intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam Học: Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

90
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu về đề tài “Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc” nhằm quay trở lại và khẳng định những giá trị thực sự trong văn hoá truyền thống Trung Hoa, từ đó có thể thấy được con đường đi, sự chuyển giao giá trị cũng như cách tiếp cận và sự tiếp biến khi hệ thống 12 con giáp “sống” ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Việt Nam Học: Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------------------------ WANG YI QIAN (VƢƠNG DI XUYẾN) TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM 12 CON GIÁP GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam Học Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- WANG YI QIAN (VƢƠNG DI XUYẾN) TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM 12 CON GIÁP GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Việt Nam học Mã số: 60220113 Người hướng dẫn khoa học: TS. Mai Minh Tân Hà Nội – 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các công trình nghiên cứu khác có liên quan, được trích dẫn trong công trình đều được chú thích rõ ràng ở phần tài liệu tham khảo. Mọi kiến giải, kết luận đều là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, không sao chép bất kỳ tài liệu nào. Nếu có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2019 Người viết WANG YIQIAN
  4. LỜI CẢM ƠN Trong hai năm học tập và thực hiện luận văn tại khoa Việt Nam học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô cũng như các bạn trong khoa. Tại đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô kính mến và các bạn thân mến trong khoa Việt Nam học. Đồng thời, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới TS.Mai Minh Tân, thầy đã nhận giúp đỡ tôi một cách nhiệt tình. Là một học viên nước ngoài, thực hiện một luận văn bằng tiếng Việt thực sự rất khó đối với tôi, thầy Tân đã hướng dẫn tôi và cho tôi rất nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn mọi thành viên gia đình của tôi đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong khi tôi sinh sống và học tập tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong hai năm qua. Hà Nội, ngày 02 tháng 10 năm 2019 Người viết WANG YIQIAN
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 3 1. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài ...................................... 3 2. Lịch sử nghiên cứu ................................................................................... 6 3. Mục đích nghiên cứu và giới hạn đề tài nghiên cứu ................................ 8 4. Phương pháp luận nghiên cứu và cơ sở tư liệu ...................................... 11 5. Những đóng góp cơ bản của luận văn.................................................... 14 6. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 14 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP .................................... 16 1.1. Khái quát cơ tầng của 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam ... 16 1.1.1. Trung Quốc ....................................................................................... 16 1.1.2. Việt Nam ............................................................................................ 21 1.2 . Nguồn gốc sự hình thành thiên can địa chi..................................... 23 1.2.1. Ngũ hành ........................................................................................... 23 1.2.2. Thiên can .......................................................................................... 25 1.2.3. Địa chi ............................................................................................... 25 1.2.4. Mười hai con giáp ............................................................................ 