Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hùng Thắng
lượt xem 95
download
Trong nền kinh tế với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc quản lý và sử dụng vốn là một khâu quan trọng có ảnh hưởng tới việc phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà kế toán vốn bằng tiền trở nên rất quan trọng và là công cụ không thể thiếu được trong quản lý kế toán của nhà nước và doanh nghiệp. Bởi vì thông qua việc thu chi cho phép đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định sự...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hùng Thắng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………….. Luận văn Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hùng Thắng
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, việc quản lý và sử dụng vốn là một khâu quan trọng có ảnh hưởng tới việc phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà kế toán vốn bằng tiền trở nên rất quan trọng và là công cụ không thể thiếu được trong quản lý kế toán của nhà nước và doanh nghiệp. Bởi vì thông qua việc thu chi cho phép đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Trong thực tế chúng ta không chỉ có sử dụng vốn mà điều quan trọng là phải bảo toàn, phát triển và sử dụng vốn có hiệu quả. Nắm bắt dược vấn đề trên và qua tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Hùng Thắng, trong thời gian thực tập tại công ty em đã đi sâu tìm hiểu về công tác“ Kế toán vốn bằng tiền” tại công ty. Từ những thực tại ở công ty và những gì em đã được học ở trường cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo- Thạc sĩ Phạm Thị Nga, em đã chọn đề tài“ Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hùng Thắng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. Trong thời gian thực hiện viết chuyên đề, do thời gian và năng lực còn hạn chế, cho nên bài luận văn của em không thể tránh khỏi những thiếu sót và sai lầm cả về mặt nội dung lẫn hình thức thể hiện. Vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Kết cấu luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận thì bao gồm 3 phần: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền trong Doang nghiệp. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hùng Thắng. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty TNHH Hùng Thắng. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 1
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANG NGHIỆP 1.1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền: 1.1.1. Khái niệm, nội dung kế toán vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp, tiền gửi tại các ngân hàng kho bạc Nhà nước và các khoản tiền đang chuyển. Với tính linh hoạt cao vốn bằng tiền vừa được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm vật tư hàng hoá để sản xuất kinh doanh, vừa là kết quả của kế toán mua bán, hạch toán thu hồi các khoản nợ. Chính vì vậy quy mô vốn bằng tiền phản ánh khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp và là một bộ phận của vốn lưu động. Vốn bằng tiền được phản ánh ở các tài khoản nhóm 1 gồm: - TK 111: Tiền mặt - TK 112: Tiền gửi - TK 113: Tiền đang chuyển (Bao gồm cả nội tệ, ngân phiếu, vàng, bạc, kim khí, đá quý) 1.1.2. Yêu cầu quản lý vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền là một tài sản đặc biệt, nó là vật ngang giá chung, vì vậy trong quá trình quản lý rất dễ xẩy ra tham ô lãng phí. Do vậy, việc sử dụng vốn bằng tiền cần phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độ quản lý chặt chẽ và kế hoạch bảo đảm tốt các yêu cầu sau: - Mọi biến động của vốn bằng tiền phải làm đầy đủ thủ tục là phải có chứng từ gốc hợp lệ. - Việc sử dụng chi tiêu vốn bằng tiền phải đúng mục đích, đúng chế độ. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 2
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền 1.1.3. Nhiệm vụ kế toán vốn bằng tiền: Để thực hiện tốt việc quản lý vốn bằng tiền với vai trò công cụ quản lý kinh tế, kế toán vốn bằng tiền cần thực hiện tốt các vấn đề sau: - Hàng ngày phản ánh kịp thời tình hình thu, chi, tồn quỹ vốn bằng tiền và tình hình chấp hành định mức tồn quỹ tiền mặt. Thường xuyên đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với sổ sách. - Kiểm tra giám sát chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu chi và quản lý nghiêm ngặt việc sử dụng các loại vốn bằng tiền. Kiểm soát phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch vốn bằng tiền. - Phản ánh tình hình tăng, giảm và số dư tài khoản ngân hàng, hàng ngày giám đốc việc chấp hành chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. - Phản ánh các khoản tiền đang chuyển kịp thời, phát hiện nguyên nhân làm cho tiền đang chuyển bị ách tắc để doanh nghiệp có biện pháp kịp thời và thích hợp giải phóng tiền đang chuyển. - Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình các loại vàng bạc, kim khí, đá quý và ngoại tệ. Giám sát việc chấp hành chế độ quy định về quản lý các loại vốn bằng tiền. - Tổ chức thực hiện các quy định về chứng từ thủ tục hạch toán vốn bằng tiền. 1.1.4. Vai trò của kế toán vốn bằng tiền : Trong quản lý có nhiều công cụ quản lý khác nhau như: Thống kê, phân tích các hoạt động kinh tế… Nhưng kế toán luôn được coi là công cụ quản lý kinh tế quan trọng nhất với chức năng: Ghi chép, tính toán, phản ánh, giám sát thường xuyên, liên tục sự biến động của vốn bằng tiền bằng các thước đo giá trị và hiện vật. Kế toán căn cứ vào các tài liệu cần thiết về thu chi vốn bằng tiền, đáp ứng nhu cầu quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh. Với các tài liệu và thông tin về tài chính do kế toán cung cấp giúp cho chủ doanh nghiệp và những người quản lý nắm vững tình hình sử dụng vốn cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp mình. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 3
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền Để từ đó thấy được mặt mạnh, mặt yếu, để từ đó có những quyết dịnh quản lý và chỉ đạo chính xác, phù hợp sao cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. 1.1.5. Ý nghĩa của vốn bằng tiền. Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền được sử dụng để đáp ứng nhu cầu về thanh toán các khoản nợ phải trả, hay để mua sắm vật tư, hàng hoá, dịch vụ, nguyên vật liệu… để sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn lưu động dùng để phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Mặt khác, vốn bằng tiền là một loại vốn đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ vì trong quá trình luân chuyển vốn bằng tiền rất dễ bị lợi dụng, tham ô, mất mát. Do vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ theo các thủ tục, các nguyên tắc, chế độ quản lý tiền tệ thống nhất của Nhà nước. - Cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác, kiểm tra các hoạt động kế toán tài chính của doanh nghiệp qua đó giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định phù hợp, chính xác nhằm giảm những chi phí không cần thiết tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận. - Đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp chủ động được tình hình tài chính của mình trong nghiệp vụ thanh toán không bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. - Đáp ứng thực hiện mua sắm nguyên vật liêu, công cụ dụng cụ, hàng hoá… đảm bảo cho công tác sản xuất kinh doanh được liên tục đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh. Nói tóm lại vốn bằng tiền có vai trò rất lớn, nó tham gia vào nhiều chu trình trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp nên có biện pháp quản lý và sử dụng vốn đem lại hiệu quả cao nhất. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 4
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền 1.1.6. Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền. - Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, trừ trường hợp được phép sử dụng một đơn vị tiền tệ thông dụng khác. - Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt hoặc gửi vào ngân hàng phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại ngày phát sinh giao dịch( là tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trong thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh để ghi sổ kế toán). - Trường hợp bán ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt, gửi vào ngân hàng hoặc thanh toán công nợ ngoại tệ bằng đồng Việt Nam thì được quy đổi đồng ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. + Bên có các tài khoản ngoại tệ: TK 1112, TK 1122 được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán theo một trong các phương pháp sau: - Bình quân gia quyền - Nhập trước xuất trước - Nhập sau xuất trước - Giá thực tế đích danh (như một loại hàng hoá đặc biệt) - Nhóm tài khoản vốn bằng tiền có nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam, đồng thời phải hạch toán chi tiết ngoại tệ theo nguyên tệ. Nếu có chênh lệch tỷ giá hối đoái thì tuỳ theo từng trường hợp sẽ được sử lý chênh lệch như sau: + Nếu chênh lệch phát sinh trong giai đoạn sản xuất kinh doanh (kể cả doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản) thì số lãi do tỷ giá được phản ánh vào TK 515- Doanh thu tài chính và lỗ do tỷ giá được phản ánh vào TK 635- Chi phí tài chính. + Nếu chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (là giai đoạn trước hoạt động) thì số chênh lệch được phản ánh vào TK 413- Chênh lệch tỷ giá hối đoái. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 5
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền + Số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính năm. - Ngoại tệ được kế toán chi tiết theo từng loại ngoại tệ trên TK 007- Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài bảng) - Đối với vàng bạc, kim khí, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim khí, đá quý. + Vàng bạc, kim khí, đá quý phải được theo dõi về số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại. Giá trị vàng bạc, kim khí, đá quý nhập vào quỹ được tính theo giá thực tế (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán). + Khi tính giá xuất vàng bạc, kim khí, đá quý có thể áp dụng một trong bốn phương pháp tính giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền Nhập trước xuất trước Nhập sau xuất trước Thực tế đích danh Phương pháp giá đơn vị bình quân. Theo phương pháp này giá của vàng, bạc, ngoại tệ, kim khí, đá quý… xuất quỹ được tính trên cở sở số lượng xuất quỹ trong kỳ, giá đơn vị bình quân( bình quân cả kỳ dự trữ, bình quân cuối kỳ trước hay bình quân sau mỗi lần nhập) Công thức tính như sau: Giá thực tế xuất quỹ = Số lượng xuất quỹ X Giá đơn vị bình quân Trong đó giá đơn vị bình quân theo phương pháp được tính như sau: * Đối với phương pháp bình quân cuối kỳ trước( đầu kỳ này) Giá thực tế tồn kỳ trước Giá đơn vị bình quân = Lượng thực tế tồn kỳ trước Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 6
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền Ưu điểm: Phản ánh kịp thời tình hình xuất dung trong kỳ. Nhược điểm: Do đề cập đến giá cả của kỳ này nên độ chính xác không cao. * Đối phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Giá thực tế đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Giá đơn vị bình quân = Lượng thực tế tồn đầu kỳ +Lượng thực tế nhập trong kỳ Ưu điểm: Việc tính toán đơn giản không mất nhiều công sức, thời gian, độ chính xác cao hơn phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ trước (đầu kỳ này). Nhược điểm: Ở phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ thì chỉ xác định được giá đơn vị bình quân khi kết thúc kỳ hạch toán, chỉ mang tính bình quân cả kỳ. Không phản ánh kịp thời được giá của vàng, bạc, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý… nên độ chính xác này chưa cao. * Đối với phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập. Giá thực tế trước và sau mỗi lần nhập Giá đơn vị bình quân = Lượng trước và sau mỗi lần nhập Ưu điểm: Độ chính xác cao nhất, phản ánh được tình hình biến động của giá cả theo từng giai đoạn. Nhựơc điểm: Do sau mỗi lần nhập phải tính lại đơn giá bình quân nên phương pháp này tốn nhiều công sức tính toán. Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO). Theo phương pháp này trước tiên ta phải xác định lại đơn giá của mỗi lần nhập quỹ và giả thiết rằng số vàng, bạc, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý… nào nhập trước thì sẽ xuất ra trước. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất quỹ để tính ra giá thực tế xuất quỹ theo nguyên tắc hàng xuất quỹ trước được tính theo đơn giá thực tế của lần nhập tiếp theo. Do vậy giá trị của vàng, bạc, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý… tồn quỹ cuối kỳ sẽ là giá thực tế của vàng, bạc, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý… mua Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 7
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền vào cùng trong kỳ. Phương pháp này chỉ thích hợp với điều kiện nền kinh tế có giá cả ổn định. Phương pháp nhập sau, xuất trước( LIFO). Theo phương pháp này trước tiên ta cũng phải xác định được đơn giá từng lần nhập quỹ và giả thiết rằng hàng nào nhập sau cùng sẽ được xuất ra trước tiên. Sau đó căn cứ vào số lượng xuất quỹ để tính ra giá thực tế xuất quỹ theo nguyên tắc hàng xuất quỹ trước được định giá theo đơn giá thực tế của lần nhập cuối cùng. Số còn lại được tính theo đơn giá thực tế của lần nhập trước đó. Phương pháp này chỉ áp dụng trong điều kiện nền kinh tế có lạm phát để đảm bảo thực hiện nguyên tắc thận trọng. Phương pháp thực tế đích danh. Theo phương pháp này trước hết phải theo dõi, quản lý số lượng, đơn giá sau mỗi lần nhập của từng lô hàng. Khi xuất quỹ thuộc lô hàng nào thì căn cứ vào số lượng xuất quỹ và đơn hàng thực tế nhập quỹ của lô hàng đó để tính ra giá thực tế xuất quỹ. 1.2. Kế toán tiền mặt tại quỹ: Tiền mặt tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý. Mọi nghiệp vụ thu, chi bằng tiền mặt và bảo quản tiền mặt tại quỹ là do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện. 1.2.1. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 111- Tiền mặt: Dùng để phản ánh tình hình thu, chi tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam( kể cả ngân phiếu), ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý. Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 111- Tiền mặt: Bên nợ: - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý nhập quỹ. - Số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí, đá quý thừa ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 8
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền - Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ). Bên có: - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí, đá quý xuất quỹ. - Số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiện khi kiểm kê. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (đối với tiền mặt ngoại tệ). Số dư bên nợ: - Các khoản tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý còn tồn quỹ tiền mặt. TK 111- Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2: TK 1111- Tiền Việt Nam TK 1112- Ngoại tệ TK 1113- Vàng bạc, kim khí, đá quý 1.2.2. Chứng từ sử dụng để hạch toán tiền mặt tại quỹ: - Phiếu thu (Mẫu số 01-TT): Dùng để hạch toán số tiền (VNĐ, ngoại tệ) mà công ty đã thu trong kỳ theo từng nguồn thu. - Phiếu chi (Mẫu số 02-TT): Dùng để hạch toán số tiền (VNĐ, ngoại tệ) mà công ty đã chi trong kỳ theo từng nguồn chi. Đồng thời phiếu chi còn căn cứ để xác định trách nhiệm vật chất của người nhận tiền. - Giấy đề nghị tam ứng (Mẫu số 03-TT): Căn cứ xét duyệt tạm ứng làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng. - Giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 04-TT): Là chứng từ liệt kê các khoản đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người tạm ứng, là căn cứ để công ty thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ. - Giấy đề nghị thanh toán (Mẫu số 05-TT): Dùng trong trường hợp người có nhiệm vụ uỷ quyền đã chi tiền nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa được nhận Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 9
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tạm ứng. Khi đó người chi tiền sẽ viết giấy đề nghị thanh toán tập hợp các khoản đã chi kèm theo các chứng từ liên quan làm thủ tục thanh toán. - Biên lai thu tiền (Mẫu số 06-TT): Dùng làm căn cứ ghi nhận số tiền đã thu đồng thời đó cũng là căn cứ để xác định trách nhiệm vật chất của người nhận tiền. - Bảng kê vàng, bạc, ngoại tệ , đá quý… (Mẫu số 07-TT): Dùng để liệt kê số lượng vàng, bạc, ngoại tệ, đá quý… mà công ty có, đồng thời phản ánh giá trị thực tế tại thời điểm cụ thể. - Bảng kiểm kê quỹ (Mẫu số 08-TT): Là biên bản xác định số tiền hiện có của công ty tại thời điểm nhất định. Qua biên bản kiểm kê quỹ có thể đối chiếu được số tiền thực có của công ty và số tiền trên sổ sách kế toán xem có khớp nhau không. * Quy trình phiếu thu, phiếu chi: Sau khi ghi đầy đủ các nội dung trên tờ phiếu, mỗi phiếu thu, chi sẽ được đính kèm với các chứng từ có liên quan theo để chuyển cho giám đốc và kế toán trưởng duyệt, sau đó được chuyển cho thủ quỹ làm căn cứ nhập, xuất quỹ. Các phiếu thu, phiếu chi phải được đánh số liên tục để tránh trường hợp gian lận, biển thủ công quỹ. Phiếu thu do kế toán lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần). ● Liên 1: Lưu ở nơi lập phiếu. ● Liên 2: Thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán thanh toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. ● Liên 3: Giao cho người nộp tiền. Phiếu chi do kế toán lập thành 2 liên (đặt giấy than viết 1 lần). ● Liên 1: Lưu ở nơi nộp phiếu. ● Liên 2: Thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán thanh toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. 1.2.3. Phương pháp hạch toán tiền mặt VND. Hạch toán tiền mặt Việt Nam đồng phải tuân thủ theo các nguyên tắc, các chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ hiện hành, đồng thời phải tôn trọng các quy định sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 10
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền - Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là “đồng” Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phản ánh (VNĐ). - Nguyên tắc cập nhập: Kế toán phản ánh kịp thời chính xác tình hình thu, chi và số tiền Việt Nam đồng hiện có tại quỹ. 1.2.3.1. Quy tắc kế toán tiền mặt Việt Nam đồng: - Chỉ phản ánh vào TK 1111- tiền Việt Nam số tiền mặt thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp mà chưa nhận được giấy báo có của ngân hàng) thì không ghi vào bên nợ TK1111 mà ghi vào bên nợ TK113- tiền đang chuyển. - Các khoản tiền do doanh nghiệp khác hoặc cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài khoản bằng tiền khác của doanh nghiệp. - Khi tiến hành nhập xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và đầy đủ chữ ký của người nhận tiền, người giao tiền và người cho phép nhận xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm. - Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ quỹ kế toán tiền mặt, ghi chép hàng ngày, liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm. - Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, thủ quỹ và kế toán phải kiểm tra để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch. 1.2.3.2. Tài khoản sử dụng: TK 1111- Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt, bao gồm cả ngân phiếu. 1.2.3.3. Phương pháp kế toán tiền Việt Nam: Được thể hiện qua sơ đồ 1.1 sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 11
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền Sơ đồ 1.1. Kế toán tiền mặt (VNĐ) 112 (1121) 111 (1111) 112 (1121) Rút tiền gửi Ngân hàng Gửi tiền mặt nhập quỹ tiền mặt vào Ngân hàng 131, 136, 138 141, 144, 244 Thu hồi các Chi tạm ứng, ký cược, khoản nợ phải thu ký quỹ bằng tiền mặt 141, 144, 244 121, 128, 221 Thu hồi các khoản ký cược, Đầu tư ngắn hạn, ký quỹ bằng tiền mặt dài hạn bằng tiền mặt 121, 128, 221… 152, 153, 156… Thu hồi Mua vật tư, hàng hóa, cc, các khoản đầu tư …TSCĐ bằng tiền mặt 311, 341 133 Vay ngắn hạn, Thuế GTGT được KT vay dài hạn 411, 441 627, 641, 642… Nhận vốn góp, vốn cấp Chi phí phát sinh bằng tiền mặt bằng tiền mặt 511, 512, 515, 711 311, 315, 331… Doanh thu HĐSXKD và HĐ Thanh toán nợ khác bằng tiền mặt bằng tiền mặt 3331 Thuế GTGT phải nộp Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 12
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền 1.2.4. Phương pháp hạch toán tiền mặt (ngoại tệ). 1.2.4.1. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: - Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ: Mọi nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ phải phải được quy đổi về “đồng Việt Nam” để ghi sổ. Tỷ gíá quy đổi là tỷ giá mua bán thực tế bình quân trên thị trường liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Với những ngoại tệ mà ngân hàng không công bố tỷ giá quy đổi ra đồng Việt Nam thì thống nhất quy đổi qua đồng đô la Mỹ (USD). - Nguyên tắc cập nhập: Kế toán phản ánh kịp thời chính xác số tiền bằng ngoại tệ hiện có và tình hình thu, chi toàn bộ các loại tiền bằng ngoại tệ, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo đồng ngoại tệ và theo đồng Việt Nam quy đổi). - Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán. - Trường hợp mua ngoại tệ về nhập quỹ tiền mặt thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua hoặc tỷ giá thanh toán. Bên có TK1112- ngoại tệ được quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá trên sổ kế toán TK1112 theo một trong các phương pháp sau: Bình quân gia quyền, nhập trước xuất trước, nhập sau xuất trước, thực tế đích danh. - Tiền mặt bằng ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên TK 007- Ngoại tệ các loại (TK ngoài bảng). Tài khoản này chỉ mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ và nơi quản lý ngoại tệ (tại quỹ hay gửi ở ngân hàng). 1.2.4.2. Tài khoản sử dụng: TK 1112- Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng Việt Nam. 1.2.4.3. Phương pháp kế toán tiền ngoại tệ: Được thể hiện qua sơ đồ 1.2. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 13
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền 131, 136, 138 111 (1112) 311, 331, 336, 338… Thu nợ bằng ngoại tệ Thanh toán nợ bằng ngoại tệ Tỷ giá Tỷ giá thực tế Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá ghi sổ ghi sổ hoặc bình quân của ngoại tệ khi nhận nợ khi nhận nợ liên Ngân hàng xuất dùng 515 635 515 635 Lãi Lỗ Lãi Lỗ 511, 515, 711 152, 153, 156, 133… Doanh thu, TN tài chính, thu Mua vật tư, hàng hóa, công nhập khác bằng ngoại tệ cụ, TSCĐ…bằng ngoại tệ (Tỷ giá thực tế hoặc BQLNH Tỷ giá ghi sổ Tỷ giá thực tế tại thời điểm PS nghiệp vụ) của ngoại tệ tại thời điểm xuất dùng PS nghiệp vụ 515 635 Lãi Lỗ 413 413 Chênh lệch tỷ giá tăng do đánh Chênh lệch tỷ giá giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm giá lại số dư ngoại tệ cuối năm Tất cả các nghiệp vụ trên đều phải đồng thời ghi đơn TK 007 - Ngoại tệ các loại. 007 Thu nợ bằng ngoại tệ Thanh toán nợ bằng ngoại tệ - Doanh thu, TN tài chính, - Mua vật tư, hàng hóa, công TN khác bằng ngoại tệ cụ, TSCĐ…bằng ngoại tệ Sơ đồ 1.2: Kế toán tiền mặt ngoại tệ Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 14
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền 1.2.5. Hạch toán vàng bạc, kim khí, đá quý: 1.2.5.1. Nguyên tắc kế toán vàng bạc, kim khí, đá quý: - Đối với vàng bạc, kim khí, đá quý phản ánh ở tài khoản tiền mặt chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng bạc, kim khí, đá quý. - Khi phát sinh nghiệp vụ có vàng bạc, kim khí, đá quý nhập quỹ tiền mặt thì ghi sổ theo giá mua thực tế (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán). - Khi xuất vàng bạc, kim khí, đá quý có thể tính giá bình quân hoặc giá thực tế đích danh. Tuy nhiên do vàng bạc, kim khí, đá quý là loại tài sản có giá trị lớn và mang tính tách biệt nên phương pháp tính giá thực tế đích danh thường được sử dụng. - Nếu có chênh lệch giữa giá xuất và giá thanh toán tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ thì được phản ánh vào TK 711: Thu nhập khác hoặc TK 811: Chi phí khác. - Riêng vàng bạc, kim khí, đá quý nhận ký cược, ký quỹ nhập theo giá nào thì khi xuất hoàn trả lại phải theo giá đó và phải đếm số lượng, cân trọng lượng và giám định chất lượng trước khi niêm phong. 1.2.5.2. Tài khoản sử dụng: TK 1113- Vàng bạc, kim khí, đá quý 1.2.5.3. Phương pháp hạch toán vàng bạc, kim khí, đá quý tại quỹ tiền mặt: (1). Mua vàng bạc, kim khí, đá quý nhập quỹ: Nợ TK 1113: Giá mua thực tế Có TK 111, 112: ghi trên hoá đơn. (2). Nhận ký cược, ký quỹ bằng vàng bạc, kim khí, đá quý: Nợ TK 1113: Giá thực tế nhập quỹ Có TK 338 (3388): Nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn Có TK 344: Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn. (3). Hoàn lại tiền ký cược, ký quỹ bằng vàng bạc, kim khí, đá quý: Nợ TK 338 (3388), 344… Có TK 1113: Giá thực tế lúc nhận ký cược, ký quỹ. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 15
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền (4). Xuất vàng bạc, kim khí, đá quý đem ký cược, ký quỹ: Nợ TK 144, 244/ Có TK 1113: Theo giá thực tế xuất. (5). Khách hàng trả nợ bằng vàng bạc, kim khí, đá quý: Nợ TK 1113: Giá thực tế khi được thanh toán Nợ TK 811: Chênh lệch khi giá thanh toán < giá lúc ghi nhận nợ Có TK 131: Giá thực tế lúc ghi nhận nợ phải thu Có TK 711: Chênh lệch khi giá thanh toán > giá lúc ghi nhận nợ (6). Xuất vàng bạc, kim khí, đá quý để thanh toán nợ: Nợ TK 331: Theo giá lúc ghi nhận nợ phải trả Nợ TK 811: Chênh lệch khi giá thanh toán < giá lúc ghi nhận nợ Có TK 1113: Theo giá thực tế xuất Có TK 711: Chênh lệch khi giá thanh toán > giá lúc ghi nhận nợ. 1.3. Kế toán tiền gửi ngân hàng: 1.3.1. Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng: - Căn cứ để hạch toán trên TK 112- Tiền gửi ngân hàng là các giấy báo có, giấy báo nợ hoặc bảng sao kê của ngân hàng đính kèm theo các chứng từ gốc: Uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi… Khi nhận được của ngân hàng chuyển đến kế toán phải kiểm tra đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. - Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu với chứng từ gốc và số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì số liệu kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng theo giấy báo nợ, báo có hoặc bảng sao kê. + Nếu số liệu của sổ kế toán > số liệu của ngân hàng: Ghi có TK 138 (1388)- Phải thu khác. + Nếu số liệu của sổ kế toán < số liệu trên của ngân hàng: Ghi có TK 338- Phải trả, phải nộp khác. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 16
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền Sang tháng sau tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác minh nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ. - Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc, không thuộc tổ chức kế toán, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi. - Nếu doanh nghiệp mở TK ở nhiều ngân hàng thì phải hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng ngân hàng để thuận tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. - Trường hợp gửi tiền vào ngân hàng bằng ngoại tệ thì phải được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế hay tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh. Nếu mua ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì phản ánh theo tỷ giá thực tế phải trả. - TGNH của doanh nghiệp nếu dùng để ký cược, ký quỹ mở L/C nhập khẩu… có nghĩa là doanh nghiệp không được phép chi khoản tiền gửi này cho mục đích khác thì kế toán phải chuyển từ quỹ sang khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn (TK 144) hay dài hạn (TK 244). - Trường hợp rút TGNH bằng ngoại tệ thì được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá phản ánh trên sổ kế toán TK 112 theo một trong các phương pháp: Bình quân gia quyền, LIFI, FIFO, thực tế đích danh. - Trong quá trình sản xuất kinh doanh (bao gồm cả hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của doanh nghiệp). Trường có các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ, nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch này hạch toán vào bên Có TK 515 nếu lãi tỷ giá, hoặc bên Nợ TK 635 nếu lỗ tỷ giá. - Các nghiệp vụ phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản (giai đoạn trước hoạt động) nếu có phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái thì các khoản chênh lệch này được hạch toán vào TK 413. - Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra đối chiếu. Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 17
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền 1.3.2. Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 112- Tiền gửi ngân hàng có kết cấu và nội dung phản ánh: Bên nợ: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý gửi vào ngân hàng. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng do đánh giá lại số dư tiền gửi ngoại tệ cuối kỳ (Đối với tiền gửi ngoại tệ). Bên có: - Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý rút ra từ ngân hàng. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (Đối với tiền gửi ngoại tệ). Số dư bên nợ: Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí, đá quý hiện còn gửi ở ngân hàng. 1.3.3. Nguyên tắc kế toán tiền gửi Việt Nam: 1.3.3.1. Tài khoản sử dụng: TK 1121- Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng đồng Việt Nam. 1.3.3.2. Phương pháp kế toán tiền gửi Việt Nam: Được thể hiện qua sơ đồ 1.3 1.3.4. Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngoại tệ: 1.3.4.1. Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngoại tệ: Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngoại tệ tương tự như nguyên tắc kế toán ngoại tệ tại quỹ tiền mặt. 1.3.4.2. Tài khoản sử dụng: TK 1122- Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra đồng Việt Nam. 1.3.4.3. Phương pháp kế toán tiền gửi ngoại tệ: Được thể hiện qua sơ đồ 1.4 Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 18
- Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền Sơ đồ 1.3. Kế toán tiền gửi Ngân hàng (VNĐ) 111 112 (1121) 111 Gửi Ngân hàng Rút tiền gửi Ngân hàng vào Ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 131, 136, 138 141, 144, 244 Thu hồi các Chi tạm ứng, ký cược, khoản nợ phải thu ký quỹ bằng tiền gửi NH 141, 144, 244 121, 128, 221 Thu hồi các khoản ký cược, Đầu tư ngắn hạn, ký quỹ bằng tiền gửi NH dài hạn bằng tiền gửi NH 121, 128, 221… 152, 153, 156… Thu hồi Mua vật tư, hàng hóa, cc, các khoản đầu tư …TSCĐ bằng TGNH 311, 341 133 Vay ngắn hạn, Thuế GTGT được KT vay dài hạn 411, 441 627, 641, 642… Nhận vốn góp, vốn cấp Chi phí phát sinh bằng tiền gửi NH bằng tiền gửi NH 511, 512, 515, 711 311, 315, 331… Doanh thu HĐSXKD và HĐ Thanh toán nợ bằng khác bằng tiền gửi NH tiền gửi Ngân hàng 3331 Thuế GTGT phải nộp Sinh viên: Nguyễn Thị Thuỷ - Lớp QTL201K 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun
49 p | 535 | 187
-
Luận văn: "Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương ở Công ty Vật tư - Vận tải - Xi măng "
73 p | 443 | 182
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ kỹ nghệ Hàng Hải
89 p | 478 | 182
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10
64 p | 887 | 174
-
Luận văn - Hoàn thiện công tác quản lý và cung ứng nguyên vật liệu tại Xí nghiệp sản xuất đồ dùng học cụ huấn luyện X55
74 p | 393 | 165
-
Luận văn: “Hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương“
55 p | 409 | 143
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch bán hàng tại công ty CP Vật Tư BVTV Hoà Bình
112 p | 414 | 121
-
Luận văn Hoàn thiện công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực ở Công ty xây dựng Sông Đà 8
66 p | 383 | 119
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác tổ chức mạng lưới bán hàng tại công ty Thương mại dịch vụ Tràng Thi
53 p | 373 | 75
-
Luận văn - Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu với việc tăng cường hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu Công ty cơ khí oto 1-5
72 p | 156 | 52
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu bộ linh kiện xe máy tại Công ty quan hệ quốc tế và đầu t sản xuất - CIRI
55 p | 195 | 51
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác lập và phân tích bảng cân đối kế toán
74 p | 241 | 42
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà
81 p | 208 | 42
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty cp tư vấn và đầu tư xây dựng Á Châu
97 p | 177 | 40
-
Luận văn: Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX&TM Inox Toàn Việt
61 p | 212 | 33
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển cho công nhân sản xuất trong các tổ chức
37 p | 99 | 17
-
LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu ở Công ty cổ phần sản xuất và dịch vụ cơ điện Hà Nội
89 p | 122 | 9
-
Luận văn hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại công ty Hà Bắc - Dương Thùy Mai - 1
10 p | 99 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn