Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Hiện tượng “ngân hàng” tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới Trung - Việt
lượt xem 3
download
Nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Khái quát lịch sử phát triển mậu dịch và hoạt động giao dịch tiền tệ ở biên giới Trung - Việt; chương 3 - Thực trạng pháp triển của hoạt động “Ngân hàng tự phát” ở biên giới huyện Hà Khẩu Trung Quốc và Lào Cai Việt Nam và chương 3 - Phân tích và đánh giá về hoạt động của “Ngân hàng tự phát”. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Hiện tượng “ngân hàng” tự phát và tác động của nó đối với kinh tế biên mậu ở một số khu vực biên giới Trung - Việt
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ------------------------------ ZHAO BIN XUAN (TRIỆU BÂN TOÀN) HIỆN TƢỢNG “NGÂN HÀNG” TỰ PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI KINH TẾ BIÊN MẬU Ở MỘT SỐ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRUNG - VIỆT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Ngành: Việt Nam học Mã số: 60220113 Hà Nội, 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN ------------------------- ZHAO BIN XUAN (TRIỆU BÂN TOÀN) HIỆN TƢỢNG “NGÂN HÀNG” TỰ PHÁT VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐỐI VỚI KINH TẾ BIÊN MẬU Ở MỘT SỐ KHU VỰC BIÊN GIỚI TRUNG - VIỆT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Ngành: Việt Nam học Mã số: 60220113 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Phạm Hồng Tung Hà Nội, 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu nghiêm túc của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của GS.TS. Phạm Hồng Tung. Nội dung được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận văn Triệu Bân Toàn
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tâm của GS.TS. Phạm Hồng Tung trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Vì vậy, tôi xin được gửi đến Thầy lời cảm ơn, biết ơn chân thành và sâu sắc nhất. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm tôi học tập và nghiên cứu ở trường. Những hành trang kiến thức mà các thầy cô mang lại cho tôi sẽ không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu luận văn mà còn là hành trang quý báu cho công việc và cuộc sống của tôi sau này. Tôi cũng chân thành cảm ơn các bạn học cùng khóa và các bạn Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi tìm tài liệu, góp ý trong suốt quá trình viết luận văn.
- XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Tôi đã đọc và đồng ý với nội dung luận văn của học viên. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học (Ký tên) GS.TS.Phạm Hồng Tung
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH TIỀN TỆ BIÊN GIỚI Trung - Việt. ...................................10 1.1. Khái quát sự phát triển của mậu dịch Trung - Việt thời cổ đại.....................10 1.2. Khái quát sự phát triển của mậu dịch Trung - Việt thời cận đại ................13 1.3. Một số thành tựu về mậu dịch của hai nước Trung - Việt ............................21 1.3.1. Mậu dịch Trung – Việt giai đoạn 1991 - 2000.....................................22 1.3.2 . Mậu dịch Trung – Việt giai đoạn 2001-2006......................................24 1.3.3. Mậu dịch Trung – Việt giai đoạn 2007 - 2014.....................................26 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA “NGÂN HÀNG TỰ PHÁT” TẠI BIÊN GIỚI TRUNG - VIỆT ..........................................................................29 2.1. Thực trạng giao dịch, buôn bán ở biên giới Trung - Việt .............................29 2.1.1. Cơ cấu hàng hóa của Trung Quốc xuất sang Việt Nam .......................29 2.1.2. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam ...............33 2.1.3. Hình thức mậu dịch và các loại hàng hóa mua bán giữa Trung Quốc và Việt Nam ..................................................................................................34 2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế mậu dịch của của Việt Nam và Trung Quốc những năm gần đây ..............................................................................36 2.2. Lý thuyết cơ bản phát triển của “Ngân hàng tự phát” ..................................45 2.2.1. Khái niệm liên quan của “Ngân hàng tự phát” ....................................45 2.2.2. Lý thuyết liên quan đến phát triển của “Ngân hàng tự phát” ..............48 2.3. Tiểu kết chương 2 .........................................................................................55 Chƣơng 3. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN “NGÂN HÀNG TỰ PHÁT” ...................................................................................56 3.1. Nguồn gốc của các loại “Ngân hàng tự phát” ..............................................56
- 3.1.1. Nguồn gốc lịch sử của “Ngân hàng tự phát” .......................................56 3.1.2. Nguồn gốc xã hội: “Ngân hàng tự phát” để bù đắp cho sự thiếu hụt trong cơ chế giải quyết thương mại biên giới ................................................ 62 3.2. Tác động của “Ngân hàng tự phát” tới kinh tế biên mậu khu vực biên giới Việt - Trung ..........................................................................................................74 3.2.1. Điểm mạnh của hoạt động “Ngân hàng tự phát” và tính bất hợp pháp trong hoạt động của “Ngân hàng tự phát” .....................................................74 3.3.2. “Ngân hàng tự phát” dễ dàng thao tác tỷ giá hối đoái biên giới .........82 3.3. Một số đề xuất về giải pháp quản lý đối với hoạt động “Ngân hàng tự phát” ..83 3.3.1. Vấn đề trong quá trình phát triển “Ngân hàng tự phát” ......................83 3.3.2. Học tập kinh niệm quản lý “Ngân hàng tự phát” của Việt Nam .........86 3.3.3. Các chính sách quản lý “Ngân hàng tự phát” mang tính công khai hóa và hợp phát hóa ở biên giới Trung - Việt .......................................................95 3.4. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 115 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 118
- DANH MỤC VIẾT TẮT ACFTA: ASEAN - Trung Quốc Hiệp định Thương mại tự do APEC: tiếng Anh:Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN: tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CBRC: China Banking Regulatory Commission CIRC: China Insurance Regulatory Commission CNDC: công ty xăng dầu Hải Dương Quốc gia Trung Quốc CSRC: China Securities Regulatory Commission DWT: Deadweight tonnage, là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu thủy tính bằng tấn. FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FTA: Hiệp định thương mại tự do PBOC: People's Bank Of China Trung Quốc CMG: Merchants Group WTO: tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO〃 tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tổ chức Thương mại Thế giới
- DANH MỤC BẢNG BỂU, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 1.1 Danh mực bảng biểu Bảng 1.1. Tình hình cửa khẩu biên giới tỉnh Quảng Tây TQ và VN ....................... 14 Bảng 2.1: Tình hình xuất nhập khẩu Trung - Việt từ năm 1991 đến năm 2000 ........23 Bảng 3.1: Tình hình xuất nhập khẩu ở khu vực biên giới Việt – Trung giai đoạn 2001 – 2006 ...............................................................................................................25 Bảng 1.2: Bảng thống kê các loại sản phẩm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc ở khu vực biên giới Việt Trung. ...................................................................................29 Bảng 2.2: Những sản phậm tự Việt Nam xuất khẩu đến Trung Quốc ......................30 Bảng 3.2: Cơ cấu hàng hóa từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc .....................31 Bảng 4.2: Các loại sản phẩm xuất – nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc .......34 Bảng 5.2. Bảng thống kê tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2011. ..............................................................................................37 Bảng 1.3: Bảng so sánh ngân hàng chính quy và “Ngân hàng tự phát” ...................73 Bảng 2.3: Ưu thế của Ngân hàng tự phát ..................................................................76 Bảng 3.3: Tình hình hoạt động của “Ngân hàng tự phát” .........................................78 Bảng 4.3. Pháp luật quản lý của chính phủ Việt Nam đối với “Ngân hàng tự phát” 88 1.2. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 1991 - 2000 ..22 Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 2001 - 2002 ..25 Biểu đồ 1.3: Cơ cấu các doanh nghiệp thanh toán bằng “Ngân hàng tự phát...........81 1.3. Danh mục Sơ đồ Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán mậu dịch biên giới Việt – Trung .......................................54 Sơ đồ 1.3: Các hình thức tổ chức của ngân hàng biên mậu ....................................109
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lý do thực tiễn Từ năm 1991 đến nay mậu dịch biên giới hai nước phát triển càng ngày càng tốt. Do các lãnh đạo hai nước sáng tạo quan hệ hữu nghị tiếp tục phát triển làm cho tình hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai bên cùng nhau nỗ lực phát triển quan hệ Việt Nam - Trung Quốc “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, và mãi là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Việt Nam và Trung Quốc trong các vấn đề của khu vực và quốc tế có những quan điểm và lợi ích giống nhau. Hai bên hài lòng nhận thấy quan hệ giữa hai Đảng, hai nước không ngừng được củng cố và phát triển. Nhất trí cho rằng Trung Quốc và Việt Nam có lợi ích chiến lược chung trên nhiều vấn đề quan trọng. Từ xưa đến nay, hai nước từ xưa đến nay, có lịch sử lâu dài trao đổi hàng hóa và trao đổi kinh tế tự do, chủ yếu tập trung ở khu vực biên giới của hai nước. Khái niệm của khu vực biên giới hai nước chưa rõ vì hai nước có quan hệ láng giềng, cư dân biên giới có thể trao đổi hàng hóa, nhiều dân cư biên giới hai nước di dân đến nhà nước đối phương. Ngoài ra, mậu dịch Trung - Việt rất quan trọng vì nó chịu ảnh hưởng ngoài giao, chính trị, quan hệ quốc tế... Trong mối quan hệ phát triển hai nước như vậy, trong cái lĩnh vực phát triển sôi động nhất, đến bất kỳ cửa khẩu nào mà có giáp giới giữa biên giới hai nước đều chính kiến, hoạt động chính kiến rất là sôi động, hàng hóa nông nghiệp, hàng hóa lâm nghiệp, hàng hóa công nghiệp, thậm chí là hàng hóa văn hóa trao đổi giữa hai nước rất thường xuyên. Đó là một trong những tuyến biên giới có hoạt động biên giới sôi động, hiện nay là toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Hoạt động kinh tế biên mậu có 3 loại hình: Một là, mậu dịch quốc gia của hai nước, đây là hình thức cơ bản của mậu dịch kinh tế Trung - Việt. Hai là, công ty mậu dịch hai nước phải tuân theo xuất nhập khẩu quy định của nhà nước,mậu dịch này chủ yếu là hàng hóa trao đổi 1
- của vùng biên giới hai nước,đây là hình thức phụ của mậu dịch kinh tế Trung - Việt. Ba là, mậu dịch tiểu ngạch trao đổi cư dân hai bên, đây là hình thức truyền thống của mậu dịch kinh tế Trung - Việt. Đặt ra những vấn đề không chỉ là vấn đề kinh tế, vấn đề an ninh, còn có vấn đề an ninh xã hội, còn vấn đề đả bảo lợi ích chính cho tham gia hoạt động như vậy. Hơn nữa, thì giao dịch “Ngân hàng tự phát” không chỉ lãi xuất, còn có nhiều dịch vụ. Khái niệm liên quan của Ngân hàng tự phát “Ngân hàng tự phát” tồn tại trong khu vực biên giới Trung - Việt (đặc biệt là tại các cửa khẩu thương mại biên giới thịnh vượng, khu kinh tế và các điểm thương mại biên giới), để tham gia vào các dịch vụ đổi tiền, thanh toán tiền hàng, chuyển tiền, chủ yếu là trong các dịch vụ thương mại biên giới loại nhỏ và tổ chức kinh doanh thương mại truyền thống ở biên giới. Vì hoạt động kinh doanh của nó với hoạt động kinh doanh của ngân hàng chính quy tương tự, lại mang hình thức kinh doanh bán hàng rong, được người dân địa phương gọi là “Ngân hàng tự phát”. Ở Trung Quốc, một số học giả đã