27 1.3 Mƣời hai con giáp nhìn từ sinh thái học ........................................... 31 1.4. Mƣời hai con giáp nhìn từ đời sống tâm linh cổ đại Đông Á ......... 38 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................... 59 CHƢƠNG 2: TƢƠNG ĐỒNG TRONG QUAN NIỆM TRONG 12 CON GIÁP Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC .................................... 60 2.1. Tín ngƣỡng cộng đồng ....................................................................... 60 2.1.1. Quan niệm về sự ra đời và nguồn gốc 12 con giáp .......................... 61 2.1.2. Khái niệm và quan hệ 12 con giáp .................................................... 62 2.1.3. Sự ảnh hưởng và ứng dụng 12 con giáp ........................................... 66 1
  6. 2.2. Lễ hội – văn hoá dân gian .................................................................. 71 2.2.1. Sùng bái linh vật............................................................................... 71 2.2.2. Lễ hội truyền thống .......................................................................... 72 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................... 75 CHƢƠNG 3: KHÁC BIỆT TRONG QUAN NIỆM 12 CON GIÁP Ở VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ............................................................. 76 3.1. Tín ngƣỡng cộng đồng ....................................................................... 76 3.1.1. Khác biệt về quan niệm 12 con giáp của Việt Nam và Trung Quốc. 76 3.1.2. Dị biệt trong quan niệm về sự ảnh hưởng 12 con giáp đối với con người ................................................................................................. 82 3.1.3. Khác biệt trong quan niệm về sự ảnh hưởng 12 con giáp đối với đời sống văn hóa................................................................................................ 89 3.2. Lễ hội – văn hoá dân gian .................................................................. 94 3.2.1. Lễ hội, phong tục trong văn hóa Việt Nam ....................................... 94 3.2.2. Lễ hội – phong tục trong văn hóa Trung Quốc................................. 97 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 102 KẾT LUẬN .............................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 105 2
  7. MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài 1.1. Ý nghĩa khoa học Sau một tiến trình dài của lịch sử đã có hàng loạt các sự kiện lớn mang tính chất vĩ mô, đánh dấu những cột mốc quan trọng trong lịch sử riêng của hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. Đó là các cuộc chiến như chiến tranh Bắc phạt (1926 – 1928), chiến tranh Liên minh du kích chống Nhật ở Đông Bắc (1932 – 1945), chiến tranh Trung – Nhật ( 1937 -1945), chiến tranh Trung Quốc – Triều Tiên (1950 – 1953) ở Trung Quốc. Còn tại Việt Nam cũng có kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954), kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954 – 1975),… Với một thời kỳ dài, hai dân tộc Trung Hoa và dân tộc Việt Nam đều dồn hết sức và hết tâm cho các cuộc chiến tranh. Kết quả cuối cùng là đã mang lại sự độc lập, hoà bình cho đất nước mình, đó là bước đệm để cả hai quốc gia cùng bước vào thời kỳ phát triển mới. Lịch sử của chiến tranh đã khép lại, mở màn cho sự phát triển chung của thế giới chính là xu hướng đối thoại và hội nhập; Việt Nam và Trung Quốc cũng không phải là ngoại lệ. Tiêu biểu như cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia vào một số hiệp định lớn của châu lục cũng như thế giới như Hiệp định thương mại tự do FTA, hiệp định thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực PCEP, hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP mà tiền thân của nó là hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TTP,… 3
  8. Xu hướng đối thoại và hội nhập, hội nhập và phát triển giữa các quốc gia là những xu hướng không thể phủ nhận được trong sự tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, đi cùng với các xu hướng đó chính là sự tồn tại và luôn song hành một số biểu thị của một số điều mang tính bảo hộ dân tộc, quay trở lại với những giá trị cổ xưa, mang tính truyền thống. Mặc dù hội nhập và phát triển là xu hướng chung của thế giới, nhưng mỗi một quốc gia muốn hội nhập đều phải có nền tảng, những cơ sở và những giá trị mang tính chất tiêu biểu của riêng quốc gia mình. Cũng như việc các quốc gia muốn hội nhập đều cần phải có bản sắc, có những tính đặc thù riêng của quốc gia mình; mang cái riêng để đóng góp vào cái chung; hoà nhập mà không hoà tan. Nhu cầu của mỗi đất nước trong thời kỳ phát triển là đều phải hội nhập và phải hội nhập bằng cái bản sắc, cái nét riêng của chính quốc gia mình, điều đó đã góp phần tạo nên tính cấp thiết cho đề tài. Sau một thời kỳ dài chạy đua cho sự phát triển của kinh tế, vật chất thì đến hiện tại, xu hướng chung của thế giới đều quay trở lại để tìm lại các giá trị tinh thần. Trong các giá trị tinh thần, giá trị lớn nhất là các giá trị về chuẩn mực, về tâm linh; các tiêu chuẩn này đều đã và đang được quay lại, tìm lại. Điều đó đồng nghĩa với việc xu hướng chung của nhân loại bên cạnh sự phát triển về kinh tế chính là quay trở lại những yếu tố mang tính truyền thống nhằm tìm lại bản sắc của mình, để mang cái bản sắc đó ra trường quốc tế mà hội nhập. Vì thế, hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nhu cầu quay trở lại, tìm các giá trị và nội lực truyền thống đã bị đánh rơi và lãng quên. 4
  9. Việc quay trở lại và tìm lại các giá trị tinh thần đã bị đánh mất để cho giá trị tinh thần ít nhất bằng giá trị vật chất hoặc cao hơn giá trị vật chất. Tinh thần luôn luôn là kim chỉ nam để dẫn dắt sự sáng tạo; khi tạo ra các ý tưởng trong giá trị tinh thần thì những giá trị thuộc về chuẩn mực và tâm linh sẽ được phục hồi và trỗi dậy. Khu vực Đông Á, đặc biệt là khu vực Đông Á, từ cổ xưa, con người sống tại khu vực này đã có niềm tin rất lớn vào các yếu tố tâm linh, trong đó có giá trị của 12 con giáp. Sự phát triển và ứng dụng các giá trị của 12 con giáp vào trong tư duy cũng như lối sống của cư dân khu vực Đông Bắc Á, đặc biệt là cư dân Trung Quốc và Việt Nam là rất lớn, nó thâm nhập vào trong từng “ngõ ngách” của cuộc sống người dân hai quốc gia. Vì vậy sự phục hồi và giải mã các yếu tố, các vấn đề của 12 con giáp là một vấn đề quan trọng trong việc tiếp cận và tìm tòi các giá trị truyền thống mà nhân dân Trung Quốc cũng như nhân dân Việt Nam ứng dụng từ ngàn đời nay, để thấy rằng, các giá trị truyền thống sẽ không bị mất đi nếu biết cách tận dụng và ứng dụng nó vào trong đời sống. 1.2 . Giá trị thực tiễn Trong lan toả văn hoá, theo lý thuyết, trung tâm văn hoá và trung tâm lan toả văn hoá ở châu Á có hai trung tâm lớn nằm ở Trung Quốc và Ấn Độ. Trong sự lan toả này, cái mà cư dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam ứng dụng khá nhiều là phong tục tập quán, chuẩn mực tư duy, các thang giá trị của hệ thống ngũ hành, âm dương, bát quái, thiên chi, địa can, nông lịch…và tất cả các thang giá trị này đều nằm trong vấn đề của 12 con giáp. Khi gần như tất cả các giá trị cơ bản và cốt lõi của một nền văn minh lớn như Trung Hoa đều có sự xuất hiện và tồn tại của các yếu tố 12 con 5
  10. giáp thì việc đi sâu vào nghiên cứu vấn đề sẽ khẳng định ý nghĩa nội hàm cũng như các giá trị cốt lõi của văn hoá truyền thống Trung Hoa. Văn hoá Trung Hoa là một nền văn hoá lớn của nhân loại, có sức lan toả mạnh mẽ trong khu vực, đặc biệt là đất nước láng giềng Việt Nam. Vì vậy sự ảnh hưởng cũng như sự tiếp biến các giá trị văn hoá, đặc biệt là các giá trị văn hoá truyền thống là một điều tất yếu diễn ra trong quá trình lịch sử lâu dài. Với việc tìm hiểu những yếu tố truyền thống, tâm linh như là việc nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới 12 con giáp, đặc biệt là những điểm tương đồng cũng như dị biệt của nó trong quá trình ứng dụng vào đời sống thường nhật của Trung Quốc và Việt Nam có thể thấy được con đường đi và sự chuyển giao giá trị 12 con giáp từ Trung Quốc sang Việt Nam. Khi sự chuyển giao giá trị được tìm hiểu và bộc lộ thì các thành tố liên quan tới các giá trị truyền thống cũng sẽ được tiếp cận một cách cụ thể. Khi các giá trị trong các chuẩn mực của các yếu tố trong văn hoá tâm linh được so sánh thì những sự lệch pha giữa đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của cư dân Trung Quốc và Việt Nam nói riêng và văn hoá Trung Hoa – Việt Nam nói chung cũng được làm rõ. Qua đó có thể góp phần làm rõ thêm mối quan hệ sâu sắc về văn hoá giữa hai quốc gia trong lịch sử cũng như hiện tại. 2. Lịch sử nghiên cứu Nguồn gốc về sự ra đời của 12 con giáp vẫn chưa có cách nói thống nhất. Tuy nhiên ngay từ buổi bình minh lịch sử Trung Hoa, dưới nhiều hình 6
  11. thức và cách thức biểu hiện khác nhau, người Hoa Hạ đã có những mối quan tâm nhất định đến 12 con giáp. Giai đoạn Hạ Thương , tên của các loài động vật trong 12 con giáp đã được ghi chép tỉ mỉ trong văn giáp cốt và nhiều văn vật khác. Đây cũng là giai đoạn hình thành hệ thống lịch can chi. Vào giai đoạn nhà Chu, Kinh Thi đã xuất hiện những ghi chép, nghiên cứu đến 12 con giáp qua các bài thơ. Tuy nhiên, đến giai đoạn nhà Tần - Hán, 12 con giáp và can chi đã được nghiên cứu và ghi chép một cách có hệ thống qua sách tre. Đặc biệt, trong các bộ sách tre được tìm thấy có bộ “Nhật Thư” và “Luận Hoàng” là tài liệu nghiên cứu sớm nhất trong việc tổng hợp các mối quan hệ của 12 con giáp khi kết hợp với các yếu tố khác. Từ giai đoạn Nguỵ Tấn và Nam Bắc Triều đến thời dân quốc, các sách sử đã có những ghi chép và nghiên cứu về 12 con giáp. Năm 1998, Hoàng Kiến Vinh trong “Thử luận nền tảng triết học của văn hoá 12 con giáp” đã có những tìm luận cứ trong việc tìm hiểu cơ tầng của 12 con giáp dưới góc độ tư tưởng và triết học. Năm 2001, Thái Tiên Kim có nghiên cứu về ý nghĩa nhất định của địa chi trong “Bước đầu tìm hiểu Địa chi nguyên nghĩa”. Năm 2004, trong “Thuyết minh văn hoá của 12 địa chi”, học giả Thái Anh Kiệt đã nghiên cứu về 12 con giáp dưới góc độ mô tả địa chi trong văn hoá học. Ở Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách hệ thống về 12 con giáp. Hệ thống 12 con giáp chỉ xuất hiện trong các khảo cứu 7
  12. nhằm mục đích đối sánh văn hoá Trung Hoa và văn hoá Việt Nam hoặc trong các giáo trình cơ bản, nhập môn về văn hoá phương Đông như cuốn “Cơ sở văn hoá Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm, “Giáo trình văn hoá phương Đông” của Trần Lê Bảo. 3. Mục đích nghiên cứu và giới hạn đề tài nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài “Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc” nhằm quay trở lại và khẳng định những giá trị thực sự trong văn hoá truyền thống Trung Hoa, từ đó có thể thấy được con đường đi, sự chuyển giao giá trị cũng như cách tiếp cận và sự tiếp biến khi hệ thống 12 con giáp “sống” ở Việt Nam. Theo dòng lịch sử, với hệ thống 12 con giáp, khi đi vào Việt Nam, thang giá trị của nó đã được cải biến để phù hợp với văn hoá Việt và lối sống cũng như con người Việt. Với đề tài nghiên cứu về sự tương đồng cũng như di biệt giữa 12 con giáp ở Trung Quốc và ở Việt Nam có thể chỉ ra được dưới thang văn hoá của người Việt, người Việt đã thay đổi đối tượng tiếp nhận là hệ thống 12 con giáp như thế nào, kết quả là còn bảo lưu được những yếu tố gì và những yếu tố gì được chuyển hoá,… Với một yếu tố văn hoá ngoại lai nói chung và hệ thống 12 con giáp nói riêng, khi tiếp nhận và chuyển biến, người Việt đã có một quá trình chuyển hoá trong tư duy cũng như nhận thức nên việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề 12 con giáp có thể đi sâu hơn vào các yếu tố mang tính chất bản sắc của cả hai quốc gia là Trung Quốc và Việt Nam. Từ một vấn đề của Trung Hoa, khi đưa sang Việt Nam có thể nhận thức được sự cải biên cũng 8
  13. như quá trình thay đổi và tính ích dụng của nó trong đời sống người Việt nói chung và đời sống văn hoá tâm linh nói riêng; qua đó có thể so sánh được các giá trị, sự giống và khác nhau, cách tiếp cận và sự lệch pha trong hệ thống 12 con giáp của hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. Với đề tài “Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc” giúp thể hiện sức sống mãnh liệt của các giá trị văn hoá truyền thống Đông Á nói chung và truyền thống Trung Hoa – Việt Nam nói riêng, đặc biệt là những giá trị cố hữu, bất biến ở những vấn đề tồn tại xung quanh hệ thống 12 con giáp. Khi nhận thức và tìm hiểu được các vấn đề cốt lõi và cơ bản xung quanh hệ thống này có thể đối sánh và nhìn nhận tầm quan trọng của việc ứng dụng hệ thống 12 con giáp trong cuộc sống thường nhật của người dân hai nước Trung Quốc và Việt Nam từ ngàn đời nay. Hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam – hai truyền thống dân tộc trong quá khứ và hiện tại đã có những giao lưu văn hoá, quan hệ quốc tế rất sâu sắc. Ngoài quan hệ chính trị thì không thể phủ định được quan hệ dân tộc của hai cộng đồng dân tộc giữa người Hoa và người Việt là vô cùng mật thiết. Tuy có những sóng gió trong lịch sử nhưng đó là sóng gió chính trị, không phải là sóng gió do dân tộc. Vì vậy với việc tìm hiểu đề tài về sự tương đồng cũng như dị biệt của hệ thống 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam góp phần làm tăng thêm mối quan hệ truyền thống giữa hai dân tộc, nhất là hiện nay khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã có những tiếp cận rất tốt, ngoại trừ những mâu thuẫn mang tính thời cuộc. 9
  14. 3.2. Giới hạn đề tài nghiên cứu Mọi đối tượng văn hoá, yếu tố văn hoá nếu muốn tồn tại và phát triển đều cần phải có mối liên hệ, sự tương quan trong các yếu tố văn hoá khác, có sự liên quan và tương tác lẫn nhau. Vì vậy khi muốn đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu một đối tượng văn hoá cụ thể đều phải đặt nó trong một hệ thống các mối tương quan, sự liên hệ nhất định. Nghiên cứu về vấn đề 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Sự xuất hiện, tồn tại và phát huy các giá trị nền tảng cũng như những giá trị lan toả của 12 con giáp đều phải dựa vào một hệ thống tổng thể, các mối liên hệ mật thiết từ tự nhiên, địa lý, lịch sử khu vực đến tư duy, triết học, các học thuyết âm dương, phương vị, phong thuỷ, phong tục, tập quán,….của người Đông Á nói chung và cụ thể hơn là người Trung Quốc và Việt Nam. Mọi vấn đề của văn hoá khi cần xuất hiện và tồn tại đều có nguồn gốc về sự hình thành và phát triển của riêng nó. Vấn đề về 12 con giáp cũng vậy. Sự ra đời của 12 con giáp đều bắt nguồn từ địa lý, điều kiện tự nhiên của Trung Quốc và sự phát triển của nó song song với sự phát triển của nền văn minh Hoa Hạ và diễn trình lịch sử của cộng đồng người Hoa. Vì vậy khi tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của hệ thống 12 con giáp chính là tìm hiểu về địa lý, tự nhiên cũng như tiến trình lịch sử của dân tộc Trung Hoa. Một yếu tố văn hoá khi nó phát triển một cách mạnh mẽ là khi nó được tồn tại trong các mối tương quan của một hệ thống nhất định, 12 con giáp cũng vậy. Song hành với sự phát triển của nó chính là các yếu tố, các 10
  15. học thuyết về ngũ hành, âm dương, phương vị,…giúp nó củng cố và thâm nhập một cách có hệ thống và ảnh hưởng sâu sắc vào tư duy cũng như tư tưởng của người dân. Nói cách khác, khi tìm hiểu về vấn đề 12 con giáp cũng chính là tìm hiểu về hệ thống liên kết của nó là các học thuyết cổ đại cũng như tư duy của người phương Đông. Tất cả các nền văn hoá khi phát triển đủ rực rỡ sẽ có sức lan toả sang các nền văn hoá khác. Với cư dân lúa nước người Việt, trong diễn trình lịch sử, đã tiếp nhận và tiếp biến một cách chọn lọc các yếu tố văn hoá của người Hoa, trong đó có hệ thống 12 con giáp. Trong quá trình đón nhận, người Việt đã dựa vào văn hoá truyền thống của mình là nền tảng để đón nhận những cái phù hợp và thay đổi những cái chưa phù hợp của hệ thống 12 con giáp đối với văn hoá Việt. Vì vậy, khi nghiên cứu về sự giống và khác nhau của hệ thống 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam đều phải tìm hiểu về văn hoá người Việt nói chung, mà cụ thể hơn chính là phong tục, tập quán, lễ hội, tư duy của người Việt. Quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về hệ thống 12 con giáp cũng chính là nghiên cứu về cả một hệ thống những vấn đề tồn tại bao quanh nó trong suốt chiều dài lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai của hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. 4. Phƣơng pháp luận nghiên cứu và cơ sở tƣ liệu 4.1. Phương pháp luận nghiên cứu Nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợp liên ngành để có thể dùng nhiều tiêu chuẩn của các ngành khoa học như khu vực học, địa lý, văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, folklore,...Đây là 11
  16. phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Với phương pháp này, chúng tôi có thể tiếp cận các vấn đề ở nhiều phương diện khác nhau một cách chân thực và khoa học nhất. Bởi vì đây là một vấn đề vừa mang tính thực tiễn, vừa mang tính lý thuyết, vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính hiện đại và vừa mang tính tương lai. Chính vì vậy nên một phương pháp nghiên cứu sẽ không đáp ứng được. Đó là lí do khi nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp tổng hợp liên ngành xuyên suốt luận văn. Ngoài phương pháp chính là tổng hợp liên nghành, chúng tôi còn sử dụng phương pháp như nghiên cứu khu vực học vì đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống 12 con giáp trong khu vực Trung Quốc và Việt Nam. Phương pháp khảo cứu lịch sử và so sánh lịch đại cũng được sử dụng để thấy được sự thay đổi, chuyển di của hệ thống 12 con giáp ở Trung Quốc sang Việt Nam. Bởi vì đây là một vấn đề mang tính trừu tượng, nó chỉ có thể hiện diện và xuất hiện khi được đưa vào ứng dụng. Qua đó có thể thấy được sự thay đổi trong quá trình chuyển di một yếu tố văn hoá giữa hai quốc gia. Ngoài các thao tác phục vụ nghiên cứu trên, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê, liệt kê làm cơ sở tư liệu để phân tích và so sánh, để từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về sự giống nhau và khác nhau về hệ thống 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam. 4.2. Cơ sở tư liệu Nguồn tài liệu mang tính lý thuyết được sử dụng xuyên suốt trong luận văn. Trên cơ sở nghiên cứu đã có về tính lý thuyết văn hóa, văn học, 12
  17. lịch sử,... Có thể nói với đề tài hệ thống 12 con giáp hầu như không được đề cập đến trong bất kỳ một cuốn sử chính thức của một triều đại nhất định nào ở cả Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, vào giai đoạn nhà Tần – Hán đã có một số ghi chép về vấn đề 12 con giáp và can chi qua sách tre, đặc biệt là trong bộ “Nhật Thư” và “ Luận Hoàng”. Bên cạnh một số ít bộ sách chính sử còn được lưu giữ lại còn có một nguồn tài liệu hiếm hoi và hết sức quý giá là các công trình khảo cứu hoặc các ghi chép của một số học giả Trung Quốc về đề tài và những vấn đề liên quan đến 12 con giáp như cuốn “Thử luận nền tảng triết học của văn hoá 12 con giáp” của Hoàng Kiến Vinh hay như vấn đề địa chi cũng được học giả Thái Tiên Kim đề cập đến trong cuốn “Bước đầu tìm hiểu Địa chi nguyên nghĩa”, hoặc Nam Hoài Cẩn cũng có đề cập đến một số vấn đề liên quan đến 12 con giáp trong “Kinh dịch tạp thuyết”. Tuy mức độ thông tin xuất hiện chưa được trọn vẹn, song người nghiên cứu vẫn có thể tìm chọn và chắt lọc các tri thức để phục vụ cho đề tài. Nguồn hệ thống tư liệu mang tính thực tiễn như quan sát, phỏng vấn các cách ứng dụng và vận hành hệ thống 12 con giáp trong cuộc sống của người dân Việt Nam và Trung Hoa ở một số khu vực nhất định của hai quốc gia cũng được sử dụng trong luận văn. Ngoài ra còn có nguồn tư liệu dã sử bao gồm các câu thơ hay truyền thuyết dân gian, câu truyện cổ tích về sự ra đời của 12 con giáp. Cũng có một số tài liệu truyền miệng phản ánh tương đối khách quan về ước vọng và niềm tin của người dân về 12 con vật được hệ thống hoá thành 12 con giáp đưa vào ứng dụng trong cuộc sống. Nhưng đặc điểm chung của những 13
  18. nguồn tư liệu này đều mang tính ước lệ và giải thích theo cảm tính. Tuy nhiên, nếu có sự so sánh, đối chiếu với các tư liệu loại khác thì nguồn tư liệu truyền miệng cũng có thể cung cấp một nguồn thông tin dồi dào, phong phú và sinh động để có thể hiểu hơn về đời sống vật chất cũng như đời sống tinh thần của người dân Trung Quốc và Việt Nam thông qua hình tượng 12 con giáp. 5. Những đóng góp cơ bản của luận văn Luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống về đề tài 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam. Qua đó, chúng tôi đã tổng hợp, hệ thống hoá được các kết quả của các học giả đi trước và đề ra được một số bổ khuyết, bởi những nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung tìm hiểu dưới một góc độ nhất định và chưa đưa các lý thuyết này ứng dụng vào thực tiễn để nghiên cứu. Với đề tài này, sẽ là một đề tài có hệ thống trong việc tìm hiểu và so sánh sự tương đồng và dị biệt trong hệ thống 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam. Với đề tài “Tương đồng và khác biệt trong quan niệm 12 con giáp giữa Việt Nam và Trung Quốc”, chúng tôi còn tổng hợp được các nguyên lý trong quá trình vận hành hệ thống 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam. Từ đó có thể tìm ra được những thiên di văn hoá trong lịch sử cũng như hiện tại để từ đó có thể đề xuất những ý kiến trong việc bảo tồn, bảo lưu và phát triển các giá trị văn hoá truyền thống cổ xưa trong khu vực. 6. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 4 phần lớn: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và tài liệu tham khảo. 14
  19. Phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về 12 con giáp. Chương 2: Tương đồng trong quan niệm 12 con giáp của Việt Nam và Trung Quốc. Chương 3: Khác biệt trong quan niệm 12 con giáp của Việt Nam và Trung Quốc. 15
  20. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ 12 CON GIÁP 1.1. Khái quát cơ tầng của 12 con giáp ở Trung Quốc và Việt Nam 1.1.1. Trung Quốc Trung Quốc là quốc gia có diện tích lớn thứ tư trên thế giới. Lãnh thổ của Trung Quốc trải dài và giáp với 14 nước, trong đó có Việt Nam. Biên giới với các nước chủ yếu là núi cao, phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương. Về cơ bản, lãnh thổ Trung Quốc được chia làm 2 miền là miền Đông và miền Tây. Nếu như miền Đông là nơi có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ thì miền Tây Trung Quốc lại có các dãy núi cao, các sơn nguyên đồ sộ xen lẫn các bồn địa, vì thế kiến tạo địa lý của Trung Quốc đều bắt nguồn trực tiếp bởi các đường nét sơn văn và thuỷ văn. Về đường nét sơn văn: Vị trí kiến tạo của Trung Quốc bắt nguồn trực tiếp từ dãy Thiên Sơn, Côn Luân và Himalaya. Vành cung Thiên Sơn và Himalaya đi về Tứ Xuyên, Vân Nam, kéo dài và kết thúc ở đất nước Malaixia. Hệ thống đứt gãy của hệ các vành cung này lại nằm ở hệ thống đảo Indonexia thuộc khu vực Đông Nam Á nên cả Trung Quốc và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đều nằm trong một mạch kiến tạo chung và nó sẽ có một số nét tương đồng giữa hai khu vực. Về đường nét thuỷ văn: Khu vực miền Tây Trung Quốc có rất nhiều các dãy núi cao, đồ sộ với rất nhiều rừng và đồng cỏ; đây cũng là nơi bắt nguồn của các con sông lớn chảy về phía đông như sông Hoàng Hà, Trường Giang và sông Lan Thương (Mê Kông). 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2