Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)
lượt xem 10
download
Luận văn này giới thiệu nguồn gốc, lịch sử phát triển, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của tộc người Hà Nhì, đặc biệt là nhóm người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê cư trú ở biên giới Việt - Trung, kết hợp với tài liệu thu được từ khảo sát thực địa để nhận diện hiện trạng môi trường sinh sống, văn hóa của người Hà Nhì Đen và Hà Nhì Lô Mê, từ đó phân tích so sánh sự tương đồng và sự khác biệt về cả văn hóa vật chất và văn hóa phi vật chất giữa người Hà Nhì Đen với người Hà Nhì Lô Mê hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LA LIỆT Á (LUO LIEYA) VĂN HÓA NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN (Nghiên cứu so sánh nhóm cƣ trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc) LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC Hà Nội - Năm 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN LA LIỆT Á (LUO LIEYA) VĂN HÓA NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc) Chuyên ngành: Việt Nam học Mã số: 60220113 LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN DUY THIỆU Hà Nội - Năm 2020
- LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gừi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu, người định hướng chọn đề tài và tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy chủ nhiệm Đặng Hoài Giang, cùng các thầy cô phòng Sau đại học và các thầy cô dạy cao học trong suốt quá trình học tập. Nhân dịp này tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới anh Bùi Dũng trong công ty Nếp xưa Hà Nội, anh Dương Tuấn Nghĩa làm việc ở Sở VHTTDL Lào Cai, cùng các ông bà anh em Hà Nhì Đen ở xã Y Tý và Hà Nhì Lô Mê ở xã Má Ga Tý và các thầy cô của Học viện Hồng Hà từng giúp tôi và gia đình tôi tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 11 năm 2019 Tác giả La Liệt Á
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Duy Thiệu. Kết quả trong đề tài này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ công trình nào khác mà không trích dẫn. Đề tài này chưa từng công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này của mình. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2019 Học viên thực hiện Đã ký La Liệt Á
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC ......................................................................................................................... 12 1.1 Những khái niệm cơ bản......................................................................... 12 1.2 Ngƣời Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam..................... 21 1.3 Ngƣời Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc ......................................................................................................................... 28 Tiểu kết ........................................................................................................... 35 Chƣơng 2. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ văn hóa vật thể CỦA NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC ......................................................................................................................... 37 2.1 văn hóa sinh kế ........................................................................................ 37 2.2 Nhà ở......................................................................................................... 41 2.3 Trang phục truyền thống ....................................................................... 44 2.4 Ẩm thực .................................................................................................... 48 Tiểu kết ........................................................................................................... 54 1
- Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU SO SÁNH VỀ VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA NGƢỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC .................................................................................. 57 3.1 Ngôn ngữ và chữ viết .............................................................................. 57 3.2 Lễ hội ........................................................................................................ 62 3.3 Phong tục.................................................................................................. 73 3.4 Tín ngƣỡng, tôn giáo ............................................................................... 83 3.5 Văn hóa nghệ thuật ................................................................................. 86 Tiểu kết ........................................................................................................... 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 94 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100 2
- MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học Từ xưa đến nay, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước sông liền sông, núi liền núi, đặc biệt là giàu đặc sắc văn hóa tộc người gần biên giới là một đặc điểm nổi bật ở chỗ biên giới hai nước. Biên giới không những là một cửa khẩu để trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế mà còn là một cửa khẩu giao lưu bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử hai nước nói chung, và câu chuyện di cư dân tộc nói riêng để cho nhiều người đi khám phá, giao lưu văn hóa. Trong đó, xã Má Ga Tý, tỉnh Vân Nam Trung Quốc và xã Y Tý, tỉnh Lào Cải Việt Nam là hai xã giáp nhau, tập trung nhiều tộc người như người Hà Nhì, người Mông và người Dao, chủ yếu là tập trung người Hà Nhì. Dân tộc Hà Nhì là một trong 13 dân tộc đối với Trung Quốc cư trú xuyên biên giới Việt - Trung và 26 dân tộc đối với Việt Nam cư trú xuyên biên giới Việt - Trung và giàu sắc thái tộc người. Họ di cư sang Việt Nam cũng có thể tính được hơn 300 năm trước, bởi vì họ chưa có chữ viết riêng cho nên khó có thể tìm được tài liệu ghi rõ lịch sử di cư nhưng mà theo cách đặt tên phụ tử liên danh có thể cho chúng tôi biết được họ cư trú ở đây ở được bao lâu đời mà tính. Chính do có lịch sử di cư sang Việt Nam cũng lâu, sinh sống ở hai nước khác nhau, cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa khác nhau, cho nên diễn biến ra những sự khác biệt đáng khám phá, so sánh. Cùng một nhóm của người Hà Nhì, người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì 3
- Lô Mê chia sẻ nhiều nét tương đồng trong cuộc sống hằng ngày dù sinh sống ở hai nước khác nhau. Ngoài sự tương đồng lớn như trên trình bày lại cũng có sự khác biệt bởi do sự diễn biến trong lịch sử hay chịu ảnh hưởng hai nước Việt Nam - Trung Quốc, đó cũng là những điểm quan trọng để khám phá, so sánh đối chiếu. Cuối cùng, dựa trên sự tương đồng và sự khác biệt chúng tôi lại thử tìm hiểu nguyên nhân tạo ra sự khác biệt như vậy thì có thể nhận diện được văn hóa người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê xuyên biên giới nói riêng và văn hóa tộc người cùng một nhóm nhưng sống khác nơi giữa hai nước nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa trên, cho nên tôi chọn đề tài: “Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)” để nghiên cứu, so sánh để góp một cái nhìn cho lĩnh vực văn hóa dân tộc Việt - Trung nói riêng và văn hóa dân tộc xuyên biên giới nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu Mặc dù kể cả vùng Tây Bắc Việt Nam, dân tộc Hà Nhì chiếm tỷ lệ không cao lắm, chỉ chiếm tới 0.59% mà số liệu này lấy từ Phát triển du lịch sinh thái bền vững ở Tây Bắc Việt Nam trên phương diện đánh giá điều kiện tự nhiên (2011) do TS. Đỗ Trọng Dũng chủ biên, nhưng các công trình nghiên cứu về tộc người Hà Nhì và văn hóa tộc người Hà Nhì ở Việt Nam lại tương đối nhiều hơn và đặc biệt là những năm gần đây các bài khoa học nghiên cứu về 4
- văn hóa truyền thống của người Hà Nhì càng ngày càng tỉ mỉ, đi sâu vào nhiều góc độ trong việc nghiên cứu. Ở Việt Nam, từ năm 1978 Viện Dân tộc học Việt Nam và Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức các nhà dân tộc học hoàn thành công trình nghiên cứu Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc), bài công trình này là một bước đầu và làm nền tàng nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu nghiên cứu về cả tên gọi, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của các tộc người phía Bắc Việt Nam, trong đó gồm người Hà Nhì thuộc nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến. Sau đó, vào năm 1985 và 1988, PGS. TS. Nguyễn Văn Huy trong trước tác Văn hóa và nếp sống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô v Văn hóa truyền thống các dân tộc nhóm ngôn ngữ Hà Nhì - Lô Lô còn đề cập đến nghề thủ công, lò rèn của người Hà Nhì Đen ở Bát Xát. Trong tất cả tài liệu nghiên cứu về người Hà Nhì ở Việt Nam, những quyển sách như Tìm hiểu văn hóa dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam (2004), Người Hà Nhì ở Việt Nam (2010), Văn hóa dân gian dân tộc Hà Nhì (2009), Dân tộc Hà Nhì (2013) đều giới thiệu khái quát về người Hà Nhì ở Việt Nam từ những góc độ nguồn gốc, điều kiện tự nhiên sinh sống, phương thức kiếm sống, nghề thủ công truyền thống, ngày tết truyền thống, ngôn ngữ dân tộc để trình bày và minh họa cho độc giả hiểu thêm kiến thức của người Hà Nhì ở Việt Nam. Trong đó, nhiều quyển sách cũng đề cập đến nghề thủ công của người Hà Nhì ngày càng mai một do điều kiện tự nhiên khó khăn không thể trồng trọt bông và phương 5
- thức tự cung tự cấp. Ngoài ra, còn bài nghiên cứu có nhan đề là Một số vấn đề về thủ công gia đình của người Hà Nhì của Trần Bình trong tạp chí Dân tộc học Viện Dân tộc học viện Khoa học Xã hội Việt Nam (số 4, 2005) đã trình bày chi tiết về các sản phẩm thủ công gia đình của người Hà Nhì, gồm các kích cỡ, nguyên vật liệu, rất tỉ mỉ. Nguyễn thị Minh Tú thực địa điều tra học hỏi cho biết (2006), trong bài phát biểu Lễ cấm bản của người Hà Nhì Đen tại Lào Cai “Gắt tu tu” lại diễn đạt cho chúng tôi biết một nghi lễ đặc biệt của người dân Hà Nhì Đen, tức lễ cấm bản của họ ở Lào Cai. Các bài nghiên cứu trên trình bày tỉ mỉ về cả người Hà Nhì và văn hóa môi trường và văn hóa xã hội của người Hà Nhì ở Việt Nam và Trung Quốc, trong đó cũng nhiều thành quả nghiên cứu như nghi lễ trong cả đời người Hà Nhì như bài nghiên cứu của Trịnh Thị Lan (2016), luận án Tiến sĩ Nghi lễ của người Hà Nhì ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai hiện nay thì trình bày một cách kỹ lưỡng từ sinh ra, lớn lên, kết hôn, những giai đoạn của cuộc đời một người để cho chúng tôi biết nghi lễ trong cả cuộc đời của người Hà Nhì Đen, nhận diện được một hệ thống văn hóa trưởng thành của một người dân Hà Nhì Đen. Còn công trình Tri thức dân gian và nghi lễ truyền thống trong sản xuất nông nghiệp của người Hà Nhì Đen ở thôn Lao Chải (Lào Cai) (2011) và Tri thức dân gian trong khai thác và bảo vệ rừng của người Hà Nhì Đen ở huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai (2017) của tác giả Dương Tuấn Nghĩa cho nghiên cứu người Hà Nhì Đen ở Việt Nam càng thêm cụ thể hơn, nội dung sâu sắc về nghi lễ truyền thống liên quan đến 6
- tri thức dân gian của người Hà Nhì Đen ở Việt Nam. Hai quyển sách Dân tộc Việt Nam và vấn đề dân tộc (1999), trước tác của GS. Phạm Hồng Quí và Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới Trung - Việt (2015) do GS. Phạm Hồng Quí và Lưu Chí Cường chủ biên, đã trình bày rằng chế độ phụ hệ của dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam, đặc biệt ở quyển Nghiên cứu dân tộc xuyên biên giới Trung - Việt cho biết rằng sau khi người Hà Nhì từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam thì chia thành ba dân tộc Hà Nhì, Cống và Si La. Thông tin này rất quan trọng cho chúng tôi định hướng nghiên cứu, hiểu biết thêm về dân tộc Hà Nhì ở Việt Nam. Và trong các bài nghiên cứu được sưu tầm trong quyển sách Văn hóa tộc người và văn minh sinh thái ở Lưu vực sông Hồng, do Trịnh Hiểu Vân, Dương Chính Quyền chủ biên (2010), cũng lại cho chúng tôi nhận diện được một hệ thống về việc quản lý rừng và sử dụng các tài nguyên động thực vật của người Hà Nhì xung quanh núi Ai Lao Sơn. Bài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn thị Hiền vừa trình bày rằng vai trò của văn hóa làng xã hay nói là văn hóa cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên nước và rừng ở thượng du sông Hồng vừa lại cho chúng tôi biết rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân vùng núi và người dân đồng bằng ở Việt Nam. Về tác phẩm riêng nghiên cứu người Hà Nhì ở Trung Quốc, Ca dao của tổ tiên (2016) do Bạch Cư Châu sưu tầm, Vương Tăng Văn phiên dịch và Lịch sử văn học của người Hà Nhì do Sử Quân Siêu trước tác để miêu tả, trình bày lịch sử, văn hóa, cuộc sống của người Hà Nhì, có thể nói là từ một góc độ văn 7
- học để nhận diện văn hóa của người Hà Nhì. Bên cạnh đó, còn những cuốn sách địa phương chuyên viết về văn hóa người Hà Nhì như Phong tục dân tộc Hà Nhì Kim Bình (2004) và Âm nhạc dân gian của dân tộc Hà Nhì Kim Bình (2007) của tác giả Quách Cấp đã sưu tầm và hệ thống hóa lại phong tục dân gian, âm nhạc, nhạc cụ và điệu múa của 8 nhóm người Hà Nhì gồm Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý cư trú ở Kim Bình Vân Nam, Trung Quốc, có thể nói là trước tác viết về văn hóa phi vật thể, nhất là âm nhạc của người Hà Nhì cư trú ở Kim Bình cụ thể nhất, chi tiết nhất. Tất cả các bài nghiên cứu trên đều ít nhiều liên quan đến một mặt văn hóa hay trình bày khái quát về văn hóa môi trường và văn hóa xã hội của người Hà Nhì ở Việt Nam hay Trung Quốc, có thành quả nghiên cứu trình bày sự thay đổi của văn hóa ngày xưa và hiện nay để so sánh nhưng vẫn ít thấy so sánh văn hóa người Hà Nhì nói chung và văn hóa của người Hà Nhì Đen nói riêng giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc. Cho nên chúng tôi tập trung nghiên cứu vào văn hóa người Hà Nhì Đen ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc và so sánh, đối chiếu để nhận diện sự thay đổi, sự tương đồng và khác biệt của văn hóa người Hà Nhì Đen ở hai nước. 3. Mục đích, kết quả đạt đƣợc và sự giới hạn trong nghiên cứu Mục đích cùng kết quả đạt được của bài luận văn như sau: - Nhận diện hiện trạng văn hóa của người Hà Nhì, đặc biệt là văn hóa 8
- người Hà Nhì Đen (người Hà Nhì Lô Mê, người Hà Nhì tự xưng mình ở xã Má Ga Tý, Trung Quốc) ở xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc và xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. - So sánh và đối chiếu sự tương đồng và sự khác biệt của văn hóa Hà Nhì Đen (hay còn gọi là Hà Nhì Lô Mê, Hà Nhì La Môn) từ góc độ văn hóa sinh kế, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể giữa hai vùng này. -Do khả năng của người viết và thời gian nghiên cứu có hạn mà văn hóa của một tộc người hết sức phong phú, đa dạng, cho nên kết quả đạt được của bài luận văn này cũng giới hạn trong những biểu tượng, văn hóa tiêu biểu mang đặc điểm nổi bật của người Hà Nhì Đen ở Y Tý và người Hà Nhì Lô Mê ở Má Ga Tý. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Văn hóa của người Hà Nhì Lô Mê (người Hà Nhì Đen nhưng mà cách gọi khác nhau) trong vùng xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc và văn hóa người Hà Nhì Đen trong vùng xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Việt Nam, gồm cả văn hóa sinh kế, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể như cảnh quan văn hóa, nhà ở, ẩm thực và tín ngưỡng, nghi lễ v.v... Dân tộc Hà Nhì là một dân tộc tụ cư xuyên biên giới. Ở Trung Quốc, theo điều tra dân số lần thứ sáu toàn quốc năm 2010, người Hà Nhì có khoảng 1.63 triệu người, và có thể nói là tất cả người Hà Nhì tụ cư ở tỉnh Vân Nam, 9
- đặc biệt tập trung ở châu Hồng Hà, chủ yếu tập trung ở lưu vực sông Hồng, nói một cách cụ thể là phía Đông dưới khu Ai Lao sơn, phía Nam sông Hồng. Theo tổng điều tra dân số năm 2009, người Hà Nhì ở Việt Nam có khoảng 22.000 người, cư trú ở 32 tỉnh và thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, địa bàn cư trú truyền thống của họ là Lai Châu, tỉnh Lào Cai và Điện Biên. Ở tỉnh Lào Cai thì chủ yếu tập trung ở huyện Bát Xát, xã A Lù và xã Y Tý, hai xã tụ cư người Hà Nhì Đen (gọi theo màu nền của y phục). Ở xã Y Tý, chiếm đến 60% dân số là người Hà Nhì. Trong bài nghiên cứu này, người viết chủ yếu mỗi một xã chọn 3 thôn bản tập trung người Hà Nhì và nổi bật văn hóa Hà Nhì để khảo sát nghiên cứu, cho nên địa bản khảo sát cụ thể là thôn Lao Chải khu 1, thôn Choản thèn và thôn Mò Phú Chải ở xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Việt Nam và thôn Phổ Mã, thôn Tiêu Thủy Nham và thôn Hoang Điền ở xã Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam Trung Quốc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp chủ đạo được sử dụng là: - Điền dã dân tộc học: quan sát, phỏng vấn, tham gia. Tôi đã đi đến ở và cùng tham gia vào các hoạt động trong đời sống hàng ngày với người dân địa phương. Quá trình điền dã được tiến hành làm nhiều đợt khác nhau. Trong quá trình này tham gia trực tiếp vào hoạt động cuộc sống hàng ngày của họ, lắng nghe những quan tâm của họ cho chúng tôi những hiểu biết kĩ càng hơn 10
- mà trong vai trò như người quan sát bên ngoài sẽ khó mà hiểu được. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: các nguồn tư liệu thứ cấp như các báo cáo, bài nghiên cứu, thông tin từ các trang website của các cơ quan liên quan. - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu. Tôi phân tích các nguồn tài liệu thu được từ điều tra thực địa, so sánh và đối chiếu, trong đó còn sử dụng những phương pháp liên ngành liên quan đến dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hóa học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương trình như sau: Chương 1 Tổng quan về người Hà Nhì Đen ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Chương 2 Nghiên cứu so sánh về văn hóa vật thể của người Hà Nhì Đen ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Chương 3 Nghiên cứu so sánh về văn hóa phi vật thể của người Hà Nhì Đen ở Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, Việt Nam và Má Ga Tý, huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc 11
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI HÀ NHÌ ĐEN Ở Y TÝ, HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI, VIỆT NAM VÀ MÁ GA TÝ, HUYỆN KIM BÌNH, TỈNH VÂN NAM, TRUNG QUỐC 1.1. Những khái niệm cơ bản 1.1.1. Người Hà Nhì Người Hà Nhì là một trong những tộc người thiểu số có lịch sử lâu đời nhất ở biên cương Tây Nam của Trung Quốc. Trong bài ghi chép cổ tịch của Trung Quốc mang tên là “Thượng thư·Vũ cống” có ghi là dân tộc Tây Nam “Hòa Di”, là một nhóm nam thiên của người Khương thời cổ xưa trong đó gồm có tổ tiên của người Hà Nhì. Trong bài ca dao cổ của người Hà Nhì kể về quê nhà của người Hà Nhì nằm ở một nơi được gọi là “Nò mà a mế” (có nghĩa là quê hương tốt đẹp), vậy thì có học giả suy đoán “Nò mà a mế” là phía nam sông Đại Độ Tứ Xuyên. Bởi vì theo sử sách ghi chép, vào thế kỷ thứ 3 TCN, “Hòa Di” đã phân bố ở đó và vùng đai đầm lầy phía Đông sông Nhã Lung gồm vùng Liên Tam Hải cũng như lưu vực sông A Nê (một chi nhánh bắt nguồn từ Liên Tam Hải). Do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, dân số gia tăng, thiên tai, họ bắt đầu từ phía bắc di cư xuống phía nam, cuối cùng chủ yếu tập trung ở vùng giữa của núi Ai Lao Sơn và núi Mông Lạc Sơn. Đến thời Đường tổ tiên của người Hà Nhì đã di cư đến vùng giữa Nhĩ Hải và Điên Trì cũng như Điên Nam, được gọi là “Hòa Man” phân hóa từ Ô Man và Bạch Man (thời Tùy, thời Đường, dân tộc Hoa Hạ gọi chung các dân tộc cư trú ở 12
- Tây Nam, nhưng lại phân chia trình độ văn hóa phát triển gần đồng bằng thì gọi là Bạch Man, trình độ phát triển còn thấp hơn gọi là Ô Man). Đến thời Nam Chiếu, tổ tiên của người Hà Nhì tiếp tục thiên di, chủ yếu phân bố ở khu vực Điên Nam. Đên thời Nguyên, dân tộc Hà Nhì được gọi là Oát Nê và Hòa Nê, họ đã hoàn toàn ách rời ra Ô Man, trở thành cộng đồng dân tộc khác phân bố ở vùng núi phía nam Vân Nam giữa hạ lưu sông Hồng và sông Lan Thương (đoạn sông Mê Kông tại Trung Quốc). Đến thời Minh Thanh, truyền thuyết của người Hà Nhì cư trú tập trung ở Mặc Giang, Hồng Hà, Nguyên Dương, Lục Xuân trong khu núi Ai Lao Sơn cho rằng tổ tiên của họ du mục ở đồng bằng “Nò mà a mế” ở bờ sông phía bắc xa xưa, sau đó dần dần di cư xuống phía nam. Cho nên về “Nò mà a mế” là đâu, đến nay còn nhiều tranh luận trong lĩnh vực học thuật. [35, tr.19] Hiện nay ngoài đa số người Hà Nhì tập trung cư trú ở phía Tây Nam Trung Quốc, họ còn di cư sang các nước Đông Nam Á như Mianma, Thái Lan, Lào và Việt Nam, trải qua lịch sử diễn biến lâu đời, trở thành tộc người xuyên biên giới năm nước này. Theo thống kê không chính thức, hiện nay dân số người Hà Nhì (những nhóm người Hà Nhì còn gọi là A Khà) trên thế giới khoảng hơn 1.86 triệu người. Theo Điều tra thống kê dân số năm 2010 Trung Quốc, người Hà Nhì ở Trung Quốc có 1.439.673 người, tập trung cư trú ở các huyện như Hồng Hà, Lục Xuân, Nguyên Dương, Kim Bình và các huyện tự trị khác của châu tự trị Hồng Hà gần biên giới Việt Nam cũng như các huyện như Cảnh Hồng, Mường Hải của 13
- Tây Song Bản Nạp và các huyện thị như Cảnh Đông, Nguyên Giang, Phổ Nhĩ, Tân Bình, Giang Thành. Và ở Trung Quốc, người Hà Nhì có nhiều nhóm khác nhau, tên gọi cũng rất nhiều như Hà Nhì, Hào Nhì, Ái Nhì, Hòa Nhì v.v... Theo Thống kê dân số và nhà ở năm 2009 của Việt Nam, có 21.725 người Hà Nhì sinh sống ở Việt Nam, chủ yếu phân bố ở huyện Mường Tè, Phong Thổ, Sín Hồ của tỉnh Lai Châu và huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Ở Việt Nam, người Hà Nhì được chia ra 3 nhóm theo ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán và ý thức dân tộc: người Hà Nhì Cồ Chồ, người Hà Nhì Lạ Mí và người Hà Nhì Đen. 1.1.2. Văn hóa vật thể Đầu tiên, về mặt văn hóa, định nghĩa thời xưa và hiện nay, phương Đông, phương Tây, đều có giải thích gần giống và nét khác. Trong bài nghiên cứu này sẽ giới thiệu một số quan điểm tiêu biểu. Trong tiếng Trung, định nghĩa văn hóa có thể kể từ thời Tây Chu (khoảng năm 1046 TCN). Theo ghi chép của Chu Dịch, quẻ Bi đã có từ “Văn” và “Hóa”: Xem dáng vẻ con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ. Thời Tây Hán Lưu Hướng lấy văn hóa có nghĩa là văn trị giáo hóa để dùng đối lập với vũ lực, có lẽ đó là sử dụng từ văn hóa sớm nhất ở Trung Quốc. Theo cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam của PGS. VS Trần Ngọc Thêm, từ văn hóa trong tiếng Việt được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức trình độ văn hóa, lối sống (nếp sống văn hóa), theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn như văn hóa 14
- Đông Sơn... Còn ở phương Tây, từ văn hóa lấy chung gốc chữ La-tinh là chữ cultus animi mang ý nghĩa là trồng trọt tinh thần. Theo trình độ phát triển và thời điểm khác nhau, những học giả phương Tây thì đưa ra định nghĩa khác nhau về văn hóa. Đến nay, định nghĩa văn hóa được công nhận phổ biến là do UNESCO đưa ra: “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyển cơ bản của con người, những hệ thống các gia trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tỏi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Đó là theo nghĩa rộng của văn hóa. Tiếp, về văn hóa vật thể, theo cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên), theo quan niệm của UNESCO có một trong 2 loại di sản văn hóa là những di sản văn hóa hữu thể (Tangible) như đình, đền, chùa, miếu, lăng, mộ, nhà sàn v.v... Chủ nghĩa Mác-Lê-nin không coi văn hóa vật thể là sự tập hợp những sự vật linh tinh, ngẫu nhiên, mà dạy rằng mỗi một xã 15
- hội đều tạo nên những của cải vật chất đặc biệt của mình, vì những của cải ấy lệ thuộc vào những công cụ lao động nhất định đánh dấu những đặc điểm của một thời đại nhất định và của một xã hội nhất định. Trong quan điểm dân tộc học, theo tác giả Hoàng Lương, văn hóa vật thể được giải thích gồm các lĩnh vực sinh hoạt vật chất như nhà cửa, trang phục, đồ ăn thức uống, phương tiện đi lại, vận chuyển và hệ thống công cụ sản xuất. Tất cả các lĩnh vực văn hóa vật thể đều thể hiện cách ứng xử khéo léo, phù hợp với thực tế, điều kiện môi trường tự nhiên sinh thái và hoàn cảnh xã hội cụ thể của từng tộc người. Tóm lại, văn hóa vật thể là những của cải vật chất xung quanh nhóm người mà được sáng tạo từ bàn tay con người, là kết tinh của sinh hoạt nhóm người đó. văn hóa vật thể có thể phản ánh diện mạo cuộc sống, gia đình, lịch sử của nhóm người đó, mang ý nghĩa lao động đậm đặc. Cho nên, trong chương 2 người viết định hướng nghiên cứu các thành tố văn hóa sinh kế, phương tiện đi lại, vận chuyển, nhà cửa, trang phục và ẩm thực trong văn hóa vật thể của người Hà Nhì Đen và người Hà Nhì Lô Mê. 1.1.3. Văn hóa phi vật thể Như trên đã nêu, trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên) theo quan niệm của UNESCO có một trong 2 loại di sản văn hóa nữa là những di sản văn hóa vô hình (Intangible) bao gồm các biểu hiện tượng trưng và “không sờ thấy được” của văn hóa được lưu truyền và biến đổi qua thời gian, với một số quá trình tái tạo, “trùng tu” của cộng đồng rộng rãi... 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản (Manga) đối với giới trẻ Việt Nam - Trường hợp THPT Khoa học giáo dục
106 p | 274 | 27
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo Việt Nam
115 p | 180 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh xu hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam và Trung Quốc
101 p | 88 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
107 p | 106 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Những điểm mới về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XII (2016)
91 p | 102 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Khai thác giá trị làng nghề khu vực Bắc Quảng Nam nhằm phát triển du lịch cộng đồng
132 p | 27 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa ẩm thực đối với phát triển du lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
180 p | 41 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt – Trung từ 1986 đến nay
112 p | 49 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
91 p | 69 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam
101 p | 88 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Cộng đồng người Bố Y ở phía Bắc Việt Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam Trung Quốc
119 p | 52 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam giai đoạn 1991 - 2016
104 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
96 p | 50 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Từ vay mượn trong tiếng Việt sử dụng trên mạng internet
76 p | 62 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài
103 p | 55 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Hiện tượng “ngân hàng” tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới Trung - Việt
143 p | 30 | 4
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa giữa trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Quảng Tây Trung Quốc
108 p | 58 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn