intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn: Luận văn Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam

Chia sẻ: Orchid_1 Orchid_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:215

160
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Khi cạnh tranh trong thương mại trở thành vấn đề toàn cầu thì pháp luật điều tiết cạnh tranh cũng không còn là vấn đề nội bộ của các quốc gia. Vì thế, các chế định về phòng vệ thương mại đã trở thành nội dung quan trọng trong khuôn khổ pháp luật về thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn: Luận văn Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam

  1. Luận văn Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và cơ chế thực thi tại Việt Nam
  2. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên c ứu Khi cạnh tranh trong thương mại trở thành vấn đề toàn cầu thì pháp luật điều tiết cạnh tranh cũng không còn là vấn đề nội bộ của các quốc gia. Vì thế, các chế định về phòng vệ thương mại đã trở thành nội dung quan trọng trong khuôn khổ pháp luật về thương mại quốc tế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong đó, chế định pháp luật về chống bán phá giá luôn có vị trí quan trọng và được các nước áp dụng khá phổ b iến để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ h àng hóa nhập khẩu bán phá giá. Tại Việt Nam, pháp luật về chống bán phá giá đ ã có những bước phát triển nhất định với việc ban hành Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004. Lần đầu tiên các quy định về bán phá giá và chống bán phá giá được ghi nhận trong một văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao là Pháp lệnh. Tuy nhiên, do vấn đề chống bán phá giá còn mới trong khoa học pháp lý và việc n ghiên cứu kinh nghiệm của các nước, việc tiếp nhận pháp luật của WTO vào pháp luật nội địa còn nhiều hạn chế nên các quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá còn nhiều điểm chưa hợp lý, các quy định còn đơn giản và mang tính nguyên tắc, nhiều nội dung quan trọng chưa được quy định hoặc chưa được giải quyết triệt để. Sự đ ơn giản và thiếu hoàn chỉnh của pháp luật là một trong những nguyên nhân lớn làm giảm khả năng thực thi của pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu . Từ khi được ban hành cho đến nay, Pháp lệnh chống bán phá giá chưa được áp dụng trong thực tiễn. Ngh ị quyết 08/NQ/TW ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới có nhận định một trong nh ững thách thức lớn đối với Việt Nam là n ước ta phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Các sản phẩm và doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với các sản phẩm và doanh nghiệp n ước ngoài không chỉ trên th ị trường thế giới mà ngay trên thị trường trong n ước [2, tr 1]. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện các côn g cụ pháp lý cần thiết và phụ hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO nhằm bảo vệ sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam ngay trên thị trường trong nước trước những hành vi cạnh
  3. 2 tranh không công bằng của doanh nghiệp nước ngoài là một trong những nội dung quan trọng đảm bảo cho hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO vào năm 2007 . Yêu cầu về sự tương thích giữa pháp luật nội địa và các chuẩn mực pháp lý của WTO là một trong những đòi hỏi buộc chúng ta phải cam kết và triệt để tuân thủ. Hiệp định chống bán phá giá của WTO năm 1994 (ADA) đã quy định những căn cứ xác định hiện tượng bán phá giá, xác định thiệt hại vật chất và đặt ra những nguyên tắc cho việc điều tra, xử lý vụ việc chống bán phá giá. Các quy định này đ ã và đang trở thành chuẩn mực chung cho pháp luật của các quốc gia thành viên. Các quốc gia có quyền xây dựng quy trình điều tra, xử lý vụ việc và xây dựng bộ máy thực thi pháp luật dựa trên những nguyên tắc đã được ghi nhận trong ADA. Hiện nay, các vấn đề pháp lý về chống bán phá giá đang được các quốc gia thành viên WTO đề xuất sửa đổi và hoàn thiện trong các vòng đàm phán Doha. Dù kết quả đàm phán chưa đạt được sự thống nhất cần thiết để sửa đổi pháp luật song cũng cho thấy khả năng phát triển của lĩnh vực pháp luật này. Việc nghiên cứu và tiếp thu pháp luật của WTO vào pháp luật Việt Nam và định hướng cho sự phát triển của lĩnh vực pháp luật này trong tương lai là cần thiết không chỉ nhằm bảo đảm sự tương thích mà còn đảm bảo khả năng thực thi của pháp luật trên thực tế. Nghiên cứu về bản chất pháp lý của hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và chống bán phá giá tại Việt Nam đặt ra nhiều vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn do chúng ta tiếp cận lĩnh vực pháp luật này trong bối cảnh đặc biệt. Các quy định trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 được xây dựng từ kết quả tiếp thu một cách đơn giản và chưa đầy đủ pháp luật WTO cũng như pháp luật các nước nên các vấn đề lý luận về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ trong khoa học pháp lý. Từ những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu v à cơ chế thực thi tại Việt Nam” làm đề tài luận án. Việc n ghiên cứu cơ sở lý luận và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn pháp luật chống bán phá giá không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích nghiên c ứu của đề tài Mục đích chính của luận án là nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận để làm rõ bản chất pháp lý và kinh tế của bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ; nghiên cứu các quy định của pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nhằm đưa ra những đánh giá có cơ sở khoa học và thực tiễn về thực trạng pháp luật;
  4. 3 luận án phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật nhằm lý giải về tình trạng pháp luật đã không được áp dụng trong thời gian có hiệu lực vừa qua và d ự báo những khó khăn cần giải quyết khi tổ chức thực thi pháp luật. Thông qua luận án, tác giả mong muốn góp ph ần hoàn thiện một bước lý luận, các quy định của pháp luật và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực áp dụng pháp luật chống bán phá già hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó , đề tài có các nhiệm vụ sau : 1. Nghiên cứu các cơ sở kinh tế - pháp lý về bán phá giá, phân tích bản chất của h iện tượng bán phá giá và tác động nhiều mặt của nó đến sự phát triển thị trường của quốc gia nhập khẩu, đồng thời nghiên cứu về nhu cầu điều chỉnh của pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam. 2. Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng pháp luật chống bán phá giá bao gồm các quy định về căn cứ xác định bán phá giá, xác định thiệt hại đáng kể và quan hệ nhân quả; các quy định về thủ tục điều tra, xử lý vụ việc và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, luận án sẽ nêu lên những nội dung chưa được pháp luật giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để cũng như các nội dung ch ưa phù hợp với pháp luật WTO để đưa ra các giải pháp khắc phục. 3. Nghiên cứu bộ máy thực thi pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam. Trên c ơ sở phân tích và đối chiếu với định hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước hiện nay, luận án có những phân tích về đặc trưng và những bất cập của hệ thống cơ quan chống bán phá giá hiện nay để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá và cơ chế thực thi tại Việt Nam và các kiến nghị nhằm nâng cao nâng lực áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên c ứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cơ s ở kinh tế - pháp lý về bán phá giá, thực trạng pháp luật và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn có ảnh hưởng đến khả năng áp dụng pháp luật chống bán phá giá nhằm hoàn thiện về mặt lý luận và các quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Luận án giới hạn nghiên cứu việc ứng dụng các nguyên lý kinh tế vào khoa học pháp lý để xác định bản chất pháp lý của hiện tượng bán phá giá , theo đó đặt ra giới hạn điều chỉnh của pháp luật, nghiên cứu thực trạng pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam trên cơ s ở so sánh với các quy đ ịnh tương ứng của ADA và pháp luật của một số quốc gia tiên phong trong lĩnh vực pháp luật này là Canađa, EU và Hoa Kỳ. Do pháp luật chống bán phá giá Việt Nam chưa được áp dụng trên thực tế nên luận án không có đ iều kiện nghiên cứu thực tiễn xử lý vụ việc mà chỉ tập trung phân tích các
  5. 4 vấn đề đặt ra từ th ực tiễn có ảnh hưởng đến năng lực áp dụng pháp luật và đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và tăng cường khả năng thi hành của pháp luật trên thực tế. Về cơ chế thực thi pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam, do giới hạn về dung lượng của Luận án nên tác giả chỉ tập trung phân tích hệ thống và mối quan hệ về thẩm quyền giữa các cơ quan điều tra, xử lý vụ việc chống bán phá giá theo pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những đánh giá về tính hợp lý, hiệu quả và đề xuất ph ương hướng hoàn thiện bộ máy thực thi pháp luật. 4. Tình hình nghiên cứu Bán phá giá và áp dụng các biện pháp chống bán phá giá là đề tài đã được một số nhà khoa học nghiên cứu. Đã có một số sách và một số đề tài chuyên khảo về vấn đề này, n hư “Bán phá giá và biện pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu” của tác giả Đoàn Văn Trường do Nhà xuất bản thống kê xuất bản năm 1998; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Vụ chính sách đa biên – Bộ th ương mại “ cơ sở khoa học áp dụng thuế chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” được nghiệm thu năm 2000; đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do VCAD chủ trì “ Các giải pháp ứng phó của Việt Nam đối với việc chống bán phá giá trong thương mại quốc tế” đã được nghiệm thu năm 2005. Ngoài ra, trong quá trình soạn thảo Pháp lệnh chống bán phá giá, Bộ thương mại tổ chức nhiều cuộc hội thảo về vấn đề này, như cuộc hội thảo về pháp luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và EU vào cuối năm 2003; hội thảo về nâng cao năng lực chống bán phá giá cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới do Quỹ xây dựng năng lực quản lý quốc gia có hiệu quả Việt Nam- Australia năm 2005; Hội thảo về Pháp luật và thực tiễn chống bán phá giá tại Liên minh Châu Âu do Nhà pháp luật Việt – Pháp tổ chức tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2004…. Bên cạnh các sách chuyên khảo và các đề tài khoa học, còn có một số bài viết của các nhà luật học cũng như kinh tế về phá giá trong thương mại quốc tế như: Tác giả Lê Xuân Trường Trường và Nguyễn Đình Chiến với bài viết “Để áp dụng thành công thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá ở Việt Nam” đăng trên Tạp chí Tài chính số 4 năm 2003; “Bàn về chống phá giá trong nền kinh tế thị trường” của tác giả Đoàn Văn T rường đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 227 tháng 4 năm 1997; “Góp ý dự thảo Pháp lệnh chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu vào Việt Nam” của Vũ Thái Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 9 năm 2003; “Bán phá giá trong thương mại quốc tế và th ực tiễn Việt Nam của tác giả Nguyễn Quốc Thịnh, “Cam kết
  6. 5 theo pháp lệnh chống bán phá giá của EU” đăng trên Tạp chí Cộng sản số 9 năm 2004; “Các vụ kiện chống bán phá giá – một chẳng đường nhìn lại”; “Các vụ kiện chống bán phá giá- nh ững đặc điểm cần lưu ý đối với các DN Việt Nam” của tác giả Đinh Thị Mỹ Loan trên Tạp chí Thương mại các số 44/2005, số 1+2/2006 và Tạp chí Cộng sản đ iện tử 2006. Ngoài ra, vấn đề bán phá giá cũng được đề cập trong một số công trình nghiên cứu về cạnh tranh nh ư : “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam h iện nay” của Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do PGS. Nguyễn Nh ư Phát và PGS. Trần Đình Hảo chủ biên d o Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2001; “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường” của PGS Nguyễn Như Phát và Thạc sỹ Bùi Nguyên Khánh do Nhà xuất bản Công an Nhân dân xuất bản năm 2001. Về đề tài cao học luật, có hai đề tài nghiên cứu về vấn đề này là: 1) “Pháp luật về chống bán phá giá trong ngoại thương một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Văn Niêm đã b ảo vệ thành công năm 2003 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; và 2 ) “Pháp luật chống bán phá giá hàng nhập khẩu tại Việt Nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn” của NCS thực hiện năn 2004. Vấn đề pháp luật chống bán phá giá của WTO và của các nước còn đ ược nghiên cứu tương đối sâu và toàn diện trong các tác phẩm của các tác giả nước ngoài như: Policy makers dumping on trade của Casey J.Lartigue Jr được công bố năm 2002 tại cato Institutes, Washington D.C; Trade remedies and WTO disputes settlement:why a re so few challenged của Chad P.Bown đ ược công bố năm 2004; The politics behind the Application of antidumping Laws to nonmarket economies: Distrust and informal constraints của Cythia Horne được công bố năm 2001; Legal and economic interfaces between antidumping and competition policy của Joses Tavares de Araujo Jr được công bố năm 2001; Antidumping: how it works and who gets hurt của J Michael Finger được công bố năm 1993, Cải cách hiệp định chống bán phá giá: con đường cho các đàm phán WTO của các tác giả Lindsey Brink và Dan Ikensoon đăng trên tạp chí phân tích chính sách thương mại của Viện Casto số 21 năm 2002; Luật chống bán phá giá mới trong quá trình đàm phán của M. Koulen được công bố năm 1995; Hệ thống thương mại thế giới của John H.Jackson được dịch sang tiếng Việt do Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản năm 2001…. Các công trình nghiên cứu trên của các tác giả đã tiếp cận vấn đề pháp luật chốn g bán phá giá ở nhiều góc độ khác nhau và là những tài liệu quí báu cho chúng tôi trong
  7. 6 quá trình nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, đề tài mà chúng tôi lựa chọn chỉ tập trung nghiên c ứu các quy định của pháp luật Việt Nam về bán phá giá và chống bán phá giá. Cho đến nay, vấn đề chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam nói chung và pháp luật về vấn đề này nói riêng là mảng đề tài chưa được nghiên cứu ở bậc n ghiên cứu sinh tại Việt Nam. Đề tài mà tác giả nghiên c ứu là sự phát triển một bước của luận văn cao học của mình. Ở luận văn cao học tác giả tập trung nghiên c ứu những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá. Luận án đ ược nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở kinh tế và pháp lý để xác định bản chất của hiện tượng bán phá giá; nghiên cứu tổng thể và sâu về các chế định cụ thể trong pháp luật chống bán phá giá làm cơ sở đánh giá về sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật WTO, đánh giá khả năng áp dụng của pháp luật trong thực tiễn và đưa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung của luận án được nêu và phân tích dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và các tài liệu pháp lý. Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu lịch sử…. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về mặt lý luận: đ ây là luận án nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện về pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Các kiến nghị, kết luận nêu ra trong luận án là những luận cứ khoa học của tác giả. Có thể nói đây là công trình khoa học được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ thống và đề cập đến nhiều vấn đề về pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam mà từ trước đến nay chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt để. Đó là vấn đề về quá trình nhận thức về bán phá giá trong khoa học pháp lý của Việt Nam, cơ sở kinh tế - pháp lý cho việc xác đ ịnh bản chất của hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu, những thành tựu và tồn tại trong pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam…. Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu về lý luận và pháp luật chống bán phá giá, làm tài
  8. 7 liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên đại học chuyên ngành luật học hoặc kinh tế đối n goại. Về thực tiễn: những nghiên cứu, kết luận, đề xuất của luận án còn có ý nghĩa trong việc hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. 7. Cơ cấu của luận án Cơ cấu của luận án được quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. Luận án bao gồm các phần sau: Lời nói đầu - Phần nội dung gồm bốn chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu và pháp luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam. Chương 2: Các căn c ứ xác định hàng hóa nhập khẩu bán phá giá, xác định thiệt hại thực tế của ngành sản xuất trong nước theo pháp luật Việt Nam. Chương 3: Thủ tục điều tra, x ử lý vụ việc chống bán phá giá theo Pháp luật Việt Nam. Chương 4: Các cơ quan thực thi pháp luật và một số đề xuất hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá tại Việt Nam. Kết luận - Danh mục tài liệu tham khảo. -
  9. 8 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM 1 .1. KHÁI NIỆM VỀ BÁN PHÁ GIÁ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU 1 .1.1. Các quan niệm về bán phá giá hàng hóa nhập khẩu Có nhiều cách hiểu khác nhau về bán phá giá, d ưới góc độ học thuật, bán phá g iá hàng hóa nh ập khẩu được hiểu ngắn gọn là bán hàng ra nước ngo ài với giá thấp h ơn giá bán tại thị trường nội địa. Ví dụ Từ điển kinh tế học hiện đại cho rằng bán p há giá (dumping) đư ợc hiểu là việc bán một hàng hoá ở n ước ngoài v ới mức giá thấp h ơn so v ới mức giá ở thị tr ường trong n ước [57 , tr 282]; Theo T ừ điển chính sách thương mại: p há giá đư ợc hiểu là thực tiễn bán hàng c ủa một công ty với giá b án ra nư ớc ngo ài thấp h ơn giá bán tại thị trường trong nước (giá nội địa của n ước xuất khẩu) [35 , tr 82]; cu ốn B lack’s Law dictionary đ ịnh nghĩa p há giá là h ành vi bán hàng hoá ra nư ớc ngoài với giá thấp h ơn giá bán tại thị tr ường nội địa [93 , tr 518]. Theo cách h iểu này, bán phá giá hàng hóa nhập khẩu là s ự phân biệt g iá của c ùng loại sản phẩm tiêu thụ trên th ị trường nước xuất khẩu và tiêu th ụ trên th ị trường nước nhập khẩu. Do đó, để xác định việc bán phá giá, người ta p hải tính toán đư ợc giá xuất khẩu và giá bán trên th ị trường xuất khẩu của hàng hóa (còn gọi là giá nội địa) . Dưới góc độ pháp lý, khái niệm pháp lý về bán phá giá lần đầu tiên đư ợc ghi n hận trong đạo luật thuế hải quan Canađa đ ược thông qua ngày 10 tháng 8 năm 1 904. Sau đó, New Zealand và Úc cũng b an hành c ác văn bản pháp luật về chống b án phá giá vào năm 1905 và 1906. Khi chống bán phá giá đã trở thành một nội d ung quan trọng trong pháp luật thương mại quốc tế th ì khái niệm bán phá giá cũng đ ược ghi nhận tại Điều VI Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1947 (gọi tắt là GATT) và trong Hiệp định thực thi Điều VI c ủa GATT 1994 của Tổ c hức th ương mại thế giới (WTO)1. Điều 2.1 của ADA quy định : trong ph ạm vi Hiệp định này, một sản phẩm bị coi là bán phá giá (t ức là được đưa vào lưu thông thương mại của một nước khác với giá thấp h ơn tr ị giá thông th ường của sản phẩm đ ó) nếu như giá x uất khẩu của sản phẩm đ ược xuất khẩu từ một n ước này sang một 1 Còn gọi là Hiệp định chống bán phá giá của WTO (viết tắt là ADA). Điều 2.1 của ADA lặp lại khái niệm bán p há giá được quy định trong điều VI của GATT 1947. Điều VI.1 của GATT 1947 quy định “các thành viên ký kết của GATT thừa nhận rằng bán phá giá, nghĩa là các sản phẩm của một quốc gia đ ưa vào giao lưu thương mại tại một quốc gia khác với giá thấp hơn giá trị thông thường của cá c sản phẩm đó…”.
  10. 9 nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh đ ược của sản phẩm t ương tự đ ược tiêu d ùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện th ương mại thông th ường. Về c ơ b ản, k hái niệm pháp lý giống với các khái n iệm học thuật khi cho rằng bán phá giá là h iện tượng phân biệt giá song căn cứ để xác định không c òn là giá bán c ủa hàng h óa trên thị trường xuất khẩu và trên th ị trường nhập khẩu mà là giá xuất khẩu (giá b án vào thị trường nhập khẩu) và giá trị thông thường của hàng hóa nh ập khẩu. Giá trị thông th ường không phải là giá nội địa của hàng hóa b ị điều tra mà là giá có th ể so sánh được của h àng hóa tương tự được tiêu dùng tại nư ớc xuất khẩu. Giá thông thường được hiểu là “mức giá chuẩn” mà các DN á p d ụng cho các giao d ịch mua b án trên th ị trường nước xuất khẩu. Để có thể xác định được “mức giá chuẩn” trong mọi tình huống, các nhà làm lu ật đ ã đ ặt ra nhiều tiêu chu ẩn và phương pháp tính toán phức tạp và mềm dẻo. Nh ững thay đổi trong khái niệm pháp lý về bán phá giá đ ã giải quyết được trường h ợp không thể xá c đ ịnh đ ược giá bán trê n th ị trư ờng nội đ ịa củ a hàng hóa b ị đ iều tra do ch úng đ ược sản xuất ch ỉ để xuất khẩu hoặc g iá bán h àng hóa trên th ị trường nội địa khô ng b ình th ường do th ấp hơn chi phí sản xuất h oặc là giá bán độc quyền ….. Kết quả so sánh hai chỉ số giá trên chưa phản ánh ưu thế cạnh tranh của hàng h óa nhập khẩu so với hàng hóa n ội địa của nư ớc nhập khẩu mà chỉ cho thấy hiện tượng phân biệt giá của sản phẩm nhập khẩu. Muốn xác định ưu thế cạnh tranh về g iá của hàng hóa nhập khẩu, cần tiến hành so sánh giữa giá xuất khẩu của h àng hóa n hập khẩu và giá bán c ủa hàng hóa cạnh tranh nội địa. Kết quả so sánh có thể là2: Th ứ nhất, g iá xuất khẩu của h àng hóa nhập khẩu vào thấp hơn giá thông thường trên th ị trường xu ất khẩu nhưng vẫn cao h ơn g iá c ủa sản phẩm cạnh tranh n ội địa. Trong tình hu ống này, hiện tượng bán phá giá vẫn tồn tại song h àng hóa n ội địa đang có lợi thế cạnh tranh về giá so với h àng hóa nhập khẩu. Do đó, việc h àng hóa nhập khẩu bán phá giá không th ể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại c ho ngành sản xuất trong nước. Th ứ hai, giá xuất khẩu của h àng hóa nh ập khẩu thấp hơn giá bán của sản p hẩm cạnh tranh nội địa nên có lợi thế cạnh tranh về giá. Khi đó, các DN nội địa sản xuất sản phẩm cạnh tranh b ị đẩy vào tình trạng hoặc phải hạ giá bán để giữ k hách hàng ho ặc mất thị phần với giá bán hiện tại. Trong tình huống này, có hai giả đ ịnh đ ược đặt ra : 2 Các tình huống này được đặt ra trong điều kiện hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa cạnh tranh nội địa chỉ cạnh tranh về giá, các điều kiện cạnh tranh khác là giống nhau và không thay đổi.
  11. 10 - Giả định h àng hóa nhập khẩu không bán phá giá (giá xuất khẩu không thấp h ơn giá thông thư ờng). Giá của hàng hóa nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh do chi phí sản xuất thấp hơn c ủa sản phẩm nội địa. Thị tr ường nhập khẩu đang được hưởng lợi từ hàng hóa nhập khẩu v ì người tiêu dùng có cơ hội mua hàng hóa giá rẻ. - Giả định có hiện tượng bán phá giá (giá xuất khẩ u thấp h ơn giá thông thường) th ì hiện tượng bán phá giá đang tạo lợi thế cạnh tranh một cách không c ông bằng cho hàng hóa nhập khẩu tr ước hàng hóa nội địa. Các biện pháp chống b án phá giá cần đư ợc áp dụng để bảo vệ ngành sản xuất nội địa tr ước thiệt hại do b án phá giá gây ra. Như vậy, hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu không đ ương nhiên đưa đ ến kết quả là hàng hóa nhập khẩu có lợi thế cạnh tranh so với sản p hẩm cạnh tranh n ội địa. Ngư ợc lại, khi hàng hóa nh ập khẩu có ưu thế cạnh tranh về giá so với sản p hẩm nội địa, không nên vội vàng kết luận có hiện tượng bán phá giá. Vấn đề đ ược đ ặt ra là cần có cơ chế để phân biệt hiện tượng bán phá giá h àng hóa nhập khẩu với v iệc h àng hóa nhập khẩu được bán với giá rẻ do có lợi thế cạnh tranh lành mạnh; c ần phân b iệt bán phá giá có khả năng hay không có khả năng gây thiệt hại cho n gành s ản xuất nội địa. Tại Việt Nam, các nhà làm lu ật có những quan niệm khác nhau về bán phá giá. Sự khác nhau này được thể hiện qua hai văn bản pháp luật là Pháp lệnh giá năm 2002 (gọi tắt là Pháp lệnh giá) và Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 (gọi tắt là Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu ). Trong Pháp lệnh giá năm 2002, bán phá giá được hiểu là hành vi bán hàng hoá, d ịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên th ị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị tr ường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước [81, k3 đ4]. Với khái niệm trên, hành vi bán phá giá được xác định từ hai dấu hiệu : - DN đã bán hàng hóa, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường của nó trên thị trường Việt Nam. Phương thức để xác định bán phá giá theo Pháp lệnh giá là so sánh hai chỉ số giá: giá b án th ực tế và giá thông thường của sản phẩm b ị điều tra. Tuy nhiên, hai chỉ số này đều được xác định từ thị trường Việt Nam. Do đó, hành vi bán phá giá trong Pháp lệnh giá không phải là hiện tượng phân biệt giá mà ch ỉ là việc bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá không theo đúng giá trị thông thường của sản phẩm.
  12. 11 - Mục đích của hành vi là chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh khác, lợi ích của Nhà nước. Do đó, nếu chưa xác định được mục đích của hành vi thì chưa thể kết luận DN đã bán phá giá hàng hóa, d ịch vụ. Khoản 1 và 2 Điều 1 Pháp lệnh giá quy định: Pháp lệnh này quy đ ịnh quản lý nhà nước về giá và hoạt động về giá của tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh ; và Pháp lệnh này áp dụng áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và n ước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam [81, k1, 2 Đ 1]. Căn cứ vào quy định này, tác giả cho rằng cần phải làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc áp dụng quy định về bán phá giá trong Pháp lệnh giá. (1) Văn bản này chỉ giới hạn đối tượng áp dụng là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mà không phân biệt về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ, nên quy đ ịnh về bán phá giá có thể áp dụng đối với sản phẩm nội địa (được sản xuất và tiêu thụ tại Việt Nam) và sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với hàng hóa nhập khẩu, các quy đ ịnh về bán phá giá chỉ điều chỉnh hành vi tiêu thụ hàng hóa đó trên thị trường Việt Nam mà không áp dụng đối với việc nhập khẩu chúng. (2) Với hàng hóa nhập khẩu, Pháp lệnh giá được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh chúng tại Việt Nam đ ã có hành vi bán hàng với mức giá quá thấp so với giá thông thường. Do đó, việc bán phá giá hàng hóa vào Việt Nam của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ không chịu sự đ iều chỉnh của Pháp lệnh giá năm 2004. Chỉ khi hàng hóa đư ợc lưu thông trên thị trường Việt Nam và người kinh doanh chúng có hành vi bán hàng hóa quá thấp so với giá thông thường th ì các quy định về bán phá giá được áp dụng để xử lý người thực h iện hành vi. (3) Theo Pháp lệnh giá , việc chống bán phá giá là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về giá, tuy nhiên, có thể thấy rằng các quy định về chống bán phá giá trong văn bản này chủ yếu nhằm thực hiện chức năng quản lý cạnh tranh bằng cách ngăn chặn và xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh về giá trên thị trường. Hành vi bán phá giá đã được Pháp lệnh giá mô tả dưới góc nh ìn của quan hệ cạnh tranh trên th ị trường (hành vi có mục đích chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác và lợi ích của Nhà nước). Mặc dù Pháp lệnh giá năm 2002 có giới hạn điều chỉnh như trên, song đây là văn bản pháp luật đầu tiên đưa ra khái niệm bán phá giá hàng hóa, dịch vụ. Mặt khác, do văn bản này có thể áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi được lưu thông trên thị trường Việt Nam nên việc áp dụng các quy định về bán phá giá có những ảnh hưởng
  13. 12 nhất định đến quan hệ th ương mại quốc tế. Đánh giá về khái niệm này, chúng tôi cho rằng khái niệm bán phá giá được ghi nhận trong pháp lệnh giá đã bộc lộ những hạn chế cả về lý luận lẫn thực tiễn áp dụng. Đồng thời, khái niệm này cũng cho thấy những khác biệt đáng kể giữa bán phá giá trong thương mại quốc tế và trong quan hệ thương mại nội địa, cụ thể : Th ứ nhất, khi sử dụng giá thông thường của hàng hóa nh ập khẩu trên th ị trường Việt Nam làm cơ sở để xác định hành vi, nhà làm luật đã quan niệm bán phá giá là việc DN bán hàng hóa, d ịch vụ với giá thấp một cách bất th ường. Quan niệm này hoàn toàn không không thể áp dụng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu trên thị trường Việt Nam và cũng không phù hợp với chính sách và pháp lu ật cạnh tranh áp dụng cho các quan hệ cạnh tranh trong một quốc gia. Với hàng hóa nhập khẩu, chúng ta không thể xác định được giá thông thường mà chỉ có thể xác định được giá xuất khẩu và giá tiêu dùng c ủa nó trên thị trường Việt Nam - với tư cách là thị trường nhập khẩu. Một khi chưa làm rõ được khái niệm giá thông thường trên th ị trường Việt Nam của hàng hóa nhập khẩu th ì chưa thể xác định hành vi bán phá giá trên thực tế. Nếu sử dụng một giá trị nào đó trên thị trường Việt Nam làm giá thông thường cho hàng hóa nhập khẩu để kết luận chúng bán phá giá thì việc sử dụng ấy chắc chắn tạo ra những xung đột giữa Việt Nam và các nước có liên quan. Th ứ hai, Trong pháp luật cạnh tranh có quy định về hành vi định giá hủy diệt (định giá cướp đoạt). Luật cạnh tranh năm 2004 quy định về hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ với mức giá thấp hơn giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh. Trong lý thuyết cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh, có hai vấn đề cần lưu ý đối với hành vi này là (1) hành vi đ ịnh giá hủy diệt ch ỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thống lĩnh hoặc doanh nghiệp độc quyền. Bởi lẽ, các doanh nghiệp chỉ có thể loại bỏ đối thủ cạnh tranh, gây ra hậu quả hạn chế cạnh tranh trên thị trường bằng việc bán hàng hóa, dịch vụ dưới giá thành khi chúng khả năng chi phối thị trường bằng vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền. (2) Cơ sở để xác định hành vi là giá bán và giá thành toàn bộ của sản phẩm. Vì vậy, khái niệm bán phá giá trong Pháp lệnh giá không phù hợp với các nguyên lý căn bản của pháp luật cạnh tranh cả về chủ thể áp dụng và căn cứ xác định hành vi. Th ứ ba, việc sử dụng mục đích chiếm đoạt thị trường, gây hạn chế cạnh tranh trên thị trường, gây thiệt hại cho các tổ chức cá nhân khác, gây thiệt hại cho Nhà nước là căn cứ xác định hành vi cho thấy các nhà làm luật đã đánh đồng bán phá giá với
  14. 13 hành vi định giá hủy diệt đã được quy định trong pháp luật cạnh tranh. Quan niệm này cho thấy sự khác biệt về cơ sở để xác định hành vi bán phá giá trong thương mại nội đ ịa và thương mại quốc tế. Trong thương mại quốc tế, người thực hiện hành vi bán phá giá hàng hóa nhập khẩu là DN xuất khẩu nước ngoài. Việc truy tìm mục đích thực sự của chủ thể bên ngoài lãnh thổ của quốc gia nhập khẩu không thể thực hiện được. Vì vậy, chính sách và pháp luật thương mại quốc tế không sử dụng mục đích làm căn c ứ để xác định hiện tượng bán phá giá mà sử dụng thiệt hại vật chất do bán phá giá gây ra làm cơ sở để quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu. Từ những nghiên cứu về hoàn cảnh xây dựng Pháp lệnh giá, chúng tôi cho rằng các hạn chế trong những quy định về bán phá giá trong văn bản này có thể được lý giải từ các nguyên nhân sau: - Việt Nam biết đến pháp luật chống bán phá giá khi các hàng hóa có xu ất xứ từ Việt Nam bị kiện bán phá giá tại các nước khác. Tính đến tháng 9 năm 2009, tổng số vụ việc phòng vệ thương mại mà các nước điều tra đối với hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam là 37 vụ (chủ yếu là điều tra về bán phá giá) trong khi chúng ta chưa từng điều tra về bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Vì vậy, các nhà khoa học, các cơ quan nhà nư ớc, các DN đã dành nhiều nỗ lực để tìm kiếm các giải pháp ứng phó với những vụ kiện chống bán phá giá với tư cách bị đơn hơn là xây dựng cơ chế để chủ động khởi kiện hàng hóa nước ngoài nhập khẩu bán phá giá vào thị trường Việt Nam. Với tâm lý đó, việc tiếp cận các quy định của pháp luật quốc tế và các quốc gia khác chủ yếu nhằm phục vụ cho công tác kháng kiện mà chưa có những nỗ lực cần thiết để tiếp nhận những nguyên tắc và lý luận về phòng vệ quốc tế vào ph áp luật Việt Nam (PL VN). Trong thập niên 1990, một số nhà nghiên c ứu còn đưa ra những quan đ iểm sai lệch về bán phá giá, ví dụ, trong sách tham khảo Bán phá giá và biện pháp, chính sách chống bán phá giá hàng nhập khẩu, do Nxb Thống kê xuất bản năm 1998, tác giả Đoàn Văn Trường lại đánh đồng hiện tượng bán phá giá hàng hóa nhập khẩu với tình trạng hàng hóa nhập lậu bán hàng giá thấp do không chịu thuế nhập khẩu và không phân biệt bán phá giá hàng hóa nhập khẩu với việc hàng hóa được các doanh n ghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sản xuất tại Việt Nam bán hàng hóa với giá quá thấp gây thiệt hại cho các doanh nghiệp trong n ước [72, tr 95-132]. - Chủ trương về hội nhập kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời gian Pháp lệnh giá được xây dựng có ảnh hưởng nhất định đến quá trình nhận thức về pháp luật chống bán phá giá. Trong suốt thời gian dài từ thập niên 1990, chủ trương hội nhập
  15. 14 của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ đẩy mạnh xuất khẩu. Việc phát triển n gành sản xuất nội địa chú trọng đến nhiệm vụ xây dựng nh ững ngành kinh tế mũi nhọn, những mặt hàng chiến lược cho xuất khẩu. Nghị quyết 01/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 18 tháng 11 năm 1996 về mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối n goại đã ch ỉ rõ 4 ph ương hướng phát triển kinh tế đối ngoại cho giai đoạn 1996 -2000, trong đó, tăng cường xuất khẩu là chiến lược trọng điểm của kinh tế đối ngoại. Việc phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu tập trung vào các nhiệm vụ đầu tư, nghiên cứu, phát triển kỹ thuật, nguồn nhân lực có tay nghề cao, kinh tế tri thức … mà chưa có những quan tâm thích đáng mang tính chỉ đạo cho việc sử dụng các công cụ bảo hộ được pháp luật quốc tế thừa nhận trong thương mại quốc tế. Vì thế, cho dù vẫn là nước nhập siêu, song các chủ trương phát triển ngoại thương chưa dành nhiều sự quan tâm đến các tác động của dòng hàng hóa nhập khẩu , đến sự phát triển của thị trường và của các ngành kinh tế nội địa. Tình trạng này đ ã có tác động không nhỏ đến thái độ chủ động hay thụ động của DN, của các cơ quan Nhà nước và của các nhà khoa học về khả năng áp dụng pháp luật chống bán phá giá nói riêng và pháp luật về bảo hộ thương mại nói chung. Trong 15 năm đầu xây dựng kinh tế thị trường, chế định về phòng vệ th ương mại chưa được đầu tư nghiên cứu và xây dựng tại Việt Nam. Quy định về bán phá giá trong Luật thương mại năm 1997 và Pháp lệnh giá chỉ là những quy định đơn lẻ trong pháp luật thương mại và chế định về quản lý giá mà chưa trở thành một chế định pháp luật riêng biệt. Với chủ trương và tình trạng pháp luật nh ư trên, việc nghiên cứu không đầy đủ và toàn diện về bán phá giá là tất yếu. - Điều kiện xây dựng thị trường của Việt Nam là một trong những yếu tố làm hạn chế khả năng tiếp cận các chuẩn mực luật pháp và kinh doanh quốc tế. Chúng ta xây dựng thị trường và thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế từ những thành tựu và thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Thị trường đ ược xây dựng trong bối cảnh những phương thức , con người quản lý của cơ chế kế hoạch hóa, thói quen và lối mòn trong nhận thức về vai trò chỉ huy kinh tế của nhà nư ớc vẫn còn tồn tại. Những yếu kém trong nhận thức và sự bảo thủ trong tư duy không ch ỉ xâm hại đến sự tự do của thị trường, làm cho những thay đổi trong các chính sách vĩ mô trở thành tuyên ngôn không có giá trị thực tế mà còn cản trở quá trình tiếp thu, vận dụng những n guyên lý và luật pháp của th ương mại quốc tế vào phát triển đất nước. Quy định về bán phá giá trong Pháp lệnh giá là kết quả của sự nóng vội cần có pháp luật về bán phá giá trong khi còn hạn chế trong nhận thức về vấn đề này.
  16. 15 Quan niệ m thứ hai về bán phá giá được các nhà làm lu ật ghi nhận trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004. Theo đó , hàng h oá có xuất xứ từ n ước hoặc vùng lãnh thổ bị coi là bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam nếu hàng hoá đó được bán với giá thấp hơn giá tr ị thông thường. Giá tr ị thông thư ờng của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là giá có thể so sánh được c ủa hàng hóa tương tự đang đ ược bán trên th ị tr ường nội địa của n ước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều k iện thương mại thông th ường [83 , k1 đ3]. So sánh với khái niệm bán phá giá trong Pháp lệnh giá năm 2002, có thể nhận thấy rằng đã có nh ững thay đổi c ơ bản trong các quy định của pháp luật về hiện tượng n ày: Một là, giá chuẩn đ ược sử dụng xác định về việc b án phá giá là g iá thông thường của sản phẩm tương tự trên th ị trường xuất khẩu mà không là giá thông thường trên thị trường Việt Nam như quy định trong Pháp lệnh giá. Sẽ không có h iện tượng bán phá giá nếu giá xuất khẩu của h àng hóa nhập khẩu vào Việt Nam k hông thấp h ơn giá bán của sản phẩm t ương t ự trên th ị trường xuất khẩu cho d ù có thấp hơn giá của sản phẩm cạnh tranh đ ược sản xuất tại Việt Nam. Mặt khác, bán p há giá không phải là hiện tượng các doanh nghiệp xuất khẩu h àng hóa với mức giá g ây lỗ nên cơ quan có th ẩm quyền sẽ không so sánh giá xuất khẩu với giá th ành sản x uất của hàng hóa b ị điều tra. Bán phá giá đơn giản chỉ là hiện tượng phân biệt giá q uốc tế, có nghĩa là cùng một loại h àng hóa như nhau đư ợc tiêu thụ ở hai thị trường (bao gồm thị trường n ước xuất khẩu và thị trường Việt Nam) với những mức giá k hác nhau một cách bất thường. Sự bất thường của hành vi phân biệt giá là giá bán v ào th ị trường nhập khẩu thấp hơn giá bán trên th ị trường xuất khẩu. Hai là, thiệt hại của các tổ chức, cá nhân kinh d oanh Vi ệt Nam (ngành sản x uất nội địa) do bán phá giá gây ra không là căn cứ xác định hiện tượng bán phá giá mà là một trong các điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Cách tiếp c ận này phù h ợp với quan niệm truyền thống về bán phá giá v à tương thích với n hững quy định tương tứng trong ADA. Khi tách thiệt hại vật chất ra khỏi khái n iệm bán phá giá th ì nội dung điều tra một vụ việc sẽ luôn có hai phần c ơ bản là đ iều tra về hiện tượng bán phá giá và điều tra về thiệt hại vật chất của ng ành sản x uấ t n ội địa. Dưới góc độ lịch sử, hai khái niệm khác nhau về bán phá giá trong hệ thống P LVN h iện nay phản ánh quá trình nh ận thức của các nhà làm lu ật về c hống bán p há giá . Trong giai đoạn đầu, nh à làm luật chưa tiếp nhận một cách nghiêm túc các
  17. 16 nguyên lý của th ương mại quốc tế và các chuẩn mực pháp lý quốc tế về vấn đề n ày, c hưa xá c đ ịnh mộ t các h chính xác ranh giới v à mối quan hệ giữa các lĩnh vực pháp lu ật như pháp luật cạnh tranh, pháp luật quản lý giá, pháp luật chống bán phá giá. Vì v ậy, quan niệm về bán phá giá được ghi nhận trong Pháp lệnh giá c òn s ơ khai và k hông có giá tr ị thực thi. T rong giai đo ạn th ứ hai, k hi vấn đề chống bán phá giá đ ược nghiên c ứu nghiêm túc và nhu c ầu xây dựng chế định pháp luật về vấn đề n ày n ày đang là yêu cầu cần thiết phục vụ cho công tác đ àm phán và tham gia tổ chức thương mại thế giới th ì nhà là m lu ật Việt Nam đã tiếp nhận khá đầy đủ những n guyên lý của pháp luật chống bán phá giá để xây dựng n ên Pháp lệnh chống bán p há giá hàng hóa nhập khẩu. Khái niệm bán phá giá đ ược gh i nhận trong văn bản p háp luật n ày không phản ánh nhận thức riêng có của nhà làm lu ật Việt Nam mà là k ết quả của quá tr ình tiếp nhận pháp luật WTO vào pháp luật nội địa. Quá trình tiếp nhận pháp luật chống bán phá giá h àng hóa nh ập khẩu có những đ ặc thù và có nh ững ảnh hưởng nhất định đến nhận thức của Việt Nam về khái n iệm bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá. Những ảnh hư ởng đó bao gồm: Th ứ nhất, nhà làm lu ật Việt Nam đã tiếp thu một cách thụ động khái niệm bán phá giá đã được ghi nhận trong pháp luật WTO. Qua h ơn một thế kỷ phát triển (tính từ năm 1904)3, pháp luật chống bán phá giá đã trở thành khung pháp lý cho thương mại toàn cầu bằng Điều VI của GATT 1947 và ADA. Với nguyên tắc luật quốc gia của các nước thành viên phải phù h ợp với các hiệp định của WTO, khái niệm bán phá giá được ghi nhận trong ADA đã trở thành chuẩn mực pháp lý cho pháp luật của các n ước thành viên WTO. Do đó, kinh nghiệm cho thấy, các đạo luật về chống bán phá giá của các n ước thường lặp lại tất cả các nguyên tắc của Hiệp định chống bán phá giá, thậm chí lấy lại nguyên văn Hiệp định trong trường hợp nhiều nước chỉ mới ban hành luật này sau khi gia nhập WTO [4 7, tr 19]. Việc đưa ra khái niệm pháp lý chuẩn về bán phá giá không phải là việc khó khăn đối với nhà làm luật Việt Nam. Tuy nhiên, Pháp luật của WTO chỉ quy định khái niệm và những căn cứ để xác định hiện tượng hàng hóa nhập khẩu bán phá giá. Các vấn đề về ph ương pháp xác định, cách thức tính toán các yếu tố cấu thành hiện tượng bán phá giá sẽ do pháp luật quốc gia quy định . Như vậy, sự tương thích về khái niệm không có nghĩa là phương th ức tính toán và quy trình đ iều tra việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu phải đồng nhất. Các phương thức để tính toán giá thông thường, giá xuất khẩu, biên độ phá giá… có thể có những khác biệt nhất đ ịnh giữa các nước thành viên của WTO. Do đó, đặc trưng trong pháp luật chống bán 3 Năm 1904, Canađa là quốc gia đầu tiên trên thế giớ i ban hành Luật chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu.
  18. 17 phá giá của từng quốc gia không thể hiện ở các khái niệm mà ở những đặc thù trong quy trình và cách thức điều tra một vụ việc bán phá giá. Hiện nay, vấn đề hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá đang là một trong những nội dung đấu tranh giữa hai nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển tại các cuộc đàm phán về tự do hóa thương mại. Trong Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Seattle năm 1999, các nước nghèo đòi hỏi sửa đổi, củng cố các điều khoản trong khung pháp luật về chống bán phá giá để tránh lạm dụng và yêu cầu xác lập một chế độ đặc biệt để hỗ trợ họ. Tại đoạn 28 của Tuyên bố Doha cấp Bộ trưởng, các nước nhất trí rằng việc đàm phán nên làm rõ và hoàn thiện các quy định trong ADA. Trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Bộ trưởng WTO tại Doha, chống bán phá giá bị nh ìn nhận như một vấn đề gây chia rẽ giữa một bên là các nước đang phát triển với một bên là các nước công n ghiệp phát triển khác [47 , tr 20-21]. Cuộc tranh luận giữa các nước không tập trung vào khái niệm bán phá giá mà về cách thức điều tra để xác định việc bán phá giá. Nói tóm lại, trong bối cảnh pháp luật chống bán phá giá đã được quốc tế hóa thì sẽ không còn những tranh cãi giữa các quốc gia và các nhà khoa học về khái niệm bán phá giá. Sự khác nhau chỉ còn là các phương tiện kỹ thuật và phương pháp để xác định các căn cứ pháp lý của hiện tượng bán phá. Th ứ hai, trình độ phát triển khác nhau giữa các nước gây ra những hạn chế và khó khăn trong nhận thức về tự do hoá thương mại nói chung và bán phá giá nói riêng. Trong quá trình phát triển của pháp luật chống bán phá giá của WTO, có hai vấn đề được đặt ra: (1) Ảnh hưởng của pháp luật chống bán phá giá của các nước phát triển (đặc biệt là Hoa Kỳ) đến pháp luật chống bán phá giá của WTO. Với ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, thị trường, các nước tư bản phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia đang chi phối toàn cầu hóa [90, tr 82]. Các lực lượng này luôn có xu hướng áp đặt những chuẩn mực cho tự do thương mại và thiết lập các biện pháp pháp lý và kinh tế để bảo vệ nó. Mặc dù khung khổ pháp lý của các tổ chức thương mại quốc tế là kết quả đàm phán giữa các n ước thành viên, song thực tế cho thấy, sự ảnh hưởng từ pháp luật của các nước phát triển đến pháp luật thương mại quốc tế là khá lớn. Trong đó, khái niệm bán phá giá được ghi nhận trong ADA chỉ là sự lặp lại quan niệm về bán phá giá đã được các nước phát triển ghi nhận trong pháp luật của họ trước đó. Nói cách khác, pháp luật của WTO (trong đó có khái n iệm bán phá giá) đ ược xây dựng từ những nguyên lý thương mại - pháp lý của các nước phát triển. Với kinh nghiệm của mình, các quốc gia phát triển luôn tạo ra những khoảng trống tinh vi trong khái niệm
  19. 18 trên bằng việc đưa ra những căn cứ pháp lý có tính định tính và luôn có ngoại lệ nh ư giá trị thông thường, điều kiện thương mại thông thường, giá có thể so sánh được… với mục đích có thể sử dụng linh hoạt trong các tranh chấp quốc tế. Các khoảng trống này thường bị lạm dụng để bảo hộ ngành sản xuất trong nước trước áp lực cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu (ngay cả khi ưu thế cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu có được từ lợi thế so sánh). Để có thể phá t hiện và khai thác triệ t để những khoảng trống phá p lý nhằ m bảo hộ nền kinh tế trong nước, các cơ quan có thẩm quyền và những người thực thi pháp luật cần am hiểu sâu sắc pháp luậ t và dày dạn kinh nghiệ m trong việc đ iều tra và xử lý vụ việc. Các nước tham gia vào WTO khi khung pháp luật về chống bán phá giá đã ổn định như Việt Nam thường bị bu ộc phải tiếp nhận những n guyên tắc sẵn có như điều kiện để trở thành thành viên của tổ chức này. Chúng ta có thể xây dựng một đạo luật với những nguyên tắc và những khái niệm pháp lý hiện đại, phù h ợp với chuẩn mực quốc tế ngay cả khi nhận thức về bán phá giá và chống bán phá giá chưa thực sự đầy đủ và toàn diện. Trong bối cảnh ấy, việc khai thác các khoảng trống trong pháp luật chống bán phá giá nói chung và trong các căn cứ cấu thành nên khái n iệm bán phá giá không đơn giản. (2) Các chuẩn mực của tự do thương mại là những điểm nối kết thương mại của toàn cầu hóa mà bất cứ quốc gia nào khi mu ốn tham gia phải đáp ứng. Các quốc gia đang phát triển hoặc đang trong danh sách những nước nghèo vì b ị hạn chế về nhận thức và có vị thế thấp phải chấp nhận những tiêu chuẩn của toàn cầu hoá đã được các nước phát triển đặt ra. Các quốc gia đi sau (trong đó có Việt Nam) với quan niệm đi tắt đón đầu luôn có mong muốn tận dụng mọi cơ hội của toàn cầu hóa để phát triển cho dù các điều kiện về nhận thức và vật chất chưa được chuẩn bị chu đáo. Sau hơn 20 năm đ ổi mới cơ c hế quản lý kinh tế, Việt Nam đã hoàn thành cơ bản chiến lược hội nhập về mặt tổ chức. Cũng trong thời gian đó, để đáp ứng những điều kiện cho việc gia nhập vào thị trường chung, chúng ta phải tiếp thu khối lượng quá lớn về các tiêu chuẩn pháp lý - kinh tế của thương mại quốc tế mà pháp luật chống bán phá giá là điển h ình. Cho dù có khả năng lĩnh hội thì chúng ta cũng không đủ thời gian để hiểu cặn kẽ tất cả các nội dung của ADA. Việc xây dựng pháp luật chống bán phá giá đôi khi chỉ là ngh ĩa vụ để đảm bảo tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra theo đúng lộ trình đã đặt ra. Vì thế, nội dung của Pháp lệnh chống bán phá giá chỉ là sự tiếp thu các nội dung cơ bản của ADA, luật mẫu về chống bán phá giá của WTO mà chưa khai thác được quyền sáng tạo trong phạm vi cho phép của các định chế quốc tế. Từ những phân tích trên, tác giả c ó mộ t số kết luận ban đầu như sau:
  20. 19 1. Các quan đ iể m về khá i niệm bán phá giá trong khoa học pháp lý và trong thương mại quốc tế đều thống nhất rằng bán phá g iá là hiện tượng phân biệ t giá quốc tế. Nhà làm luật của các nước tiên phong đã ứng dụng và p hát triển quan niệm về bán phá giá trong các lý thuyết thương mại quốc tế để xâ y dựng nên cấu thành phá p lý của h iện tượng bán phá giá. 2. Phá giá với tư cách là một vấn đề thương mại tồn tại trong một thời gian dài, nhưng phá giá ch ỉ trở thành vấn đề trong chính sách thương mại quốc tế sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và đ ặc biệt trong thời kỳ đại khủng hoảng của những năm 30 [35 , tr 69]. Chống bán phá giá đã trở thành một nội dung trong khung pháp lý quốc tế bằng sự ghi nhận của Điều VI GATT 1947 và sự ra đời của ADA n ăm 1994. Hiệ n nay, trong khoa học pháp lý không có những mâu thuẫn hay xung độ t về khá i niệm bán phá giá . Pháp luậ t của WTO đã trở thành chuẩn mực chung cho pháp luật của các nước và là căn cứ pháp lý cơ bản cho các nghiên cứu trong khoa học pháp lý về vấn đề này. Sự khác biệt trong pháp luật của các nước chủ yếu là cách thức tính toán những yếu tố cấu thành nên hiện tượng bán phá giá . 3. Khái niệ m b án phá giá đã khẳng định những quan niệ m đánh đồng bán phá giá với hiện tượng bán hàng hóa thấp hơn chi phí sản xuấ t là sai và cũng là cơ sở để phân b iệ t bán phá giá với việc chính phủ của các quốc gia trợ cấp xuất khẩu trá i với thông lệ chung. Tác động của việc bán phá giá và của trợ cấp xuấ t khẩu tới thị trường nhập khẩu có thể là giống nhau song bán phá giá được giả thiết là hành vi của DN nước n goài phân biệ t đối xử về giá và các doanh nghiệp này sử dụng ch ính nguồn lực của mình để trợ giá. Ngược lại, trợ cấp được giả thiết là việc ch ính phủ trực tiếp hoặc gián tiếp thanh toán các khoản trợ giá xuất khẩu cho các DN. 4. Tại Việt Nam, các nhà làm luậ t có những thay đ ổi trong quan niệ m về bán phá giá . Những thay đổi đó được phản ánh qua sự ra đời của hai văn bản pháp luật là Pháp lệnh giá được ban hành năm 2002 và Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việ t Nam được ban hành nă m 2004. Khái niệ m bán phá giá trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu được đánh giá là h oàn ch ỉnh và phù hợp với pháp luật WTO. 1 .1.2 . Tác động của bán phá giá hàng hóa nh ập khẩu đối với thị trường nhập khẩu Tác đ ộng của hiện tượng bán phá giá đ ược nh ìn nhận cả góc độ tích cực và tiêu cực bằng việc phân tích ảnh h ư ởng của nó đối với lợi ích của người tiêu dùng, n hà sản xuất có li ên quan và các DN kinh doanh sản phẩm cạnh tranh nội địa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2