intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Nam Long

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:88

36
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QLDAĐT ở doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng công tác QLDAĐT của Công ty TVĐTXD Nam Long, rút ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế đó.Xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLDAĐT của Cty TVĐTXD Nam Long. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng: Nghiên cứu giải pháp Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Công ty tư vấn đầu tư xây dựng Nam Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI TRẦN QUANG LÂM NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG NAM LONG Chuyên ngành: Quản lý xây dựng Mã số: 858-03-02 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. DƢƠNG ĐỨC TIẾN TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
  2. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã đƣợc thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định. Tác giả luận văn Trần Quang Lâm i
  3. LỜI CÁM ƠN Luận văn tốt nghiệp là thành quả cuối cùng thể hiện những nổ lực và cố gắng của học viên cao học trong suốt quá trình 2 năm học tập. Để có đƣợc ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến toàn thể các thầy cô giáo trƣờng Đại học Thuỷ Lợi, đặc biệt là các thầy cô bộ môn Quản lý xây dựng đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quý báu, thực tế cũng nhƣ phƣơng pháp nghiên cứu khoa học để bắt kịp với xu thế phát triển chung của đất nƣớc. Cho tôi gửi lời cảm ơn đến PGS.TS DƢƠNG ĐỨC TIẾN, ngƣời thầy hƣớng dẫn đã tận tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi có thể hoàn thành đề tài này.Những ý kiến đóng góp, hƣớng dẫn của thầy là rất quan trọng đối với luận văn. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã có nhiều cố gắng, tuy nhiên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.Tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy cô. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ của các đồng nghiệp tại cơ quan , Các Ban QLDA thuộc Sở Y tế, Giáo dục, các Đơn vị tƣ vấn... Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Thủy Lợi, Khoa đại học và sau đại học Trƣờng Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình của PGS.TS DƢƠNG ĐỨC TIẾN trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Xin trân trọng cảm ơn./. Tác giả luận văn Trần Quang Lâm ii
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH.....................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. viii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. ....................................................................1 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................1 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU...................................................1 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................................2 1.5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN. .......................................................................2 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: ..........................................................................2 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ VÀ TƢ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ......................................................................................................3 1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG: .......................................................................3 1.2 CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ ............................. 5 1.2.1 Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý thực hiện dự án. .............................................5 1.2.2 Chủ đầu tƣ thuê tổ chức tƣ vấn quản lý điều hành dự án ............................ 7 1.3 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN. ....................................................................................................7 1.3.1 Các tiêu chí đánh giá đối với một mô hình quản lý dự án ..........................8 1.3.2 Đánh giá các hình thức quản lý dự án ở Việt Nam .....................................9 1.4 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TƢ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ .....12 1.4.1 Khái niệm về Quản lý dự án: ....................................................................12 1.4.2 Vòng đời của một dự án ............................................................................15 1.4.3 Nội dung công tác quản lý dự án: ............................................................. 16 KÊT LUẬN CHƢƠNG 1 .......................................................................................... 18 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG NAM LONG .......................... 19 2.1 CÁC CÔNG CỤ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ .......................19 2.1.1 Hệ thống văn bản pháp quyền về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình qua các thời kỳ .............................................................................................. 19 2.1.2 Các công cụ ứng dụng quản lý dự án đầu tƣ: ............................................22 iii
  5. 2.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ DỰ ÁN .....................................................................22 2.2.1 Đặc trƣng của quản lý dự án: ....................................................................22 2.2.2 Mục tiêu cơ bản của quản lý dự án: .......................................................... 23 2.2.3 Các lĩnh vực quản lý dự án........................................................................25 2.2.4 Tác dụng và hạn chế của quản lý dự án . ..................................................36 2.2.5 Tiến trình Quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình ............................... 36 2.3 ĐẶC ĐIỂM CÁC DỰ ÁN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN 37 2.3.1 Đặc điểm các dự án xây dựng tại công ty .................................................37 2.3.2 Hình thức quản lý dự án ............................................................................37 2.3.3 Thực trạng công tác quản lý dự án ............................................................ 38 KÊT LUẬN CHƢƠNG 2 .......................................................................................... 44 CHƢƠNG 3 ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁCQLDAĐT TẠI CÔNG TY TVĐTXD NAM LONG ...........................................45 3.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TV - ĐT XÂY DỰNG NAM LONG. .............45 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng Nam Long: ...................................................................................................45 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công Ty Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng Nam Long. .....45 3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh hiện nay của công ty. ............................ 45 3.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QLDA TẠI CÔNG TY TƢ VẤN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG NAM LONG. ......................................................................45 3.2.1 Công tác lập dự án đầu tƣ..........................................................................45 3.2.2 Công tác thẩm định dự án đầu tƣ và ra quyết định đầu tƣ. .......................46 3.2.3 Công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng. ......................................46 3.2.4 Công tác giám sát & kiêm soát thực hiện thi công. ..................................47 3.2.5 Mô hình tổ chức QLDAĐT của công ty TVĐTXD Nam Long. ...............48 3.3 HỆ THỐNG CÁC QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ CỦA CÔNG TY TVĐTXD NAM LONG ..................................49 3.3.1 QLDAĐT phải tuân thủ những quy định của Pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp: 49 3.3.2 QLDAĐT phải đảm bảo xem xét, đánh giá toàn diện các nội dung trong từng giai đoạn của dự án: ......................................................................................49 iv
  6. 3.3.3 QLDAĐT phải đƣợc hoàn thiện theo hƣớng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa: ...................................................................................................................49 3.3.4 QLDAĐT phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong tổ chức thực hiện dự án: ...................................................................................................................50 3.3.5 QLDAĐT phải đảm bảo tính kịp thời, nắm bắt cơ hội đầu tƣ có hiệu quả: . ...................................................................................................................50 3.4 KẾT LUẬN VỀ CÔNG TÁC QLDAĐT TẠI CÔNG TY TVĐTXD NAM LONG TRONG THỜI GIAN QUA. .........................................................................50 3.4.1 Những kết quả đạt đƣợc. ...........................................................................50 3.4.2 Những tồn tại, hạn chế. .............................................................................51 3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại. ............................................................... 52 3.5 PHƢƠNG HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TVĐTXD NAM LONG TRONG THỜI GIAN TỚI. .......................................................................................53 3.5.1 Năng Lực hoạt động Công Ty Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng Nam Long ....53 3.5.2 Về Chức Năng Hoạt Động: .......................................................................54 3.5.3 Mục Tiêu – Kế Hoạch: ..............................................................................55 3.6 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ TẠI CÔNG TY TVĐTXD NAM LONG..........................................................................56 3.6.1 Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tƣ. .......................................................57 3.6.2 Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tƣ. ...........................................57 3.6.3 Hoàn thiện công tác quản lý đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng. .......61 3.6.4 Hoàn thiện công tác giám sát & kiểm soát quá trình thi công. .................63 3.6.5 Hoàn thiện bộ máy tổ chức QLDAĐT ở công ty. .....................................65 3.6.6 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc và đối với Công ty. .....65 KÊT LUẬN CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................67 1. Kết luận..................................................................................................................67 2. Kiến nghị ...............................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 69 v
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1 Hình thức Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý thực hiện dự án ..................................6 Hình 1.2 Chủ đầu tƣ thuê tổ chức tƣ vấn quản lý điều hành dự án .................................7 Hình 1.3 Biểu diễn dự án xây dựng ...........................................................................12 Hình 1.4 Vòng đời của một dự án xây dựng ............................................................ 15 Hình 1.5 Chu trình quản lý dự án .................................. Error! Bookmark not defined. Hình 1.6 Mối quan hệ giữa thời gian, chi phí và kết quả ............ Error! Bookmark not defined. Hình 1.7 Các lĩnh vực quản lý dự án ............................. Error! Bookmark not defined. Hình 1.8 Sơ đồ quản lý kế hoạch dự án......................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.9 Sơ đồ quản lý phạm vi dự án .......................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.10 Sơ đồ quản lý thời gian dự án ....................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.11 Sơ đồ quản lý chi phí dự án .......................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.12 Sơ đồ quản lý chất lƣợng dự án .................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.13 Sơ đồ quản lý nguồn lực dự án ..................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.14 Sơ đồ quản lý thông tin dự án....................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.15 Sơ đồ quản lý rủi ro dự án ............................ Error! Bookmark not defined. Hình 1.16 Sơ đồ quản lý đấu thầu dự án ....................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.17 Tiến trình quản lý dự án ............................... Error! Bookmark not defined. Hình 1.15 Sơ đồ trình tƣ, kế hoạch tiến độ dự án.......................................................... 39 Hình 1.15 Sơ đồ quá trình thực hện...............................................................................40 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức ..................................................................................................55 Hình 3.2 Quy trình soạn thảo một dự án đầu tƣ ............................................................ 57 Hình 3.3 Quy trình tổ chức thẩm định dự án đầu tƣ ......................................................59 Hình 3.4 Sơ đồ kỹ thuật thẩm định dự án đầu tƣ........................................................... 60 Hình 3.4 Quy trình lựa chọn nhà thầu ...........................................................................62 vi
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các tình huống đánh đổi ................................ Error! Bookmark not defined. vii
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOT Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao BQL Ban quản lý BQLDA Ban Quản lý dự án BT Hợp đồng xây dựng - chuyển giao BTO Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh CĐT Chủ đầu tƣ CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân CP Chính phủ DAĐT Dự án đầu tƣ ĐTXD Đầu tƣ xây dựng FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Forein Direct Investment) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GPMB Giải phóng mặt bằng KĐCL Kiểm định chất lƣợng KH Kế hoạch NĐ Nghị định NSNN Ngân sách Nhà nƣớc HSDT Hồ sơ dự thầu HĐTĐ Hội đồng thẩm định ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức viii
  10. QH Quốc hội QLCL Quản lý chất lƣợng QLDA Quản lý dự án QLDAĐT Quản lý dự án đầu tƣ QLNN Quản lý Nhà nƣớc TKBVTC Thiết kế bản vẽ thi công TP Thành phố TTYT Trung tâm Y tế TƢ Trung ƣơng TVGS Tƣ vấn giám sát VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật UBND Ủy ban Nhân dân TVĐTXD Tƣ vấn Đầu tƣ Xây dựng XDCT Xây dựng công trình SXKD Sản xuất kinh doanh PCCC Phòng cháy chữa cháy ix
  11. MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Đầu tƣ là hoạt động chính quyết định sự tăng trƣởng và phát triển của doanh nghiệp, trong đó công tác QLDAĐT là khâu then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tƣ. Vì vây, để đảm bảo hoạt động đầu tƣ có hiệu quả thì việc hoàn thiện công tác QLDAĐT trong các doanh ngiệp ngày càng chú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy công tác QLDAĐT ở Công ty TVĐTXD Nam Long trong những năm qua bên cạnh những kết quả đạt đƣợc cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Những hạn chế là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả đầu tƣ các dự án của Công ty đem lại chƣa cao, nhƣng hiện tại chƣa có đề tài nào nghiên cứu để tìm giải pháp cho vấn đề này. Xuất phát từ tình hình đó, bằng những kiến thức đã đƣợc học tôi chọn đề tài “Nghiên cứu giải pháp Hoàn thiện công tác QLDAĐT tại Công ty TVĐTXD Nam Long” làm đề tài nghiên cứu cho bản luận văn của mình. 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về QLDAĐT ở doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Trên cơ sở đó, đánh giá thực trạng công tác QLDAĐT của Công ty TVĐTXD Nam Long, rút ra những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế đó.Xây dựng hệ thống những quan điểm cơ bản và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLDAĐT của Cty TVĐTXD Nam Long. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ. 1.3 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Luận văn tập trung vào nghiên cứu công tác QLDAĐT của Công Ty Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng Nam Long trong giai đoạn 2010-2015trên các lĩnh vực: Lập DAĐT; Thẩm định DAĐT; Lựa chọn nhà thầu; Giám sát & kiểm soát thi công XDCT (trong đó: đi sâu vào kiểm soát tiến độ). 1
  12. 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng các phƣơng pháp chủ yếu: duy vật biện chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa… 1.5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN. ♦ Về cơ sở khoa học: Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QLDAĐT tại các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. ♦ Về cơ sở thực tiễn: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác QLDAĐT của Công Ty Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng Nam Long. Đƣa ra những tồn tại trong công tác QLDAĐT ở công ty và nguyên nhân của những tồn tại đó. ♦ Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã xây dựng hệ thống các quan điểm và đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác QLDAĐT của Công Ty Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng Nam Long trong điều kiện hiện nay.Các quan điểm đƣợc xây dựng cùng với những tồn tại đã phân tích là định hƣớng để hoàn thiện công tác QLDAĐT.Các giải pháp đề xuất là những giải pháp trực tiếp đối với Công Ty Tƣ Vấn Đầu Tƣ Xây Dựng Nam Long từ hoàn thiện về nhận thức đến tổ chức, nội dung và phƣơng pháp QLDAĐT. 1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: Chƣơng 1: Tổng quan chung về dự án đầu tƣ và tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ Chƣơng 2: Cơ sở khoa học trong công tác tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ Chƣơng 3: Đề xuất quy trình nhằm hoàn thiện công tác tƣ vấn quản lý dự án đầu tƣ tại Công ty tƣ vấn đầu tƣ xây dựng Nam Long 2
  13. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƢ VÀ TƢ VẤN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ 1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG: 1.1.1. Đầu tƣ: Đầu tƣ là hoạt động chính quyết định sự tăng trƣởng và phát triển của doanh nghiệp trong đó công tác QLDA đầu tƣ là khâu then chốt trong việc đảm bảo hiệu quả đầu tƣ. Vì vây để đảm bảo hoạt động đầu tƣ có hiệu quả thì việc hoàn thiện công tác QLDAĐT trong các doanh nghiệp ngày càng chú trọng và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy công tác QLDAĐT ở Công ty TVĐTXD Nam Long trong những năm qua bên cạnh những kết quả đạt đƣợc cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế. Những hạn chế là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả đầu tƣ các dự án của Công ty đem lại chƣa cao, nhƣng hiện tại chƣa có đề tài nào nghiên cứu để tìm giải pháp cho vấn đề này. Hoạt động đầu tƣ có những đặc trƣng cơ bản sau: là hoạt động bỏ vốn; thời gian tƣơng đối dài; lợi ích của đầu tƣ mang lại đƣợc biểu hiện trên hai mặt tài chính và kinh tế xã hội; đầu tƣ phải diễn ra theo một quá trình “Chuẩn bị đầu tƣ – Thực hiện đầu tƣ – Vận hành khai thác kết quả đầu tƣ”; đầu tƣ luôn gắn liền với rủi ro, mạo hiểm. Theo Luật đầu tƣ 2010, thì Đầu tƣ đƣợc chia thành hai loại chính: Đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp. 1.1.2. Dự án đầu tƣ: 1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư (DAĐT): DAĐT là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về số lƣợng, duy trì cải tiến hoặc nâng cao chất lƣợng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong khoản thời gian xác định.  Các phƣơng diện chính của dự án 3
  14.  Phƣơng diện thời gian: Về phƣơng diện này dự án là một quá trình bao gồm 3 giai đoạn kế tiếp nhau và chi phối nhau: Xác định, nghiên cứu và lập dự án; giai đoạn triển khai dự án; giai đoạn khai thác dự án  Phƣơng diện kinh phí dự án: Kinh phí dự án là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực cần thiết cho hoạt động của dự án. Trung tâm của phƣơng diện này là vấn đề vốn đầu tƣ và sử dụng vốn đầu tƣ  Phƣơng diện độ hoàn thiện của dự án (chất lƣợng dự án)  Tùy vào góc độ xem xét mà dự án đầu tƣ đƣợc định nghĩa khác nhau:  Về mặt hình thức: dự án đầu tƣ là tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết, có hệ thống hoạt động & chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt đƣợc những kết quả & thực hiện đƣợc những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai.  Xét trên góc độ quản lý: dự án đầu tƣ là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tƣ, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài.  Xét trên góc độ kế hoạch hoá: Dự án đầu tƣ là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết một công cuộc đầu tƣ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế- xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tƣ và tài trợ.  Xét về mặt nội dung: dự án đầu tƣ là tổng thể các hoạt động cần thiết, đƣợc bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tƣơng lai 1.1.2.2. Yêu cầu cơ bản của một dự án đầu tư: Một DAĐT đòi hỏi phải đảm bảo yêu cầu chủ yếu:Tính pháp lý; Tính khoa học;Tính khả thi;Tính hiệu quả;Tính phỏng định. 1.1.2.3. Các giai đoạn hình thành DAĐT: Chu kỳ hoạt động của dự án trải qua 3 giai đoạn:Chuẩn bị đầu tƣ–Thực hiện đầu tƣ– Khai thác. 4
  15. 1.2 CÁC MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ Mô hình QLDA tổng quát theo quy định Luật Xây dựng 2003 : Chủ đầu tư trực tiếp QLDA và Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn QLDA. Mô hình QLDA cụ thể trong các doanh nghiệp: Mô hình tổ chức QLDA theo chức năng; chuyên trách; ma trận. Trƣớc đây, tùy theo quy mô và tính chất của dự án, năng lực của Chủ đầu tƣ mà dự án sẽ đƣợc ngƣời quyết định đầu tƣ quyết định thực hiện theo một trong số các hình thức sau: Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý thực hiện dự án; Chủ nhiệm điều hành dự án; Hình thức chìa khoá trao tay và hình thức tự thực hiện dự án. Hiện nay, trong Nghị định số 59/NĐ-CP và quy định chỉ có hai hình thức quản lý dự án đó là: Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý dự án và Chủ đầu tƣ thuê tổ chức tƣ vấn quản lý điều hành dự án: 1.2.1 Chủ đầu tư trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Trong trƣờng hợp này Chủ đầu tƣ thành lập BQLDA để giúp Chủ đầu tƣ làm đầu mối quản lý dự án. Ban quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tƣ. Ban quản lý dự án có thể thuê tƣ vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhƣng phải đƣợc sự đồng ý của Chủ đầu tƣ. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tƣ dƣới 1 tỷ đồng thì Chủ đầu tƣ có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê ngƣời có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án. 5
  16. Chủ đầu tƣ - Chủ dự án Chủ nhiệm điều hành dự án Tổ chức thực Tổ chức thực hiện dự án I hiện dự án II Lập dự toán Khảo sát Thiết kế ... Xây lắp Hình1.1Hình thức Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý thực hiện dự án Hình thức Chủ đầu tƣ trực tiếp quản lý thực hiện dự án đƣợc áp dụng đối với các dự án mà Chủ đầu tƣ có năng lực chuyên môn phù hợp và có cán bộ chuyên môn để tổ chức quản lý thực hiện dự án theo các trƣờng hợp sau đây: Trƣờng hợp Chủ đầu tƣ không thành lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy hiện có của mình kiêm nhiệm và cử ngƣời phụ trách (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) để quản lý việc thực hiện dự án. Trƣờng hợp này áp dụng đối với dự án nhóm B,C thông thƣờng khi Chủ đầu tƣ có các phòng, ban chuyên môn về quản lý kỹ thuật, tài chính phù hợp để quản lý thực hiện dự án. Yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với những ngƣời trực tiếp quản lý thực hiện dự án: a) Ngƣời phụ trách quản lý thực hiện dự án phải có chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, quản lý dự án nhóm B phải có bằng đại học trở lên, quản lý dự án nhóm C phải có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn. b) Ngƣời quản lý về kỹ thuật của dự án phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn. c) Ngƣời quản lý về kinh tế - tài chính của dự án phải có chuyên môn về kinh tế, tài chính - kế toán, có bằng trung cấp trở lên, có tối thiểu hai năm làm việc chuyên môn. 6
  17. d) Đối với các dự án ở vùng sâu, vùng xa thì những ngƣời trực tiếp quản lý thực hiện dự án nêu trên phải có bằng trung cấp trở lên, chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của dự án và có tối thiểu một năm làm việc chuyên môn. Chủ đầu tƣ phải có quyết định giao nhiệm vụ, quyền hạn cho các phòng, ban và cá nhân đƣợc cử kiêm nhiệm hoặc chuyên trách quản lý việc thực hiện dự án. 1.2.2 Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án Trong trƣờng hợp này, tổ chức tƣ vấn phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tƣ vấn quản lý dự án đƣợc thực hiện theo hợp đồng thoả thuận giữa hai bên. Tƣ vấn quản lý dự ánđƣợc thuê là tổ chức, cá nhân tƣ vấn tham gia quản lý nhƣng phải đƣợc Chủ đầu tƣ chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với Chủ đầu tƣ. Khi áp dụng hình thức thuê tƣ vấn quản lý dự án, Chủ đầu tƣ vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tƣ vấn quản lý dự án. CHỦ ĐẦU TƢ Trình Ngƣời có Hợp đồng thẩm Hợp đồng Tƣ vấn quản lý Phê duyệt quyền dự án quyết định đầu Quản lý tƣ Nhà thầu Thực hiện DỰ ÁN Hình1.2Chủ đầu tƣ thuê tổ chức tƣ vấn quản lý điều hành dự án 1.3 MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI XÂY DỰNG BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN. Để bảo đảm tính khoa học và hiệu quả của bộ máy quản lý, cần đƣợc tuân thủ các nguyên tắc: Thống nhất về mặt chức năng; Tinh gọn; Mối quan hệ giữa quyền hạn và trách nhiệm; Báo cáo một thủ trƣởng; Giám sát và lãnh đạo; Tầm hạn kiểm soát; Linh hoạt... 7
  18. 1.3.1 Các tiêu chí đánh giá đối với một mô hình quản lý dự án Để thành công trong việc quản lý dự án thì các yếu tố quan trọng nhất có thể gây ra những thất bại cho một dự án cần phải đƣợc quan tâm với sự chú ý và ƣu tiên cao nhất. Có thể nêu ra 7 tiêu chí để đánh giá đối với một mô hình quản lý dự án nhƣ sau: 1. Đề xuất đƣợc quy trình và mục tiêu rõ ràng Các hoạt động của dự án cần phải đƣợc hình dung rõ và kết nối với các chi tiết quan trọng. Tóm lại, quản lý dự án và quản lý nhóm cần sự chú trọng trong việc biết đƣợc đâu là ƣu tiên và mong đợi của dự án. Tránh sự miêu tả mập mờ ở tất cả các chi phí. 2. Quản lý dự án phải chú trọng đƣợc đến 3 mặt. Điều đó có nghĩa là hoàn thành tất cả các dự án đúng giờ, trong ngân sách đã định và trong mức độ khả năng đạt đƣợc về chất lƣợng đƣợc sự đánh giá, nhất trí của các nhà đầu tƣ. Quản lý dự án phải tạo đƣợc sự chú ý của nhóm khi chú trọng đến việc đạt đƣợc những mục tiêu đã định. 3. Quản lý dự án phải biết thiết lập những ƣu tiên một cách linh động. Ngày nay, các thành viên nhóm quản lý dự án đóng vai trò tích cực trong nhiều dự án cùng lúc là rất phổ biến. Mặc dù nguồn nhân lực có giới hạn nhƣng vẫn có thể hoàn thành đƣợc nếu ngƣời quản lý biết sắp xếp một cách hợp lý. Một số đơn vị đã thiết lập phòng quản lý dự án để hoạt động giống nhƣ một ngân hàng hối đoái cho những yêu cầu của dự án. Phòng Dự án xem lại toàn bộ nhiệm vụ, chiến lƣợc của công ty, những tiêu chuẩn đƣợc thiết lập cho việc lựa chọn dự án, kiểm tra khối lƣợng công việc, xác định rõ dự án nào là ƣu tiên hàng đầu, tránh việc làm cùng lúc đa dự án. 4. Quản lý dự án phải bắt buộc đúng deadline (thời hạn đã định) và có sự thúc giục về thời gian. Bởi vì mọi dự án đều có sự hạn chế, giới hạn về thời gian, tiền bạc và những nguồn có giá trị khác. Họ phải không ngừng đảm bảo tiến độ dự án thực hiện liên tục. Vì thế, ngƣời quản lý dự án phải luôn giữ nhân viên chú trọng đến tiến trình dự án và hạn 8
  19. chót. Việc thƣờng xuyên kiểm tra hiện trạng, họp và nhắc nhở luôn luôn cần thiết và không thể làm việc mà không có chúng. 5. Trách nhiệm của ngƣời quản lý dự án phải phù hợp với quyền của họ. Ngƣời quản lý dự án có quyền đánh giá để thực hiện trách nhiệm của họ khi điều hành bất kỳ dự án nào. Đặc biệt nhà quản lý phải có quyền phối hợp các nguồn lực, thiết lập mong đợi, đƣa ra những lời chỉ dẫn, thiết lập ƣu tiên và giải quyết bất kỳ tranh cãi nào trong nhóm.Anh ta cũng đƣợc ƣu tiên để đƣa ra các quyết định có ảnh hƣởng lớn đến thành công của dự án. 6. Quản lý đƣợc việc phân phối các nguồn lực: Làm thế nào để có hiệu quả (chất lƣợng), rẻ (tiền bạc và các nguồn hữu hình khác) và nhanh (deadline và sự thuận lợi nhận thấy) khi phối hợp một dự án? Mỗi nguồn lực của dự án cần phải phối hợp tƣơng đƣơng với tỉ lệ ngang nhau.Tỉ lệ này đôi khi gọi là những mong đợi của dự án. Nếu có bất kỳ vấn đề nào với một trong những nguồn lực trên, có thể báo cho các nhà quản lý cấp cao hơn về vấn đề sớm ngay khi có thể, đồng thời, cần gợi ý những lựa chọn khác để giải quyết vấn đề và hạn chế nó. Những lựa chọn khác có thể đề xuất sử dụng các nguồn bổ sung cao hơn cả ngân sách hiện tại. 7. Phân chia công việc hợp lý. Đây là một hoạt động nhằm tách những nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ nhỏ hơn để dễ dàng quản lý.Những nhiệm vụ nhỏ này đƣợc giao cho các nhóm nhân viên.Theo nguyên tắc, phải chỉ ra đƣợc hoàn thành một mục tiêu nhƣ thế nào. 1.3.2 Đánh giá các hình thức quản lý dự án ở Việt Nam 1.3.2.1 Mô hình chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án Trong thực tế thì có rất nhiều chính quyền thành phố, các bộ ngành và tổng công ty đã thành lập ra Ban quản lý dự án để tiến hành công việc thiết kế và xây dựng. Các ban này có thể thực hiện toàn bộ công việc thiết kế và xây dựng bởi nhân viên của họ hoặc có thể thuê từ bên ngoài qua các tƣ vấn độc lập hoặc cá nhân. Các dự án triển khai bởi 9
  20. Ban quản lý dự án chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu của chính chủ đầu tƣ, chứ không phải cho các công trình đấu thầu bên ngoài. Mô hình sẽ phù hợp với các dự án quy mô lớn khi có sự kết hợp giữa thiết kế và xây dựng trong thời gian dài. Khi đó chủ đầu tƣ có thể thuê thêm nhân viên có chuyên môn tốt trong mọi lĩnh vực (thiết kế, thi công, quản lý xây dựng, giám sát...). Do ban quản lý dự án trực thuộc chủ đầu tƣ cho nên có thể đƣa ra các quyết định phù hợp nhất với yêu cầu sử dụng của công trình. Nhƣ một phát triển trong kinh doanh, hiện nay ngày càng có nhiều nhà thầu xây dựng đang phát triển lên thành chủ đầu tƣ cho các dự án lớn, do vậy việc áp dụng mô hình này đƣợc xem là rất phù hợp. Ƣu điểm: Chất lƣợng chuyên môn cao; Giảm rủi ro cho chủ đầu tƣ ; Nhƣợc điểm: Tăng chi phí; Chậm lại các thủ tục phê duyệt; Nhiều ban quản lý chƣa thực sự hiệu quả, gây ra tổn thất cho kinh phí nhà nƣớc Điều kiện áp dụng:Cho các Chủ đầu tƣ thực hiện các dự án xây dựng có quy mô lớn . 1.3.2.2 Mô hình chủ đầu tư thuê đơn vị tư vấn quản lý dự án Đối với các dự án mà chủ đầu tƣ không có đủ chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện quản lý đầu tƣ xây dựng công trình, mà vẫn có thể kiểm soát và quản lý đƣợc chất lƣợng cũng nhƣ nắm bắt đƣợc việc xây dựng công trình thì mô hình quản lý sau sẽ đem lại hiệu quả quản lý tốt cho chủ đầu tƣ khi thuê đơn vị tƣ vấn quản lý dự án. Ƣu điểm: Không làm tăng biên chế, tổ chức Các chuyên môn xây dựng có thể đƣợc áp dụng trong mọi giai đoạn của dự án mà không gây bất đồng hay xung đột giữa các bên tham gia. Đánh giá độc lập về chi phí, tiến độ, chất lƣợng, … cho các công việc và phát sinh giúp chủ đầu tƣ đƣa ra quyết định phù hợp nhất. Có sự phối hợp tốt nhất giữa các nhà thầu thiết kế và xây dựng. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2