Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh xu hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam và Trung Quốc
lượt xem 17
download
Luận văn này nghiên cứu chi tiết sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy các vấn đề chính của thương mại điện tử ở Việt Nam bao gồm thanh toán điện tử lạc hậu, phương thức giao nhận đơn lẻ, phí giao hàng, hệ thống luật pháp chưa hoàn hảo và thiếu nguồn nhân lực... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh xu hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam và Trung Quốc
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- PHAN LỘ (PAN LU) SO SÁNH XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------------- PHAN LỘ (PAN LU) SO SÁNH XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60220113 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI THÀNH NAM Hà Nội-2020
- LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Bùi Thành Nam, ngƣời đã tận tình giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Nếu thiếu sự giúp đỡ của Thầy Nam, tôi chắc chắn không thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp thuận lợi đƣợc. Tôi xin cảm ơn các thầy cô của khoa Việt Nam học và tiếng Việt tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng nhƣ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh. Hà Nội, tháng 10 năm 2020 Học viên thực hiện Phan Lộ(Pan Lu)
- MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ............................ 9 1.1 Khái niệm THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................................... 9 1.2 Lịch sử ra đời và Các hình thức THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .............. 11 1.2.1. Lịch sử ra đời của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ....................................... 11 1.2.2. Các hình thức THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .............................................. 12 1.3 Điều kiện phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................. 13 1.3.1. Vai trò của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ................................................... 13 1.3.2. Lợi ích của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................................. 14 1.3.3 Điều kiện phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ..................................... 17 1.4. Một số công ty tiêu biểu trong khu vực ................................................ 21 1.4.1.Amazon ................................................................................................... 22 1.4.2. Alibaba .................................................................................................. 27 1.4.3. Shopee và Lazada .................................................................................. 32 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC .............................. 37 2.1.Quá trình phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ tại Việt Nam ........... 37 2.2.Thực trạng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ............................ 42 2.2.1 Quy mô thị trƣờng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ hình thức doanh nghiệp với khách hàng Việt Nam................................................................................. 42 1
- 2.3.Tổng quan thị trƣờng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Việt Nam .............. 44 2.3.1.Thành tích hiện nay ................................................................................ 44 2.3.2.Chiến lƣợc lan tỏa .................................................................................. 45 2.3.3.Thu hút đầu tƣ ........................................................................................ 47 2.3.4.Hàng triệu chiến binh............................................................................. 48 2.3.5.Những vấn đề còn tồn tại ....................................................................... 53 2.4.Quá trình phát triển và thực trạng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ tại Trung Quốc .................................................................................................... 58 2.4.1.Qúa trình phát triển của ngành THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trung Quốc ......................................................................................................................... 58 2.4.2.Hiện trạng phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Trung Quốc ............... 66 2.4.3.Bài học từ kinh nghiệm phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ của Trung Quốc ................................................................................................................ 75 CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM ...................................................... 83 3.1.Cải thiện môi trƣờng thanh toán điện tử .............................................. 83 3.1.1. Cải thiện môi trƣờng internet ............................................................... 83 3.1.2.Thống nhất hệ thống thanh toán điện tử ................................................ 84 3.2.Hoàn thiện hệ thống giao hàng và phân phối ....................................... 85 3.3. Hoàn thiện hệ thống pháp luật thị trƣờng ........................................... 87 3.4. Tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ . 88 2
- 3.4.1.Tăng cƣờng đào tạo xã hội .................................................................... 88 3.4.2.Tăng cƣờng đào tạo trong khuôn viên trƣờng ....................................... 89 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 3
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHQG Hà Nội Đại học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Phó giáo Sƣ. Tiến Sĩ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Thƣơng mại điện tử CNTT Công nghệ thông tin TTTĐ Thanh toán tự động VECOM Hiệp hội thƣơng mại điện tử Việt Nam B2B Doanh nghiệp với Doanh nghiệp B2C Doanh nghiệp với Khách hàng B2E Doanh nghiệp với Nhân viên B2G Doanh nghiệp với Chính phủ G2B Chính phủ với Doanh nghiệp G2G Chính phủ với Chính phủ G2C Chính phủ với Công dân C2C Khách hàng với Khách hàng C2B Khách hàng với Doanh nghiệp 4
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Ảnh minh họa “hiệu ứng bánh đà” Amazon ................................... 24 Hình 1.2: Thị phần điên toán đám mây trên thế giới ...................................... 25 Hình 1.3: Bảng xếp hàng ứng dụng di động có lƣợng ngƣời sử dụng nhiều nhất trong quý 3 năm 2019 tại sáu nƣớc Đông Nam Á .................................. 36 Hình 4: Doanh thu THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2C Việt Nam năm 2015 – 2019 (tỷ USD) ................................................................................................. 42 5
- LỜI MỞ ĐẦU Trƣớc hết,Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, quan hệ ngoại giao, kinh tế và giao lƣu văn hóa giữa hai nƣớc đã đƣợc hình thành rất lâu.Trên lĩnh vực kinh tế, các nhà đầu tƣ, kinh doanh Trung Quốc đi vào thị trƣờng Việt Nam rất sớm, đồng thời Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành nhà đầu tƣ và là đối tác thƣơng mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016, theo số liệu thống kê đƣợc Tổng cục Hải quan Việt Nam,kim ngạch thƣơng mại song phƣơng đạt 98,21 tỷ USD,và sẽ cán mốc 100 tỷ USD vào năm 2017. Thứ hai, Việt Nam và Trung Quốc đều trong giai đoạn phát triển thƣơng mại điện tử (THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ) nhanh chóng, có nền văn hóa tƣơng đồng và có nhiều điểm giống nhau, Việt Nam có thể rút đƣợc nhiều kinh nghiệm từ quá trình phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ của thị trƣờng Trung Quốc.Với sự tăng trƣởng lên tới 22%/năm, thị trƣờng thƣơng mại điện tử (THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ) Việt Nam đƣợc cho là hấp dẫn hàng đầu thế giới. Trong 5 năm tới, quy mô thị trƣờng có thể đạt 10 tỷ USD. Châu Á đang dẫn đầu thế giới về cách mạng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. Xu hƣớng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ bùng nổ tại Trung Quốc với doanh thu 470 tỷ USD (năm 2014), vƣợt Mỹ. Việt Nam nằm tại khu vực Đông Nam Á, nơi có tốc độ phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ nhanh tại châu Á và nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp lớn trên thế giới nhƣ Google, Facebook…. 6
- Thƣ ba, Việt Nam cho thấy hiện nay trung bình một ngƣời Việt Nam sở hữu 1,3 chiếc điện thoại, trong đó 70% là smartphone. Hạ tầng công nghệ vững vàng là nền tảng để thƣơng mại điện tử Việt Nam tạo ra doanh số 4 tỷ USD trong năm qua.. tiềm năng phát triển của thƣơng mại điện tử Việt Nam trong năm 2017 và những năm tiếp theo, dự báo có 5 xu hƣớng sẽ dẫn dắt thƣơng mại điện tử phát triển trong những năm tới, 5 xu hƣớng đó là gia tăng kết nối, gia tăng đô thị hoá, ngƣời tiêu dùng kết nối, những đột phá về thanh toán điện tử và cải tiến mô hình kinh doanh, trong đó xu hƣớng gia tăng kết nối trong thế giới số là chính. Trong tƣơng lai THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ sẽ ảnh hƣởng rất sâu vào cuộc sống, sự phát triển của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Việt Nam cũng sẽ bụng nổ trong mấy năm tới, bên cạnh đó sẽ gặp phải nhiều thách thức và khó khăn. Nắm bắt đƣợc xu hƣớng phát triển của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ sẽ giúp cho chúng tôi lý giải rõ hơn xu hƣớng phát triển của xã hội, cũng nhƣ nắm bắt đƣợc mạch đập của thời đại. Chính vì những yếu tố nêu trên, khiến tôi muốn nghiên cứu về đề tài này. Thông qua học tập và sƣu tập tài liệu, tôi phát hiện có rất nhiều học giả có viết về so sánh thƣơng mại điện tử Việt Nam và các nƣớc Đông Nam Á hoặc Mỹ, nhƣng viết về gốc độ so sánh thị trƣờng Việt Nam và Trung Quốc số lƣợng các tác phẩm học thuật nghiên cứu cùng chù đề rất hạn chế, hơn nữa, năm toàn cầu chịu ảnh hƣởng của Covid-19, tôi không thể về Trung Quốc tìm 7
- kiếm tài liệu liên quan đến đề tài, chủ yếu là sƣu tập online, vì vậy đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tôi tiến hành nghiên cứu và so sánh để hoàn thành luận văn. Nội dung chính của chƣơng 1 là giới thiệu khái niệm của thƣơng mại điện tử, lịch sử và điều kiện phát triển, cùng với một số công ty tiêu biểu trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á. Chƣơng 2 chủ yếu là giới thiệu quá trình phát triển và thực trạng thƣơng mại điện tử tại Việt Nam và Trung Quốc. Chƣơng 3 tập trung giới thiệu các biện pháp thúc đẩy phát triển ngành thƣơng mại điện tử Việt Nam, bao gồm hoàn thiện môi trƣờng thanh toán điện tử, hoàn thiện hệ thống giao hàng và phân phối, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng cƣờng phát triển nguồn nhân lực về thƣơng mại điện tử. Còn phần cuối là kêt luận và triển vọng phát triển của ngành thƣơng mại điện tử tại Việt Nam. Trong quá trình viết luận văn tôi đã áp dụng những phƣơng pháp nghiên cứu khoa học nhƣ phƣơng pháp duy vật biện chứng, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh đối chiếu, phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành kết hợp ngôn ngữ học, kinh tế học. Tôi cũng đã tham khảo một số tác phẩm khoa học bằng tiếng Việt, tiếng Trung nhƣ báo cáo sách trắng nghành thƣơng mại điện tử Việt Nam và Trung Quốc, một số luận văn đã đƣợc công bố trên tạp chí học thuật để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. 8
- CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.1 Khái niệm THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử nhƣ Internet và các mạng máy tính. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ dựa trên một số công nghệ nhƣ chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ hiện đại thƣờng sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ nhƣ email, các thiết bị di động nhƣ là điện thoại.[1] THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ thông thƣờng đƣợc xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ theo nghĩa rộng đƣợc định nghĩa trong Luật mẫu về THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thƣơng mại Quốc tế (UNCITRAL): Thuật ngữ Thƣơng mại cần đƣợc diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thƣơng mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính 9
- thƣơng mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về thƣơng mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thƣơng mại, ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tƣ vấn; kỹ thuật công trình; đầu tƣ; cấp vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhƣợng; liên doanh các hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đƣờng biển, đƣờng không, đƣờng sắt hoặc đƣờng bộ. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng phạm vi của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn lĩnh vực áp dụng của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. Theo WTO: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm đƣợc mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhƣng đƣợc giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm đƣợc giao nhận cũng nhƣ những thông tin số hóa thông qua mạng Internet. Khái niệm về THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp quốc đƣa ra là: THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ đƣợc định nghĩa sơ bộ là các giao dịch thƣơng mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông nhƣ Internet. Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu đƣợc rằng theo nghĩa hẹp THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ chỉ bao gồm những hoạt động thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua mạng Internet mà không tính đến các phƣơng tiện 10
- điện tử khác nhƣ điện thoại, fax, telex... Qua nghiên cứu các khái niệm về THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ nhƣ trên, hiểu theo nghĩa rộng thì hoạt động thƣơng mại đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng tiện thông tin liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi ngày. Theo nghĩa hẹp thì THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ chỉ mới tồn tại đƣợc vài năm nay nhƣng đã đạt đƣợc những kết quả rất đáng quan tâm, THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ chỉ gồm các hoạt động thƣơng mại đƣợc tiến hàng trên mạng máy tính mở nhƣ Internet. Trên thực tế, chính các hoạt động thƣơng mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 1.2 Lịch sử ra đời và Các hình thức THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.2.1. Lịch sử ra đời của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Về nguồn gốc, THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ đƣợc xem nhƣ là điều kiện thuận lợi của các giao dịch THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, sử dụng công nghệ nhƣ EDI và EFT. Cả hai công nghệ này đều đƣợc giới thiệu thập niên 70, cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử nhƣ đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự động (ATM) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. Một dạng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ khác là hệ thống đặt vé máy bay bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh[3]. Vào thập niên 90, THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ bao gồm các hệ thống 11
- hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), khai thác dữ liệu và kho dữ liệu. Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra WorldWideWeb trình duyệt web và chuyển mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu đƣợc gọi là Internet (www). Các công ty thƣơng mại trên Internet bị cấm bởi NSF cho đến năm 1995. Mặc dù Internet trở nên phổ biến khắp thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề nghị của trình duyệt web Mosaic, nhƣng phải mất tới 5 năm để giới thiệu các giao thức bảo mật (mã hóa SSL trên trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho phép kết nối Internet liên tục. Vào cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông qua World Wide Web. Từ đó con ngƣời bắt đầu có mối liên hệ với từ "ecommerce" với quyền trao đổi các loại hàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức bảo mật và dịch vụ thanh toán điện tử. 1.2.2. Các hình thức THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung "kỹ thuật số" cho đến tiêu dùng trực tuyến tức thời , để đặt hàng và dịch vụ thông thƣờng, các dịch vụ "meta" đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. Ở cấp độ tổ chức, các tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để trao đổi dữ liệu tài chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nƣớc và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ liệu và tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ[1]. 12
- Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng nhƣ cách phân chia các hình thức này trong THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. Nếu phân chia theo đối tƣợng tham gia thì có 3 đối tƣợng chính bao gồm: Chính phủ (G - Government), Doanh nghiệp (B - Business) và Khách hàng (C - Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tƣợng này sẽ có 9 hình thức theo đối tƣợng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Trong đó, các dạng hình thức chính của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ bao gồm: B2B,B2C,B2E,B2G,G2B,G2G,G2C,C2C,C2B 1.3 Điều kiện phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.3.1. Vai trò của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn đƣợc quyết định bởi trình độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với xu thế đó, THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hƣởng to lớn của mình: Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu. Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức đã thực sự trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là tài sản lớn nhất của một doanh nghiệp[2]. Mở ra cơ hội phát huy ƣu thế của các nƣớc phát triển sau để họ có 13
- thể đuổi kịp, thậm chí vƣợt các nƣớc đã đi trƣớc. Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay đổi cán cân tiềm lực toàn cầu. Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nƣớc phát triển với các nƣớc đang phát triển. Cách mạng hoá marketing bán lẻ và marketing trực tuyến 1.3.2. Lợi ích của THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Khi xem xét các ứng dụng khác nhau có thể có đƣợc dùng để làm việc với thông tin số , chúng ta thấy rằng THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ không chỉ đơn giản là phân phối thông tin và hàng hoá mà nó còn có thể làm thay đổi mối quan hệ giữa chúng[2]. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chọn lựa khi mua hàng. Quảng cáo điện tử cung cấp cho khách hàng thông tin chính xác về cửa hàng gần nhất chứa mặt hàng đó, thời gian và cách kinh doanh của cửa hàng thậm chí cả gợi ý cách xem xét sản phẩm.Nếu khách hàng không muốn tận mặt xem hàng trƣớc khi mua, các đơn hàng có thể đƣợc đặt và đƣợc thanh toán theo kiểu điện tử. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ tạo ra nhiều cơ hội mới cho cả ngƣời tiêu dùng đơn lẻ và các doanh nghiệp. Khi THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ hoàn thiện và ngày càng nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trực tuyến, khách hàng có thể so sánh mua hàng dễ dàng hơn. Mặt khác THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ còn giúp khách hàng có thể tiếp cận mặt hàng dễ dàng hơn và 14
- hƣởng nhiều dịch vụ hơn. Lực lƣợng trung gian mới: Các doanh nghiệp có thể thông báo điện tử cho khách hàng tiềm ẩn về các mặt hàng mà họ đăc biệt quan tâm. Mặc dù tất cả đều có xu hƣớng loại bỏ trung gian, xu hƣớng tƣơng tác trực tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán ngày càng tăng là xu thế bất lợi đối với môi giới trung gian,THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ vẫn sẽ mở ra các loại hình trung gian mới về môi giới VD:Xẽ xuất hiện trung gian môi giới về: Tìm các thị trƣờng đặc biệt, thông báo cho khách hàng các cơ hội kinh doanh tốt, thay đổi điều kiện thị trƣờng, các mặt hàng thực sự khó tìm, thậm chí tổ chức các điều tra nghiên cứu định kì về mặt hàng cụ thể cho các doanh nghiệp[2]. Cơ hội giảm chi phí: Trong vài năm trở lại đây, Internet đã trở lên ngày càng thu hút sự quan tâm của ngời tiêu dùng. Các trang Web khiến ngƣời tiêu dùng tự tin dùng Internet hơn, nó cung cấp cho cả ngƣời dùng cá nhân và doanh nghiệp nhiều phƣơng thức mới để mô tả và tìm kiếm thông tin. Giao dịch thƣơng mại trên cơ sở dùng Internt cho EDI và các giao dịch ngân hàng ít tốn kém hơn dùng các mạng nội bộ chuyên dùng.Nó không chỉ tiết kiệm chi phí tiềm ẩn cho các doanh nghiệp lớn, mà còn tạo ra cơ hội kinh doanh nghiệp nhỏ có thể dùng các tiến trình điện tử và qua đó cắt giảm bớt các khoản chi phí lớn không đáng có nhƣ trong quá khứ. Mặt khác, thời gian giao dịch trên Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, 0.05% thời gian giao dịch qua bƣu điện. Chi Phí giao dịch qua Internet chỉ bằng khoảng 5% 15
- chi phí giao dịch qua Fax hay qua bƣu điện hay chuyển phát nhanh, bằng 10%-20% chi phí thanh toán thông thờng. THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị. Chi phí văn phòng cấu thành trong chi phí sản phẩm, việc giảm chi phí văn phòng theo nghĩa giảm thiểu các khâu in ấn giấy tờ, giảm thiểu số nhân viên văn phòng...cũng có ý nghĩa là giảm chi phí sản phẩm. Chính những yếu tố này sẽ tạo điều kiện cho các công ty khổng lồ xuất hiện và các doanh nghiệp nhỏ có thể cung cấp những dịch vụ với chi phí thấp hơn cũng xuất hiện. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ xuất khẩu có thể lập các cửa hàng ảo một cách rẻ tiền so với các cửa hàng thực ở nƣớc ngoài. Qua đó ngƣời tiêu dùng có thể mua đƣợc hàng hoá với giá thấp hơn, các nhà sản xuất ở các nƣớc đang phát triển có thể mua những linh kiện, bộ phận với giá rẻ hơn. Nắm đƣợc thông tin phong phú. Với một nguồn thông tin khổng lồ trên Internet và với nhiều cách tiếp cận khác nhau tới thông tin, thậm chí miễn phí và tự nhiên đến đã giúp cho các doanh có cơ hội vô cùng thuận lợi để nắm bắt thông tin. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ - đối tựơng đƣợc xem là động lực chính phát triển nền kinh tế hiện nay. Tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế số. Đối với một quốc gia, THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ đƣợc xem là động lực kích thích phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, một nghành mũi nhọn và đƣợc xem là đóng góp chủ yếu vào hình thành nền tảng cơ bản của nền kinh tế thế giới mới. Đây là cơ hội cho 16
- việc hội nhập kinh tế toàn cầu Đối với doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tạo ra thêm hoạt động kinh doanh bằng đi vào THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. Hợp lí hoá khâu cung cấp nguyên vật liệu, sản phẩm, bảo hành. Tự động hoá mọi quá trình hợp tác, kinh doanh để nâng cao hiệu quả. Cải tiến trong quan hệ trong công ty với đồng nghiệp, với đối tác, bạn hàng. Giảm chi phí kinh doanh tiếp thị Tăng năng lực phục vụ khách hàng ,tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mở rộng phạm vi kinh doanh, dung lƣợng và vựơt qua vung biên giới. 1.3.3 Điều kiện phát triển THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1.3.3.1.Về cơ sở hạ tầng công nghệ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ vừa là đỉnh cao của quá trình tự động hoá quy trình vừa là hệ quả tất yếu của kỹ thuật số nói chung và công nghệ thông tin (CNTT) nói riêng. Do vậy, để có thể triển khai THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ và triển khai thành công, cần thiết phải có đƣợc một hạ tầng cơ sở CNTT vững chắc[2]. 1.3.3.2.Về cơ sở nhân lực THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ liên quan đến tất cả mọi ngƣời bởi chính đặc điểm thƣơng mại và đặc điểm nền tảng công nghệ của nó. Để triển khai và thực thi THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ, vì đây là một hình thái mới có nền tảng là công nghệ cao nên yêu cầu mọi ngƣời tham gia thƣơng mại phải có ý thức dần hình thành thói quen sử dụng nó, điều này cũng muốn nói tới vai trò 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam Học: Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc
112 p | 75 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo Việt Nam
115 p | 178 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
107 p | 106 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Những điểm mới về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XII (2016)
91 p | 102 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Tam Tinh Đôi (Tứ Xuyên)
118 p | 50 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Khai thác giá trị làng nghề khu vực Bắc Quảng Nam nhằm phát triển du lịch cộng đồng
132 p | 25 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa ẩm thực đối với phát triển du lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
180 p | 36 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
91 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)
130 p | 69 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam
101 p | 83 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt – Trung từ 1986 đến nay
112 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam giai đoạn 1991 - 2016
104 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Cộng đồng người Bố Y ở phía Bắc Việt Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam Trung Quốc
119 p | 39 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Từ vay mượn trong tiếng Việt sử dụng trên mạng internet
76 p | 61 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
96 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài
103 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa giữa trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Quảng Tây Trung Quốc
108 p | 55 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn