngữ thi. Vì mục tiêu nghiên cứu là xem xét về hệ thống chủ đề, nên chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến những đánh giá của tác giả bài viết xung quanh vấn đề nội dung của tác phẩm. Theo Nguyễn Quân, có ngƣời nói toàn tập thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những bài đề cao thú ẩn cƣ để hƣởng cảnh thanh nhàn của mình, nhƣng nhƣ vậy thì không đúng. Ông nhận định: “Nếu ta chỉ thoáng qua để lấy cái phong khí tao nhã của tác giả thì thấy như vậy thật. Phải xem kỹ từng bài, ngẫm từng câu, rồi phân loại theo câu, chứ không theo bài mới thấy rõ nội dung Bạch Vân quốc ngữ thi không phải toàn chứa đựng một tính chất ấy” [45, 509]. Từ đó, tác giả đƣa ra ý kiến: Bạch Vân quốc ngữ thi bao gồm những ngụ ý “ Xa lánh đời, than trách đời, khuyên răn đời, mong ước đời” [45, 512]. Sau khi đƣa ra những kiến giải đó, tác giả Nguyễn Quân đã chứng minh bằng một số câu thơ, bài thơ và đi đến kết luận: “Qua những câu thơ trên, chúng ta thấy ở loại nào, Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng có những nét kín đáo nhẹ nhàng, khiến người đọc dễ cảm, không mất lòng ai, kể cả những người thuộc vòng than trách qua ngòi bút như cụ” [45,512]. Theo tác giả, tuy Nguyễn Bỉnh Khiêm xa lánh đời, than trách đời, khuyên răn đời, mong ước đời nhƣng tựu trung lại chỉ là một: “Vì đời có những cái than trách mới phải xa lánh, phải khuyên răn và mong ước sẽ đẹp đẽ thoả đáng”. Mặc dù có những nhận định sắc sảo, rất đáng chú ý, song trong bài viết này, tác giả Nguyễn Quân cũng mới chỉ trích dẫn một số ý thơ và bàn luận một cách sơ lƣợc chứ chƣa có một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- cái nhìn xuyên suốt và kiến giải tƣờng tận. Tuy nhiên, những gợi ý của ông về các chủ đề nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ thi thực sự rất đáng quý đối với các nhà nghiên cứu cũng nhƣ độc giả nói chung. Tác giả Trần Thị Băng Thanh trong bài:“Thơ Nôm đến Nguyễn Bỉnh Khiêm” trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm” có đề cập đến đề tài và thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm. Ở phần đề tài, bà có nhận xét: “Đề tài trong thơ Nôm của ông thu lại rất hẹp, có thể nói chỉ tập trung vào một mục ngôn chí. Trong đó ông bày tỏ chí hướng của mình trên các mặt: đối với vua, với đất nước, trong việc xử thế, đối với mình. Từ chí hướng của mình như thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm phê phán thói đời trọng của hơn người, đen bạc, lật lọng, bon chen” [45, 562]. Trần Thị Băng Thanh đã ca ngợi những đóng góp về thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm vì nhà thơ nói về đạ o lý, phê phán thói đời nhƣng không khô khan mà rất tinh tế, sâu sắc. Điều đó khác với thơ Nôm của Nguyễn Trãi bởi Nguyễn Bỉnh Khiêm đi theo một quá trình ngƣợc lại. Và tác giả cũng đi đến nhận xét về thể tài trong Bạch Vân quốc ngữ thi nhƣ sau: “Ông chỉ làm thơ ngôn chí, nhưng từ đó mà bao gồm tất cả, thể hiện tất cả: có tấm lòng yêu đời, có lời khuyên nhủ, dạy dỗ, có giận có thương… Mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm không làm thơ Nôm vịnh phong cảnh, và thiên nhiên trong thơ ông chỉ là phần điểm xuyết, chủ yếu để tỏ lòng, ngụ ý, nhưng nhiều lúc hình ảnh thiên nhiên vẫn hiện lên khoẻ khoắn, sống động và cũng ấm tình người.” [45,565]. Cũng nhƣ các bài viết trên, ở đây, tác giả Trần Thị Băng Thanh đã tỏ ra sắc sảo trong việc nhận diện nội dung chủ đề lẫn hình thức nổi bật của Bạch Vân quốc ngữ thi cho nên đã kiến giải tƣơng đối thành công những đóng góp cũng nhƣ “tiến bộ” của Bạch Vân quốc ngữ thi so với các tác phẩm thơ trƣớc đó và cùng thời. Tuy nhiên, do mục đích yêu cầu riêng của bài viết, những chủ đề tác giả quan tâm, đề cập đến cũng chỉ mang tính chất “điểm xuyết” cho quan niệm