coi “Ngân hàng tự phát” giống như ngân hàng ngầm. Sau khi nghiên cứu, tác giả đã khảo sát thực địa phân tích và các thông tin có liên quan, cho rằng hai loại ngân hàng này khác nhau nhưng có liên quan với nhau. Vì vậy, đối với “Ngân hàng tự phát” tiến hành giới định khái niệm để xác định, cũng cần thiết để xác định khái niệm về ngân hàng ngầm và phân tích mối quan hệ giữa hai ngân hàng. Ngân hàng ngầm có nghĩa là không qua cơ quan quản lý tài chính nhà nước phê duyệt thành lập, nhằm thu được lợi ích bất hợp pháp, tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp như tiền gửi giao dịch tài chính, cho vay lãi xuất cao hơn ngân hàng, cho vay nặng lãi, chuyển tiền, vốn phi pháp qua biên giới, phi pháp hoạt động giao dịch truyền thống và tổ chức tài chính, trong số đó hầu hết trong thế giới thực là theo hình thức công ty đầu tư tài sản tồn tại. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành (năm 2004 Trung Quốc chống rửa tiền) báo cáo cho thấy, ngân hàng ngầm là một tổ chức tài chính bất hợp pháp, 2
- nó lợi dụng hoặc lợi dụng một phần mạng lưới thanh toán ngân hàng và tổ chức tài chính khác, triển khai tiết kiệm và vay vốn, chuyển xuyên tiền vốn qua biên giới, bất hợp pháp kinh doanh ngoại hối và hoạt động tài chính bất hợp pháp khác. Và chỉ ra rằng các ngân hàng ngầm trôi dạt bên ngoài hệ thống quản lý tài chính, rất dễ dàng để trở thành rửa tiền, trốn thuế, buôn lậu, tham nhũng và các hoạt động tội phạm khác. Theo các loại kinh doanh chủng loại khác nhau, ngân hàng ngầm có thể được chia thành: ngân hàng ngầm loại kiểu tiết kiệm cho vay và ngân hàng ngầm đổi ngoại tệ. Có hai loại ngân hàng: ngân hàng ngầm kiểu tiết kiệm cho vay chủ yếu là tham gia thu hút tiền tiết kiệm và dịch vụ cho vay vào bất hợp pháp, kiểu ngân hàng ngầm trao đổi tiền ngoại tệ chủ yếu là triển khai đổi tiền tệ và hoạt động vốn xuyên biên giới. Thông qua cả hai “Ngân hàng tự phát” và “ngân hàng ngầm” tiến hành xác định, nó có thể được nhìn thấy tồn tại trong khu vực biên giới Trung - Việt “Ngân hàng tự phát” không liên quan đến dịch vụ gửi tiền, so với kiểu đổi tiền “ngân hàng ngầm” dịch vụ hình thức tương tự. Nhưng sau khi tác giả thông qua các doanh nghiệp thương mại biên giới, các hộ cá thể và thậm chí những người kinh doanh “Ngân hàng tự phát” tại thành phố Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn sâu đã tìm hiểu được rằng: không phải tất cả các “Ngân hàng tự phát” đều tham gia có liên quan đến rửa tiền và các hoạt động vi phạm khác. Nhiều người kinh doanh “Ngân hàng tự phát” chỉ kiếm chênh lệch tỷ giá từ việc bán đồng nhân dân tệ sang tiền Việt Nam, tiền USD hoặc ngoại tệ khác hoặc theo trong khi ngân hàng chính quy quốc gia giữa tiền Trung Quốc và tiền Việt Nam thanh toán thương mại biên giới không thông thoát, giúp một số doanh nghiệp biên giới thương mại số lượng nhỏ và các hộ cá thể thương mại biên giới giao dịch kinh doanh làm dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác. Hiện nay, thông qua các “Ngân hàng tự phát” hầu hết thanh toán thương mại là những thương mại hợp pháp. Vì vậy, mặc dù các “Ngân hàng tự phát” và ngân hàng ngầm dịch vụ kinh doanh tương tự và cũng đều là các tổ chức tài chính phi chính thức, được ẩn trong “ngầm”, nhưng bài viết này sẽ phân biệt “Ngân hàng tự phát” 3
- và “ngân hàng ngầm”. Theo giới chuyên môn nghiên cứu, ngân hàng tồn tại trong khu vực biên giới Trung - Việt, chủ yếu là tham gia trao đổi tiền tệ, thanh toán tiền vốn và hoạt động chuyển tiền khác, trong thế hệ thanh toán biên mậu Trung - Việt chiếm một vị trí quan trọng, loại kinh doanh thanh toán theo hình thức bán rong tổ chức kinh tế dân gian này gọi là “Ngân hàng tự phát”. 1.2. Lý do khoa học - Nguồn gốc lịch sử Hoạt động “Ngân hàng tự phát” này không phải là bây giờ mới phát triển, cũng không phải là bây giờ mới có mà là có hàng trăm năm nay, đặc biệt kể từ khi hai nước có đường biên giới, thì đây là trở thành một thói quen. Trong cái giao dịch song biên giới giữa hai nước thì cái thói quen này càng được củng cố vùng biên giới Trung - Việt, bởi vì cái vùng đấy thì cửa giao thương kinh tế, trước đây còn có rất nhiều thương mại của người Trung Hoa, có cả người Việt Nam. - Nguồn gốc xã hội Trong cái vùng biên giới đấy, nó có địa lý, cái động người của dân tộc họ sống một địa bản. Ví dụ như người Dao, Mông, Thái, Tày v.v... trong cái khoa học gọi là “Cross-broder ethnic mirrorities” - Nguồn gốc kinh tế Nhóm buôn bán có xu hướng “lách luật” buôn lậu. Thông qua nghiên cứu “Ngân hàng tự phát” hay là “Ngân hàng tự phát” này càng ngày càng có ít tôn trọng pháp luật của ngân hàng chính Trung Quốc và Việt Nam. Bài viết này giới thiệu trước quá trình diễn ra phát triển và nguồn gốc của “Ngân hàng tự phát”. Sau khi phân tích hiện trạng “Ngân hàng tự phát” của khu biên giới Trung Việt, sử dụng phương thức điều tra và phỏng vấn các xí nghiệp và thương nhân của khu biên giới Hà Khẩu Vân Nam-Trung Quốc Lào Cai (Việt Nam) để phân tích sử dụng tình hình “Ngân hàng tự phát”, theo sự phân tích của kết quả này có thể cho rằng “Ngân hàng tự phát” thoả mãn nhu cầu của kết quả tiền vốn của các thương nhân trao đổi cư dân biên giới và các xí nghiệp tiểu ngạch, tồn tại của nó 4
- có kết luận tính khách quan và tính hợp lý. Tiếp đó ,nghiên cứu những vấn đề phát triển và nguyên nhân của sự phát triển của “Ngân hàng tự phát”. Trên cơ sở đó học kinh nghiệm quản lý “ Ngân Hàng Ngoài Đường” của Việt Nam, bài viết này đưa ra chính sách quản lý “Ngân hàng tự phát” của biên giới Trung Quốc. phải rõ rằng, Chính sách đổi tên “Ngân hàng tự phát” đổi tên “Ngân hàng Biên Mậu”, chủ yếu bao gồm 6 phương diện như sâu: 1. Đưa ra pháp luật và pháp quy rõ ràng đối với “ Ngân hàng Biên Mậu”; 2. Thiếp lập chế độ giám sát của ngân hàng biên mậu; 3. Cho ngân hàng biên mậu khuyến khích và chính sách ưu đãi, thành lập thị trường kinh doanh thống nhất; 4. Dành cho ngân hàng biên mậu và ngân hàng thương nghiệp giao lưu hoạt động, triển khai hoạt động lành mạnh và cạnh tranh tốt; 5. Khuyến khích ngân hàng biên mậu tổ chức và sáng tạo nghiệp vụ mới; 6. Hoàn thiện biện pháp đầy đủ và rõ ràng của ngân hàng biên mậu. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Các công trình nghiên cứu về quan hệ Trung - Viêt sau năm 1991 Chính sách đổi mới từ năm 1986 đến nay khoảng hơn 25 năm đổi mới, đã tác động đến mọi mặt đời sống của cả xã hội Việt Nam trên tất cả mọi phương diện. Sự đánh giá quá trình 25 năm chuyển biến của hoạt động tinh thần của người Việt là vô cùng quan trọng, bởi vì cũng trong khoảng thời gian này, thế giới cũng đang đối diện với một chuyển động lớn nhất trong lịch sử nhân loại: biến đổi khí hậu, sự khan hiếm của tài nguyên thiên nhiên, sự suy thoái kinh tế của Âu Mỹ, sự bùng nổ của thế lực Trung Quốc, sự xung đột các tôn giáo ở Trung Đông… Thế giới và nhân loại đang đứng trước một sự thay đổi lớn về môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội và tâm linh con người. Trong khi đó, kinh nghiệm 25 năm đổi mới và chuyển biến lớn của xã hội Việt Nam đã để lại nhiều bài học sâu sắc về mặt ứng xử của con người trước thay đổi của môi trường - môi trường tự nhiên cũng như môi trường kinh tế. 5
- Trong kết toán mậu dịch biên mậu, Phạm Kim Nga [24] phân tích số liệu từ năm 1991- năm 2006 mậu dịch xuất nhập khẩu hai nước Trung Việt, tìm hiểu đặc trưng và hiện trạng phát triển của mậu dịch hai nước, phát hiện vấn đề chủ yếu là mậu dịch hai nước mất cân đối, phân tích nguyên nhân mậu dịch mất cân đối. Chu Tăng Lương [23] nghiên cứu phát hiện những năm gần đây trong mậu dịch đối ngoại Việt Nam vẫn là trạng thái nhập siêu. Trong vị trí của hai bên mậu dịch, Vương Quyên [36] vận dụng thiệt bị phần mềm SPSS phân tích số liệu thống kê thực tế mậu dịch hai bên Trung - Việt, phát hiện quan hệ số liệu là 0.981, chỉ ra hai nước có thể hỗ trợ với nhau. 2.2. Các công trình nghiên cứu về biên mậu Trung - Việt Trong chính sách mậu dịch Trung - Việt, Nguyễn Văn Chính cho rằng hai nước đều đang ở thời đại nền kinh tế có kế hoạch chuyển hướng kinh tế thị trường, tồn tại nhiều nguyên nhân hạn chế,ví dụ như: mâu thuẫn xã hội rất phức tạp, kỹ thuật lạc hậu, pháp luật không thuận tiện, nhưng theo chính phủ hai nước với cải cách mới, chính phủ hai bên có thể mượn ưu thế ví dụ như: thuận lợi của giao thông địa lý, nguồn gốc lịch sử và cấu trúc của sản phẩm bổ sung cho nhau, thúc đẩy phát triển toàn diện của quan hệ mậu dịch hai bên. Nguyễn Thị Thủy [44] giới thiệu quan hệ hợp tác mậu dịch hai nước Trung - Việt, phân tích các nguyên nhân có lời phát triển quan hệ mậu dịch hai nước Trung - Việt ví dụ như: địa lý, chính trị, văn hóa v.v... 1. Nghiên cứu vấn đề về phát triển mậu dịch Trung - Việt 2. Nghiên cứu chính sách thúc đẩy phát triển mậu dich Trung - Việt Nguyễn Thị Khi Dung [9], Viện Nghiên Cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (Chủ nhiệm đề tài cấp Bộ 1999): ''Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng cơ chế chính sách và các biện pháp quản lý kinh tế đặc thù đối với khu vực cửa khẩu trên bộ phía Bắc Việt Nam''. Tác giả khẳng định rằng, giao lưu kinh tế qua biên giới là sự thể hiện xu thế hội nhập kinh tế giữa các nước gần nhau về vị trí địa lý, thực hiện mục tiêu mở rộng hợp tác kinh tế giữa các nước láng giềng. 6
- Đề tài khoa học cấp Bộ: "Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc qua biên giới trên bộ thời kỳ đến 2005", do tác giả Phạm Thị Cải [2] làm chủ nhiệm cho thấy: Phát triển thương mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc qua biên giới trên bộ là chủ trương của cả Chính phủ Trung Quốc và Chính phủ Việt Nam. Tác giả Nguyễn Đăng Ninh [25] trong ''Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn các tỉnh biên giới Việt Nam - Trung Quốc'', NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004, khẳng định, cùng với quá trình cải cách và mở cửa, trên cơ sở nhận thức vai trò của hoạt động kinh tế biên mậu mà trọng tâm là việc thúc đẩy giao lưu kinh tế qua các cửa khẩu trên bộ, Chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chính sách có liên quan để hỗ trợ cho quá trình này. “Đề án phát triển biên mậu Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2006 – 2010” của Bộ Thương mại [1] nhận định: Trung Quốc là một nước đang phát triển có dân số lớn nhất thế giới, kinh tế phát triển vào loại nhanh nhất thế giới. Ngay từ những ngày đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc đã có một chiến lược khá toàn diện trong việc phát triển biên mậu, cho đến ngày nay đang tham gia sâu vào thể chế kinh tế thế giới nhưng về cơ bản vẫn duy trì những chính sách đó. 2.3. Các công trình nghiên cứu về hoạt đồng “Ngân hàng tự phát” Tóm lại, qua đánh giá sơ bộ tình hình nghiên cứu có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu đã thực hiện mới chỉ đề cập đến một số khía cạnh trong quan hệ thương mại Trung - Việt. Chưa có công trình nào đi sâu vào việc đánh giá một cách có hệ thống thực trạng và triển vọng “Ngân Hàng Ngoài Đường”. Hiện nay, nhiều văn bảng chủ yếu phân tích những phương diện như cấu trúc mậu dịch, tiêu thụ mậu dịch, địa vị mậu dịch, chính sách mậu dịch v.v... Một phần văn bản nghiên cứu vấn đề tồn tại mậu dịch Trung - Việt và nguyên nhân hạn chế phát triển mậu dịch Trung- Việt, đưa ra chính sách cải thiện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu “Ngân Hàng Tự Phát” ở một số khu vực biên giới Trung - Việt. 7
- 3.2. Nhiệm vụ và nội dung nghiên cứu - Làm rõ nguồn gốc lịch sử của hoạt động biên mậu “Ngân hàng tự phát”. - Làm rõ nguồn gốc xã hội của hoạt động biên mậu “Ngân hàng tự phát”. - Làm rõ nguồn gốc kinh tế của hoạt động biên mậu Ngân hàng tự phát”. - Làm rõ tác động của “Ngân Hàng Tự Phát” đối với kinh tế biên mậu Việt – Trung. - Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển của Ngân hàng tự phát”. - Đề xuất một số giải pháp quản lý đối với “Ngân hàng tự phát”. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn phương pháp nghiên cứu mang tính liên ngành: lịch sử, văn hóa, kinh tế... 1. Khảo sát thực trạng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, thông qua các tài liệu, sự kiện và các hoạt động kinh tế biên mậu thể hiện trạng thái của mậu dịch biên giới Trung - Việt. 2. Tổng hợp các tư liệu liên quan đến mậu dịch biên giới Trung - Việt ở khu vực biên giới Trung - Việt, chủ yếu là khu vực biên giới huyện Hà Khẩu Trung Quốc và tỉnh Lào Cai Việt Nam và trên thế giới. 3. So sánh sự phát triển của mậu dich biên giới huyện Hà Khẩu Trung Quốc và tỉnh Lào Cai Việt Nam. 4. Khảo sát thực tế ở một số biên giới huyện Hà Khẩu Trung Quốc và tỉnh Lào Cai Việt Nam theo hướng tiếp cận liên ngành Dân Tộc Học và Xã Hội Học. 5. Đóng góp mới Làm rõ thực trạng “Ngân hàng tự phát” có lợi ích và suy yếu nào để phát triển biên mậu Trung Việt. Đề xuất một số giải pháp để cải thiện chính sách “Ngân hàng tự phát” Trung Quốc. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 8
- Chƣơng 1: Khái quát lịch sử phát triển mậu dịch và hoạt động giao dịch tiền tệ ở biên giới Trung - Việt Chƣơng 2. Thực trạng pháp triển của hoạt động “Ngân hàng tự phát” ở biên giới huyện Hà Khẩu Trung Quốc và Lào Cai Việt Nam Chƣơng 3. Phân tích và đánh giá về hoạt động của “Ngân hàng tự phát” 9
- Chƣơng 1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH VÀ HOẠT ĐỘNG GIAO DỊCH TIỀN TỆ BIÊN GIỚI Trung - Việt 1.1. Khái quát sự phát triển của mậu dịch Trung - Việt thời cổ đại Năm 221 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, thiết lập một vương triều phong kiến tập quyền trung ương thống nhất đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Nhà Tần phía Bắc đánh đuổi Hung Nô, xây dựng Vạn lý trường thành để bảo vệ bờ cõi của mình; nam chinh bắc chiến, thiết lập quận huyện để cai trị, sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính Bách Việt, đã lập thêm bốn quận Mân Trung, Nam Hải, Quý Lâm, Tượng Quận. Tượng Quận nằm ở Bắc bộ Việt Nam ngày nay, nhưng nhà Tần mệnh vận rất ngắn, sớm bị diệt vong.Nhà Hán ra đời. Vào đời Hán Vũ Đế, đời nhà Hán trong khu Lĩnh Nam thiết lập 09 quận, trong đó có Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam là ba quận hiện nay là Trung bộ và Bắc bộ Việt Nam. Nhà Đường thay thế nhà Hán trị vì đất nước, đời Nam Bắc triều thống trị Giao Châu mấy trăm năm. Nhà Đường mới đầu đặt Giao Châu là Tổng quản phủ, sau đó lại đổi thành Giao Châu Đô đốc Phủ năm 679 lại đổi tên thành An Nam Đô Hộ Phủ thành phủ, hiện nay là Hà Nội. Năm 939, Ngô Quyền tự xưng vua, Bắc bộ Việt Nam bắt đầu độc lập với Trung Quốc. Lãnh thổ của triều Nguyên vượt quá Hán Đường. Nửa sau thế kỷ 13, Nhà Nguyên đã ba lần tấn công xâm lược nước Đại Việt và cả ba lần đều bị thất bại. Nhưng không lâu, nhà Nguyên và nước Việt Nam lại khôi phục quan hệ truyền thống bang giao. Từ đó đến cuối Nguyên, sứ thần của hai nước đi lại thường xuyên và cũng không còn đối đầu quân sự quy mô lớn nữa. Cả hai nước duy trì mối quan hệ hòa bình và thân thiện. Nhà Minh thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình. Sau khi, Chu Nguyên Chương lên làm Hoàng đế, An Nam [19] đã nhận cáo dụ của nhà Minh và xin nhà Minh sắc phong, thiết lập mối quan hệ của nhà Minh với nước An Nam. Mối quan hệ của Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong thời kỳ này là thịnh vượng nhất. 10
- Mối quuan hệ ấy được hình thành từ nhà Minh duy trì cho đến thời kỳ nhà Thanh (năm 1644-1840). Năm 1666, nhà Thanh chính thức phong Lê Duy Hỷ làm vua Đại Việt [13], từ đó nước Đại Việt định kỳ cống vật cho Nhà Thanh, mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước duy trì hơn hai trăm năm. Nhân dân được sống trong hòa bình. Nhà Tống, mậu dịch có đường bộ và đường thủy. Mậu dịch đường thủy chủ yếu là Khâm Châu, Liêm Châu (hiện nay là huyện Hạ Phố, tỉnh Quảng Châu), từ Đại Việt đi thuyền đến, đường bộ gần phải mất nửa ngày mới đến. Nếu từ Đại Việt đến Vĩnh An Châu (nay là Tỉnh Quảng Ninh) đến Khâm Châu thuyền phải đi mất một ngày mới đến. Khi mới bắt đầu từ Đại Việt đi thuyền đến Liêm Châu, vì đường sá xa xôi, gió biển lớn, sóng biển cao, thường hay xảy ra tai nạn, thuyền bị đắm, cho nên những thương nhân chuyển sang đi bên đường Khâm Châu. Đường mậu dịch bằng đường bộ chủ yếu là tại Vĩnh Bình Trại (nay là huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam) và Nam Giang San ... Khi đó, những điểm mậu dịch này được gọi là Bãi Bác Dịch. Bãi Bác Dịch nằm tại ngoại thành Khâm Châu Dịch Giang Đông, mậu dịch ở đây có hai loại: Một loại là mậu dịch dân gian, lượng mậu dịch không lớn, gọi là tiểu cương. Chính quyền ở đây tiến hành quan phương mậu dịch, số lượng lớn, gọi là đại cương. Dân Châu Vĩnh An (Đại Việt) sinh sống gần bờ biển nên họ sống nhờ biển, họ bắt cá, tôm, ngao và các loại hải sản để đi đổi với người Trung Quốc lấy gạo và vải. Thương nhân người Việt chuyên làm nghề mậu dịch, nếu đến Khâm Châu buôn bán, phải nộp công văn trước cho quan phủ Khâm Châu mới được từ đường biển vào Bãi Bác Dịch Khâm Châu tiến hành giao dịch, thương nhân Đại Việt và quan viên mang các hàng đến bán chủ yếu như vàng, bạc, đồng tiền, hương trầm, hương quang, hương thục, hương sinh, chân châu ngọc trai, ngà voi, sừng trâu... Tiểu thương nhân của Tống triều thì mang giấy, bút, gạo, vải... đến giao dịch với người Việt. 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam Học: Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc
112 p | 75 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Thờ kính tổ tiên trong đạo công giáo Việt Nam
115 p | 178 | 19
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh xu hướng phát triển thương mại điện tử Việt Nam và Trung Quốc
101 p | 78 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
107 p | 105 | 14
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Những điểm mới về chính sách đối ngoại của Việt Nam trong các văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XII (2016)
91 p | 102 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh văn hóa Phùng Nguyên và văn hóa Tam Tinh Đôi (Tứ Xuyên)
118 p | 50 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Khai thác giá trị làng nghề khu vực Bắc Quảng Nam nhằm phát triển du lịch cộng đồng
132 p | 25 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa ẩm thực đối với phát triển du lịch thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
180 p | 35 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Tác động của đầu tư nước ngoài đối với cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
91 p | 68 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa người Hà Nhì Đen (Nghiên cứu so sánh nhóm cư trú ở Y Tý, Bát Xát, Lào Cai, Việt Nam và nhóm ở Má Ga Tý, Kim Bình, Vân Nam, Trung Quốc)
130 p | 69 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế Việt Nam
101 p | 83 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chính sách của nhà nước Việt Nam và Trung Quốc đối với các cộng đồng dân cư khu vực biên giới Việt – Trung từ 1986 đến nay
112 p | 47 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Quan hệ Liên bang Nga - Việt Nam giai đoạn 1991 - 2016
104 p | 59 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Cộng đồng người Bố Y ở phía Bắc Việt Nam trong cái nhìn so sánh về văn hóa với cộng đồng người Bố Y ở Tây Nam Trung Quốc
119 p | 39 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Từ vay mượn trong tiếng Việt sử dụng trên mạng internet
76 p | 61 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: Văn hóa rừng ở Tây Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam
96 p | 49 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh việc đào tạo giáo viên tiếng Trung, tiếng Việt cho người nước ngoài
103 p | 51 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học: So sánh chương trình đào tạo chuyên ngành Quản lý văn hóa giữa trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội Việt Nam và Học viện Nghệ thuật Quảng Tây Trung Quốc
108 p | 55 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn