TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động ngân hàng luôn chứa nhiều rủi ro<br />
tiềm ẩn khó có thể lường trước được, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là<br />
rủi ro do khách hàng vay không trả hoặc không trả đầy đủ và đúng hạn cả gốc và<br />
lãi cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng rất nguy hiểm, khi một vài khách hàng có dư nợ<br />
lớn không trả được nợ có thể gây nên những khoản lỗ cao cho ngân hàng và có thể<br />
dẫn ngân hàng tới tình trạng mất khả năng thanh toán, làm tổn hại đến uy tín và vị<br />
thế của ngân hàng.<br />
Agribank Hà Nội là một trong những chi nhánh đầu đàn trong hệ thống<br />
Agribank, vấn đề tăng trưởng bền vững đã và đang được đặt ra hàng đầu trong<br />
công cuộc đổi mới và hội nhập, đặc biệt là trong việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro<br />
tín dụng. Tuy nhiên sự phát triển và thay đổi mạnh mẽ của hệ thống tài chính ngân<br />
hàng Việt Nam theo hướng hòa nhập với thông lệ quốc tế khiến các ngân hàng<br />
Việt Nam nói chung và Agribank Hà Nội nói riêng còn bộc lộ nhiều mặt hạn chế.<br />
Trong đó, chất lượng tín dụng nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm và lo ngại mà<br />
nguyên nhân chính là từ những hạn chế trong việc quản lý khách hàng vay vốn.<br />
Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu quản lý khách hàng vay vốn là hết<br />
sức cần thiết. Do vậy, đề tài: “Quản lý khách hàng vay vốn tại Agribank Hà Nội”<br />
được tác giả lựa chọn nghiên cứu.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn<br />
- Hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận về quản lý khách hàng vay<br />
vốn tại NHTM.<br />
- Phân tích, đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý khách hàng vay vốn<br />
tại Agribank Hà Nội. Từ đó, rút ra được những kết quả đạt đựợc, những hạn chế,<br />
nguyên nhân hạn chế.<br />
- Đề xuất phương hướng và hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo tốt<br />
hơn công tác quản lý khách hàng vay vốn tại Agribank Hà Nội trong những năm<br />
tới.<br />
<br />
3. Phương pháp nghiên cứu của luận văn<br />
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Quan sát, phỏng vấn,<br />
hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp… trong đó chú trọng 2 phương pháp sau:<br />
+ Phương pháp quan sát: Tìm hiểu thực tế quy trình quản lý khách hàng<br />
vay vốn tại Agribank Hà Nội đồng thời xem xét 200 bộ hồ sơ khách hàng vay vốn<br />
để đưa ra những nhận xét về thực trạng quản lý khách hàng vay vốn tại Agribank<br />
Hà Nội.<br />
+ Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn 200 khách hàng vay vốn, 100 cán bộ<br />
ngân hàng làm công tác tín dụng và quản lý tín dụng tại Agribank Hà Nội để có<br />
được những nhận xét về nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của việc quản lý<br />
khách hàng tại Agribank Hà Nội.<br />
4. Nội dung luận văn<br />
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn kết cấu thành 4 chương:<br />
Chương 1: Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan<br />
Trong chương này tác giả đã đưa ra một số công trình nghiên cứu, tài liệu,<br />
bài viết về quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM, thẩm định tín<br />
dụng, chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng của NHTM<br />
Những công trình nghiên cứu nói trên có nghiên cứu về rủi ro trong hoạt<br />
động tín dụng, phương pháp thẩm định cho vay để nâng cao hiệu quả đầu tư vốn,<br />
mối quan hệ giữa khách hàng và NHTM Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên<br />
cứu hoàn thiện về quản lý khách hàng vay vốn (chủ thể gây ra rủi ro tín dụng) để<br />
NHTM có được những khách hàng vay vốn có uy tín, có năng lực pháp luật và có<br />
khả năng trả nợ ngân hàng đầy đủ và đúng hạn<br />
Vì thế, với đề tài “Quản lý khách hàng vay vốn tại Agribank Hà Nội”<br />
tác giả hy vọng mang lại một cái nhìn toàn diện về quản lý khách hàng vay vốn; từ<br />
việc thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vay; Đánh giá phân loại và lựa<br />
chọn khách hàng vay vốn, Kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay của khách<br />
<br />
hàng, quản lý hồ sơ khách hàng, thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ.<br />
Đánh giá thực trạng công tác quản lý khách hàng vay vốn tại Agribank Hà Nội, đề<br />
xuất phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu nhằm hỗ trợ Agribank Hà<br />
Nội nâng cao công tác quản lý khách hàng vay vốn trong thời gian tới.<br />
Chương 2: Một số vấn đề cơ bản về quản lý khách hàng của NHTM<br />
2.1 Tổng quan về khách hàng<br />
2.1.1 Khái niệm khách hàng<br />
Khách hàng của ngân hàng là những cá nhân và tổ chức có nhu cầu về sản<br />
phẩm tài chính và ngân hàng là người có thể cung ứng các dịch vụ cho khách hàng<br />
nhằm để thỏa mãn các nhu cầu đó.<br />
2.1.2 Phân loại khách hàng của NHTM<br />
* Phân loại khách hàng theo đối tượng kinh doanh của NHTM: Khách hàng<br />
dân cư, Khách hàng doanh nghiệp:<br />
* Phân loại khách hàng theo chức năng nghiệp vụ của NHTM: Khách hàng<br />
nguồn vốn , Khách hàng vay vốn, Khách hàng sử dụng dịch vụ<br />
2.1.3 Mục tiêu của quản lý khách hàng : 3 mục tiêu<br />
- Đảm bảo an toàn cho ngân hàng<br />
- Tăng vị thế, tạo uy tín của ngân hàng trên thị trường<br />
- Nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.<br />
2.2 Nội dung quản lý khách hàng vay vốn tại NHTM<br />
Quản lý khách hàng vay vốn là việc NHTM sử dụng các biện pháp đánh<br />
giá, lựa chọn khách hàng cho vay, kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay của<br />
khách, đôn đốc thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, xử lý nợ có vấn đề; Đồng thời có<br />
biện pháp thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ có tín nhiệm để tạo<br />
được mạng lưới khách hàng vay vốn có uy tín nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng.<br />
2.2.1 Thu thập thông tin và xử lý thông tin khách hàng vay vốn<br />
Thu thập thông tin khách hàng là khâu quan trọng nhất, thông tin chính xác<br />
về khách hàng là cơ sở để NHTM đánh giá xếp loại khách hàng và đưa ra quyết<br />
định đầu tư hay không.<br />
<br />
Những nguồn thông tin về khách hàng rất đa dạng và phong phú nhưng độ<br />
trùng hợp nhất quán không cao. CBTD cần phải xác minh, chọn lọc những thông<br />
tin đáng tin cậy nhất, tiến hành phân tích để đưa ra các quyết định hợp lý.<br />
2.2.2 Đánh giá xếp loại và lựa chọn khách hàng<br />
Đánh giá xếp loại và lựa chọn khách hàng đúng đắn quyết định đến mức độ<br />
thành công của chiến lược khách hàng và thành công trong kinh doanh ngân hàng..<br />
Các NHTM tiến hành xếp loại khách hàng theo mô hình cho điểm theo các tiêu chí<br />
đã đề ra. Căn cứ vào kết quả chấm điểm để xếp loại và lựa chọn khách hàng cho<br />
vay vốn đồng thời phân loại nợ để có biện pháp quản lý chặt chẽ vốn cho vay.<br />
2.2.3 Kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay của khách hàng<br />
Kiểm tra giám sát khách việc sử dụng tiền vay là công việc rất hệ trọng<br />
trong quy trình quản lý khách hàng vay vốn tại NHTM, nhằm mục đích đảm bảo<br />
tiền vốn cho vay được khách hàng sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, ngân<br />
hàng thu hồi được gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn quy định, hạn chế tới mức<br />
thấp nhất rủi ro. Kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền vay bao gồm: Kiểm tra trước<br />
khi cho vay, kiểm tra trong khi cho vay và kiểm tra sau khi cho vay.<br />
2.2.4 Quản lý hồ sơ khách hàng vay vốn<br />
Hồ sơ khách hàng vay vốn là nguồn tài liệu quan trọng đối với công tác<br />
giám sát các khoản vay, là căn cứ pháp lý để ngân hàng thực hiện quyền đòi nợ,<br />
xử lý nợ vay và khởi kiện đối với khách hàng cố tình chây ỳ. Bởi vậy, NHTM phải<br />
quản lý hồ sơ khách hàng thật cẩn thận.<br />
Hồ sơ vay vốn của khách hàng gồm có 4 loại: Hồ sơ pháp lý; Hồ sơ tài<br />
chính; Hồ sơ khoản vay; Hồ sơ bảo đảm tìên vay. NHTM phải lưu trữ đầy đủ 4<br />
loại hồ sơ theo danh mục của NHNN và yêu cầu quản lý của từng NHTM.<br />
2.2.5 Thu hút khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ có tín nhiệm<br />
Để thu hút được khách hàng mới, NHTM ngoài việc không ngừng quảng<br />
cáo tiếp thị về hình ảnh của ngân hàng mình trên thị trường còn nên chủ động tìm<br />
đến với những khách hàng có uy tín và có tiềm lực tài chính, cho họ biết những lợi<br />
ích mà họ sẽ được hưởng khi quan hệ với ngân hàng mình.<br />
<br />
Việc duy trì khách hàng cũ có tín nhiệm là rất cần thiết khi cạnh tranh<br />
khách hàng giữa các ngân hàng luôn diễn ra gay gắt. Vì vậy ngân hàng phải có<br />
chính sách ưu đãi, quan tâm tới khách hàng, thường xuyên tiếp xúc với họ, luôn<br />
giữ đúng lời hứa và lắng nghe ý kiến của khách hàng.<br />
2.3 Kinh nghiệm quản lý khách hàng vay vốn tại một số NHTM<br />
2.3.1 Kinh nghiệm quản lý khách hàng của một số NHTM trên thế giới<br />
- Ngân hàng tại Thái Lan quan tâm đến thông tin về khách hàng, tiến hành<br />
cho điểm khách hàng để quyết định cho vay, phân quyền phán quyết tín dụng.<br />
- Ngân hàng tại Nhật Bản đã áp dụng những kỹ thuật hiện đại để quản lý<br />
khách hàng vay vốn như: Xây dựng các mô hình xếp loại khách hàng rất chi tiết cụ<br />
thể; Xây dựng một quy trình và các nội dung cần xem xét khi cho vay như: làm<br />
thế nào để thu thập được các số liệu cần thiết cho phân tích tính dụng, phân tích tín<br />
dụng như thế nào; Yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin thế nào…<br />
- Các Ngân hàng Mỹ coi trọng sự gặp gỡ trao đổi thường xuyên của khách<br />
hàng với ngân hàng, đánh giá rất cao vai trò của kế hoạch kinh doanh của khách<br />
hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp kịp thời các BCTC đầy đủ và hoàn thiện. Nguồn<br />
trả nợ quan trọng nhất của bất cứ khoản vay nào cũng là dòng tiền, dự đoán trước<br />
các luồng tiền và các khoản hoàn thuế là rất quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ<br />
của người đi vay, tài sản thế chấp cho khoản vay là cần thiết, yêu cầu khách hàng<br />
vay cung cấp danh sách hàng tồn kho hàng tháng hoặc hàng quý và thời gian của<br />
các khoản phải thu.<br />
2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam<br />
- Tuân thủ nghiêm ngặt các vấn đề có tính nguyên tắc trong tín dụng<br />
- Xây dựng các mô hình đánh giá khách hàng<br />
Chương 3: Thực trạng quản lý khách hàng vay vốn tại Agribank Hà Nội<br />
3.1 Khái quát hoạt động của Agribank Hà Nội<br />
Agribank Hà Nội được thành lập ngày 27/6/1988; Hiện nay là 1 trong hơn<br />
2.000 chi nhánh trực thuộc của Agribank, số lao động định biên là 350 người, 8<br />
phòng nghiệp vụ và 19 phòng giao dịch trực thuộc. Sau hơn 20 năm hoạt động,<br />
<br />