của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- Cũng trong cuốn “ Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia và tác phẩm”, các tác giả nhƣ: Đặng Thanh Lê, Phan Ngọc, Đào Thản, Hà Nhƣ Chi, Phạm Văn Diêu, Phạm Thế Ngũ, Bùi Văn Nguyên…đã có những bài viết khá sắc sảo về những đóng góp ở phƣơng diện nội dung chủ đề cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhƣng nhìn chung vẫn dừng ở mức lƣợc điểm hoặc khái quát sơ bộ. Ngoài những bài nghiên cứu về nội dung của Bạch Vân quốc ngữ thi trong cuốn “Nguyễn Bỉnh Khiêm - về tác gia tác phẩm”, còn khá nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề này: Đinh Gia Khánh trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1983; Đinh Gia Khánh trong Văn học Việt Nam ( thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII), năm 2005; Bùi Văn Nguyên trong Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tập 1, năm 1989; …Hai tác giả trên tuy mục đích chính không bàn đến chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhƣng cũng đã đề cập tới một số khía cạnh của vấn đề này. Tác giả Ngô Gia Võ, trong công trình “Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng” (2002) cũng dành một phần nghiên cứu đáng kể về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy nhiên, do đặc thù của đề tài, tác giả chỉ khảo sát Nguyễn Bỉnh Khiêm ở phƣơng diện trào phúng. Từ phƣơng diện này, tác giả đã chỉ ra và phân tích một số chủ đề trào phúng đặc sắc trong Bạch Vân quốc ngữ thi[54, 88 – 112]. Nhận xét chung của chúng tôi là các công trình nghiên cứu của cả Đinh Gia Khánh, Bùi Văn Nguyên và Ngô Gia Võ cũng mới chỉ tìm hiểu hoặc giới thiệu sơ lƣợc một số khía cạnh chủ đề trong tập thơ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm mà chƣa hệ thống hóa một cách toàn diện và đi vào phân tích, đánh giá một cách trọn vẹn về các chủ đề tiêu biểu cũng nhƣ những đóng góp nghệ thuật đặc sắc trên phƣơng diện t hể hiện chủ đề của Bạch Vân quốc ngữ thi. Thấy đƣợc điều đó, cho nên ở đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu và tiến hành hệ thống hóa, quy thành nhóm các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- chủ đề nổi bật trong Bạch Vân quốc ngữ thi. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ đƣa ra những đánh giá toàn diện, những kết luận khoa học về vị trí Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình thơ Trung đại ở phƣơng diện hệ thống chủ đề nhằm xác định rõ hơn đóng góp và tầm vóc Nguyễn Bỉnh Khiê m trong nền văn chƣơng dân tộc. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nhƣ trên đã nói, vấn đề văn bản tác phẩm Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm đến nay vẫn còn tiếp tục đƣợc khảo sát, nghiên cứu. Do số lƣợng tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phong phú mà phạm vi luận văn lại có hạn nên ở đây chúng tôi chỉ chọn đi sâu nghiên cứ u hệ thống chủ đề trong tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu trên hai văn bản chính : “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm”, NXB Văn học, H, 1983 do Đinh Gia Khánh làm chủ biên và “Văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1”, NXB Giáo dục, 1989 do Bùi Văn Nguyên Phiên âm – Chú thích - Giới thiệu. Có thể nói, đây là bộ sách đƣợc xem là có cơ sở khoa học và tập hợp đầy đủ nhất các bài thơ trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm tính đến thời điểm này. 4. Mục đích nghiên cứu Đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu trên ba vấn đề quan trọng sau: Giới thuyết về khái niệm chủ đề văn học và đặt Nguyễn Bỉnh Khiêm dƣới góc nhìn văn hoá làm cơ sở nghiên cứu các chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của ông. Tìm hiểu hệ thống chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giá trị nội dung tƣ tƣởng các chủ đề. Tìm hiểu và đánh giá về nghệ thuật thể hiện chủ đề trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, chúng tôi sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phƣơng pháp khảo sát, thống kê. Chúng tôi sẽ khảo sát toàn bộ 161 bài thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi để từ đó thống kê phân loại các bài thơ theo hệ thống chủ đề làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá. Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu Bạch Vân quốc ngữ thi với thơ Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông để thấy đƣợc những đóng góp cũng nhƣ hạn chế của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm và thơ Nôm của các tác giả đời sau nhƣ Hồ Xuân Hƣơng, Tú Xƣơng, Nguyễn Khuyến... Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp. 6. Đóng góp của đề tài Luận văn hy vọng sẽ cung cấp đƣợc một cái nhìn đầy đủ, hệ thống về các chủ đề trong sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trên cơ sở đó, góp phần đƣa đến cái nhìn toàn diện hơn về vị trí văn học sử của Trạng Trình – Thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tiếp tục phƣơng hƣớng nghiên cứu những đóng góp về nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử thơ Việt Nam. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, cấu trúc luận văn chia làm ba chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tiền đề xã hội lịch sử của hiện tƣợng đa chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chƣơng 2: Các chủ đề nổi bật trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm . Chƣơng 3: Một số biện pháp nghệ thuật thể hiện chủ đề trong Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1 TIỀN ĐỀ XÃ HỘI LỊCH SỬ CỦA HIỆN TƢỢNG ĐA CHỦ ĐỀ TRONG BẠCH VÂN QUỐC NGỮ THI CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM 1.1 Khái niệm chủ đề Theo cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì chủ đề là: “Vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm văn học”[11, 61]. Nhƣ vậy, chủ đề là vấn đề vào loại quan trọng nhất trong hệ thống nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm văn học, nó xác định nội dung chính, nội dung cơ bản đƣợc tác giả tập trung tâm huyết biểu hiện trong tác phẩm. Nó thể hiện mối quan tâm đặc biệt của ngƣời nghệ sĩ vào một phƣơng diện nào đấy trong đời sống. Bởi vậy, qua chủ đề, ngƣời đọc có thể nhận thức đƣợc khả năng thâ m nhập vào đời sống, chiều sâu tƣ tƣởng và cả bản sắc tƣ duy nghệ thuật của nhà văn. Nếu nhƣ đề tài là khái niệm chỉ phạm vi hiện thực mà nhà văn miêu tả phản ánh trong tác phẩm thì chủ đề lại chỉ ra mối quan tâm đặc biệt của nhà văn về những vấn đề nào đó trong cái phạm vi hiện thực kia. Nếu nhƣ đề tài trả lời câu hỏi: “ Tác phẩm viết về ai?” thì chủ đề giải quyết câu hỏi: “Vấn đề cơ bản trong tác phẩm là gì?”. Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên) có định nghĩa chủ đề là: “Vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung một tác phẩm văn học nghệ thuật, theo một khuynh hướng nhất định”[30, 174]. Chủ đề là “vấn đề cơ bản, vấn đề trung tâm được tác giả nêu lên, đặt ra qua nội dung cụ thể của tác phẩm”[11, 61]. Cùng với tƣ tƣởng, chủ đề là hạt nhân cơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- bản của tác phẩm văn học. Nó bao giờ cũng đƣợc hình thành và đƣợc thể hiện trên cơ sở đề tài, song nó khác với đề tài. Chính vì vậy, chủ đề có vị trí vô cùng quan trọng trong tác phẩm vă n học. Tố Hữu đã khẳng định: “Vấn đề của nghệ thuật chính là chủ đề, nói nôm na cho dễ hiểu là câu hỏi – câu hỏi cuộc đời”. Gorki nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo của chủ đề trong sáng tác: “ Chủ đề là cái tư tưởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn t ượng của anh ta, nhưng chưa định hình và đòi hỏi thể hiện thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó” [25, 262] Đây chính là điều khiến cho chủ đề là một trong những điều quan trọng nhất tạo nên giá trị độc đáo và tầm vóc của tác phẩm để khẳng định đóng góp riêng của mỗi ngƣời nghệ sĩ. Có hàng chục thậm chí hàng tră m tác giả viết về đề tài nông dân, đề tài trí thức nhƣng thành công đặc sắc thì lại rất ít. Điều đó hoàn toàn do chủ đề, tƣ tƣởng của tác phẩm tạo ra. Qua chủ đề, ta có thể hiểu đƣợc chiều sâu, sự độc đáo của con đƣờng tƣ duy nghệ thuật cũng nhƣ sự nhạy cảm đặc biệt của nhà văn. Do đó, trong nghiên cứu văn học, chủ đề đƣợc xem là một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị tác phẩm. Đặc biệt, theo các nhà lý luận, “trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi quan tâm của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn với quan niệm thế giới của tác giả” [11, 61]. 1.2 Một số chủ đề nổi bật của thơ Việt Nam trƣớc thời Nguyễn Bỉnh Khiêm 1.2.1 Chủ đề vịnh vật Theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt thì Vịnh có nghĩa là: “Làm thơ về phong cảnh hoặc sự vật” [60, 1818]; Vật: “Cái có hình khối có thể nhận biết được” [60, 1803]. Ta có thể hiểu thơ vịnh vật là thơ lấy đối tƣợng là những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- vật dụng hàng ngày đến những loài hoa, con vật để ngâm vịnh. Qua những đối tƣợng ấy, nhà thơ bày tỏ những quan điểm của mình về thiên nhiên và xã hội. Trong văn học Trung Hoa, thơ vịnh vật xuất hiện từ khá sớm. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy những vết tích đầu tiên của thơ vịnh vật xuất hiện trong Kinh thi. Nhƣng những vết tích này cho thấy, đối tƣợng của vịnh là “vật” ở đây chƣa đƣợc coi là đối tƣợng miêu tả chính, chƣa đƣợc coi là đối tƣợng độc lập. Vịnh vật trong Kinh thi chỉ là do những cảm hứng bất chợt mà thành. Đến Quất tụng của Khuất Nguyên thì chủ đề vịnh vật đã trở thành một loại hình vô cùng quan trọng trong nền thơ ca Trung Hoa. Ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành khảo sát các tác phẩm Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập 1), Thơ văn Lý Trần và nhận thấy trong thơ thời Lý có nhiều vết tích của thơ vịnh vật. Nhƣng “vật” ở đây chƣa phải là đối tƣợng chính, hình tƣợng mới chỉ là đƣợc miêu tả ở những dáng vẻ bề ngoài. Ly hạ trùng dương cúc, Chi đầu noãn nhật oanh Dịch: (Hoa cúc tiết dƣơng nở chân giậu, Chim oanh ngày trời ấm hót đầu cành) Thiền sƣ Viên Chiếu Hay nhƣ: Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo, Sơn nham đái nguyệt quá tường lai (Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến Ngọn núi cao cùng trăng vƣợt tƣờng mà qua) Thiền sƣ Viên Chiếu Qua những hình tƣợng sinh động này, ta thấy trong đó là lời giảng, là sự giáo huấn. Đây chỉ là sự miêu tả ở dáng vẻ bề ngoài chứ chƣa phải hoàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- toàn là để “vịnh vật”. Thơ vịnh vật chỉ chính thức xuất hiện trong các tác phẩm của Trần Tung (1236 – 1291), ông có tới bốn tác phẩm vịnh vật: Thủ nê ngưu, Giản đề tung, Phóng ngưu, Trụ thưởng tử. Ví dụ: Tam xích Song – Lân hà xứ hữu, Lục hoàn Địa Tạng khoái nan phùng. Dịch: (Ba thƣớc Song – Lân biết tìm chốn nào đƣợc, Sắc vòng Địa Tạng thật khó mà gặp gỡ) (Trụ thượng tử - Chiếc gậy của Trần Tung) Triều Trần nối tiếp triều Lý và có sự phát triển cao hơn về nhiều phƣơng diện. Xã hội thời Trần cùng tồn tại ba đạo: Nho – Phật – Đạo. Vì vậy, văn chƣơng thời này có nhiều điểm riêng biệt, t hơ ca cũng chịu ảnh hƣởng của thời kỳ “Tam giáo thịnh hành”. Tƣ tƣởng Phật giáo ảnh hƣởng sâu rộng t ới đời sống tinh thần và khả năng tƣ duy của con ngƣời thời kỳ này. Thuyết “vạn vật – nhất thể” đã hòa đồng con ngƣời vào thế giới tự nhiên “ Hƣ không, tịch diệt”. Do đó, ta có thể thấy trong thơ vịnh vật những triết lý tƣ tƣởng của Phật giáo: Tung phong thủy nguyệt minh, Vô ảnh diệc vô hình Sắc thân giá cá thị Không không tầm hưởng thanh Dịch: (Gió cành thông, lòng sông trăng sáng Bóng cũng không, hình dáng cũng không Sắc thân, thân sắc đều không Nhƣ tìm tiếng vọng trong vòng hƣ vô) (Tầm hưởng - Tô Minh Trí) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- Hay nhƣ: Tối ái thanh tùng chủng kỷ niên, Hưu ta địa thế sở cứ thiên. Đống lương vị dụng nhân hưu quái, Dã thảo nhàn hoa mãn mục tiền Dịch: (Rất yêu cây thông xanh trồng mấy năm nay, Đứng thở than ở vào địa thế hƣu quạnh. Tài rƣờng cột chƣa đƣợc dùng, ngƣời đời chớ lấy làm lạ, Nơi đây ở có một nội hoa nhàn đầy cả trƣớc mắt) (Giản đề tùng – Trần Tung) Tuy thơ vịnh vật mới xuất hiện nhƣng đề tài đã khá phong phú và đa dạng với nhiều loài cây quý nhƣ: cây tùng trong Giản đề tùng của Trần Tung, cây mai trong Mai, Tảo mai của Trần Khâm, Lạc mai của Nguyễn Ức…hoa cúc trong Cúc hoa của Huyền Quang, Cúc của Trần Mạnh, hoa sen trong Phật Tích liên từ của Nhân Khanh… Nhƣ vậy, những đề tài lớn, đối tƣợng chủ yếu của thể loại thơ vịnh vật đều xuất hiện trong thơ vịnh vật đời Trần. Thơ vịnh vật thời nhà Hồ là sự tiếp nối từ thời nhà Trần, đã có sự chuyển biến về mặt nghệ thuật nhƣng nội dung chủ yếu vẫn là “Tải đạo” và “Ngôn chí”. Tiêu biểu nhất của thời kỳ này là: Nguyễn Bá Tĩnh với Liên tử, Mạch môn, Mễ thố, My giác, Đạm trúc diệp, Mộc miên, Phong mật ; Phạm Nhữ Dực với “Hạnh đàn”; Tạ Thiên Huân với “Lan”… Sang thế kỷ XV, thơ vịnh vật chịu ảnh hƣởng chủ yếu từ Nho giáo, nhƣng đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Đề tài phản ánh đƣợc mở rộng, không chỉ những vật cao quý nhƣ con Rồng, cây Tùng, cây C úc mà ngay cả những vật dụng bình thƣờng nhƣ con Côn trùng cũng đƣợc chọn là đề tài vịnh vật. Chủ đề vịnh vật xuất hiện cả trong thơ chữ Hán và chữ Nôm. Tác giả tiêu biểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- của thời kỳ này phải kể đến Nguyễn Trãi. Ông là ngƣời đã khai phá và khá thành công trong việc đƣa vào thơ Nôm những cây cỏ, con vật và vật dụng hàng ngày. Tuy Quốc âm thi tập chứa đựng những tƣ tƣởng cao cả của đạo lý Nho giáo, nhƣng vẫn biểu hiện những tình cảm tinh tế, đẹp đẽ của ngƣời Việt Nam, mang cốt cách dân tộc Việt nên trong đó vẫn có hai phần dành cho thơ vịnh vật là: Hoa mộc môn và Cầm thú môn. Chính nhờ có những sáng tác của Nguyễn Trãi mà thơ vịnh vật thời kỳ này đã phát triển ở tầm cao mới. 1.2.2 Chủ đề thiên nhiên Khi nói tới nhà thơ nào đấy, ta thƣờng hay nhắc đến thơ phong cảnh thiên nhiên của họ. Bởi lẽ thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng sáng tác vô tận, vừa là đối tƣợng miêu tả vừa là đối tƣợng tâm sự của các thi nhân. Khi nói tới thơ thiên nhiên phong cảnh, ta thƣờng hay nghĩ tới thơ vịnh vật. Quả thật, thơ viết theo chủ đề vịnh vật và chủ đề phong cảnh thiên nhiên rất gần gũi nhau, có những bài hầu nhƣ ta không thể xác định đƣợc đó là thơ viết theo chủ đề vịnh vật hay chủ đề thiên nhiên. Vì trong thơ thiên nhiên luôn tồn tại những yếu tố (đối tƣợng) của thơ vịnh vật nhƣ: một cánh hoa, một tiếng chim, một cánh diều… Và ngƣợc lại thơ vịnh vật không thể thiếu những yếu tố thơ phong cảnh. Điểm khác biệt giữa thơ viết theo chủ đề vịnh vật và chủ đề thiên nhiên là: thơ viết theo chủ đề vịnh vật thƣờng chỉ quan tâm đến dáng vẻ bề ngoài của cảnh sắc thiên nhiên và coi đó là cái nền để sự vật hiện lên với tất cả vẻ đẹp và ý nghĩa của nó, còn thơ viết theo chủ đề thiên nhiên luôn đi tìm vẻ đẹp của bức tranh phong cảnh để gửi gắm tâm tƣ tình cảm của mình trong đó. Trong văn học thời Lý – mở đầu những truyền thống lớn của dòng văn học viết, ta thấy bên cạnh những câu thơ mang tính triết lý của Phật giáo có khá nhiều câu thơ viết về phong cảnh thiên nhiên: Xuân hoa dữ hồ điệp, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc -tnu.edu.vn
- Cơ luyến cơ tương vi Dịch: (Hoa xuân và bƣơm bƣớm Hầu quyến luyến nhau lại hầu xa rời nhau) Hay: Giác hưởng tùy phong xuyên trúc đáo Sơn nham đái nguyệt quá tường lai Dịch: (Tiếng tù và theo gió luồn trúc mà đến Ngọn núi cao cõng trăng vƣợt tƣờng mà qua) (Thiền sƣ Viên Chiếu) Qua việc miêu tả thiên nhiên, tác giả cũng muốn giảng giải c ho các đệ tử của mình về lẽ đạo, quan niệm về sự tƣơng đồng giữa vạn vật và con ngƣời, tạo nên sự hòa đồng giữa con ngƣời và thiên nhiên. Từ lòng yêu thiên nhiên, con ngƣời luôn muốn giữ lại cái phần tƣơi trẻ nhất, tốt đẹp nhất, xuân sắc nhất, thể hiện lòng ham sống và yêu đời của mình: Xuân qua lại, ngỡ xuân tàn Hoa dù rụng nở, vẫn hoàn tiết xuân. (Chân Không) Hoặc: Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một cành mai (Mãn Giác) Có thể thấy thơ viết về chủ đề thiên nhiên ra đời từ khá sớm trong nền văn học viết Việt Nam. Tuy nhiê n, những bài thơ Thiền tông đời Lý nói đế n thiên nhiên hiện nay không còn lƣu giữ đƣợc bao nhiêu. Khi đề cập đến thơ thiên nhiên, các thiền sƣ đều muốn qua đó gửi gắm những quan điểm triết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc -tnu.edu.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: " Hệ thống thời gian thực"
25 p | 448 | 149
-
Luận văn thạc sĩ khoa học: Hệ thống Mimo-Ofdm và khả năng ứng dụng trong thông tin di động
152 p | 328 | 82
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý văn hóa đọc tại Thư viện tỉnh Hải Dương
181 p | 137 | 31
-
Luận văn:NGHIÊN CỨU CÁC KỸ THUẬT PHÂN LỚP DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ THÀNH TÍCH NHÂN VIÊN CHO CÔNG TY ESILICON VIỆT NAM
24 p | 125 | 17
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai
26 p | 114 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp tại các trường trung học phổ thông thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
132 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Nam Long
88 p | 36 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Hệ thống thu thập thông tin môi trường cho nông nghiệp và hỗ trợ điều chỉnh điều kiện môi trường phù hợp cho cây dưa lưới
61 p | 20 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: Hệ thống chủ đề trong thơ Nôm Đường luật của Nguyễn Khuyến (So sánh với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)
105 p | 64 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam: So sánh chủ đề gia đình trong một số truyện Nôm bình dân và truyện Nôm bác học
97 p | 31 | 7
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển du lịch tại tỉnh Se Kong nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào
27 p | 31 | 6
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngữ văn: Hệ thống chủ đề trong Bạch Vân Quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm
110 p | 33 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kế toán: Quản lý khách hàng vay vốn tại Agribank Hà Nội
11 p | 65 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện tổ chức thông tin kế toán trong chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty cổ phần xi măng VICEM Hải vân
26 p | 63 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Nhận biết chủ đề tài liệu dựa trên Wikipedia
73 p | 40 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại trong thể chế kinh tế thị trường định hƣớng XHCN ở Việt Nam
113 p | 21 | 3
-
Luận văn Thạc sĩ Toán học: Kĩ thuật tổng hợp giải phương trình, hệ phương trình hỗn hợp
79 p | 28 | 3
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến, giáo dục pháp luật cho nông dân - Từ thực tiễn tỉnh Thái Nguyên
28 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn