Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ (xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)
lượt xem 6
download
Mục tiêu của đề tài là hệ thống lại toàn bộ các nguồn tư liệu nghiên cứu về làng Phấn Vũ và cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ; đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cụm di tích đền, chùa làng trong mối quan hệ với không gian văn hóa làng Phấn Vũ; xác định một số vấn đề đang đặt ra và khuyến nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ trong thời điểm hiện tại và tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ (xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN --------------------------------- LÊ THỊ MỸ HUYỀN ĐỀN, CHÙA TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG PHẤN VŨ (XÃ THỤY XUÂN, HUYỆN THÁI THỤY, TỈNH THÁI BÌNH) Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học Mã số: 60.22.01.13 Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Văn Lợi Hà Nội - 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Lê Thị Mỹ Huyền
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Phạm Văn Lợi – người đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ủy ban nhân dân xã Thụy Xuân, Ban Quản lý cụm di tích, các cụ cao niên trong làng xã và đặc biệt là ông Lê Xuân Hưng - Trưởng Ban Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền, chùa làng Phấn Vũ và ông Nguyễn Văn Sang - Trưởng Ban Khánh Tiết di tích lịch sử văn hóa đền, chùa làng Phấn Vũ đã cung cấp cho tôi những tư liệu quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các giảng viên, cán bộ Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo những điều kiện thuận lợi nhất về mọi mặt để tôi hoàn thành khóa học. Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, thầy cô và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Lê Thị Mỹ Huyền
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 4 CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG PHẤN VŨ ................... 11 1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 11 1.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................... 11 1.1.2. Địa hình .......................................................................................................... 11 1.1.3. Khí hậu ........................................................................................................... 12 1.1.4. Thủy văn......................................................................................................... 13 1.1.5. Thổ nhưỡng .................................................................................................... 14 1.1.6. Động thực vật ................................................................................................. 14 1.2. Một số vấn đề lịch sử và cư dân ........................................................... 15 1.2.1. Lịch sử hình thành làng .................................................................................. 15 1.2.2. Quá trình phát triển cư dân ............................................................................. 16 1.3. Các hoạt động kinh tế........................................................................... 19 1.3.1. Thủ công nghiệp ............................................................................................ 19 1.3.2. Nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản.................................................................. 20 1.3.3. Diêm nghiệp ................................................................................................... 22 1.3.4. Kết cấu hạ tầng............................................................................................... 23 1.4. Một vài vấn đề về xã hội ....................................................................... 24 1.4.1. Dân số, lao động và việc làm ......................................................................... 24 1.4.2. Tổ chức xã hội ................................................................................................ 24 1.5. Đôi nét về văn hóa ................................................................................ 26 1.5.1. Văn hóa ẩm thực............................................................................................. 26 1.5.2. Văn hóa ở ........................................................................................................ 28 1.5.3. Văn hóa mặc ................................................................................................... 30 1.5.4. Văn hóa ứng xử với môi trường biển............................................................. 30 1.5.5. Tôn giáo, tín ngưỡng ...................................................................................... 32 1
