intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

Chia sẻ: Carol123 Carol123 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

155
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc. Chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những ngôi chùa như một phần không thể thiếu trong bức tranh về làng quê chúng ta xưa và nay. Việt Nam là nước nông nghiệp nên hệ thống chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân nông thôn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên

  1. Luận văn Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên
  2. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết cấu dân tộc của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) Bảng 2: Thống kê các ngôi chùa trên địa bàn huyện Phú Bình Bảng 3: Niên đại một số chùa cổ ở Phú Bình Bảng 4: Khảo sát các điêu khắc đá trong một số chùa Phú Bình Bảng 5: Tượng thờ ở một số chùa Phú Bình Bảng 6: Các chùa ở Phú Bình được xếp hạng di tích DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Mặt bằng chữ Đinh của chùa Hản (xã Tân Đức) Sơ đồ 2: Mặt bằng chữ Công của chùa Ha (xã Nhã Lộng) Sơ đồ 3: Mặt bằng Nội công ngoại quốc của chùa Úc Sơn (TT Hương Sơn) Sơ đồ 4: Bài trí tượng Phật trong thượng điện chùa Ha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá dân tộc. Chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những ngôi chùa như một phần không thể thiếu trong bức tranh về làng quê chúng ta xưa và nay. Việt Nam là nước nông nghiệp nên hệ thống chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của mỗi người dân nông thô n. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hoá làng mà còn tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội cổ truyền. Chùa với người Việt không chỉ là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các hoạt động thờ cúng, tâm linh mà còn là một nơi sinh hoạt cộng đồng, là nơi in dấu những thiết chế lâu đời. Dân gian có câu “đất vua - chùa làng - phong cảnh bụt” là vì thế. Do vậy, đã từ lâu chủ đề này trở thành đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học xã hội, trong đó có khoa học lịch sử. Hiện nay, dưới tác động của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, diện mạo của thôn làng, xóm ngõ... có nhiều biến đổi. Trong quá trình hội nhập, những yếu tố văn hoá ngoại quốc đang có xu thế lấn át và làm mai một đi những yếu tố văn hoá cổ truyền. Vậy làm thế nào để chọn lọc, giữ gìn và phát huy được các giá trị tốt đẹp của văn hoá truyền thống, trong đó có hệ thống chùa làng. Đây là vấn đề đang được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội ta quan tâm. Đặc biệt là các nhà nghiên cứu khoa học xã hội. Từ lâu hệ thống chùa Việt Nam nói chung và hệ thống chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, tìm hiểu đề tài này ở một địa phương cụ thể thì chưa có nhiều, nhất là các địa phương khu vực trung du miền núi lại càng ít hơn. Thái Nguyên là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. 2 tỉnh nằm ở trung tâm của khu vực trung du miền núi phía Bắc, cửa ngõ nối liền với vùng châu thổ Bắc Bộ, là địa bàn chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Việc đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể , chi tiết hệ thống chùa làng ở đây do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên chưa được quan tâ m sâu sắc. Chính vì vậy, qua luận văn thạc sĩ của mình, chúng tôi mong muốn được tìm hiểu toàn diện và đầy đủ hơn vấn đề còn bỏ trống đó. Việc nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống tinh thần của người dân địa phương nói riêng và nhân dân tỉnh Thái Nguyên nói chung, nhằm góp thêm những hiểu biết về ngôi chùa ở vùng trung du miền núi phía Bắc, thấy được sự giao thoa văn hoá giữa đồng bằng và miền núi trong tiến t rình lịch sử. Chọn đề tài “Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn Thạc sĩ, bản thân tôi là người địa phương cũng như mọi người dân địa phương khác có nhu cầu hiểu biết về đời sống văn hoá tinh thần của người dân quê hương qua hệ thống chùa làng và mong muốn những truyền thống tốt đẹp của quê hương sẽ luôn được phát huy trong cuộc sống hiện tại. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Ngôi chùa là hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, là một trong những biểu tượng của làng xã Việt Nam truyền thố ng. Thêm nữa, chùa là cơ sở thờ tự của đạo Phật - một tôn giáo gắn bó với dân tộc ta từ lâu đời và có ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống tinh thần của nhân dân. Vì thế, chùa từ lâu là đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ: văn hoá dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo cổ học, dân tộc học, l ịch sử... Trước hết phải kể đến cuốn “Chùa Việt” của tác giả Trần Lâm Biền xuất bản năm 1996. Cuốn sách đã khái quát diễn biến của ngôi chùa Việt, phân tích văn hoá, hướng, bố cục chung và khảo tả về hệ thống tượng thờ trong chùa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. 3 Cuốn sách “Chùa Việt Nam” của tác giả Hà Văn Tấn là công trình kết tinh các hình ảnh và giá trị của khối di sản văn hoá và tôn giáo - tín ngưỡng, được các tác giả thể hiện tinh tế, súc tích qua bài dẫn luận công phu về toàn cảnh chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và quá trình du nhập đạo Phật ở Việt Nam. 118 ngôi chùa trong cả nước đã được phủ kín trong sách “Chùa Việt Nam”; đặc biệt thêm hai dạng chùa mới ít thấy xuất hiện là chùa miền núi và chùa miền hải đảo. Trong cuốn “Đình chùa, lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Mạnh Thường xuất bản nă m 1999, tác giả đã giới thiệu các công trình kiến trúc cổ được xếp hạng cấp quốc gia trên phạm vi cả nước. Gần đây, đề tài chùa làng còn được nghiên cứu, thống kê dưới hình thức các cuốn địa chí hay từ điển như cuốn Từ điển di tích văn hoá Việt Nam do tác giả Ngô Đức Thọ chủ biên xuất bản năm 2003, cuốn Địa chí tôn giáo - lễ hội Việt Nam của tác giả Mai Thanh Hải xuất bản năm 2004. Các công trình nghiên cứu kể trên chủ yếu tập trung ở đồng bằng Bắc Bộ. Việc tìm hiểu “Hệ thống chùa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” trước nay chưa được thực hiện. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã có đề cập tới nó một cách trực tiếp hay gián ti ếp. Như cuốn “Thái Nguyên đất và người” do Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên xuất bản năm 2003 điểm qua một số di tích lịch sử văn hoá ở Phú Bình, cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình” cung cấp thêm một số tư liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hộ i, truyền thống đấu tranh bất khuất quật cường của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình, trong đó có đề cập đến một số ngôi chùa là di tích lịch sử, nơi in ấn các tài liệu cách mạng, che giấu các chiến sĩ yêu nước thời kỳ tiền khởi nghĩa. Vì thế, tìm hiểu hệ thống chùa ở một huyện trung du miền núi Bắc Bộ - huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên - là mới mẻ và cần thiết. Trong quá trình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. 4 thực hiện luận văn, chúng tôi tôn trọng thành quả của những người đi trước, tham khảo và coi đó là ý kiến gợi mở quý báu, tạo điề u kiện cho chúng tôi tiếp tục vào nghiên cứu đề tài khoa học của mình. 3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là hệ thống chùa huyện Phú Bình về các khía cạnh như: niên đại ngôi chùa, các vị thần, Phật được thờ ở chùa, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của ngôi chùa... Từ đó, thấy được sự ảnh hưởng của chùa làng với đời sống văn hoá tinh thần của cư dân Phú Bình, sự giao lưu văn hoá giữa miền xuôi với miền ngược và hiện trạng của các ngôi chùa ở Phú Bình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm những ngôi chùa đang còn hiện diện, còn dấu ấn trong nhân dân và cả những ngôi chùa mới được xây dựng lại trên địa bàn huyện Phú Bình. 3.3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài “Hệ thống chùa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” , chúng tôi mong muốn tìm hiểu và phản ánh được một cách khoa h ọc, chân thực hệ thống chùa của một huyện cụ thể ở khu vực trung du miền núi Bắc Bộ, để từ đó có được nhận thức sâu sắc hơn về ngôi chùa và tôn giáo thờ Phật của cư dân miền núi. Thực hiện đề tài này, chúng tôi còn nhằm cung cấp cho giáo viên, học sinh, cán bộ văn hoá và nhân dân địa phương một cái nhìn khách quan về văn hoá chùa làng. Từ đó, người dân có những hành động đúng về t ín ngưỡng, tôn giáo, không đi chệch hướng chủ trương của Đảng và Nhà nước . 3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 5 - Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội – văn hóa của huyện Phú Bình. - Tìm hiểu hệ thống chùa huyện Phú Bình - Tìm hiểu vai trò của chùa trong đời sống cư dân Phú Bình. 4. Nguồn tƣ liệu - Nguồn tư liệu chung: bao gồm một số sử sách và địa chí được viết dưới các triều đại phong kiến như: Dư địa chí, Đại Nam nhất th ống chí, Đồng Khánh địa dư chí,…; các sách chuyên khảo về chùa và liên quan đến chùa Việt Nam nói chung, chùa ở Thái Nguyên nói riêng. Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tài liệu về kiến trúc, điêu khắc dân gian, văn hoá làng xã, tôn giáo đặc biệt là đạo Phật, … - Nguồn tư liệu điền dã: hương ước, sắc phong, thần tích, câu đối còn lưu lại trong các ngôi chùa làng. Ngoài ra, còn các tư liệu truyền miệng do các cụ cao niên ở Phú Bình cung cấp (truyện thần thoại, truyền thuyết lịch sử, những nghi lễ thờ tế). 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và biên soạn luận văn, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic là chủ yếu. Do có một số tư liệu chữ Hán nên công tác giám định tư liệu cũng được chú trọng. Với đối tượng nghiên cứu là hệ thống chùa trên địa bàn huyện Phú Bình, chúng tôi đã sử dụng phương pháp miêu tả, thống kê, tổng hợp, hệ thống hoá bằng bảng biểu, phương pháp phân loại, phương pháp đối sánh. Đồng thời, kết hợp với các phương pháp liên ngành như: điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học,… 6. Đóng góp của L uận văn Đề tài “Hệ thống chùa huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá cổ truyền của đồng bào các dân tộc huyện Phú Bình qua việc khảo tả hệ thống chùa trên địa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 6 bàn huyện và đánh giá ảnh hưởng của nó với đời sống văn hoá tinh thần của cư dân địa phương. Từ đây, khơi dậy niềm tự hào dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước và trách nhiệm đối với việc bảo tồn các giá trị văn hoá cho các thế hệ người dân Phú Bình. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1: Khái quát về huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên Chương 2: Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên Chương 3: Vai trò của chùa trong đời sống cư dân Phú Bình Ngoài ra trong luận văn còn có các phần: Tài liệu tham khảo, Phụ lục và Mục lục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 7 CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lí, địa hình Phú Bình là huyện trung du, miền núi, địa đầu phía đông nam của tỉnh Thái Nguyên, gồm hai dải đất nằm dọc hai bờ sông Cầu, huyện lị đặt tại thị trấn Hương Sơn, cách thành phố 28 km theo đường quốc lộ 37. Địa bàn huyện có toạ độ địa lí từ 21023’33’’ đến 21035’22’’ vĩ Bắc, giữa 105051’ đến 106002’ kinh Đông. Phía bắc và tây bắc giáp huyện Đ ồng Hỷ, phía tây và tây nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp huyện Yên Thế, phía nam giáp huyện Hiệp Hoà (Bắc Giang). Theo số liệu thống kê tháng 12 năm 2004, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 249,36 km2 (bằng 24.936 ha) với 21 đơn vị hành chính gồm 20 xã và 1 thị trấn. Đặc điểm kiến tạo địa chất cùng dòng chảy của sông Cầu, sông Máng và kênh Đông (thuộc hệ thống đại thuỷ nông) chia cắt Phú Bình thành 3 vùng: - Vùng I (tả ngạn sông Máng) gồm 8 xã trong đó có 7 xã miền núi là Đồ ng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hoà và xã trung du Bảo Lý. - Vùng II có địa hình trung du gồm 7 xã: Xuân Phương, Kha Sơn, Dương Thành, Thanh Ninh, Lương Phú, Tân Đức và thị trấn Hương Sơn. - Vùng III (vùng nước kênh núi Cốc) có 6 xã: Hà Châu, Nga My, Điềm Thuỵ, Thượng Đình, Nhã Lộng và Úc Kỳ. Muốn đến Phú Bình, lấy trung tâm thành phố Thái Nguyên làm điểm xuất phát, xuôi theo đường Cách mạng tháng Tám chỉ khoảng 15 km ta đã ở địa phận Phú Bình, xã đầu tiên giáp thành phố là Thượng Đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 8 Ở Phú Bình, tuy đồi núi thấp chiếm một diện tích lớn nhưng về giao thông lại có ưu thế cả đường bộ lẫn đường sông. Phú Bình được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ - nơi có những đô thị buôn bán sầm uất, với miền núi non hiểm trở phía bắc – nơi ngã ba của con đường giao lưu với các tỉnh lân cận: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, … Vị thế này rất thuận tiện cho Phú Bình giao lưu với các huyện xung quanh, với thành phố và một số địa phương khác. Nhìn chung, toàn huyện Phú Bình có địa hình tương đối bằng phẳng. Vùng đồi núi hình bát úp thấp dưới 100m. Độ cao so với mặt nước biển trung bình là 14m, nơi thấp nhất thuộc địa phận xã Dương Thành là 10m và đỉnh đèo Bóp (xã Tân Kim) là nơi cao nhất (250m so với mặt biển). Địa hình Phú Bình có độ dốc giảm dần theo hướng đông bắc - tây nam. Diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o chiếm 67,56% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Địa hình mang đặc điểm của vùng đồi trung du xen với đồng bằng phù sa sông Cầu là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Phú Bình phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực. 1.1.2. Giao thông, sông ngòi, khí hậu Huyện Phú Bình có 2 con sông và 3 dòng suối chảy qua. Dòng sông Cầu trước có tên là sông Phú Lương (theo “Thủy kinh chú” thế kỷ VI), bắt nguồn từ độ cao trên 1200m phía Bắc Tam Tao (Chợ Đồn, Bắc Kạn), chảy qua thị xã Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Bắc Ninh và thị trấn Phả Lại. Sông có lưu lượng nước lớn, khoảng 1353/s. Nhờ có lưu lượng nước lớn mà từ xa xưa sông Cầu đã là một trong những tuyến đường thủy quan trọng đảm nhận việc giao lưu buôn bán giữa các địa phương dọc hai bên bờ sông với một số địa phương khác. Sông Cầu dưới nước cùng quốc lộ 3 trên bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 9 là những con đường truyền thống nối liền miền núi Việt Bắc với miền xuôi châu thổ. Đoạn sông Cầu qua Thái Nguyên chảy theo hướng bắc – nam, uốn khúc quanh những xóm làng trù phú lâu đời. Kết quả điền dã cho thấy lòng sông có độ rộng hẹp khác nhau ở từng đoạn sông, khúc sông. Đoạn sông Cầu chảy từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) qua 9 xã rồi đổ về Chã (huyện Phổ Yên) có chiều dài 29km, có lưu lượng nước trung bình vào mùa mưa từ 280 đến 610m3/s, vào mùa khô từ 6,3 đến 6,5m3/s. Do chảy qua địa hình huyện tương đối bằng phẳng, không có nhiều ghềnh đá nên lòng sông như mở rộng ra, trung bình khoảng 120m, lòng sông c ũng nông hơn, nước chảy hiền hòa hơn so với ở thượng nguồn. Sông Cầu gắn bó mật thiết với người dân Phú Bình, cung cấp nguồn nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của huyện. Sông còn được sử dụng vào mục đích thông thương, vận tải, tạo điều kiện cho Phú Bình tiếp xúc, thâu nhận những biến động về kinh tế, chính trị từ các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa. Nhờ con sông này mà có mối giao lưu văn hóa giữa hai miền đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền đệm trung du với miền núi cao phía Bắc. Chảy từ miền núi xuôi xuống đồng bằng rồi đổ ra biển Đông nên sông Cầu có ý nghĩa chiến lược quan trọng về nhiều mặt đối với sự phát triển chung của địa phương. Trên địa phận Phú Bình nói riêng và Thái Nguyên nói chung, nơi được xem như cửa ngõ lá chắn phía Bắc bảo vệ Thăng Long – Hà Nội, sông Cầu lại đặc biệt có ý nghĩa về quân sự. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều khúc sông là cạm bẫy nhử địch ở đồng bằng tiến lên để bao vây, tiêu diệt. Ngoài sông Cầu, trên địa bàn huyện còn có con sông Đào (còn gọi là sông Máng) bắt nguồn từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) chảy qua địa phận 9 xã và đổ về sông Thương (Bắc Giang) với chiều dài 31km. Đây là con sông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 10 nằm trong hệ thống đại thủy nông được khởi công xây dựng từ năm 1922. Hàng năm, sông Đào cung cấp nước tưới cho 1800ha ruộng của Phú Bình và hàng ngàn ha ruộng của các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó là hệ thống đại thủy nông Hồ Núi Cốc và 119 hồ trữ nước cung cấp nước tưới cho hơn 1000ha đất canh tác thuộc các xã tây nam, tây bắc của huyện. Hệ thống giao thông trên địa bàn Phú Bình tương đối dày đặc . Quốc lộ 37 từ thành phố Thái Nguyên chạy qua suốt chiều dài của huyện đến thành phố Bắc Giang. Quốc lộ 38 chạy từ Điềm Thụy qua Hà Châu, Kha Sơn đi Nhã Nam (Bắc Giang). Ngoài hai tuyến quốc lộ nói trên, Phú Bình còn có 120km đường liên xã, 198km đường liên thôn, đảm bảo cho xe ôtô đi lại thuận tiện đến tận các thôn xã trong huyện. Về khí hậu: Khí hậu Thái Nguyên vào mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều nằm ở phía bắc huyệ n Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nằm trong cùng một tiểu vùng khí hậu nên cũng giống như thành phố Thái Nguyên và một số huyện phụ cận, địa hình là yếu tố chủ yếu chi phối sự phân hóa khí hậu huyện Phú Bình. Địa phận trải ra trên giới hạn tọa độ địa lý từ 21o23’ đến 21o35’ vĩ Bắc, thuộc phần cuối các cánh cung núi của đất nước. Do vậy, nhìn chung khí hậu ở đây nóng ẩm, mưa nhiều, có một mùa đông lạnh giá và thất thường với nhiệt độ trung bình năm ở mức 23oC. Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn so với các tỉnh đồng bằng khoảng 10 ngày. Vì cách xa biển đến hơn 200km nên nơi đây rất ít chịu ảnh hưởng từ biển. Lượng mưa trung bình là dưới 1500mm/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 11 Nhìn chung, khí hậu này khá thuận lợi cho huyện Phú Bình phát triển sản xuất nông nghiệp. 1.2. Tình hình kinh tế - xã hội – văn hoá 1.2.1. Lịch sử hình thành huyện Ngược dòng lịch sử, tìm kiếm những tư liệu xưa còn lưu giữ được, ta thấy địa danh, địa giới của huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung có nhiều biến đổi. Theo đó, đất Phú Bình ngày nay là đất huyện Tư Nông thời nhà Lý. Sách “Thiên Nam dư hạ tập” ghi rằng Tư Nông là một trong sáu huyện (Tư Nông, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Phú Lương, Đại Từ, Bình Tuyền) thuộc phủ Phú Bình. Sách “Cương mục” và sách “ Dư địa chí” của Nguyễn Trãi - một trong những tác phẩm xưa nhất còn lại có giá trị trong nghiên cứu khoa học địa lý của Việt Nam - lại ghi tư nông là một trong 8 huyện của phủ Phú Bình thuộc thừa tuyên Ninh Sóc (tên gọi của tỉnh Thái Nguyên thời Lê Thánh Tông). “Huyện đặt từ trước thời thuộc Minh, đời Lê vẫn theo như thế, phiên thần họ Ma nối đời quản trị, bảo triều đầu đời Gia Long vẫn theo như thế” [20,156]. Đến năm 1831, vua Minh Mạng chia cả nước thành 31 tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên gồm hai phủ là Phú Bình và Tòng Hóa. Huyện Tư Nông thuộc phủ Phú Bình. “Đồng Khánh địa dư chí” chép rằng Tư Nông là một trong 5 huyện (Tư Nông, Phổ Yên, Bình Xuyên, Động Hỷ, Vũ Nhai) của phủ Phú Bình. “Huyện lỵ lúc trước đặt ở địa phận xã La Đình. Năm Tự Đức thứ 4 (1851) vâng chỉ giảm bỏ, vẫn do phủ Phú Bình kiêm lí. Huyện hạt cách phía đông phủ lỵ 5 dặm, phía đông giáp xã Giản Ngoại huyện Yên Thế tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp xã Đắc Hiền huyện Phổ Yên, phía nam giáp các xã Nga My, Yên Châu huyện Hiệp Hòa, phía bắc giáp các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 12 xã Lưu Xá, Niệm Quang huyện Đồng Hỷ, phía Đông Bắc giáp xã Lâu Thượng huyện Vũ Nhai. Đông tây cách nhau 68 dặm. Nam bắc cách nhau 34 dặm. Huyện có 9 tổng, gồm 54 xã, thôn, phường: - Tổng Nhã Lộng (7 xã, thôn): xã Triều Dương, xã Nhã Lộng, xã Úc Kỳ, xã Điềm Thụy, xã Ngọc Long, thôn Ngọc Sơn, thôn Cống Thượng. - Tổng Thượng Đình (9 xã, thôn): xã Thượng Đình, xã Quan Tràng, xã Đào Xá, xã Ninh Sơn, xã Thuần Lương, xã Dưỡng Mông, xã Lục Dương, thôn Nông Cúng, thôn Đình Kiều. - Tổng Nghĩa Hương (4 xã, thôn): xã Trang Ôn, xã Vân Dương, thôn Cầu Đông xã Nghĩa Hương, thôn Yên Mễ xã Nghĩa Hương. - Tổng La Đình (9 xã, thôn): xã La Đình, xã Mai Sơn, xã Kha Nhi, xã La Sơn, xã Úc Sơn, xã Phương Độ, xã Bằng Cầu, thôn Thượng xã Kha Sơn, thôn Hạ xã Kha Sơn. - Tổng Phao Thanh (6 xã): xã Phao Thanh, xã Lương Tạ, xã Phú Mỹ, xã Lương Trình, xã Thanh Lương, xã Ngô Xá. - Tổng Đức Lân (6 xã, thôn): xã Đức Lân, xã Nỗ Dương, xã Loa Lâu, xã Lũ Vân, thôn Nội xã Xuân Nùng, thôn Ngoại xã Xuân Nùng. - Tổng Tiên La (4 xã): xã Tiên La, xã Điều Khê, xã Bạch Thạch, xã Vân Đồn - Tổng Lý Nhân (6 xã): xã Lý Nhân, xã Đăng Nhân, xã Kim Lĩnh, xã Lũ An, xã Cô Giạ, xã Chỉ Mê. - Tổng Bảo Nang (3 xã phường): xã Bảo Nang, xã Thanh Huống, phường Thủy Cơ xã Triêu Dương” [12,67] Như vậy, trong suốt quá trình hình thành và tồn tại, huyện Phú Bình đã được ghi lại trong các sách vở có tính chất địa lý của các triều đại phong kiến xưa. Tuy đôi chỗ không thống nhất về tên gọi và lãnh vực của huyện nhưng vẫn cho thấy rằng huyện Phú Bình ngày nay đã được lịch sử công nhận từ lâu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 13 Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, ngày 25/3/1948, chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh 148SL thống nhất trong cả nước bỏ phủ, châu, quận; trên cấp xã là cấp huyện. Ngày 01/7/1956, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 268SL thành lập khu tự trị Việt Bắc. Tỉnh Thái Nguyên trong khu tự trị Việt Bắc gồm thị xã Thái Nguyên và các huyện Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, Đồng Hỷ và Võ Nhai. Huyện Phú Bình tách sang tỉnh Bắc Giang, huyện Phổ Yên về tỉnh Vĩnh Phúc. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai huyện Phú Bình, Phổ Yên, ngày 15/6/1957, chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định trả lại hai huyện nói trên về tỉnh Thái Nguyên. Ngày 21/4/1965, ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra nghị quyết số 103 NQ – TVQH thành lập tỉnh Bắc Thái. Huyện Phú Bình là một trong 14 huyện, thành, thị của tỉnh Bắc Thái. Ngày 06/11/1996, trong kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX , Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra nghị quyết tách tỉnh Bắc Thái về tái lập hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Cạn. Huyện Phú Bình thuộc tỉnh Thái Nguyên. Toàn huyện có 20 xã, 1 thị trấn, bao gồm 311 xóm và 4 tổ dân phố. Các xã, thị trấn là: thị trấn Hương Sơn, xã Đồng Liên, Bàn Đạt, Đào Xá, Thượng Đình, Điềm Thụy, Nhã Lộng, Bảo Lý, Tân Khánh, Tân Kim, Tân Thành, Tân Hòa, Tân Đức, Lương Phú, Dương Thành, Thanh Ninh, Kha Sơn, Xuân Phương, Úc Kỳ, Nga My, Hà Châu. 1.2.2. Dân cư Dân cư là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế. Thái Nguyên là một tỉnh đông dân, mật độ dân cư trung bình toàn tỉnh là 297 người/km2 (2000). So sánh với nhiều tỉnh thuộc miền núi biên giới phía Bắc, tỉnh Thái Nguyên có mật độ dân cư trung bình cao gấp 2 lần tỉnh Tuyên Quang, gấp 3 lần tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La và gấp tới 7 lần tỉnh Lai Châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 14 Trong đó, theo Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2007 (Nxb Thống kê, 2008, Tr8) thì huyện Phú Bình có tổng số dân là 142.218 người với mật độ dân số 556 người/km2, đứng hàng thứ hai trong tỉnh sau thành phố Thái Nguyên. Sự phân bố dân cư trong huyện không đồng đều. Ở các xã miền núi dân cư thưa thớt, trong khi ở các xã phía nam dân cư q uần tụ đông đúc hơn nhiều. Là một huyện thuần nông nên ở Phú Bình, dân số nông thôn chiếm trên 98%, dân số thị trấn chỉ có trên 1,2% tổng số dân của huyện. Dân cư đông đúc làm cho địa phương có nguồn lao động dồi dào, có thị trường tiêu thụ rộng. Nhưng trong điều kiện huyện Phú Bình nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung còn nghèo thì số dân đông tất yếu sẽ dẫn đến mức thu nhập tính trên đầu người thấp. Tuy nhiên, dân số Phú Bình có chiều hướng giảm. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số huyện giảm 2.100 người do có nhiều người di chuyển đi nơi khác. Về kết cấu dân tộc: Thành phần dân cư huyện Phú Bình gồm 14 dân tộc anh em chung sống xen kẽ với nhau, có thể kể đến các dân tộc : Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Hoa, Thái, H’Mông, … Kết cấu dân tộc trên toàn huyện được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kết cấu dân tộc của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) (Đơn vị tính: người) Dân tộc Kinh Tày Nùng Dao Sán Dìu Các dân tộc khác Số dân 126.965 1.954 4.025 27 2.053 420 Qua bảng trên, ta thấy dân tộc Kinh có 126.965 người trên tổng số 138.760 người của toàn huyện, tương đương với hơn 90%, chiếm số đông nhất. Các dân tộc thiểu số còn lại như Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, H’Mông, Hoa, … chiếm số lượng rất ít. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 15 1.2.3. Hoạt động kinh tế Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Bình là nông nghiệp – lâm nghiệp – công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Trong đó ngành sản xuất chủ yếu là nông – lâm nghiệp. Sản xuất nông – lâm nghiệp Có thể nói, người dân Phú Bình sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp là 13.845,93 ha, trong đó có 10.085, 14 ha đất trồng cây hàng năm, 2.296,55 ha đất vườn tạp và 1.060,43 ha đất trồng cây lâu năm. Ngoài ra, Phú Bình còn có 400,8 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng như vậy, lại cộng thêm người dân cần cù lao động, giàu kinh nghiệm sản xuất là điều kiện thuận lợi cho Phú Bình phát triển nông nghiệp. Sản xuất nông nghệp tuy còn nhiều khó khăn, phụ thuộc vào thiên nhiên nhưng từ xưa đến nay, Phú Bình vẫn được coi là vựa lúa ở Thái Nguyên. Cùng với Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình là một trong những trọng điểm lúa của tỉnh, năng suất lúa cao hơn mức trung bình của toàn tỉnh (đạt 34,36 tạ/ha so với mức trung bình 33,74 tạ/ha của toàn tỉnh). Trong những năm gần đây, sản xuất nông – lâm nghiệp của huyện Phú Bình chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa gắn với thị trường, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm. Giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp từ năm 1995 đến năm 2003 bình quân tăng 3,68%/năm. Trong đó, ngành chăn nuôi tăng nhanh; năm 2003, toàn ngành tăng 7,85% so với năm 2002, trong đó đàn bò tăng 28,89%, đàn lợn tăng 7,18%, đàn gia cầm tăng 16,49% (riêng đàn trâu giảm 4,13%). Ngành lâm nghiệp: Trong 10 năm trở lại đây, huyện tập trung khoanh nuôi, trồng mới, cải tạo, bảo vệ rừng tái sinh, chưa có doanh thu. Thủ công nghiệp và thương nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 16 Bên cạnh nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, Phú Bình còn có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng với 14 ngành nghề khác nhau. Trong các nghề thủ công, đáng chú ý là nghề làm đồ gốm ở Lang Tạ, nghề đan lát đồ mây tre rải rác ở các thôn xã,… Do vị trí địa lý, giao thông thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa, đặc biệt thuận tiện cho việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho thị trường Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, nên buôn bán ở Phú Bình có vị trí đáng kể. Huyện Phú Bình có một số chợ lớn nằm sát đường giao thông như chợ Đồn, chợ Cầu, chợ Hanh, chợ Tân Đức, … Đó chính là những cầu giao lưu hàng hóa đối với các vùng xung quanh. Thị trấn Hương Sơn ngày càng mở rộng, dân cư hội tụ về đây làm ăn buôn bán ngày một sầm uất. Tiềm năng về kinh tế, nhất là tiềm năng về đất đai và sức lao động là đặc điểm đáng chú ý của Phú Bình. Trong gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề xướng, Phú Bình đã khai thác các tiềm năng, nguồn lực, phát huy truyền thống cần cù, sáng tạo của nhân dân, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định,chuyển dịch cơ cấu rõ nét. Những năm 90 trở về trước, kinh tế của huyện c hủ yếu là nông nghiệp (tỷ trọng trên 91%), đến năm 2004 nông – lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 70,54%, công nghiệp – xây dựng 11,38% và dịch vụ 18,07%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 5 năm (2000 - 2005), toàn huyện đạt 6,8%, đời sống nhân dân được cải thiện, góp phần ổn định chính trị và xã hội. 1.2.4. Tình hình văn hóa Lịch triều hiến chương loại chí chép lại t ừ xưa, “… về văn học, phủ Phú Bình tuy kém 4 Thừa tuyên và trấn Thanh Hóa, Nghệ An nhưng 7 huyện đều có người đỗ đạt”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 17 “Trong huyện, người Kinh có học, thỉnh thoảng có người thi đỗ đạt khoa mục. Các tổng Phao Thanh, Đức Lân, Tiên La , Lý Nhân, Bảo Nang nhiều người dũng mãnh, hung hãn. Các tổng Nhã Lộng, Thượng Đình nhiều người nóng nảy. Dân phần nhiều làm ruộng, buôn bán, đánh cá, đốn củi. Mỗi người đều theo nghề của mình nhưng cần kiệm thì giống nhau. Các lễ tiết Nguyên Đán, Đoan Dương, Trung Nguyên, Trừ Tịch và tế lế thờ thần, tục cưới xin tang ma thì giống miền xuôi. Cũng có người Mán ngụ cư là Mán Sơn Miêu, Mán Quần Cộc , Mán Cao Lang, tập tục khác với người Kinh. Dân theo đạo Thiên chúa thì chỉ có xã Nhã Lộng giản tòng mà thôi” [12,89]. Ngày nay, sự nghiệp văn hóa – giáo dục của Phú Bình đã có nhiều thay đổi. Về giáo dục – đào tạo: Năm mươi năm qua , giáo dục – đào tạo của Phú Bình được quan tâ m phát triển toàn diện ở các cấp học. Đến năm học 2003 – 2004, cả huyện có 66 trường, trong đó có 22 trường mẫu giáo , 21 trường tiểu học, 21 trường THCS, 2 trường THPT; có 1055 lớp, trong đó có 179 lớp mẫu giáo, 476 lớp tiểu học, 334 lớp THCS và 66 lớp THP T. Toàn huyện có 1584 giáo viên, trong đó có 216 giáo viên mẫu giáo, còn lại là giáo viên 3 cấp học phông. Số học sinh phổ thông toàn huyện là 28 953. Năm 2003, có 19 trong tổng số 21 xã, thị trấn của huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục THCS, 70% số trường đạt chuẩn quốc gia. Về văn hóa: Nhiều di tích lịch sử còn lại trên mảnh đất Phú Bình ngày nay như đình Phương Độ, đình Hộ Lệ nh, đình Xuân La, chùa Mai Sơn,… Những làn điệu dân ca như hát ví, hát chèo, hát trống quân,… biểu diễn trong các dịp lễ hội được nhân dân rất ưa thích. Đặc biệt, kho tà ng ca dao, tục ngữ ở đây rất phong phú, đa dạng, phản ánh kinh nghiệm sản xuất, chế diễu thói hư tật xấu trong xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 18 Ngày nay, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được phát triển mạnh mẽ từ huyện đến các cơ sở, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong huyện, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc cho thế hệ trẻ. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trong huyện. Năm 2003 có 267 trong tổng số 315 xóm đăng kí xây dựng xóm văn hóa (tăng 23% so với năm 2002), 199 xóm có quy ước văn hóa, 70% số hộ đạt gia đình văn hóa. Tiểu kết chƣơng 1 Phú Bình là huyện trung du, miền núi, địa đầu phía đông nam của tỉnh Thái Nguyên. Đây là vùng đất có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Trên địa bàn huyện, nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống. Được ví như chiếc cầu nối liền vùng đồng bằng châu thổ với miền núi non hiểm trở phía bắc, bản sắc văn hóa của Phú Bình là kết quả của sự giao thoa văn hóa giữa văn hóa miền xuôi và miền ngược. Điều này được thể hiện qua ngôi chùa làng và tín ngưỡng thờ Phật của người dân địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1