intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn " KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐẠI HỌC AN GIANG "

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:74

432
lượt xem
82
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đề tài đem lại. 2. Cơ sở hình thành: Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh để phát triển như một kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực, từ cạnh tranh trong kinh doanh cho đến cạnh tranh trong học hành rồi cả cạnh tranh trong chuyện tìm kiếm việc làm. Có một công việc ổn định luôn là mong muốn của tất cả mọi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn " KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐẠI HỌC AN GIANG "

  1. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH MAI THỊ NHƯ QUỲNH KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐẠI HỌC AN GIANG Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
  2. ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG VIỆC LÀM CỦA CỰU SINH VIÊN NGÀNH KẾ TOÁN ĐẠI HỌC AN GIANG Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp Sinh viên thực hiện: Mai Thị Như Quỳnh Lớp ĐH4KT – MSSV: DKT030259 Giảng viên hướng dẫn: Ths Huỳnh Phú Thịnh Long Xuyên, tháng 05 năm 2007
  3. CÔNG TRÌNH Đ ƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG H ướng dẫn viên: Thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Giám khảo, nhận xét 1: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Giám khảo, nhận xét 2: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh ngày……tháng……năm 2006
  4. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang LỜI CẢM ƠN  Trong suốt cuộc đời của mỗi con người đều có những thời điểm chuyển giao từ một ho àn cảnh cũ sang một hoàn cảnh mới, người ta thường gọi đó là những bước ngoặt. Đối với tôi ho àn thành công trình nghiên cứu này cũng chính là một bước ngo ặt, bước ngoặt khép lại quá trình học tập và rèn luyện tại trường để b ước ra tìm kiếm cho mình một công việc. Để ho àn thành công trình này tôi đ ã đem tất cả các kiến thức được lĩnh hội trong su ốt quá trình học tập tại trường, chính vì thế, thông qua đây tôi muốn được gửi lời cám ơn đến tất cả quý thầy cô trong và ngoài khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đ ã tận tình dạy bảo tôi trong suốt bốn năm đại học. Tôi cũng xin cảm ơn đến các phòng, ban tại trường Đại học An Giang đ ã tạo điều kiện cho tôi ho àn thành các dữ liệu cho nghiên cứu này. Đặt biệt, người đầu tiên tôi mu ốn tri ân nhất đó là thạc sĩ Huỳnh Phú Thịnh, người đ ã rất nhiệt tình theo sát, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Để ho àn thành khóa luận này, có những người không trực tiếp hướng dẫn cách thức nghiên cứu nhưng đã động viên, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện, đó chính là gia đ ình, b ạn b è tôi. Đối với tôi đây là động lực rất lớn để tôi có thể hoàn thành tốt quá trình nghiên cứu của mình, tôi xin gởi đến họ lời cảm ơn chân thành nhất! Mai Thị Như Quỳnh SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang i Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  5. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang PHẦN TÓM TẮT Theo kết quả thống kê của Cục thống kê An Giang năm 2005, số lượng lao động chỉ đáp ứng đủ 66% nhu cầu lao động trong tỉnh trong khi đó không ít người lao động phải… nằm nhà chơi vì không có việc làm. Tại sao lại có sự “lệch pha” như vậy? Vấn đề được các doanh nghiệp giải đáp đó chính là chất lượng lao động. Theo tham khảo ý kiến của các chủ doanh nghiệp về chất lượng người lao động trong doanh nghiệp mình, câu trả lời là chỉ mới đáp ứng được khoảng 89% yêu cầu công việc ( Số liệu thống kê 2005 - Cục thống kê An Giang). Vấn đề đặt ra hiện nay không chỉ đối với giáo dục An Giang mà đối với nền giáo dục của cả đất nước đó chính là đào tạo ra những cử nhân, kỹ sư, thợ nghề có chất lượng đáp ứng cho nhu cầu doanh nghiệp. Và đ ể làm đ ược điều này không có con đường nào khác đó chính là phải xem xét lại mức độ tương thích giữa giáo dục đại học, dạy nghề và nhu cầu, yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Và một trong những mục đích mà đ ề tài này hướng đến là muốn kiến nghị vấn đề trên đ ến tất cả những người làm công tác “trồng người” của tỉnh. Bên cạnh mục đích này, thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, tỷ lệ làm đúng ngành, thu nhập, thăng tiến , khả năng hoà nhập,…tác giả cung cấp cho người đọc một bức tranh tổng thể về tình trạng nghề nghiệp của các cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán, trường Đại học An Giang hiện nay. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này, tác giả cũng đưa vào các yếu tố về hoạt động làm thêm, kết quả xếp loại, giới tính, thời điểm tốt nghiệp để xem xét mối quan hệ tác động của của chúng đến nghề nghiệp. Dựa vào các chỉ tiêu trên tác giả đưa ra một kết qu ả đánh giá tổng quát về mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên. Và một phần quan trọng trong đề tài này đó chính là những suy nghĩ của các cựu sinh viên muốn đóng góp, chia sẻ với những người làm công tác giáo dục - đ ào tạo và các bạn sinh viên, đặc biệt là những bạn đang chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, chuẩn bị đối mặt với việc tìm kiếm một chỗ làm. Tổng hợp tất cả các kết quả nghiện cứu và những suy nghĩ của các cựu sinh viên, tác giả cũng đ ã trình bày một số chính kiến của mình xoay quanh vấn đề nghề nghiệp và thông qua đ ề tài này mong muốn được gởi những tâm tư nguyện vọng của mình nói riêng và của các thế hệ sinh viên nói chung đ ến nhà trường và các doanh nghiệp. Mong cả hai có cùng tiếng nói chung để tìm giải pháp cho vấn đề thiếu lao động chất lượng mà các doanh nghiệp đã đề cập. SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang ii Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  6. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i PHẦN TÓM TẮT ..................................................................................................... ii DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ ........................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iv Chương 1: TỔNG QUAN Giới thiệu chương 1............................................................................................ 1 1. Cơ sở hình thành ................................................................ ................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................ ................................ ........................... 1 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2 4. Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................ 2 5. Kết cấu khóa luận ................................ ............................................................... 3 6. Kết luận chương 1 .............................................................................................. 3 7. Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu chương 2 .............................................................................................. 4 2.Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang ........... 4 3.Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................... 4 3.1.Việc làm là gì? .............................................................................................. 4 3.2.Thế nào là một việc làm tốt ........................................................................... 5 3.3. Định nghĩa và đ ặc điểm của nghề nghiệp ................................ ...................... 5 3.4. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc ......................................................... 5 3.5. Thu nhập ...................................................................................................... 6 4.Thực trang làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay ............ 6 5. Các giả định đo lường mức độ thành công của các cựu sinh viên ........................... 7 6.Các nghiên cứu có trước......................................................................................... 8 7.Mô hình nghiên cứu ................................ ............................................................... 9 8.Kết luận chương 2 .................................................................................................10 Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Giới thiệu chương 3 ................................ ..............................................................11 2.Tổng thể nghiên cứu ................................ ..............................................................11 2.1.Những nét khái quát về sinh viên chuyên ngành Kế toán khoá 1, 2 , 3 ..........11 2.2. Kết quả xếp loại tốt nghiệp của các cựu sinh viên ................................ ........12 SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang iii Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  7. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang 3. Thiết kế nghiên cứu ................................ ..............................................................14 3.1. Nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp ....................................................................14 3.2.Nghiên cứu định tính – khám phá .................................................................14 3.3. Nghiên cứu định lượng - thử nghiệm ...........................................................15 3.4.Nghiên cứu định lượng chính thức ................................................................16 4.Thang đo ...............................................................................................................18 5.Kết luận chương 3 .................................................................................................18 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1.Giới thiệu chương 4 ................................ ..............................................................19 2.Tình hình chung về nghề nghiệp của cựu sinh viên ngành Kế toán ........................19 2.1.T ỷ lệ có việc làm ................................ ................................ ..........................19 2.2.T ỷ lệ làm đúng ngành ...................................................................................21 2.3.Thu nhập ......................................................................................................23 2.4. Địa bàn công tác ................................ ................................ ..........................26 2.5.Loại hình doanh nghiệp chủ yếu mà sinh viên lựa chọn ............................... .26 2.6. Khả năng thích nghi công việc .....................................................................28 2.7. Mức độ ổn định công việc ...........................................................................29 2.8.Mức độ hài lòng công việc hiện tại ................................ ...............................32 2.9.Khả năng thăng tiến ......................................................................................32 2.10. Cựu sinh viên và những khoá đ ào tạo thêm ................................................34 3. Mối quan hệ giữa kết quả xếp loại tốt nghiệp và nghề nghiệp ...............................34 3.1. Mối quan hệ xết quả xếp loại tốt nghiệp và chức vụ .....................................34 3.2. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp và thu nhập ................................ ........35 4. Mối quan hệ giữa làm thêm và nghề nghiệp .........................................................35 4.1. Những kỹ năng mà hoạt động làm thêm đem lại ..........................................37 4.2. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc ................................................38 4.3. Mối quan hệ làm thêm và khả năng ho à nhập...............................................39 4.4. Mối quan hệ làm thêm và chức vụ ................................ ...............................39 4.5. Mối quan hệ làm thêm và thu nhập hiện tại ..................................................40 5. Đánh giá mức độ thành công trong nghề nghiệp của các cựu sinh viên Kế toán ....40 6. Kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của cựu sinh viên cho công tác đào tạo .................41 6.1. Đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng các kiến thức đ ược học vào thực tế công việc ......................................................................................................41 6.2. Các kỹ năng phẫm chất cần thiết cho các Kế toán viên ................................42 6.3. Những đóng góp cho công tác đ ào tạo của trường ................................ ........44 SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang iv Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  8. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Giới thiệu chương 5 ................................ ..............................................................45 2.Nhận xét chung .....................................................................................................45 2.1. Bức tranh chung về tình trang việc làm của các cựu sinh viên .....................45 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc làm ........................................................45 3.Kiến nghị ..............................................................................................................47 4. Hạn chế của đề tài ................................................................................................48 PHỤ LỤC ................................................................................................................49 SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang v Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  9. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ A- BIỂU ĐỒ: 1. Tổng số sinh viên ba khóa ................................ ................................ .................11 2. Thực trạng tốt nghiệp ........................................................................................12 3. Xếp loại tốt nghiệp ............................................................................................13 4. T ỷ lệ có việc làm ................................................................ ...............................19 5. T ỷ lệ có việc làm phân theo giới tính .................................................................20 6. T ỷ lệ có việc làm phân theo thời điểm tốt nghiệp ...............................................20 7. Lý do có việc làm ................................ ..............................................................21 8. T ỷ lệ làm đúng ngành ........................................................................................22 9. T ỷ lệ làm đúng ngành phân theo giới tính ................................ ..........................22 10. Tỷ lệ làm đúng ngành phân theo thời điểm tốt nghiệp ......................................23 11. Mức thu nhập hiện nay của các cựu sinh viên ..................................................24 12. Mức thu nhập phân theo giới tính ....................................................................24 13. Mức thu nhập phân theo thời điểm tốt nghiệp ..................................................25 14. Mức độ hài lòng đ ối với thu nhập ....................................................................25 15. Địa bàn công tác ................................ ..............................................................25 16. Các loại hình doanh nghiệp các cựu sinh viên đang công tác ...........................27 17. Tỷ lệ công tác trong các thành phần kinh tế phân theo giới tính .......................28 18. Khả năng ho à nhập ................................ ................................ ..........................29 19. Khả năng ho à nhập phân theo giới tính ............................................................29 20. Khả năng ho à nhập phân theo thời điểm tốt nghiệp ..........................................30 21. Mức độ ổn định công việc ...............................................................................30 22. Mức độ ổn định công việc phân theo giới tính ................................ .................31 23. Mức độ ổn định công việc phân theo thời điểm tốt nghiệp ...............................32 24. Nguyên nhân sinh viên thay đổi chỗ làm .........................................................32 25. Mức độ hài lòng đ ối với công việc hiện tại ......................................................33 26. Khả năng thăng tiến phân theo giới tính...........................................................34 27. Khả năng thăng tiến phân theo thời điểm tốt nghiệp ................................ ........34 28. Các khoá học sau ra trường .............................................................................35 29. Mối quan hệ giữa xếp loại tốt nghiệp chức vụ..................................................36 30. Xếp loại tốt nghiệp và thu nhập .......................................................................36 31. Tỷ lệ làm thêm của sinh viên ...........................................................................37 SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang vi Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  10. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang 32. Mức độ phù hợp của việc làm thêm so với chuyên ngành ................................38 33. Những kỹ năng hoạt động làm thêm đem lại ....................................................38 34. Mối quan hệ làm thêm và thời gian chờ việc ....................................................39 35. Làm thêm đúng chuyên ngành và thời gian chờ việc ................................ ........39 36. Làm thêm và khả năng ho à nhập .....................................................................40 37. Làm thêm và chức vụ hiện tại ..........................................................................40 38. Làm thêm và thu nhập hiện tại.........................................................................41 39. Mức độ thành công của các cựu sinh viên........................................................41 40. Mức độ ứng dụng kiến thực vào thực tế công việc (theo thời điểm tốt nghiệp) .42 41. Mức độ ứng dụng kiến thức vào thực tế (công việc cụ thể) ..............................43 42. Phẩm chất cần thiết cho kế toán viên ................................ ...............................44 43. Kỹ năng cơ b ản cần thiết cho kế toán viên .......................................................44 44. Kỹ năng tư duy và công đ ồng cho kế toán viên ................................................45 B- BẢNG ĐỒ (đã đ ính kèm trong phụ lục) SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang vii Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  11. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang Chương 1 TỔNG QUAN 1. Giới thiệu: Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và nh ững ý nghĩa thiết thực mà đ ề tài đem lại. 2. Cơ sở hình thành: Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày nay, cạnh tranh để phát triển như một kim chỉ nam cho tất cả các hoạt động trong mọi lĩnh vực, từ cạnh tranh trong kinh doanh cho đến cạnh tranh trong học hành rồi cả cạnh tranh trong chuyện tìm kiếm việc làm. Có một công việc ổn định luôn là mong muốn của tất cả mọi người, đặc biệt là những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, những con người đang háo hức cho bước ngoặt mới của đời mình. Nặng mối lo về việc làm là vậy, nhưng một điều cũng không kém làm cho biết bao sinh viên, cả gia đình, nhà trường và xã hội trăn trở, đó là được làm đúng ngành nghề đào tạo. Có rất nhiều sinh viên ra trường, cầm tấm bằng loại ưu trong tay như ng không kiếm cho mình được một công việc phù hợp, đúng ngành mình đã được học, kết quả họ phải làm những công việc ít liên quan thậm chí có khi trái ngược nghề, gây lãng phí chất xám rất nhiều cho xã hội và cả chính bản thân họ nữa. Hiện tượng này đang trở thành một vấn nạn không chỉ của một hai trường mà hầu như của chung tất cả các trường đại học ở Việt Nam. Đối với trường đại học An Giang, từ khi thành lập trường đến nay, đã có ba khóa sinh viên chuyên ngành Kế toán tốt nghiêp. Họ là những thế hệ đã từng được đào tạo tại một khoa Kinh tế- QTKD còn non trẻ của ngôi trường đại học vừa kỷ niệm bảy năm thành lập của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, so với các trường chuyên về Kinh tế hoặc tại các khoa, khối kinh tế của các trường lâu năm khác, họ cũng đã được trau dồi những kiến thức chuyên ngành với chương trình đào tạo tương đ ương. Chính vì là những thế hệ sinh viên đầu tiên mà trư ờng vừa đ ào tạo qua, nên việc làm hiện nay của các cựu sinh viên này là một trong những sự kiện quan tâm hàng đầu của Ban giám hiệu, những thầy cô làm công tác đào tạo tại trường, đặc biệt là các thầy cô công tác tại khoa Kinh tế- QTKD. Mối quan tâm này tập trung rất nhiều vấn đề: Sau khi tốt nghiệp, những cựu sinh viên Kế toán đã có những công việc như thế nào? Có đúng chuyên ngành được đào tạo hay không? Mức thu nhập ra sao? Công việc làm thêm có giúp ích gì cho nghề nghiệp hiện nay của họ? Khả năng thăng tiến?, …. Đáp án của những câu hỏi này một p hần nào đó sẽ phản ánh được kết quả đ ào tạo chuyên ngành Kế toán tại trường. Bên cạnh đó, kết quả mà nghiên cứu đem lại có giá trị tham khảo rất lớn cho những sinh viên khóa 4 chuẩn bị ra trường thậm chí cả những thế hệ sinh viên kế tiếp. Là một sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường nên tôi có mối quan tâm rất sâu sắc đối với vấn đề trên, chính điều này là những cơ sở thiết thực cho việc hình thành đ ề tài “Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên chuyên ngành Kế toán - trường Đại học An Giang” mà tôi đang thực hiện. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Với những nhận định nêu trên, đ ể đề tài có thể chuyển tải một cách khái quát nhất tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán nhưng vẫn đảm b ảo độ sâu của vấn SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 1 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  12. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang đề, hướng người đọc dễ theo dõi, tác giả xin đưa ra những mục tiêu mà nghiên cứu này sẽ tiến hành làm rõ, bao gồm: - Cung cấp một bức tranh tổng quát về tình trạng việc làm của các cựu sinh viên ngành Kế toán, trường đại học An Giang thông qua các chỉ số về tỷ lệ có việc làm, t ỷ lệ làm đúng ngành nghề đ ược đ ào tạo, mức thu nhập, khả năng thăng tiến,…. - Phân tích ảnh hưởng của kết quả xếp loại tốt nghiệp đến việc làm (Có phải tốt nghiệp loại ưu đều có công việc tốt? Hay còn phụ thuộc vào những yếu tố khác? Nếu vậy thì đó là những yếu tố nào?). Chúng ta cũng sẽ xem xét sự tác động của hoạt động làm thêm đến hiệu quả công việc sau khi ra trường của các cựu sinh viên. Vì có thể nói ho ạt động làm thêm như là một môn học thực tế của sinh viên, tạo điều kiện cho sinh viên có môi trường thực hành những điều đã tiếp nhận được, thêm vào đó, ho ạt động này còn bổ trợ rất nhiều kĩ năng cần thiết. Ngoài hai yếu tố chính yếu trên, trong nghiên cứu này còn tìm hiểu sự khác biệt về thời điểm tốt nghiệp và giới tính có ảnh hưởng đến mức độ thành công trong nghề nghiệp hay không? - Sau khi ra trường, khi đ ã tiếp cận với nghề nghiệp thực tế, chắc chắn các cựu sinh viên đ ã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm và họ cũng rất muốn được chia sẻ và nêu lên những chính kiến của mình đ óng góp cho công tác đào tạo của trường, đặc biệt là đ ối với chuyên ngành Kế toán. Nghiên cứu này sẽ tổng kết những ý kiến đó tạo luồng thông tin phản hồi cho những người làm công tác d ạy và học tại trường. - Cuối cùng, dựa trên các kết quả nghiên cứu được, tác giả xin đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo của khoa, trường. 4. Phạm vi nghiên cứu: 4.1. Đối tượng khảo sát: Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp khóa 1, 2, 3 đã tốt nghiệp ra trường. Không tiến hành nghiên cứu trên các sinh viên chưa tốt nghiệp. 4.2. Giới hạn nhiệm vụ nghiên cứu: Do thời gian nghiên cứu có hạn và để đi đúng mục tiêu ban đ ầu mà đ ề tài đ ã chọn nên một số vấn đề chỉ nêu những con số thống kê để mô tả xu hướng chung trong chọn lựa ngành nghề của cựu sinh viên, khô ng tiến hành nghiên cứu sâu, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến vấn đề đó, cụ thể không nghiên cứu các vấn đề sau: - Chỉ cần biết xu hướng chọn lựa địa phương công tác nhưng không đi vào lập mô hình xem xét các yếu tố tác động đến chọn lựa đó. Các cựu sinh viên có phục vụ cho quê nhà mình không. - 4.3. Không gian nghiên cứu: không giới hạn 4.4. Thời gian nghiên cứu: hơn 03 tháng, từ 30/2/2007 đến 18/06/2007. 5. Ý nghĩa nghiên cứu: Với những mục tiêu mà đ ề tài hướng đến, tác giả hi vọng qua nghiên cứu này sẽ cung cấp đến các đối tượng tương ứ ng những ý nghĩa thiết thực, như: - Cung cấp kinh nghiệm cho các sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, các sinh viên đang theo học và cả các bạn đang chuẩn bị dự thi vào ngành Kế toán doanh nghiệp, tạo cho các bạn có một b ước đệm thật tốt để nhảy vọt trong nghề nghiệp sau này. Thông qua các kết quả mà nghiên cứu đem lại như thu nhập hiện nay của sinh viên kinh tế, xu SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 2 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  13. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang thế chọn lựa ngành nghề, đơn vị công tác,…sẽ là những tài liệu tham khảo rất lớn cho các sinh viên chuẩn bị ra trường. - Với những ý kiến phản hồi từ các cựu sinh viên, lấy làm cơ sở tham khảo cho kế ho ạch đào tạo cũng như giảng dạy của trường ĐHAG, đặc biệt là khoa Kinh tế_QTKD trong tương lai. - Làm cơ sở tham khảo cho Sở Lao động - Thương binh - Xã hội tỉnh, các hội nghề nghiệp và các cơ quan hữu quan trong chiến lược quản lý nghề nghiệp và thu hút nhân tài, tạo điều kiện cho các sinh viên An Giang có thể phát huy những kiến thức tiếp thu đ ược phục vụ tỉnh nhà. 6. Kết cấu của đề tài: Gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan - Phần này nêu lên những lí do tác giả chọn lựa đề tài này, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và những ý nghĩa thiết thực mà đ ề tài đem lại. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu - Chương này nêu lên một cách khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường ĐH An Giang, các cơ sở lý thuyết, ý kiến xoay quanh các vần đề chung về nghề nghiệp của người lao động Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, thiết kế một mô hình nghiên cứu tạo sự lôgic, giúp cho người đọc dễ tiếp cận vấn đề hơn. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Giới thiệu cách thức thu thập, phân tích dữ liệu, phương pháp chọn mẫu, các thang đo trong phân tích dữ liệu tự động…Nói chung là các phương pháp nghiên cứu để cho ra các con số đ ã được xử lý. Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Đây là chương chính yếu nhất của đề tài, nó chuyển tải tất cả những đáp án của mục tiêu nghiên cứu (mà trong chương 1 đ ã xác đ ịnh), thông qua mô hình nghiên cứu (chương 2) và quá trình phân tích (chương 3). Đến chương này, người đọc có thể có cái nhìn khái quát về tình trạng việc làm của cựu sinh viên. Chương 5: Kết luận và kiến nghị - Tổng kết các kết quả thu thập được qua đề tài nghiên cứu này, trình bày các chính kiến của tác giả. 7. Kết luận chương 1: Mỗi một đề tài ra đời đều có những cơ sở hình thành, mục tiêu, đối tư ợng nghiên cứu và mang một ý nghĩa nào đó. Những yếu tố này sẽ khơi mào cho các bư ớc tiến hành cho chương sau: cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu. SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 3 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  14. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Giới thiệu: Chương này nêu lên một cách khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Đại học An Giang, các cơ sở lý thuyết, ý kiến xoay quanh các vần đề chung về nghề nghiệp của ngư ời lao động Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, thiết kế một mô hình nghiên cứu tạo sự lôgic, giúp cho ng ười đọc dễ tiếp cận vấn đề h ơn. 2. Khái quát về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Đại học An Giang:1 Mục tiêu đào tạo: Đào tạo cử nhân có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt; nắm vững những kiến thức cơ b ản về kinh tế-xã hội, quản trị kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Các kiến thức và k ỹ năng Cử nhân Kế Toán đáp ứng: Ngoài căn bản về kinh tế và qu ản trị kinh doanh, đ ược trang bị kiến thức về qui trình công nghệ kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch định chính sách kế toán kiểm toán; tài chính doanh nghiệp; quản trị tài chính, tiền tệ ngân hàng, kế toán tài chính; có kỹ năng sử dụng công cụ tin học trong phân tích tài chính và nghiệp vụ kế toán và kiến thức về ngoại ngữ để tiếp cận thông tin và làm việc trong môi trường kinh tế hội nhập. Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp có khả năng có thể khởi sự doanh nghiệp độc lập, làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân và quốc doanh, trong các doanh nghiệp trong nông thôn như trang trại, hợp tác xã nông nghiệp. 3. Cơ sở lý thuyết: 3.1. Việc làm là gì? Theo trang thông tin điện tử của Công đo àn bưu điện Việt Nam: Việc làm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người vì nhờ nó con người có điều kiện tạo thu nhập để đảm bảo các nhu cầu vật chất, tinh thần của mình và các thành viên trong gia đình, đồng thời là điều kiện để con người tham gia vào các hoạt động xã hội, quan hệ xã hội, qua đó khẳng định vai trò, giá trị xã hội của mình. Việc làm là một hiện tượng xã hội đặc biệt, được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau, thí dụ: “Việc làm là một quan hệ sản xuất nảy sinh do có sự kết hợp giữa cá nhân người lao động kinh tế của một xã hội, nghĩa là tất cả những gì quan hệ đến cách thức kiếm sống của con ng ười, kể cả các quan hệ xã hội và các tiêu chuẩn hành vi tạo khuôn khổ của quá trình kinh tế”. Điều 13, Bộ luật lao động, việc làm được định nghĩa: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều thừa nhận là việc làm”. Với định nghĩa 1 Nguồn: Ngành Kế toán doanh nghiệp khoa Kinh tế-QTKD, http://www.agu.edu.vn SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 4 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  15. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang này, việc làm được hiểu đầy đủ hơn, làm thay đổi nhận thức chật hẹp trước đây, tạo yếu tố thuận lợi về tâm lý, tránh sự mặc cảm hoặc thái độ không đúng với một số công việc cần thiết trong đời sống hàng ngày. 3.2. Thế nào là một việc làm tốt? Để tìm đ áp án lời cho câu hỏi này vừa dễ nhưng cũng rất khó. Dễ là ai cũng có thể trả lời đ ược nhưng khó chính là rút ra đ ược một định nghĩa chính xác về nó. Đối với mỗi người là mỗi cảm nhận khác nhau, có người cảm thấy công việc phải đáp ứng đầy đủ những yếu tố này mới là một công việc tốt như ng đối với người kia thì phải có thêm những yếu tố khác và càng hỏi chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ có thể tìm được điểm dừng của câu trả lời. Nhưng để giải thích rõ một số cơ sở lý luận cho đề tài này, tác giả đ ã tiến hành tham khảo ý kiến của những người đang làm việc và một số sinh viên năm cuối tại trường Đại học An Giang về khái niệm này và có thể tóm tắt ở một số nội dung chính sau: Một công việc tốt là một công việc phải đảm bảo các yếu tố sau: + Nội dung công việc phải phù hợp sở thích + Nội dung công việc phù hợp với năng lực + Có điều kiện phát triển năng lực cá nhân + Có điều kiện thăng tiến + Thu nhập thỏa đ áng + Ý kiến của tất cả mọi người đều đ ược tôn trọng. + Không khí làm việc hòa nhã, năng đ ộng, đo àn kết. 3.3. Định nghĩa và đặc điểm của nghề nghiệp:2 Nghề là một dạng xác định của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động, nó là tổng hợp những kiến thức và k ỹ năng trong lao động mà con người tiếp thu được do kết quả đào tạo chuyên môn và tích lũy kinh nghiệm trong công việc. Nghề có những đặc điểm:  Là một công việc chuyên làm.  Là phương tiện sinh sống gắn với cả hoặc phần lớn cuộc đời.  Theo nghĩa rộng bao hàm cả lao động trí óc và lao động chân tay.  Phù hợp cho xã hội và có ích cho xã hội. Theo chính kiến của tác giả và tham khảo ý kiến của một số cá nhân đã từng đi xin việc, trong tất cả các yếu tố để người lao động đi đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp cho mình, có ba yếu tố quan trọng đó chính là thu nhập, môi trường làm việc và cơ hội thăng tiến: 3.4. Cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc Đa số các nhà lãnh đạo hàng đầu Việt Nam hiện nay (Tổng giám đ ốc công ty Cafe Trung Nguyên – Ông Đặng Lê Nguyên Vũ; Ông Nguyễn Hữu Lệ- chủ tịch Hội đồng tư vấn Cty TMA; b à Đỗ Anh Thư – Trưởng phòng tư vấn nhân sự Cty Navigos Group) đ ều cho rằng một môi trường làm việc tốt là một môi trường luôn có sáng tạo, 2 Nguyễn Bá Ngọc – Báo Nghiên cứu kinh tế, số ra 02/2007 SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 5 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  16. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang thi đua, người lao động có điều kiện phát huy năng lực của mình, ý kiến của mọi người luôn được tôn trọng,....Bên cạnh còn có chính sách đãi ngộ, trọng dụng nhân tài, luôn tạo cơ hội cho họ thăng tiến. 3.5 Thu nhập? Thu nhập của người lao động: là tổng các khoản mà người lao động nhận được do sự tham gia của họ vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thu nhập của người lao động bao gồm: + Tiền lương, tiền thưởng và các kho ản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất như lương: Gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng trong lương; các khoản phụ cấp và thu nhập khác của người lao động được hạch toán vào chi phí sản xu ất, vào giá thành sản phẩm như phụ cấp ca 3, phụ cấp đắt đỏ, phụ cấp đi lại, ăn giữa ca, trợ cấp thuê nhà và các khoản phụ cấp thường xuyên, không thường xuyên khác cho người lao động. Bao gồm các hình thức trả bằng tiền, bằng hiện vật như: Thực phẩm, đồ uống, nhiên liệu, quần áo (trừ quần áo bảo hộ lao động). + Bảo hiểm xã hội trả thay lương: Là khoản cơ quan BHXH chi trả cho người lao động của doanh nghiệp trong thời gian nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động... theo chế độ quy định hiện hành. + Các kho ản thu nhập khác không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh: Là các khoản chi trực tiếp cho người lao động nhưng không hạch toán vào chi phí sản xuất mà ngu ồn chi lấy từ quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, lợi nhuận của chủ doanh nghiệp ho ặc từ các nguồn khác (qu à tặng, thưởng của cấp trên...).3 Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê đ ã xác đ ịnh mức thu nhập của người lao động ở khu vực thành thị VN trong năm 2004 mới chỉ đạt 815.100 đồng/tháng, còn ở khu vực nông thôn là 378.000 đồng/tháng. Trong đó, mức lương trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, năm 2006 là 2,2 triệu đồng/tháng (gấp 1,5 lần so với năm 2000), tiền lương bình quân trong doanh nghiệp nhà nước đạt 2,1 triệu đồng/tháng (gấp hơn 2 lần so với năm 2000) và trong doanh nghiệp dân doanh là 1,6 triệu đồng/tháng (gấp 2,2 lần so với năm 2000).4 4. Thực trạng làm đúng ngành nghề đào tạo của sinh viên Việt Nam hiện nay: Ra trường có việc làm và phù hợp với ngành nghề đào tạo là mong mu ốn của hầu hết tất cả bạn trẻ ngày nay. Làm đúng ngành, sinh viên có điều kiện phát huy tất cả những kiến thức đã dung nạp trong suốt những năm ngồi ở giảng đ ường. Nhưng theo thống kê của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam thì khoảng 50% sinh viên ra trường không có việc làm và chỉ có 30% trong số đó làm đúng ngành nghề đã học5. Sau đây là những con số điển hình cho xu thế hiện nay:  Theo nhận định của thầy Nguyễn Đức Hiển, Chủ nhiệm khoa CNTT, ĐH Dân lập Duy Tân, số sinh viên ra trường đ ược làm đúng ngành chỉ khoảng trên dưới 50% .  Tại ĐH sư phạm TP Hồ Chí Minh, trên 70% số sinh viên hệ chính quy tốt nghiệp ra Trường có việc làm đúng ngành nghề đ ào tạo.6 3 www.worldbank.org.vn 4 www.qdnd.vn thứ bảy ngày 19/05/07 5 www.thanhnien.com.vn SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 6 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  17. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang  Trường Đại học Dân lập Cửu Long đ ến nay có khoảng 70% sinh viên có việc làm đúng ngành nghề 7  Còn theo ông Lê Quang Minh, Đại học cần Thơ, con số sinh viên ra trường có việc làm đúng ngành nghề của các trường Đại học là rất ảm đạm. Một phần là do các trường chưa có thông tin thực tế để điều phối, liên kết đ ào tạo cho hợp lý. "Trường tôi nằm ở vùng có nhiều nhà máy chế biến nông sản nhưng sinh viên ngành này ra trường chỉ khoảng 40% có việc làm. Khi gặp gỡ trực tiếp giám đốc các doanh nghiệp, lãnh đạo trường mới biết mỗi đơn vị có chừng 500 người nhưng chỉ cần 2 kỹ sư là đủ" - ô ng Minh nói. "Nếu nhận thông tin sớm hơn, chúng tôi sẽ có hướng đ ào tạo hiệu quả hơn".8 Trong lá thư gởi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, một công dân tên DHQ (đăng trên website của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã viết “Tôi là một công dân Việt Nam và rất buồn vì nền giáo dục nước nhà "mãi tụt hậu", và tôi cũng muốn chia sẻ những nhìn nhận và trải nghiệm về thực tại của việc đào tạo của giáo dục Việt Nam. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp không thất nghiệp nhưng thất nghề. Hàng năm, các trường đại học báo cáo lên Bộ những con số "như mong đợi" về kết quả đào tạo và số lượng SV ra trường có việc làm: >90 sinh viên tốt nghiệp có việc làm, hầu hết có công việc ổn định.....Đúng! Các sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm, chắc chắn là họ phải tìm được việc làm rồi, nếu không họ sẽ không thể tồn tại đ ược. Nhưng vấn đề ở đây họ làm cái gì? Công việc gì? Một sinh viên tốt nghiệp Học viện Hành Chính Quốc gia, sau khi ra trường loại khá không xin được một công việc liên quan đ ến ngành học - đành xin làm nhân viên nhân viên sửa chữa điện thoại của một công ty bán điện thoại cũ tại Hà Nội, hay thậm tệ hơn, một bạn tốt nghiệp khoa Tiếng Anh của một trường đại học, đã tốt nghiệp được vài năm rồi lại đi xin làm công nhân ở một nhà máy của Nhật ở khu công nghiệp Thăng Long, hay một sinh viên khác tốt nghiệp ngành xã hội học, không xin được việc, với một chút nhan sắc, đứng phát quà khuyến mại tại cửa các siêu thị và nhà hàng.......” Qua các đ iển hình trên, chúng ta có thể thấy làm trái nghề đ ang trở thành một đ ề tài nóng bỏng không chỉ giới hạn trong sự quan tâm của những người làm công tác giáo dục đào tạo mà nay, khi nguy cơ đã sắp trở thành một vấn nạn vì thất thoát v à uổng phí chất xám, thì nó đã thực sự trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. 5. Các giả định đo lường mức độ thành công của cựu sinh viên: Thế nào là thành công và như thế nào là chưa thành công? Rất khó để có thể đưa ra kết luận này vì đ ây là nhưng biến định tính, khoảng cách giữa chúng không phải là các con số như các biến định lượng nên trong phân đánh giá này, để tạo một khoảng cách tương đối giữa các mức độ thành công, tác giả đ ưa ra các giả thiết sau:  Rất thành công: làm đúng nghề + thu nhập trên 3 triệu + chức vụ là quản lý + hài lòng với công việc hiện tại.  Tương đối thành công: làm đúng nghề + thu nhập từ 1 triệu trở lên + hài lòng ho ặc tạm hài hòng với công việc hiện tại.  Bình thường: có việc làm (cả đúng lẫn không đ úng nghề) + hài lòng ho ặc tạm hài lòng với công việc hiện tại.  Chư a thành công: có việc + không hài lòng với công việc hoặc thất nghiệp 6 www.thanhnien.com.vn 7 www.baocantho.com.vn 8 www.vnexpress.com.vn SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 7 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  18. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang 6. Các nghiên cứu có trước: Trong các khoá luận tốt nghiệp trước đây, có một đề tài đã nghiên cứu về mức độ tương thích giữa giáo dục đại học và nhu cầu thức tế doanh nghiệp, đó là đề tài “ Nhu cầu của doanh nghiệp An Giang đối với lao động chuyên ngành kinh doanh nông nghiệp” của tác giả Vương Hoàng Phủ , sinh viên lớp ĐH3KN2, trường ĐH An Giang. Mục đích của đề tài này là nghiên cứu về cái nhìn của doanh nghiệp An Giang về khái niệm lao động kinh doanh nông nghiệp và xem xét nhu cầu của doanh nghiệp trong việc tuyển chọn lao động tốt nghiệp ngành này, qua đây tác giả nêu bật lên yếu tố tương thích giữa ngành nghề đ ào tạo của trường ĐH An Giang so với nhu cầu thực của doanh nghiệp. Cái hay của đề tài đó là ý đồ muốn tìm kiếm luồng thông tin hữu ích từ chính tiếng nói phía các doanh nghiệp của tác giả Vương Hoàng Phủ, thêm vào đó tác giả đ ã tiến hành phương pháp nghiên cứu một cách chi tiết, cẩn thận, đặc là khâu phỏng vấn, thu thập dữ liệu. Tác giả đã tiến hành phỏng vấn tay đôi sơ b ộ, chuyên sâu rồi phát hành thử rồi mới phát hành chính thức, điều này giúp cho việc thu thập dữ liệu chính xác, bám sát đề tài, tạo sự thoải mái trong việc tiếp xúc, đối thoại giữa tác giả và người được phỏng vấn. Nhưng có lẽ do thời gian nghiên cứu quá ít, ý thức hợp tác của một số doanh nghiệp không cao nên số mẫu thu về chưa đ ảm bảo tính tin cậy cho đề tài. Thêm vào đó đây là nghiên cứu nhu cầu doanh nghiệp đối với lao động, như ng tác giả chỉ đề cập đến kiến nghị của doanh nghiệp đối với nhà trường đào tạo mà quên mất kiến nghị của doanh nghiệp đối với chính bản thân người lao động. Đồng ý nhà trường là nơi đào tạo sinh viên nhưng để sinh viên có một chỗ đứng trong nghề nghiệp không chỉ có tấm bằng nhà trường cấp mà quan trọng nhất là sự nỗ lực của chính bản thân người lao động. Đối với đề tài “Khảo sát việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán ĐH An Giang” cũng đề cập đến vấn đề nghề nghiệp của sinh viên, cũng xem xét đến sự thích ứng của giáo dục đại học so với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp nhưng không dựa trên cách đánh giá chủ quan của từng doanh nghiệp về trình đ ộ và năng lực của cựu sinh viên mà sẽ đi theo chiều hướng ngược lại, tức thông qua tình trạng việc làm hiện nay của chính các cựu sinh viên đó. Đây sẽ là câu trả lời xác đáng và trung thực nhất cho mối quan hệ giữa giáo dục và nhu cầu thực tế vì các sinh viên là “đầu ra” của giáo dục và “đầu vào” của các doanh nghiệp. Để hiểu hơn về mức độ khác biệt của hai đề tài này, tác giả chuyển tải sơ đồ mô tả sau: Đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu công việc (1) Cựu sinh viên Doanh nghiệp Bằng trải nghiệm thực tế công việc, tự đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu của doanh nhgiệp (2) (1): Xuất phát điểm từ phía các doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp nhu cầu cũng như những đánh giá mức độ đáp ứng công việc của các sinh viên, từ đó tác giả đ ưa ra các nhận định về sự phù hợp giữa đ ào tạo và nhu cầu thực. Đây là hướng đi của đề tài “Nhu cầu doanh nghiệp An Giang đối với lao động ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp”. SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 8 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  19. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang (2): Xu ất phát điểm từ chính các sinh viên, là những người trực tiếp lĩnh hội chương trình đ ào tạo đại học, thông qua những trải nghiệm thực tế công việc mà họ đã, đ ang làm, những kết quả đạt đ ược (kết quả đạt được này {mức lương, khả năng thăng tiến,…}gián tiếp thể hiện mức độ đáp ứng công việc mà doanh nghiệp nhận xét đối với họ) tác giả đưa ra các nhận định về mức độ tương thích giữa giáo dục và nhu cầu thực. Đây là cách làm của đề tài “Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán, Đại học An Giang). 7. Mô hình nghiên cứu: Dựa trên các mục tiêu nghiên cứu nêu trong chương 1, đ ể giúp người xem có thể tiếp cận vấn đề một cách lôgic, dễ hình dung, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu như sau: Học lực Làm thêm (3) (2) (1) Tình trạng việc làm của cựu sinh viên - Tỷ lệ có việc làm/tổng thể mẫu nghiên cứu - Tỷ lệ làm đúng ngành/tổng mẫu Đánh giá, - Thu nhập kiến nghị của tác giả Địa phương công tác - (6) qua nghiên Làm cho thành phần kinh tế nào - cứu Khả năng hoà nhập - Mức độ thăng tiến - Mức độ hài lòng - (4) Đánh giá của cựu sinh viên về chương trình đào tạo (5) Kiến nghị và chia sẻ kinh nghiệm của cựu sinh viên Hình 1: Mô hình nghiên cứu Các bước tiến hành nghiên cứu được tiến hành theo thứ tự đã được đánh số: (1): thông qua các chỉ số nêu những nét khái quát nhất về việc làm của cựu sinh viên. (2), (3): đánh giá tác động của xếp loại tốt nghiệp. làm thêm đ ến việc làm Từ (1), (2), (3) sẽ cung cấp bức tranh tổng quát về việc làm của các cựu sinh viên Kế toán hiện nay. (4): đánh giá của cựu sinh viên về mức độ ứng dụng của chương trình đào tạo vào thực tế. SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 9 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
  20. Khảo sát tình trạng việc làm của cựu sinh viên ngành Kế toán – ĐH An Giang (5): cựu sinh viên chia sẻ kinh nghiệm với các sinh viên đang và sẽ theo học ngành Kế toán. Thông qua tất các các bước nghiên cứu (1), (2), (3), (4), (5), tác giả nêu lên các nhận địng của mình qua bước (6) 8. Kết luận chương 2: bằng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra và dựa trên các cơ sở lý thuyết cần thiết thu thập đư ợc, tác giả đã xây dựng được một phần quan trọng nhất trong chương này, đó chính là mô hình nghiên cứu. Và công cụ quan trọng hỗ trợ cho mô hình này đó là phương pháp nghiên cứu đư ợc trình bày trong chương kế tiếp đây Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SVTH: Mai Thị Như Qu ỳnh Trang 1 0 Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1