- Tiểu kết ........................................................................................................ 38 CHƯƠNG 2: CỤM DI TÍCH ĐỀN, CHÙA LÀNG PHẤN VŨ ................ 39 2.1. Lịch sử khu di tích ................................................................................ 39 2.1.1. Chùa Phấn Vũ (Minh Đồng tự)...................................................................... 39 2.1.2. Đền Mẫu ......................................................................................................... 39 2.1.3. Đền Quan Lớn Thống .................................................................................... 40 2.2. Kiến trúc ............................................................................................... 40 2.2.1. Kiến trúc chùa Phấn Vũ ................................................................................. 40 2.2.2. Kiến trúc đền Mẫu .......................................................................................... 41 2.2.3. Kiến trúc đền Quan Lớn Thống ..................................................................... 42 2.3. Điêu khắc .............................................................................................. 44 2.4. Đối tượng thờ tự ................................................................................... 44 2.4.1. Chùa Phấn Vũ ................................................................................................. 44 2.4.2. Đền Mẫu ......................................................................................................... 45 2.4.3. Đền Quan Lớn Thống .................................................................................... 49 2.5. Lễ hội .................................................................................................... 50 2.5.1. Phần lễ............................................................................................................. 50 2.5.2. Phần hội .......................................................................................................... 53 Tiểu kết ........................................................................................................ 61 CHƯƠNG 3: ĐỀN CHÙA LÀNG PHẤN VŨ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ....................................................... 63 3.1. Mối quan hệ giữa cụm di tích và không gian văn hóa làng ................ 63 3.1.1. Vai trò của không gian văn hóa làng với cụm di tích.................................... 63 3.1.2. Vai trò của cụm di tích với không gian văn hóa làng ........................... 65 3.2. Một số vấn đề đặt ra ............................................................................. 69 3.2.1. Hiện trạng di tích ............................................................................................ 69 3.2.2. Vấn đề khách tham quan ................................................................................ 71 2
- 3.2.3. Vấn đề quản lý, tổ chức hướng dẫn/ phục vụ khách tham quan ................... 73 3.2.4. Vấn đề tổ chức lễ hội ...................................................................................... 75 3.2.5. Hoạt động mê tín dị đoan tại cụm di tích....................................................... 76 3.3.2. Nhóm giải pháp hoạt động thực tiễn.............................................................. 83 Tiểu kết ........................................................................................................ 92 KẾT LUẬN .................................................................................................. 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 96 PHỤ LỤC....................................................................................................... 1 3
- MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Văn hoá là một thực thể sống động, có sự vận động cả trong không gian và thời gian. Nhìn theo chiều thời gian, văn hoá Việt Nam là một diễn trình lịch sử có những quy luật phát triển của nó. Nhìn trong không gian, văn hoá Việt Nam có sự khác biệt qua các vùng miền. Mỗi miền quê, mỗi vùng đất đều tự nó mang trong mình dấu ấn văn hoá riêng biệt, vừa có những nét đặc thù, lại vừa thống nhất trong tính chỉnh thể của nền văn hoá dân tộc Việt Nam. Thụy Xuân – một miền quê biển, một quê hương giàu truyền thống cách mạng, một vùng đất đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, chứa đựng trong đó cốt cách bản chất của cư dân vùng ven biển. Bên cạnh những nếp sinh hoạt văn hóa truyền thống của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, Thụy Xuân còn mang đặc trưng nếp sinh hoạt của cư dân vùng biển, thể hiện sức mạnh“Chèo sóng, chém gió”, ý chí kiên cường bất khuất, chinh phục cải tạo thiên nhiên, chống lại các thế lực cường quyền, áp bức và giặc ngoại xâm. Mang những nét đặc trưng của vùng đất Thụy Xuân, Thái Thụy, Thái Bình, làng Phấn Vũ là linh hồn của vùng đất, là không gian văn hóa thu nhỏ của miền quê biển Thụy Xuân. Có thể thấy văn hoá làng xã có một vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn hoá Việt Nam. Trong đó, đền, chùa lại là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng người Việt (Kinh), có tác động sâu sắc, toàn diện đến nhiều mặt của xã hội. Đền, chùa ở Việt Nam không đồ sộ nguy nga như ở Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản hay Thái Lan, Campuchia nhưng ở nơi đâu cũng có. Từ những thảo am trong thôn xóm hẻo lánh đến những ngôi chùa, ngôi đền kiến trúc bằng vật liệu kiên cố tại các đô thị, tất cả đều mang sắc thái gọn nhẹ, 4
- thanh thoát và tĩnh mịch. Chúng hòa quyện lại với nhau tạo thành những gam màu chủ đạo trong bức tranh văn hóa Việt sống động, đa dạng và phong phú. Mỗi ngôi đền, ngôi chùa được xây dựng là quá trình lao động sáng tạo nghệ thuật của các thế hệ cư dân, thể hiện từ những tảng đá kê chân cột đến những tàu đao lá mái. Đối với người Việt, đền, chùa không chỉ là không gian tôn giáo, là nơi diễn ra các hoạt động tâm linh, thể hiện lòng thành kính của con người mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, in dấu những giá trị văn hóa dân tộc, là nơi mỗi người con khi xa quê luôn hướng về: “Chuông vẳng nơi nao nhớ lạ lùng Ra đi ai chẳng nhớ chùa chung Mái chùa che chở hồn dân tộc Nếp sống muôn đời của tổ tông” (“Nhớ chùa” – Huyền Không) Cũng như bao di sản văn hóa trong mỗi làng quê Việt Nam, những ngôi đình, đền, chùa trên địa bàn xã Thụy Xuân nói chung, làng Phấn Vũ nói riêng đã được hình thành và đồng hành tồn tại với quá trình lập đất, giữ làng. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ đã thực sự trở thành biểu hiện sinh động các giá trị văn hóa tinh thần của người dân Phấn Vũ; là nơi gặp gỡ của mỗi thành viên vào dịp hội hè, lễ tết, là sợi dây vô hình cố kết con người trong làng, trong xóm. Chùa Phấn Vũ, đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc. Sắc phong của các triều đại từ nhà Lê đến nhà Nguyễn cho thấy: Đền Mẫu làng Phấn Vũ phụng thờ Đức Nam Hải Thánh Mẫu - vị thần cai quản 12 cửa biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Đền Quan Lớn Thống là nơi người dân tổ chức cúng lễ cầu an mong Quan Lớn phù hộ cho mùa màng tôm cá bội thu. Chùa Phấn Vũ đã gắn bó mật thiết với người dân nơi đây với những sinh hoạt tôn giáo, sinh hoạt văn hóa cộng đồng qua các thời kỳ. Chùa Phấn Vũ còn đóng góp quan trọng 5
- trong công cuộc đấu tranh giải phóng quê hương, là nơi hoạt động của các bậc tiền bối cách mạng, của du kích làng Phấn Vũ góp phần tô thêm trang sử vẻ vang của quê hương đất biển Anh Hùng. Là một người con sinh ra trên mảnh đất Thụy Xuân, tôi chọn đề tài “Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ (xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)” làm luận văn thạc sĩ với hi vọng hiểu rõ thêm về những giá trị của cụm di tích; thấy được mối quan hệ giữa cụm di tích và không gian văn hóa làng Phấn Vũ; giúp người dân Thụy Xuân, đặc biệt là thế hệ trẻ biết trân trọng văn hóa truyền thống ngay trên mảnh đất quê hương. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Từ lâu hệ thống đền, chùa Việt Nam nói chung và hệ thống đền, chùa ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng đã trở thành đối tượng quan tâm của các nhà nghiên cứu dưới nhiều góc độ: văn hoá dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo cổ học, dân tộc học, lịch sử... Có thể kể đến một số công trình sau: Công trình nghiên cứu đầu tiên cần phải kể đến là cuốn “Chùa Việt” của tác giả Trần Lâm Biền [8]. Cuốn sách đã khái quát quá trình phát triển của ngôi chùa Việt, phân tích giá trị văn hoá, hướng, bố cục chung và khảo tả về hệ thống tượng thờ trong chùa. Cuốn Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam của tác giả Trần Mạnh Thường [59] giới thiệu về các công trình kiến trúc cổ, những thành, lũy, đền, tháp, đình, chùa, miếu… ở Việt Nam được xếp hạng cấp quốc gia trên phạm vi cả nước. Cuốn 250 đình chùa nổi tiếng Việt Nam của tác giả Ngô Thị Kim Doan [13] nghiên cứu về những ngôi chùa ở Việt Nam từ xưa đến nay, cùng với phong cách nghệ thuật chùa của Việt Nam từ thế kỷ X đến chùa đất, chùa gỗ cho tới phong cách nghệ thuật, chùa của người Khơ me, người Hoa, người Chǎm. 6
