Luận văn: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo tại DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng”
lượt xem 130
download
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Trước sự phát triển đó thì sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước là khó tránh khỏi. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải tạo ra sự khác biệt, ra sức cạnh tranh, tìm mọi biện pháp để đưa ra thị trường những sản phẩm, hàng hóa đạt yêu cầu của người tiêu dùng và có tính cạnh tranh cao....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo tại DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng”
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo PHẦN MỞ ĐẦU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1.1. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rỡ. Trước sự phát triển đó thì sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước là khó tránh khỏi. Vì vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải tạo ra sự khác biệt, ra sức cạnh tranh, tìm mọi biện pháp để đưa ra thị trường những sản phẩm, hàng hóa đạt yêu cầu của người tiêu dùng và có tính cạnh tranh cao. Để đạt được mục đích đó thì những sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đương nhiên điều quan trọng không thể thiếu đó là sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với người tiêu dùng và giá bán phải th ấp hơn giá bán của sản phẩm cùng loại. Mặt khác, trong doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn là mục tiêu, là sự phấn đấu và cũng là cái đích cần đ ạt tới, lợi nhuận quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp. Như vậy, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì trong quá trình sản xuất đầu ra lẫn đầu vào đều phải được đảm bảo. Nghĩa là, sản phẩm của doanh nghiệp phải được mọi người tiêu dùng chấp nhận, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn phấn đấu và tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra giá bán phù hợp. Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì hầu như các doanh nghiệp đều có những công nghệ kỹ thuật tiên tiến như nhau. Vì vậy, việc mà doanh nghiệp có chiếm lĩnh được thị trường tăng lợi nhuận thì không chỉ dựa vào công nghệ mà còn phải dựa vào sự quản lý chặt chẽ về tất cả chi phí, trong đó có chi phí giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chi phí của doanh nghiệp. Do đó, để tạo ra được lợi nhuận thì phải tiết kiệm và sử dụng hợp lý chi phí đầu vào sản phẩm để hạ giá thành sản phẩm đầu ra. Để đạt được mục tiêu đó thì không thể không nói đến bộ phận kế toán mà đặc biệt là kế toán giá thành sản phẩm. Trong quá trình GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 1 Kiệt GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt i
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo thực hiện nhiệm vụ kế toán giá thành sẽ phát hiện ra được ưu, nhược điểm của việc tạo ra sản phẩm để tham mưu cho quản lý chi phí và quản lý giá thành sản phẩm một cách chặt chẽ hơn không để lãng phí chi phí. Là một doanh nghiệp sản xuất, Doanh nghiệp tư nhân chế biến lương thực Toàn Thắng đã không ngừng đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và năng suất lao động; tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm nhằm hoàn thiện và đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt hơn phù hợp với mọi người tiêu dùng. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu trọng tâm trong công tác kế toán ở doanh nghiệp sản xuất. Từ những vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp và kết hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp cùng với những kiến thức và kinh nghiệm đã được học trong trường, em chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo tại DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của khóa luận là nhằm tìm hiểu và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo của doanh nghiệp chế biến lương thực Toàn Thắng. Từ đó, đề xuất những biện pháp hoàn thiện công tác kế toán và hạ giá thành sản phẩm nhằm đạt lợi nhuận như mong muốn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Để thực hiện được mục tiêu chung, khóa luận tiến hành đi vào nghiên cứu đối với: GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 2 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Hệ thống hóa cơ sở lý luận tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với một doanh nghiệp. Tìm hiểu và đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo của DNTN chế biến l ương thực Toàn Thắng. GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt ii Đề xuất một số biện pháp chủ yếu hoàn thiện công tác kế toán và hạ giá thành sản phẩm nhằm đạt được lợi nhuận như mong muốn. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu của phòng kế toán và các phòng ban khác trong doanh nghiệp từ đó thống kê tổng hợp số liệu và phân chia số liệu thành từng mảng theo hệ thống các phần. Tham khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tìm hiểu tình hình thực tế của công ty bằng cách hỏi trực tiếp cán bộ công ty. 1.3.2. Phương pháp phân tích - Sử dụng phương pháp hạch toán kế toán thông qua số liệu, tài liệu thu được để tiến hành hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm sản xuất sản phẩm. + Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. + Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. + Phương pháp tính giá thành sản phẩm. - Sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối đ ể phân tích giá thành sản phẩm Gạo. - Sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra biện pháp giúp giảm chi phí tới mức thấp nhất và đạt được lợi nhuận như mong muốn. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 3 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 1.4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt iii + Đối tượng nghiên cứu: Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạo của DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng. + Phạm vi về không gian: Đề tài được thực hiện tại DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng. Địa chỉ: 57/2 Lợi Vũ A, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. + Phạm vi về thời gian: Kỳ tính giá thành sản phẩm là tháng 11 năm 2010. Thời gian thực hiện đề tài từ 17/1/2011 đến 20/5/2011. 1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Đề tài nhằm giúp chúng ta hiểu biết thêm về giá thành của sản phẩm; tại sao sản phẩm đều có giá thành khác nhau? Cùng 1 loại sản phẩm nhưng mỗi doanh nghiệp sản xuất lại có những giá khác nhau, từ đâu mà có những giá cả như vậy?...Thì đề tài kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp chúng ta giải thích những câu hỏi đó. 1.6. BỐ CỤC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Phần mở đầu Tổng quan về đề tài nghiên cứu Phần nội dung Chương 1: Giới thiệu DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng Chương 2: Lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương 3: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo tại DNTN chế biến lương thực Toàn Thắng GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 4 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Chương 4: Đánh giá công tác kế toán và biện pháp hạ giá thành Phần kết luận – kiến ghị PHẦN NỘI DUNG GVHD: Ths. Trần Quốc Dũng SVTT: Nguyễn Tuấn Kiệt iv Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC TOÀN THẮNG 1.1. Quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp Tên đơn vị : Doanh nghiệp tư nhân chế biến lương thực Toàn Thắng Địa chỉ : 57/2 Lợi Vũ A, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ. Điện thoại : 07103.846.371 Mã số thuế : 1800576095 Tài khoản : 102010000283296 tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ. DNTN CBLT Toàn Thắng trước kia là Cơ Sở CBLT Toàn Thắng được thành lập ngày 16/05/2005. Sau hơn 5 năm thành lập và phát triển thành Cơ Sở CBLT Toàn Thắng đã từng bước kinh doanh thành công và ngày một mở rộng quy mô sản xuất. Năm đầu, cơ sở chủ yếu sây xát lúa gạo, nghiền cám gia công nhưng sau khoảng 3 năm thành lập cơ sở đã thu mua lúa để sản xuất gạo cung cấp cho thị trường. Vào này 15/05/2008, Cơ sở CBLT Toàn Thắng đã phát triển thành DNTN CBLT Toàn Thắng theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1800576059 do sở kế hoạch và đầu tư cấp. Sau 3 năm hoạt động từ cơ sở chế biến lương thực đã phát triển thành doanh nghiệp tư nhân chế biến lương thực. Với sự phát triển đó, đầu năm GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 5 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 2009 doanh nghiệp đã đầu tư thêm 1 nhà máy sây xát lúa gạo mới với tổng vốn đầu tư khoảng 500 triệu đồng và nhà máy đã đi vào hoạt động vào nữa năm 2009. Hiện nay, doanh nghiệp có 2 nhà máy sây xát lúa gạo và 1 máy nghiền cám gia công đáp ứng nhu cầu sây xát lúa gạo và nghiền cám của khu vực trong quận và các quận, huyện lân cận. Qua hơn 5 năm từ năm 2005 đến năm 2010, DNTN CBLT Toàn Thắng không ngừng phát triển và vững mạnh. Sản phẩm Gạo của doanh nghiệp ngày một chất lượng tốt hơn và được nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tin dùng như: Công ty TNHH XNK Thủy Sản Thiên Mã ở Ninh Kiều, TP. Cần Thơ; Công ty TNHH Bột Mì Đại Phong ở Bình Thủy, TP. Cần Thơ;… 1.2. Ngành nghề sản xuất kinh doanh DNTN CBLT Toàn Thắng có 2 ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu đó là: + Sản xuất gạo và các sản phẩm phụ như: tấm, cám và trấu. + Sây xát lúa gạo gia công, nghiền cám gia công. 1.3. Thị trường tiêu thụ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của doanh nghiệp tư nhân chế biến lương thực Toàn Thắng chủ yếu là các quận, huyện trong thành phố Cần Thơ và một số tỉnh lân cận như: Hậu Giang, Vĩnh Long,… 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 1.4.1. Sơ đồ tổ chức Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc sản xuất kinh doanh GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 6 Nhà máy Nhà máy Phòng Phòng Phòng hành Phòng kinh Kiệt kỹ thuật 1 2 kế toán chính doanh
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Sơ đồ1: Tổ chức bộ máy quản lý của DNTN CBLT Toàn Thắng 1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân và quản lý toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại, điều hành các hoạt động của doanh nghiệp theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phó giám đốc kinh doanh: Quản lý phòng kế toán, phòng hành chính và phòng kinh doanh, phụ trách về khâu lập kế hoạch kinh doanh, tuyển nhân sự, lập ra các chiến lược để cạnh tranh với các đối thủ khác, tìm đối tác tiêu thụ đầu ra và nguồn cung ứng đầu vào. Phó giám đốc sản xuất: Quản lý nhà máy 1, nhà máy 2 và phòng kỹ thuật, phụ trách về tình hình sản xuất sản phẩm, chất lượng sản phẩm, điều hành sản xuất và quản lý bộ phận trực tiếp sản xuất. Phòng kế toán: Đứng đầu là kế toán trưởng với nhiệm vụ thực hiện hoạch toán kinh doanh, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kiểm tra chứng từ, hóa đơn. Tổ chức theo dõi tình hình vật tư, tài sản doanh nghiệp, lập báo cáo tài chính và các báo cáo nội bộ để trình lên Ban giám đốc. Phòng hành chánh: Chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng lao động, tiếp nhận, phát hành và lưu trữ công văn, giấy tờ, tài liệu, tổ chức tiếp đón khách đến liên hệ công tác, đồng thời quản lý con dấu của doanh nghiệp. Phòng kinh doanh: Làm đầu mối trong việc phối hợp giữa các phòng, nhà máy sản xuất trong doanh nghiệp để triển khai thực hiện một chính sách kinh doanh cụ thể, tìm đối tác cung ứng đầu vào cũng như khách hàng tiêu GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 7 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo thụ đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, phòng kinh doanh phải tổng hợp, phân tích và lập báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo tháng, quý, 6 tháng và cả năm cho Ban Giám đốc, từ đó lập ra kế hoạch kinh doanh trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Nhà máy 1 và nhà máy 2: Thực hiện chức năng sản xuất gạo, sây xát lúa gia công, lao bóng gạo gia công và nghiền cám gia công. Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất của nhà máy và các bộ phận khác trong doanh nghiệp, bảo hộ lao động, kỹ thuật sản xuất. 1.5. Tổ chức công tác kế toán 1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán 1.5.1.1. Sơ đồ tổ chức Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán giá thành Thủ quỹ và KQKD Sơ đồ 2 : Bộ máy kế toán của DNTN CBLT Toàn Thắng 1.5.1.2. Nhiệm vụ từng bộ phận Kế toán trưởng: Chỉ đạo chung, ký các lệnh, các chứng từ, công văn có liên quan đến tài chính, kiểm tra các bộ phận kế toán bên dưới, kiểm tra và xét duyệt các báo cáo tài chính cuối niên độ kế toán. Kế toán tổng hợp: Phụ trách toàn bộ các công việc còn lại của kế toán (ngoại trừ kế toán giá thành và xác định kết quả kinh doanh), tổng hợp sổ GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 8 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo sách, kiểm tra các phần kế toán, lập các báo cáo tài chính để trình cho kế toán trưởng kiểm tra và duyệt để báo cáo cho Ban Giám đốc. Kế toán giá thành và kết quả kinh doanh: Chịu trách nhiệm theo dõi, hoạch toán các nghiệp vụ liên quan đến nhập, xuất kho nguyên vật liệu, vật tư, công cụ dụng cụ để thực hiện việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời theo dõi và hoạch toán các nghiệp vụ liên quan đến bán hàng, các dịch vụ cung ứng để xác định kết quả kinh doanh. Thủ quỹ: Theo dõi và thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt phục vụ cho các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. 1.5.2. Chế độ kế toán áp dụng Hệ thống tài khoản theo hệ thống tài khoản của quyết định số 15/2006- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng. Nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Tính giá trị xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước. Hình thức kế toán doanh nghiệp đang sử dụng là hình thức nhật ký chung. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 9 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Sơ đồ 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung Chứng từ gốc Sổ nhật ký Sổ nhật ký Sổ, thẻ kế đặc biệt toán chi tiết chung Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh các tài khoản Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hằng ngày; Ghi cuối tháng; Đối chiếu 1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 10 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 (bảng 1, trang 7) năm ta thấy lợi nhuận sau thuế của năm 2009 tăng khoảng 52,75% so với năm 2009, điều đó ta thấy năm 2009 doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn năm 2008 khi doanh nghiệp đầu tư thêm một nhà máy và đã đi vào hoạt động nữa năm 2009. Riêng năm 2010 lợi nhuận sau thuế tăng khoảng 17,30% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng ít hơn nhiều năm 2009 so với năm 2008 là năm 2010 doanh nghiệp không có mở rộng thêm quy mô kinh doanh nữa. Tuy nhiên, nếu xét về quy mô sản xuất thì năm 2010 có quy mô cũng tương tự năm 2009 mà mức tăng trưởng 17,30% như năm 2010 như vậy là doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của DNTN CBLT Toàn Thắng (Năm 2008 – 2009 – 2010) Đvt: đồngViệt Nam Chỉ tiêu STT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu bán hàng 1.889.805.450 3.694.435.508 4.245.758.369 Gi ả trừ doanh thu 2 m Doanh thu thuần 3 1.889.805.450 3.694.435.508 4.245.758.369 Giá vốn hàng bán 4 1.228.373.543 2.438.327.435 2.844.658.107 Lãi gộp 5 661.431.908 1.256.108.073 1.401.100.262 6 Doanh thu tài chính 7 Chi phí tài chính 178.859.659 359.654.890 405.638.209 Chi phí quản lý kinh doanh 8 283.470.818 591.109.681 636.863.755 Lợi nhuận thuần 9 199.101.431 305.343.501 358.598.297 Thu nhập khác 10 3.758.697 5.839.674 4.587.492 11 Chi phí khác 1.543.950 3.673.578 2.478.509 Lợi nhuận khác 12 2.214.747 2.166.096 2.108.983 Lợi nhuận trước thuế 13 201.316.178 307.509.597 360.707.280 Chi phí thuế TNDN 14 50.329.045 7 6.877.399 9 0.176.820 Lợi nhuận sau thuế 15 150.987.134 230.632.198 270.530.460 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN CBLT Toàn Thắng) 1.7. Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 11 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 1.7.1. Thuận lợi Nhờ sự thống nhất trong lãnh đạo, bộ máy quản lý của doanh nghiệp hoạt động rất đồng bộ và hiệu quả. Lợi thế của doanh nghiệp là có nhà máy sây sát nằm gần đường thủy và đường bộ nên rất thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa trên đường bộ lẫn đường thủy để từ đó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cho các nhà máy. Một lợi thế nữa đó là doanh nghiệp nằm ở Cần Thơ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long –là một vựa lúa lớn nhất nước. Từ đó, nguồn nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp là vô cùng phong phú. Mặc dù, doanh nghiệp được đăng ký và đi vào hoạt động vào năm 2005 nhưng các thành viên trong doanh nghiệp đã có nhiều năm làm nghề sản xuất và kinh doanh gạo cung cấp cho nhu cầu thiết yếu của người dân và các công ty chế biến lương thực mà nguồn nguyên liệu đầu vào là gạo. Do đó, DNTN CBLT Toàn Thắng có một đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm trong ngành sản xuất và kinh doanh gạo. Từ đó, doanh nghiệp kinh doanh ngày một thành công và mở rộng thêm quy mô sản xuất. Chính vì thế, năm 2009 doanh nghiệp đã xây dựng thêm một nhà máy sây xát và đã đi vào hoạt đ ộng nữa năm 2009. Đội ngũ cán bộ công nhân có tinh thần trách nhiệm cao, luôn chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định của doanh nghiệp đề ra, có tinh thần giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Do các thành viên đã hoạt động lâu năm trong ngành nên tạo sự ổn định về chất lượng sản phẩm cũng như sự tín nhiệm của khách hàng với sự lãnh đạo của doanh nghiệp đã quan hệ kinh doanh trước đây. Từ đó, tạo ra nguồn khách hàng tương đối ổn định và đủ lớn trong hiện tại và tương lai. 1.7.2. Khó khăn Tuy nguồn nguyên liệu đầu vào tương đối nhiều nhưng doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào. Vì doanh nghiệp mua GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 12 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo nguyên liệu chủ yếu là các ghe thương nhân mua lúa của các nông dân rồi bán lại cho doanh nghiệp. Nguồn điện phục vụ cho việc sản xuất không ổn định do thường xuyên bị cúp điện. Nhân công chủ yếu là người địa phương chưa qua đào tạo. Nắm bắt thông tin kỹ thuật còn hạn chế. 1.7.3. Định hướng phát triển Trước những thuận lợi và khó khăn như đã nêu trên, doanh nghiệp đã đề ra định hướng, giải pháp để khắc phục khó khăn, phát huy những lợi thế sẵn có nhằm đạt được mục tiêu chung là đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển. Không ngừng cập nhật, tiếp thu và vận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất, cử cán bộ đi học tập cách vận hành hệ thống máy móc một cách hiệu quả và tiết kiệm hơn. Xây dựng và đào tạo nguồn nhân lực trẻ có trình độ chuyên môn cao, giỏi nghiệp vụ công tác, có hiệu quả chất lượng cao để từng bước kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm. Cải tiến chế độ, cách trả tiền lương, tiền thưởng nhằm khuyến khích người lao động làm việc tăng năng suất và chất lượng công việc, thu hút chất xám cho doanh nghiệp. Phát triển hơn nữa mối quan hệ khăng khít giữa các phòng ban, các cá nhân nhằm đạt được sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đối với hoạt động sản xuất tại các phân xưởng, công ty đầu tư chiều sâu, giữ vững và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, khai thác hết công suất thiết bị. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 13 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Về thị trường chú trọng phát triển thị trường ra khắp các tỉnh lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long,…Ngoài ra doanh nghiệp cũng phấn đấu để sản phẩm có thể vươn ra thị trường các tỉnh xa trong nước. Chương 2 LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1. Kế toán chi phí sản xuất 2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp thực tế đã bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. 2.1.2. Các khoản mục chi phí sản xuất Có nhiều tiêu thức phân loại chi phí, sau đây là một số tiêu thức phân loại cơ bản: 2.1.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí: Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành các khoản mục chi phí sau: + Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ các chi phí NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế...dùng trong hoạt động sản xuất GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 14 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo kinh doanh trong kỳ kế toán. Ngoại trừ các chi phí NVL sử dụng không hết trong kỳ chuyển lại cho kỳ sau, xuất cho xây dựng cơ bản, xuất bán ra ngoài, … + Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả cho công nhân, các khoản phải trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của công nhân viên hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. + Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản sử dụng cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả về các dịch vụ mua ngoài như: tiền điện, nước, điện thoại, internet, bưu phí,… để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp. + Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ số chi khác ngoài các yếu tố nói trên như chi phí tiếp khách tại phân xưởng,… 2.1.2.2. Phân loại chi phí theo mục đích công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành như sau: + Chi phí NVLTT: Bao gồm chi phí về NVL chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng cho mục đích trực tiếp sản xuất sản phẩm (không tính vào khoản mục này những chi phí về NVL sử dụng vào mục đích SXC và những hoạt động ngoài sản xuất kinh doanh). + Chi phí NCTT: Là những chi phí về tiền công, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN của NCTT sản xuất ra sản phẩm. Chi phí này tính trực tiếp cho sản phẩm sản xuất ra, không tính vào khoản mục này số tiền thưởng và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp và nhân viên bán hàng. + Chi phí SXC: là những chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất chung, bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dụng c ụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác... GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 15 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 2.1.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối tương quan giữa chi phí với khối lượng sản phẩm sản xuất ra Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành như sau: + Chi phí biến đổi (biến phí): Là những CP có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng sản phẩm sản xuất ra.Có nghĩa là các CP thay đổi cùng với sự thay đổi của số lượng sản phẩm sản xuất ra. Trong thực tế, những CP này thường là CP NVLTT, nhiên liệu, tiền lương NCTT sản xuất, hàng hoá đại lý... + Chi phí cố định (định phí): Là những CP không thay đổi về tổng số khi số lượng sản phẩm sản xuất ra thay đổi trong một phạm vi nhất định nào đó, CP cũng được xem như là một khoản CP chi ra một lần mà không rút về được như: chi phí khấu hao TSCĐ, tiền thuê nhà xưởng, máy móc thiết bị...trong phạm vi cho phép, khi số lượng sản phẩm sản xuất ra tăng lên thì chi phí cố định không thay đổi nhưng chi phí cho một đơn vị sẽ giảm đi. + Chi phí hỗn hợp: Là chi phí bao gồm cả các yếu tố của chi phí khả biến và chi phí bất biến, chi phí thuộc loại này gồm chi phí thuê bao điện thoại, hợp đồng thuê xe giới hạn Km,… 2.1.2.4. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành như sau: + Chi phí trực tiếp: Là những chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp với việc sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, những chi phí này kế toán căn cứ số liệu chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. + Chi phí gián tiếp: Là những chi phí sản xuất ra nhiều loại sản phẩm cần phân bổ cho nhiều đối tượng kế toán theo tiêu chuẩn nhất định. 2.1.2.5. Phân loại chi phí theo nội dung cấu thành chi phí Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành như sau: + Chi phí đơn nhất: Là chi phí do một yếu tố duy nhất cấu thành như chi phí NVL chính dùng trong sản xuất, tiền lương công nhân sản xuất. + Chi phí tổng hợp: Là chi phí do nhiều yếu tố khác nhau được tổng hợp lại theo cùng một công dụng như chi phí quản lý phân xưởng. GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 16 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo 2.1.3. Hạch toán chi phí sản xuất 2.1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT là những khoản chi phí về NVL, vật liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu,… được sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm. Các chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí nên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có liên quan đến NVLTT để ghi theo đúng đối tượng có liên quan. Chi phí NVLTT thường bao gồm chi phí NVL chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp để sản xuất sản phẩm. Để tính toán và tập hợp chi phí NVLTT chính xác kế toán phải kiểm tra số nguyên vật liệu đã xuất dùng, còn cuối kỳ chưa sử dụng sẽ được loại ra khỏi chi phí NVLTT trong kỳ. Công thức tính chi phí NVLTT sử dụng trong kỳ: Thông thường chi phí NVLTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí, do đó có thể tập hợp riêng chi phí này vào đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành. Nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí NVLTT nhưng không thể tập hợp riêng mà phải tập hợp chung thì có thể tập hợp chung rồi sau đó phân bổ theo phương pháp cơ bản sau: Công thức phân bổ như sau: GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 17 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Cuối kỳ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí sẽ được kết chuyển sang TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nội dung kết cấu TK621: + Bên nợ: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm trong kỳ. + Bên có: − Giá trị nguyên vật liệu không dùng hết trả lại kho − Kết chuyển CP NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. + Số dư : TK621 cuối kỳ không có số dư. Hệ thống chứng từ: Lệnh xuất kho, phiếu xuất kho, bảng phân bổ NVL, bảng kiểm kê nguyên vật liệu cuối kỳ, hóa đơn NVL dùng ngay cho sản xuất,... Sơ đồ kế toán: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí NVLTT (Sơ đồ 4, trang 32) 2.1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NCTT là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 18 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí NCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào CPSX kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương phát sinh của NCTT sản xuất. Chi phí NCTT đưa vào đối tượng chịu chi phí thì xác định chi phí NCTT có thể tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Trong trường hợp chi phí NCTT không thể tính trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí thì kế toán tập hợp chung rồi tiền hành phân bổ chi phí NCTT cho các đ ối tương chịu chi phí. Tùy theo điều kiện của doanh nghiệp mà có thể chọn cách phân bổ hợp lý sau: + Theo định mức tiền lương + Theo hệ số phân bổ + Theo nguyên vật liệu + Theo sản phẩm hoàn thành nhập kho,… Cuối kỳ chi phí NCTT đã được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí sẽ được kết chuyển sang TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. Để theo dõi các khoản chi phí NCTT, kế toán sử dụng TK622- Chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung kết cấu TK622: + Bên nợ: Chi phí NCTT sản xuất sản phẩm + Bên có: KC CP NCTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm. + Số dư: TK622 cuối kỳ không có số dư. Hệ thống chứng từ: GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 19 Kiệt
- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạo Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, danh sách người lao động hưởng trợ cấp BHXH, phiếu xác nhận sản phẩm hay công việc hoàn thành, phiếu làm thêm giờ, hợp đồng giao khoán,… Sơ đồ kế toán: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí NCTT (Sơ đồ 5, trang 33). 2.1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí SXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT và chi phí NCTT. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí SXC gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác. Cuối kỳ chi phí SXC đã được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí sẽ được kết chuyển sang TK154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tính giá thành sản phẩm. Chi phí SXC được tập hợp riêng cho từng đối tượng chịu chi phí. Nếu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí nhưng không thể tập hợp riêng thì tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí theo các phương pháp cơ bản sau: + Phân bổ theo tỷ lệ với NVLTT: Phân bổ theo phương pháp này ta chỉ tính tổng NVLTT sản xuất các loại sản phẩm không tính NVL xuất dùng cho SXC, không tính NVL thừa nhập lại kho,... Công thức tính: GVHD: ThS. Trần Quốc Dũng SVTH:Nguyễn Tuấn 20 Kiệt
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Xí nghiệp xây dựng Binh đoàn 11
77 p | 3599 | 1529
-
Luận văn - Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty may Chiến Thắng
110 p | 598 | 291
-
Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình giao thông Xuyên Á
119 p | 406 | 165
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp đông lạnh thủy sản AFIEX
86 p | 417 | 133
-
LUẬN VĂN: Kế toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty liên doanh khách sạn Renaissance Riverside
47 p | 367 | 116
-
LUẬN VĂN: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP
88 p | 308 | 110
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản CADOVIMEX
93 p | 322 | 105
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH xây dựng Bách Khoa
51 p | 322 | 91
-
Luận văn: "Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hà Anh
87 p | 183 | 74
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần vật liệu - xây dựng 720 thành phố Cần Thơ
124 p | 209 | 66
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp phân bón An Lạc
85 p | 236 | 52
-
Luận văn Kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Cơ khí Chính xác Thăng Long
66 p | 156 | 33
-
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty vật tư thiết bị nông sản Thanh Trì - Hà Nội
78 p | 173 | 30
-
LUẬN VĂN: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
0 p | 189 | 29
-
Luận văn: Kế toán chi phí và giá thành tại Công ty Cổ phần địa ốc An Huy
35 p | 118 | 22
-
luận văn: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp cảng hà nội
81 p | 96 | 21
-
Luận văn Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH Việt Minh
75 p | 143 | 18
-
LUẬN VĂN: Kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Cơ khí Chính xác Thăng Long
60 p | 135 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn