Pháp luật về hoạt động của quỹ đầu tư chứng<br />
khoán ở Việt Nam<br />
Trần Thị Huyền Trang<br />
Khoa Luật<br />
Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 07<br />
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Thị Thu Thủy<br />
Năm bảo vệ: 2014<br />
Keywords. Luật kinh tế; Luật chứng khoán; Pháp luật Việt Nam; Đầu tư chứng khoán<br />
Content<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ<br />
ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động<br />
của thị trường chứng khoán (TTCK), từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn<br />
bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư),<br />
phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho TTCK Việt Nam khả năng hội<br />
nhập với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, tăng cường tính công khai minh bạch cho thị<br />
trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan Quản lý Nhà nước.<br />
Sự lớn mạnh của TTCK ở nước ta hơn 10 năm qua là cơ sở và nền tảng cho sự hình thành<br />
và phát triển các Quỹ đầu tư chứng khoán (QĐTCK). Trên TTCK, nhất là đối với thị trường còn<br />
non trẻ của Việt Nam, có không ít các NĐT có nguồn vốn nhàn rỗi nhưng không có đủ kinh<br />
nghiệm, kiến thức cũng như các điều kiện khách quan khác để tự mình tham gia đầu tư chứng<br />
khoán. Từ đó, có hai vấn đề được đặt ra: thứ nhất, các chủ thể này muốn tham gia đầu tư chứng<br />
khoán với mục đích kiếm lời; thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh muốn tận dụng<br />
nguồn vốn nhàn rỗi từ những chủ thể này. Như một kết quả tất yếu, trong pháp luật về kinh<br />
doanh chứng khoán, nhà làm luật thiết lập chế định về QĐTCK. Theo đó, các chủ thể có vốn<br />
nhàn rỗi nhưng không có các điều kiện khách quan để tham gia đầu tư chứng khoán có một kênh<br />
để đầu tư kiếm lời. Bên cạnh đó, giúp các chủ thể sản xuất kinh doanh tận dụng nguồn vốn nhàn<br />
rỗi này.<br />
QĐTCK là một định chế đầu tư chuyên nghiệp với đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn<br />
và kinh nghiệm. Sự xuất hiện của các QĐTCK sẽ góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư vào TTCK. Mặt<br />
khác, với mục tiêu đầu tư dài hạn và những ưu điểm vượt trội về năng lực tài chính, sự hình thành của<br />
các QĐTCK sẽ góp phần bình ổn và dẫn dắt thị trường, tạo điều kiện để TTCK Việt Nam phát triển,<br />
nhanh chóng trở thành một kênh huy động vốn trung – dài hạn có hiệu quả cho nền kinh tế.<br />
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động QĐTCK trên TTCK đối với nền kinh tế Việt<br />
Nam, xuất phát từ yêu cầu bức thiết phải hình thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn để<br />
đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho nền kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất<br />
nước, cũng như mong muốn làm rõ các chính sách pháp luật, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt<br />
<br />
động các QĐTCK trên TTCK Việt Nam là hết sức cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng đối<br />
với việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam. Qua thực tế thực thi, các quy định đã ban<br />
hành bộc lộ nhiều bất cập làm hạn chế sự phát triển của bản thân các quỹ, ảnh hưởng đến nhà<br />
đầu tư, ảnh hưởng đến sự vận hành của TTCK. Do vậy, việc đánh giá lại quá trình hình thành,<br />
hoàn thiện và phát triển các QĐTCK, tiếp tục nghiên cứu từ góc độ lý luận, thực tiễn để tìm ra<br />
bất cập, có đề xuất hướng sửa đổi, thay thế và bổ sung các quy định của pháp luật có ý nghĩa<br />
quan trọng giúp TTCK đi vào quỹ đạo đầu tư chuyên nghiệp và “bắt nhịp” đi chung của TTCK<br />
toàn cầu. Với ý nghĩa đó mà tôi chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng<br />
khoán ở Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán là vấn đề khá mới trong hệ thống<br />
pháp luật Việt Nam. Nó được quy định rải rác trong một số văn bản pháp luật như Luật Chứng<br />
khoán, Luật Đầu tư và một số văn bản dưới luật.<br />
Một số nghiên cứu về hoạt động của các Quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài ở Việt Nam<br />
trong thập niên 1990 như: “Tổng quan các Quỹ đầu tư ở Việt Nam” của Bean Stens năm 1997,<br />
“Thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam – một nghiên cứu sơ bộ” của Adam Sack và John<br />
McKenzie thuộc chương trình phát triển kinh tế tư nhân MPDF năm 1998. Bên cạnh đó có một<br />
số nghiên cứu chuyên sâu về QĐTCK trong nước như “Kinh nghiệm phát triển Quỹ đầu tư” của<br />
PGS.TS Lê Thị Thu Thủy năm 2012, “Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong thị<br />
trường chứng khoán” của PGS.TS Lê Hồng Hạnh – Tạp chí Luật học số 6/1998 và một số ít các<br />
nghiên cứu khoa học, luận văn Thạc sỹ… khác về QĐTCK như “Tìm hiểu hoạt động các Quỹ<br />
đầu tư tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” của Châu Thiên Trúc Quỳnh năm 2006, “Đánh<br />
giá hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của Mai<br />
Phụng Chiêu năm 2011, “Giải pháp phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam” của Th.s<br />
kinh tế Nguyễn Thị Minh Hằng, đề tài nghiên cứu khoa học của Th.s kinh tế Bùi Viết Thuyên,<br />
báo cáo khoa học về Quỹ đầu tư của tác giả Bùi Nguyên Hoàn..<br />
Tuy nhiên các công trình nghiên cứu này mới chỉ giải quyết được các vấn đề dưới góc độ<br />
kinh tế - tài chính ngân hàng với những giải pháp kinh tế chuyên sâu, minh chứng bằng các chỉ<br />
số kinh tế, giải quyết được các bài toán kinh tế trong bối cảnh kinh tế chung về các hoạt động<br />
của QĐTCK như huy động vốn, hoạt động đầu tư, các lợi ích kinh tế khi có sự tham gia của các<br />
nhà đầu tư nước ngoài mà chưa giải quyết được một cách cụ thể và thấu đáo những vấn đề cần<br />
được khắc phục, giải quyết và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư<br />
chứng khoán ở Việt Nam. Đây chính là nội dung chính mà tôi tập trung nghiên cứu trong luận<br />
văn Thạc sỹ của mình.<br />
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài: phân tích những vấn đề lý luận về hoạt động của các<br />
QĐTCK, thực trạng hoạt động của các QĐT trong và ngoài nước trên TTCK Việt Nam dưới góc<br />
độ pháp luật. Cùng với đó là xem xét và đánh giá những mặt tích cực và hạn chế của pháp luật về<br />
hoạt động của các QĐTCK, chỉ ra đâu là những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Từ đó,<br />
đề ra giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho hoạt động QĐTCK<br />
cũng như nâng cao vai trò của các QĐTCK trên TTCK Việt Nam.<br />
Phạm vi đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động chung nhất của QĐTCK<br />
(QĐT mô hình tín thác và QĐT mô hình công ty) dưới góc độ pháp luật, những quy định của<br />
pháp luật Việt Nam về vấn đề này cũng như việc thực thi các quy định đó trong thực tiễn áp<br />
dụng. Từ đó đưa ra những phương hướng cũng như các giải pháp hoàn thiện khung pháp lý, góp<br />
phần phát triển các QĐTCK của Việt Nam trong thời gian tới.<br />
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Luận văn được nghiên cứu và hoàn thiện trên cơ sở phương pháp chủ nghĩa duy vật biện<br />
chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra có sự kết hợp với một số phương pháp khác như:<br />
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; phương pháp liên hệ, so sánh; phương pháp logic<br />
học và các phương pháp khoa học khác nhằm làm sáng tỏ hơn nữa các vấn đề được đặt ra trong<br />
luận văn Thạc sỹ này.<br />
5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận văn<br />
Về lý luận: làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của QĐTCK ở Việt<br />
Nam. Trên cơ sở tổng quan có chọn lọc một số quan điểm cơ bản của các nhà kinh tế học trên thế<br />
giới, một số Tổ chức quốc tế và một số học giả của Việt Nam, cũng như các luật gia nổi tiếng kết<br />
hợp những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn, tôi đã làm rõ những khái niệm, định nghĩa, vai trò,<br />
cơ cấu tổ chức, cách phân loại QĐTCK, cũng như làm rõ hoạt động của QĐTCK dưới góc độ<br />
pháp lý, từ đó có đề xuất, kiến nghị những phương hướng, giải pháp cụ thể để hoàn thiện khung<br />
pháp lý cho hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam.<br />
Về đánh giá thực tiễn: trên cơ sở những nghiên cứu, đánh giá của cá nhân tôi cũng như<br />
tham khảo và chọn lọc nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác, Luận văn đã trình bày tổng quan<br />
thực trạng pháp luật về hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam, phân tích những ưu điểm – hạn chế<br />
và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu của hệ thống pháp luật về vấn đề này.<br />
Về đề xuất chính sách: Luận văn đã chỉ ra những nội dung cơ bản cần phải hoàn thiện,<br />
từ đó đề xuất những định hướng, quan điểm cơ bản, các giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ<br />
thống pháp luật về hoạt động của QĐTCK ở Việt Nam. Các giải pháp này có giá trị tham khảo<br />
tốt trong xây dựng, hoạch định và triển khai các chính sách pháp luật cũng như việc thực thi<br />
chúng trong thực tiễn áp dụng.<br />
Với việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở<br />
Việt Nam”, tôi hy vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ nào đó hoàn thiện hơn nữa hệ thống<br />
pháp luật về hoạt động QĐTCK ở Việt Nam, khắc phục và hoàn thiện những nhược điểm, phát<br />
huy những ưu điểm, để từ đó nhìn nhận và đánh giá đúng được vai trò của pháp luật về hoạt<br />
động QĐTCK trong giai đoạn sắp tới.<br />
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
Các QĐTCK được quản lý bởi những NĐT giàu kinh nghiệm, có đội ngũ nhân viên<br />
chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao, đây được xem như một trong những phương thức<br />
đầu tư mới hiệu quả hơn so với các phương thức đầu tư truyền thống. Các QĐTCK với nhiệm vụ<br />
của nhà tạo lập thị trường không những góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mà còn là công<br />
cụ giảm thiểu rủi ro tốt nhất cho các NĐT. Vì vậy, nâng cao vai trò của pháp luật QĐTCK có ý<br />
nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc cho sự phát triển của TTCK Việt Nam trong tương lai.<br />
7. Kết cấu của Luận văn<br />
Luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.<br />
Phần nội dung gồm 03 chương:<br />
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.<br />
Chương 2. Thực trạng pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư chứng khoán ở Việt Nam.<br />
Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động của Quỹ đầu tư<br />
chứng khoán ở Việt Nam.<br />
<br />
References<br />
1. Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 73/2004/QĐ – BTC ngày 03/09 về việc ban hành quy<br />
chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ, Hà Nội.<br />
2. Bộ Tài chính (2005), Quyết định số 71/2005/QĐ – BTC ngày 21/10 về việc sửa đổi, bổ<br />
sung một số điều của quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công<br />
<br />
ty quản lý quỹ (ban hành theo Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 03/9/2004 của Bộ<br />
trưởng Bộ Tài chính), Hà Nội.<br />
3. Bộ Tài chính (2006), Quyết định số 30/2006/QĐ – BTC ngày 12/5 về việc bổ sung quy<br />
chế và tổ chức hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ (ban hành<br />
kèm theo Quyết định số 73/2004/QĐ-BTC ngày 03/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính),<br />
Hà Nội.<br />
4. Bộ Tài chính (2007), Quy chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (ban hành<br />
kèm theo Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 05/6 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Hà<br />
Nội.<br />
5. Bộ Tài chính (2007), Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ (ban hành<br />
kèm theo Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), Hà<br />
Nội.<br />
6. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 35/2007/QĐ – BTC ngày 15/5 về việc ban hành quy<br />
chế tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ, Hà Nội.<br />
7. Bộ Tài chính (2007), Quyết định số 45/2007/QĐ – BTC ngày 05/06 về việc ban hành quy<br />
chế thành lập và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Hà Nội.<br />
8. Bộ Tài chính (2008), Quyết định số 125/2008/QĐ-BTC ngày 26/12 về việc sửa đổi, bổ<br />
sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty quản lý quỹ (ban hành<br />
kèm theo Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính), Hà<br />
Nội.<br />
9. Bộ Tài chính (2011), Thông tư số 183/2011/TT – BTC ngày 16/12 hướng dẫn về việc<br />
thành lập và quản lý quỹ mở, Hà Nội.<br />
10. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT – BTC ngày 26/7 quy định về quản trị<br />
công ty áp dụng cho các công ty đại chúng, Hà Nội.<br />
11. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 212/2012/TT-BTC ngày 05/12 hướng dẫn về thành lập,<br />
tổ chức và hoạt động công ty quản lý quỹ, Hà Nội.<br />
12. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 213/2012/TT-BTC ngày 06/12 hướng dẫn hoạt động<br />
của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Hà Nội.<br />
13. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 224/2012/TT-BTC ngày 26/12 hướng dẫn thành lập và<br />
quản lý quỹ đóng và quỹ thành viên, Hà Nội.<br />
14. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 227/2012/TT-BTC ngày 27/12 hướng dẫn thành lập, tổ<br />
chức hoạt động và quản lý công ty đầu tư chứng khoán, Hà Nội.<br />
15. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 228/2012/TT-BTC ngày 27/12 hướng dẫn thành lập và<br />
quản lý quỹ đầu tư bất động sản, Hà Nội.<br />
16. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12 hướng dẫn thành lập và<br />
quản lý quỹ hoán đổi danh mục, Hà Nội.<br />
17. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/4 hướng dẫn thi hành về việc<br />
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, Hà Nội.<br />
18. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 2867/2013/QĐ-BTC ngày 21/11 về công bố thủ tục<br />
hành chính về văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài, chi<br />
nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam trong lĩnh vực chứng khoán thuộc<br />
phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, Hà Nội.<br />
19. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 91/2013/TT-BTC ngày 28/6 hướng dẫn đăng kí thành<br />
lập, tổ chức và hoạt động văn phòng đại diện tổ chức kinh doanh chứng khoán nước<br />
ngoài, chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.<br />
20. Chính phủ (2003), Nghị định số 144/2003/NĐ – CP ngày 28/11 về chứng khoán và thị<br />
trường chứng khoán, Hà Nội.<br />
<br />
21. Chính phủ (2010), Nghị định số 84/2010/NĐ – CP ngày 02/8 sửa đổi, bổ sung một số<br />
điều của Nghị định số 14/2007/NĐ – CP ngày 19/01 của Chính phủ quy định chi tiết thi<br />
hành một số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.<br />
22. Chính phủ (2010), Nghị định số 85/2010/NĐ – CP ngày 02/08 về xử phạt vi phạm hành<br />
chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.<br />
23. Chính phủ (2012), Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7 quy định chi tiết và hướng<br />
dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của<br />
Luật Chứng khoán, Hà Nội.<br />
24. Chính phủ (2013), Nghị định số 108/2013/NĐ – CP ngày 23/9 quy định xử phạt vi phạm<br />
hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Hà Nội.<br />
25. Nguyễn Đỗ (2008), Chứng khoán – Đầu tư và quản lý, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.<br />
26. Đặng Quang Gia (1991), Từ điển thị trường chứng khoán, tài chánh, kế toán, ngân hàng,<br />
NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.<br />
27. Trần Vũ Hải (2006), “Một số vấn đề pháp lý về công ty đầu tư chứng khoán”, Tạp chí<br />
Luật học, (8).<br />
28. PGS, TS. Lê Hồng Hạnh (1998), “Quỹ đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ trong<br />
thị trường chứng khoán”, Tạp chí Luật học, (6).<br />
29. Thanh Lâm (2007), Đầu tư chứng khoán hiểu biết để thành công, NXB Văn hóa – thông<br />
tin, Hà Nội.<br />
30. Hoàng Minh (2006), Chứng khoán nhập môn, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.<br />
31. Nguyễn Minh (2007), Tìm hiểu về chứng khoán và thị trường chứng khoán, NXB Lao<br />
động – xã hội, Hà Nội.<br />
32. PGS.TS Lê Hoàng Nga (2009), Thị Trường Chứng khoán, NXB Tài chính.<br />
33. Lý Vinh Quang (2003), Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán, NXB Thống kê,<br />
Hà Nội.<br />
34. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 27/6, Hà Nội.<br />
35. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11, Hà Nội.<br />
36. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/9, Hà Nội.<br />
37. Quốc hội (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ – CP ngày 19/0 quy định chi tiết thi hành một<br />
số điều của Luật Chứng khoán, Hà Nội.<br />
38. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 29/6, Hà Nội.<br />
39. Quốc hội (2010), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16/6, Hà<br />
Nội.<br />
40. Quốc hội (2010), Luật số 62/2010/QH12 ngày 24/11 sửa đổi và bổ sung một số điều của<br />
Luật Chứng khoán, Hà Nội.<br />
41. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 163/2003/QĐ – TTg ngày 05/8 về phê duyệt<br />
chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.<br />
42. Thủ tướng Chính phủ (2008), Chỉ thị số 20/2008/CT – TTg ngày 23/6 về tăng cường<br />
quản lý thị trường chứng khoán, Hà Nội.<br />
43. Thủ tướng Chính phủ (2012), Nghị định số 252/2012/QĐ-TTg ngày 01/3 về phê duyệt<br />
chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.<br />
44. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Chứng khoán, NXB Công An Nhân<br />
dân, Hà Nội.<br />
45. GS.TS Lê Văn Tư (2003), Thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê, Hà Nội.<br />
46. Trần Quốc Tuấn (2006), Cẩm nang đầu tư chứng khoán, NXB Tài chính, Hà Nội.<br />
47. GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền (2004), Thị trường chứng khoán, NXB Thống kê, Hà Nội.<br />
<br />