- Cuốn Nghi lễ thờ cúng tổ tiên, đền chùa, miếu phủ của tác giả Trương Thìn [53] tìm hiểu về việc thờ cúng gia tiên, về tín ngưỡng lên chùa lễ Phật, lễ Thánh thần ở các đình, đền, miếu phủ. Tiếp theo, cuốn Chùa Việt Nam của tác giả Hà Văn Tấn [46] đã giới thiệu về 118 ngôi chùa trong cả nước, trong đó có hai dạng chùa mới ít thấy xuất hiện là chùa miền núi và chùa miền hải đảo. Đây là công trình nghiên cứu kết tinh các hình ảnh và giá trị của khối di sản văn hoá và tôn giáo - tín ngưỡng, được các tác giả thể hiện tinh tế, súc tích qua bài dẫn luận công phu về toàn cảnh chùa Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử và quá trình du nhập đạo Phật từ Ấn Độ vào Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, tìm hiểu về đền chùa cụ thể ở một địa phương, một làng xã thì chưa có nhiều. Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ cũng đã được một số nhà khoa học quan tâm nghiên cứu nhưng chưa thật sự sâu sắc, cụ thể. Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến cụm di tích đến chùa làng Phấn Vũ trên từng lĩnh vực và khía cạnh khác nhau, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, như cuốn Địa chí Thái Bình do Nguyễn Quang Ân và Phạm Minh Đức chủ biên [2] đã thống kê danh sách các di tích thuộc tỉnh Thái Bình được xếp hạng cấp tỉnh và cấp Quốc gia. Cuốn Lịch sử Đảng bộ xã Thụy Xuân (1927 – 1975) [33], Lịch sử Đảng bộ huyện Thái Thụy (1927 - 2005) [32] cung cấp thêm một số tư liệu khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống đấu tranh bất khuất quật cường của nhân dân làng Phấn Vũ, trong đó đề cập đến chùa làng Phấn Vũ là di tích lịch sử, là nơi hoạt động cách mạng của các chiến sỹ yêu nước. Năm 2012, một số tư liệu nghiên cứu về cụm di tích của Ban Quản lý di tích tỉnh Thái Bình như: Lý lịch di tích đền, chùa làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình; Báo cáo điều tra giá trị lịch sử đền, chùa làng Phấn Vũ; Bản vẽ kiến trúc di tích đền, chùa làng Phấn Vũ nhằm đề nghị xếp hạng cụm di tích Phấn Vũ là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Với những tư liệu đó, ngày 10 7
- tháng 10 năm 2012, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thái Bình đã ra quyết định công nhận cụm di tích này là di tích lịch sử văn hóa cấp Tỉnh. Tuy nhiên, những tư liệu này chỉ mới tập trung vào khai thác giá trị lịch sử văn hóa cách mạng nhưng cũng chưa thực sự chuyên sâu, trong khi đó còn nhiều vấn đề chưa được đề cập đến hoặc đề cập còn ít và sơ sài như: Lịch sử hình thành làng, hình thành cụm di tích; lễ hội, kiến trúc; công tác bảo tồn, tôn tạo,... Bên cạnh đó, các nguồn tư liệu này mới chỉ nghiên cứu về cụm di tích; các nhà nghiên cứu chưa đặt cụm di tích trong mối quan hệ qua lại với các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của cư dân làng Phấn Vũ (hay chính xác hơn) các công trình nghiên cứu đó chưa đặt cụm di tích (đền chùa) trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ. Vì vậy, có thể thấy đề tài luận văn “Đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ (xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)” là một công trình nghiên cứu hoàn toàn mới, cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Hệ thống lại toàn bộ các nguồn tư liệu nghiên cứu về làng Phấn Vũ và cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ. Đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu cụm di tích đền, chùa làng trong mối quan hệ với không gian văn hóa làng Phấn Vũ. Xác định một số vấn đề đang đặt ra và khuyến nghị một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát triển cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ trong thời điểm hiện tại và tương lai. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ (bao gồm: chùa Phấn Vũ, đền Mẫu, đền Quan Lớn Thống) trong mối quan hệ với không gian văn hóa làng Phấn Vũ. 8
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cụm di tích đền chùa trong không gian làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhưng có mở rộng ra trong mối quan hệ với một số làng, xã xung quanh. Phạm vi thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu cụm di tích đền chùa làng Phấn Vũ từ năm 1986 - 2014, nhưng có quan tâm đến các vấn đề lịch sử từ khi đền, chùa được xây dựng cho đến hiện nay (2014) Phạm vi vấn đề: Luận văn nghiên cứu cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ trên các góc độ kiến trúc, điêu khắc, đối tượng thờ tự và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo… diễn ra tại cụm di tích trong mối quan hệ qua lại với không gian văn hóa làng Phấn Vũ. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp tiếp cận khu vực học và liên ngành: Luận văn đặt cụm di tích đền, chùa trong không gian văn hóa làng Phấn Vũ - một không gian văn hóa có sự giao thoa giữa những yếu tố văn hóa Việt vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và những yếu tố văn hóa Việt vùng ven biển trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập hiện nay. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của các ngành sử học, dân tộc học, xã hội học,… để thu thập và xử lý tư liệu khi viết luận văn. Phương pháp Lịch sử: Nghiên cứu tài liệu, các công trình nghiên cứu đã được công bố (xuất bản) để xác định các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận văn và xác định các tài liệu về đền, chùa, về không gian văn hóa làng Phấn Vũ trong quá khứ và hiện tại có thể sử dụng trong luận văn. Phương pháp Dân tộc học/ Nhân học Phương pháp khảo sát thực địa của ngành Dân tộc học bao gồm một loạt phương pháp nghiên cứu cụ thể như quan sát (quan sát tham dự và không tham dự), phỏng vấn (phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố), thảo luận nhóm, 9
- chụp ảnh, quay video,… được sử dụng để thu thập tư liệu trên thực địa về kiến trúc, điêu khắc, cách thức bố trí không gian thờ cúng của cụm di tích và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo diễn ra trong cụm di tích và mối quan hệ giữa cụm di tích với không gian văn hóa làng Phấn Vũ trong lịch sử và hiện tại. Đây là phương pháp khai thác và cung cấp nguồn tư liệu định tính chủ yếu để hoàn thành luận văn. Phương pháp thống kê: Khai thác và sử dụng nguồn tư liệu định lượng (các số liệu thống kê) về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội,… của cư dân làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân đã và đang được lưu giữ tại địa phương. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Phân tích, tổng hợp, đối chiếu các nguồn tư liệu. Đây là phương pháp được sử dụng để viết luận văn. 6. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Cung cấp nguồn tư liệu chi tiết, cụ thể và hệ thống về cụm di tích trên các góc độ kiến trúc, điêu khắc, đối tượng thờ tự và các hoạt động thờ cúng, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo diễn ra tại cụm di tích, trong mối quan hệ, tác động qua lại với không gian văn hóa làng Phấn Vũ. Chỉ ra những vấn đề đang đặt ra với cụm di tích trong quá trình tồn tại và phát triển. Đưa ra một số khuyến nghị giải pháp góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát triển cụm di tích. 7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài bao gồm 3 chương, trong đó: Chương 1: Không gian văn hóa làng Phấn Vũ Chương 2: Cụm di tích đền, chùa làng Phấn Vũ Chương 3: Đền chùa làng Phấn Vũ - một số vấn đề đặt ra và khuyến nghị giải pháp 10
- CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN VĂN HÓA LÀNG PHẤN VŨ 1.1. Điều kiện tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Làng Phấn Vũ thuộc xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Nằm ở vị trí trung tâm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, có điểm nút giao thông quan trọng của tuyến đường liên xã, liên huyện đi các tỉnh biên giới phía Bắc sang Trung Quốc và các vùng miền trên cả nước, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi buôn bán: Phía Đông giáp với biển. Phía Tây giáp thôn Xuân Bàng, làng Bình Lạng và đường đi đến xã Thụy An. Phía Nam giáp làng Vạn Xuân, xã Thụy Xuân. Phía Bắc giáp xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Làng Phấn Vũ cách thị trấn Diêm Điền 7km, cách thành phố Thái Bình khoảng 40km, cách thành phố Hải Phòng 80km, cách thủ đô Hà Nội 120km. Từ làng đến biển chỉ khoảng 1km rất thuận lợi cho người dân ra biển đánh bắt hải sản. Năm 2013, xã Thụy Xuân đã xây dựng xong đường đêpan càng tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho giao thông đường bộ. Cùng với giao thông đường bộ thì đường thủy khá phát triển, tạo điều kiện cho Phấn Vũ trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội cũng như việc tiếp thu các thành tựu khoa học, công nghệ và tăng khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước. 1.1.2. Địa hình Nền địa hình Thái Bình là đồng bằng được hình thành cách đây không lâu. "Đường bờ biển chỉ mới được bồi đắp trong vòng 100-200 năm trở lại đây" [2, tr. 30]. Về tổng thể, Thái Bình là một tỉnh đồng bằng, không có đồi núi, bao gồm các cánh đồng bằng phẳng, xen kẽ các khu dân cư, mạng lưới 11
- sông ngòi chằng chịt, độ cao trung bình của tỉnh không quá 3m so với mực nước biển. Địa hình Thái Bình được chia thành các khu vực: "Loại hình ven sông; loại hình đất cao phía Tây Bắc; loại hình đất thấp ven sông Hóa; loại hình đất trũng ở giữa tỉnh và loại hình đất tương đối cao ven biển" [2, tr. 35]. Loại hình đất tương đối cao ven biển gọi là vùng tiếp giáp biển gồm các xã phía Đông Nam huyện Tiền Hải và Đông Nam huyện Thái Thụy, trong đó có xã Thụy Xuân. Theo đó, làng Phấn Vũ nằm trên vùng đất cao, chịu tác động trực tiếp của sóng gió biển Đông. Bờ biển Thái Thụy luôn biến động theo thời gian, có sự bồi đắp và tiến ra xa biển nên diện tích có sự thay đổi theo chiều hướng tăng dần lên. Đoạn bờ biển từ cửa sông Trà Lý đến cửa sông Diêm Hộ cho đến năm 1936 vẫn chưa được bồi đắp. Đến những năm cuối của thế kỷ XX, nhân dân đã chinh phục bờ biển ở đây và diện tích được bồi đắp tiến xa ra biển khoảng 3km. 1.1.3. Khí hậu Khí hậu của làng Phấn Vũ nói riêng và Thụy Xuân nói chung mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa, với nhiệt độ trung bình năm là 23 - 24oC, số giờ nắng 1600 - 1800 h, tổng lượng mưa trong năm 1700 - 2200 mm, độ ẩm không khí 80 - 90%. Gió mùa mang đến cho Phấn Vũ một mùa đông lạnh mưa ít, mùa hạ nóng mưa nhiều và hai thời kỳ chuyển tiếp ngắn. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, chế độ nhiệt của Phấn Vũ đạt tiêu chuẩn nhiệt đới với nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,3oC. Có sự phân hóa của chế độ nhiệt thành hai mùa rõ rệt. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trong tháng lớn hơn 25o C, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó tháng 7 là tháng nóng nhất với nhiệt độ trung bình là 29,2oC. Trong mùa hè, có những ngày gió đông nam mát mẻ, có ngày có gió tây nam khô nóng. Hoạt động của các dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn và giông bão bất thường. Mùa đông có nhiệt độ trung bình trong tháng dưới 20oC kéo dài từ tháng 12 năm trước đến 12
- tháng 3 năm sau. Tuy nhiệt độ có lúc thấp đến 4,1oC nhưng do ảnh hưởng của biển nên không xảy ra hiện tượng sương muối. Trong mùa đông, thường gặp các kiểu thời tiết hanh khô, nồm, nắng ấm, lạnh ẩm và mưa phùn. Sự điều hòa nhiệt ẩm ở vùng ven biển Thái Thụy rõ rệt hơn những vùng xa biển, biên độ nhiệt trung bình trong năm là 12,8oC, trong khi ở thành phố Thái Bình là 13,1oC. Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo thuận lợi cho cây trồng vật nuôi. Những tháng mùa đông, có thể gieo trồng các loại cây cận nhiệt đới và ôn đới, tạo sản phẩm tiêu thụ trong vùng và xuất khẩu. Song vùng đất này cũng có những khó khăn do thời tiết đem lại, là nơi đầu sóng ngọn gió nên mùa bão nổi thường tràn qua Thụy Xuân, gây nhiều thiệt hại. Tác động bất lợi của tự nhiên gây ra ngập lụt, vỡ đê, nước mặn xâm nhập vào sâu đất liền gây thiệt hại mùa màng, nhà cửa, đôi khi còn cướp đi sinh mạng con người. "Trận bão ngày 24/6/1929 còn ghi đậm dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Thụy Xuân; tiếp đó là cơn bão tháng 7/1955 kèm theo gió lớn, mưa nhiều, sóng to, nước biển dâng tràn đã xóa đi dấu vết của nhiều xóm bãi ngoài đê Ngự Hàm, dọc bờ biển Thụy Xuân - Thụy Trường - Thụy Hải" [2, tr. 49]. Tuy vậy, để sống hòa hợp với thiên nhiên, tận dụng các điều kiện thuận lợi và hạn chế tác hại của tự nhiên, người dân đã biết huy động trí tuệ, sức lực của mình đắp đê, đào hệ thống kênh mương chống úng ngập, tưới tiêu, dùng các biện pháp thủy lợi để thau chua, rửa mặn, cải tạo đất đai phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. 1.1.4. Thủy văn Hàng năm đón nhận lượng mưa lớn (1700 - 2200 mm). Hệ thống sông ngòi dày đặc, các ao hồ, đầm nhỏ nằm rải rác, xen kẽ với với làng xóm hoặc ven đê, lại tiếp nhận một lượng nước lớn từ các sông: Sông Trà Lý, sông Hóa, sông Diêm Hộ, sông Hệ tạo nên một hệ thống thủy văn phong phú. Lượng nước biển lớn với chế độ thủy triều ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông 13
- nghiệp và vận tải, nhiều nhất vào các tháng 1, 2, 3. Các tháng này mực nước ngầm, nước mặt trong đất liền thấp. Khi triều cường, nước mặn thâm nhập vào đồng ruộng làm cho đồng ruộng bị nhiễm mặn. Mặt khác, thủy triều dâng có tác dụng làm cho nguồn nước mặt dâng cao, có lợi cho các vùng lấy nước ngọt tưới cho đồng ruộng. Về các tháng mùa mưa, khi triều thấp có thể tiêu nước từ các vùng ngập úng ra biển. Khi tiêu úng ra biển, dòng nước đem theo nhiều tác nhân bất lợi cho mùa màng, giúp thau chua rửa mặn, giải phóng môi trường nước bị ô nhiễm. 1.1.5. Thổ nhưỡng Đất của làng Phấn Vũ là loại đất nhiễm mặn, đất thường chưa ổn định, phân tầng chưa rõ rệt, thường có tầng hữu cơ là xác thực vật. Điều này do ảnh hưởng của nước biển ngầm và kênh rạch ven biển. Mức độ nhiễm mặn thay đổi theo mùa lũ cạn và ở các độ sâu khác nhau. Đất mặn có hàm lượng hữu cơ cao, dinh dưỡng khá. Tuy nhiên độ mặn lại là yếu tố khống chế sản xuất, cũng chính vì thế nên Phấn Vũ trồng trọt rất ít, người dân chủ yếu làm nghề nuôi trồng và đánh bắt, khai thác thủy hải sản. 1.1.6. Động thực vật 1.1.6.1. Thực vật Phấn Vũ nói riêng và Thái Bình nói chung không có đồi núi nên các nhóm cây tự nhiên rất nghèo nàn, chủ yếu là cây trồng. Trong đó, cây lương thực là nhóm cây chủ đạo, bao gồm lúa, ngô, khoai, sắn. Rau quả bao gồm rau quả vụ đông như: Su hào, bắp cải, xà lách, súp lơ, cà chua, đậu, đỗ... và rau quả vụ hè: Rau muống, cải xanh, rau đay, bí ngô, bí đao, cà, mướp. Vụ đông và vụ đông xuân rau rất phong phú. Bên cạnh đó, thực vật ngập mặn như: Vẹt, bần, sú rất phát triển cùng với các loại sinh vật biển tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú. 14
- 1.1.6.2. Động vật Xã Thụy Xuân nói chung và làng Phấn Vũ nói riêng là nơi ít có quỹ đất cho thực vật tự nhiên phát triển, vì vậy chỗ trú ẩn cho các loài động vật tự nhiên cũng rất ít. Chỉ có một số loại chim như: Cò, diệc, chích chòe; các loài động vật biển như: Tôm, cá, mực, cua, còng, cáy, don, día, ngao… Còn lại, động vật chủ yếu là động vật nuôi, bao gồm: Động vật nuôi trên cạn như trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngan; động vật nuôi dưới nước như ngao, cua, cá, tôm nước lợ, nước ngọt: Tôm sú, cá song, cá bớp, cá vược. 1.2. Một số vấn đề lịch sử và cư dân 1.2.1. Lịch sử hình thành làng Căn cứ vào kết quả nghiên cứu trong cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Thái Thụy, cuốn Địa chí Thái Bình, có thể thấy cũng như các xã ven biển nằm ở phía Đông Bắc huyện Thái Thụy, làng Phấn Vũ, xã Thụy Xuân không nằm ngoài quá trình hình thành trải qua hàng chục vạn năm của vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ. Trải qua quá trình lấn biển, đất đai xã Thụy Xuân nói chung, làng Phấn Vũ nói riêng đã nhiều lần chìm nổi. Khoảng 2500 năm trước, địa chất khu vực mới ổn định, mực nước biển rút dần, để lộ ra các vùng đất với nhiều gò đống, đầm lầy, đất đai Thụy Xuân dần hình thành và bắt đầu xuất hiện luồng cư dân di cư theo đường biển về đây hội tụ sinh sống. Tuy nhiên, do sự khó khăn hiếm hoi về mặt tư liệu nên chưa đủ điều kiện làm rõ được tên tuổi, địa bàn hành chính của Thái Thụy (trong đó có Phấn Vũ - Thụy Xuân) trong thời kỳ dựng nước trước công nguyên và nghìn năm Bắc thuộc. "Đến thế kỷ thứ X từ các triều đại Đinh - Lê - Lý - Trần trở đi cùng với thắng lợi trong đấu tranh chống ngoại xâm, củng cố nền độc lập thì cương vực Thái Thụy mới dần rõ nét" [5, tr. 8]. Cuối thế kỷ XVIII, Thái Thụy nằm trong 3 huyện của 2 phủ: "huyện Thụy Anh, huyện Đông Quan của phủ Thái Bình (đời Tây Sơn gọi là phủ Thái Ninh) và huyện Thanh Lan (hoặc Thanh Quan) của phủ 15
- Tiên Hưng" [5, tr. 9]. Tên tuổi, địa bàn hành chính của làng Phấn Vũ trải qua các thời kỳ này đều nằm trong tên tuổi chung, địa giới hành chính chung của Thái Thụy với các tên gọi khác nhau qua tiến trình lịch sử. Theo cuốn “Các Tổng trấn xã danh bị lãm” thì Phấn Vũ nằm trong 9 tổng với 59 xã của huyện Thụy Anh với tên gọi xã Phấn Vũ thuộc tổng Vạn Xuân (cũng có lúc đổi thành làng Phấn Vũ hoặc xã Minh Vũ của tổng Vạn Xuân) và tên gọi đó được duy trì đến Cách mạng tháng 8/1945. Theo điều tra thực địa của một người Pháp có tên P.Gourou vào giữa năm 1930 thì tổng dân số của xã Phấn Vũ là 1947 người, diện tích đất tự nhiên 0,28 km2. Tháng 4/1946, thực hiện chủ trương chung, Hội đồng nhân dân tỉnh xóa bỏ đơn vị tổng, đổi phủ thành huyện. Lúc này Minh Vũ có tên là làng Phấn Vũ, thuộc xã Xuân Trường, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình. Đến 1956, Xuân Trường được tách thành 2 xã Thụy Xuân và Thụy Trường. Minh Vũ cùng 2 làng Vạn Xuân, Bình Lạng thuộc xã Thụy Xuân, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình. "Ngày 17/6/1969, huyện Thụy Anh được sáp nhập với huyện Thái Ninh lấy tên gọi huyện Thái Thụy" [3, tr. 2]. Năm 1969, làng Phấn Vũ gồm 5 xóm: 7, 8, 9, 10, 11 đến năm 2003 chỉ gồm hai xóm 8 và 9. Quá trình lịch sử lâu đời của đất và người làng Phấn Vũ xưa còn được khẳng định qua thực tế quá trình hình thành đất đai, dân cư và truyền thống khai hoang lấn biển. Trong đó làng Phấn Vũ nằm trên dải cồn cát được dồn tụ sóng biển bắt đầu từ đỉnh Gồ Gai xã Thụy Trường gối nhau chạy qua các xã Thụy Xuân, Thụy Hải, Thụy Hà có chiều dài gần 15 km. 1.2.2. Quá trình phát triển cư dân Các cứ liệu về khảo cổ học đã chứng minh đậm nét về dấu vết cư trú từ rất sớm của con người trên vùng đất Tổng Vạn Xuân gồm: Vạn Xuân, Tam Tri, Lỗ Trường, Tri Trỉ, Chỉ Bồ, Bình Lạng, Phấn Vũ. Năm 1973, Bảo tàng Thái Bình đã phát hiện được nhiều di chỉ khảo cổ học tại mép biển Thụy 16
- Xuân như: Mũi tuyết đồng, ngôi mộ cổ có quan tài hình thuyền hay như ở các khu gò đống của Phất Lộc (xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) cũng tìm được một số mộ gạch lớn kết cấu hình vòm mang đặc trưng của những ngôi mộ Hán, đó là những căn cứ có thể xác định ngôi mộ tìm thấy tại ven biển Thụy Xuân cũng là ngôi mộ có niên đại từ rất sớm vì dải đất đều nằm chung trong đất đai ven biển huyện Thụy Anh. Bên cạnh những dấu vết còn khiêm tốn trên sự hình thành đất đai, dân cư của làng Phấn Vũ còn được minh chứng bổ sung sống động bằng nếp sinh hoạt văn hoá độc đáo mang sắc thái riêng của cư dân ven biển trong đó văn hoá tâm linh và tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân. "Công cuộc khai khoang, trị thuỷ của các xã Bình Lãng, Phấn Vũ, Vạn Xuân, Chỉ Bồ, Lổ Trường, Tam Chi, Tri Chỉ thuộc Tổng Vạn Xuân đặc biệt sôi động khi nhà nước phong kiến Đại Việt giành quyền tự chủ, từ thời Lý Bí hai cha con Lý Thiên Bảo, Lý Bảo Quốc đã lấy nơi đây lập trại, đóng đồn, lập ấp để huấn luyện quân sỹ tích trữ lương thảo phục vụ cho cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương ra khỏi bờ cõi dựng lên nước Vạn Xuân" [5, tr.12]. Thời gian tiếp theo luồng cư dân di cư theo đường biển từ nhiều nguồn gốc, thành phần khác nhau: Có trường hợp đến đây do muốn thoát khỏi cảnh đè nén, tù túng ở quê cũ; có người phiêu bạt do loạn lạc chiến tranh; có người phải thay đổi tên họ để tránh sự truy bức của triều đình; có người là nô tì, gia nhân tự nguyện đi theo công thần về mở mang điền trang, thái ấp. Đến thời nhà Trần, tổng Vạn Xuân là hậu căn cứ quan trọng để nhà Trần xây dựng tuyến phòng trữ tích trữ lương thảo, rèn luyện quân sỹ trấn giữ cửa Đại Bàng. Khi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thắng lợi, Đốc Hậu đại tướng quân Ngô Đạt đã đem theo gia nhân, binh lính thuộc hạ và vận động 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản (Manga) đối với giới trẻ Việt Nam - Trường hợp THPT Khoa học giáo dục
106 p | 270 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam Học: Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc
112 p | 86 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo Việt Nam
115 p | 179 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh xu hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam và Trung Quốc
101 p | 86 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
107 p | 106 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Những điểm mới về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XII (2016)
91 p | 102 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Khai thác giá trị làng nghề khu vực Bắc Quảng Nam nhằm phát triển du lịch cộng đồng
132 p | 27 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa ẩm thực đối với phát triển du lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
180 p | 38 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt – Trung từ 1986 đến nay
112 p | 48 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
91 p | 69 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)
130 p | 76 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam
101 p | 88 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Cộng đồng người Bố Y ở phía Bắc Việt Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam Trung Quốc
119 p | 50 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam giai đoạn 1991 - 2016
104 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
96 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Từ vay mượn trong tiếng Việt sử dụng trên mạng internet
76 p | 62 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài
103 p | 54 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa giữa trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Quảng Tây Trung Quốc
108 p | 58 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn