LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
lượt xem 126
download
Trong khoa học pháp lý, vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng phong phú. Việc nghiên cứu thấu đáo vấn đề vi phạm pháp luật sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần kiểm soát xã hội tốt, phát hiện nhanh, nhận diện đúng bản chất và xử lý chính xác các vi phạm pháp luật, tìm ra phương cách hữu hiệu điều chỉnh xã hội và định hướng việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả. Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
- LUẬN VĂN: Vi phạm phỏp luật phũng, chống bạo lực gia đỡnh đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay
- Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong khoa học pháp lý, vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng phong phú. Việc nghiên cứu thấu đáo vấn đề vi phạm pháp luật sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần kiểm soát xã hội tốt, phát hiện nhanh, nhận diện đúng bản chất và xử lý chính xác các vi phạm pháp luật, tìm ra phương cách hữu hiệu điều chỉnh xã hội và định hướng việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả. Sau hơn 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo sáng tạo, trí tuệ của Đảng Cộng sản Việt Nam cùng với sự đoàn kết một lòng của cả dân tộc, Việt Nam đã thu được nhiều thắng lợi tốt đẹp, vị thế được nâng cao và đời sống của nhân dân thay đổi. Chúng ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, thực hiện nền kinh tế thị trường XHCN, mở rộng dân chủ xã hội, tăng cường xã hội hoá và đặc biệt, đang hội nhập đầy đủ trên các lĩnh vực với khu vực, thế giới và toàn cầu. Trên con đường đổi mới ấy, bên cạnh những thuận lợi, chúng ta còn gặp không ít những khó khăn. Một trong những khó khăn làm ảnh hưởng đ ến sự phát triển của xã hội là tình trạng vi phạm pháp luật hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đ ình đối với phụ nữ đang ngày một gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội và ngay chính bản thân người phụ nữ đó cũng như sự phát triển bình thường của con cái họ. Ngày nay, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lai nhiều hậu quả cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Mặc dù LHQ và các nước trên thế giới đã có nhiều cố gắng trong việc phòng chống bạo lực gia đình và ban hành nhiều văn kiện pháp lý liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình và hiện đã có 89 nước trên thế giới có các quy định pháp luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình, trong đó có 60 nước có luật riêng về phòng chống bạo lực gia đình; 7 nước có luật riêng về bạo lực chống lại phụ nữ... nhưng ở khắp nơi trên thế giới, phụ nữ vẫn là nạn nhân của bạo lực gia đình. Bước sang thế kỷ XXI, bạo lực gia đình không giảm mà vẫn tiếp tục lan rộng, trở thành vấn đề nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Theo ước tính, mỗi năm trên thế giới có khoảng trên 3 triệu phụ nữ chết vì bạo lực gia đình; từ 15 đến 71% phụ nữ phải chịu một hình thức bạo lực nào đó về thể xác và tình dục ngay trong gia đình. C ứ 3 phụ nữ trên thế giới thì có ít nhất một người bị đánh đập, ép buộc về tình dục hoặc bị lạm
- dụng trong suốt cuộc đời mà những kẻ lạm dụng thường là chồng và bạn tình. Bạo lực gia đình đang trở thành vấn đề phổ biến có quy mô của một đại dịch và là một biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên toàn thế giới, là nguyên nhân dẫn đến tử vong và làm mất khả năng của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bạo lực gia đình đã và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm thô bạo các quyền con người. Chính tính nguy hiểm và tác hại của bạo lực gia đình mà vấn đề bạo lực gia đình tại Việt Nam đã được Luật hoá, được đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật. Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. ở Việt Nam, vấn đề phòng chống bạo lực gia đình đ ược Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện trong các chính sách của Đảng và các quy định của pháp luật. Điều 63, Hiến pháp 1992 quy định : "Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình, nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ". Thể chế hoá quy định của Hiến pháp năm 1992, việc bảo vệ phụ nữ khỏi các hình thức bạo lực gia đình được quy định cụ thể, chi tiết trong nhiều văn bản pháp luật khác như Luật Hôn nhân gia đình; Bộ Luật Hình sự; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng chống bạo lực gia đình...Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc phòng chống bạo lực gia đình, để các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình được thực thi trong đời sống xã hội nhưng trên th ực tế, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình vẫn diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi. Thống kê của Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch, Tổng cục thống kê và Quỹ nhi đồng LHQ công bố ngày 26/6/2008 với điều tra của 93 ngàn h ộ gia đình trên khắp mọi miền đất nước thì có tới 21,2% cặp vợ chồng đã trải qua một hình thức bạo lực gia đình như đánh, mắng, nhục mạ, ép quan hệ tình dục và như vậy cứ 5 cặp vợ chồng thì đã có một cặp đã có hình thức bạo lực gia đình. Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả xấu cho xã hội, trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ 2 đến 3 ngày có một người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình. Trong năm 2005, có 14% số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình. Ba tháng đầu năm 2006, tỷ lệ này đã lên tới 30,5%. Theo thống kê của ngành Toà án, trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn thì có tới 39.730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiếm 53,1%). Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn làm xói mòn đạo đ ức, mất tính dân chủ xã hội
- và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng đã được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt nam. Ngoài hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền vững gia đình, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn gây ra những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác liên quan đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân. Nhiều vụ án thương tâm liên quan đến bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã xảy ra và số lượng tăng lên từng ngày, gây hậu qủa nhức nhối cho xã hội. Điển hình như vụ bạo lực kéo dài suốt 32 năm xảy ra ở Quảng Bình mà nạn nhân là bà Xuê. Đã không biết bao lần bà chết đi sống lại với những trận đòn tàn bạo của chồng. Mới đây, chỉ vì không đào đâu ra tiền cho chồng uống rượu, bà đã bị chính người chồng trói lại, đánh đập tàn nhẫn, gây thương tích nghiêm trọng. Nhiều hành vi dã man khác như khống chế, đổ thuốc diệt cỏ vào miệng vợ; đổ xăng đốt vợ; hành xử vợ bằng búa... Những hành vi đã mất hết nhân tính đó đã gây bức xúc cho xã hội. Tiếng kêu cứu thảm thương của rất nhiều người phụ nữ đã vang lên đặt ra cho xã hội một lời giải đáp cần phải làm gì trước thực trạng vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, pháp luật và các nhà thực thi pháp luật cùng các cơ quan có thẩm quyền cần có một cơ chế và biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho phụ nữ, giúp họ thoát khỏi bạo lực đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các chủ thể vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình nói chung đặc biệt đối với phụ nữ nói riêng, tạo ổn định và phát triển cho xã hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp phụ nữ thoát khỏi bạo lực gia đình, loại bỏ vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong xã hội, đề tài " Vi phạm phỏp luật phũng, chống bạo lực gia đỡnh đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay " có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở nước ta, phòng chống bạo lực gia đình không còn là vấn đề mới và được quy định cụ thể ở Hiến pháp và pháp luật. Điều 63, Hiến pháp 92 quy định: "nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ". Điều 107, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh
- dự, nhân phẩm, uy tín của nhau"... và gần đây nhất, Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã được ban hành. Trên thực tế, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bạo lực gia đình. Nhiều công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố như : "Luật phòng chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới" (tài liệu dịch của Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc hội); "Bạo lực trên cơ sở giới tính ở Việt Nam" của Ngân hàng thế giới năm 1999; "Bạo lực trên cơ sở giới" của TS. Vũ Mạnh Lợi, Vũ Tuấn Huy, Nguyễn Hữu Minh năm 1999; "Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam" của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2001; "Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay- Thực trạng, vấn đề và giải pháp" của Viện nghiên cứu quyền con người - Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008; "Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với bạo lực gia đình - đề xuất và giải pháp" do TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ nhiệm Uỷ ban DS - GĐ - TE Hà Nội và PGS. TS. Nguyễn Trí Dũng, Phó Viện tr ưởng Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Báo cáo "Ngăn chặn bạo hành trong gia đình: Phổ biến tài liệu tư vấn chống bạo hành gia đình cho các cộng sự ở nông thôn" của tác giả Lê Thị Phương Mai... Các công trình nêu trên chủ yếu là các tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài nhằm giới thiệu về Luật phòng chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới; nghiên cứu giới thiệu một số khía cạnh như th ực trạng bạo lực gia đình, một số vấn đề đặt ra về phòng chống bạo lực gia đình trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ pháp lý - vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta đến nay hầu như chưa có. Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ diễn ra ngày càng nhiều với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng, ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Hơn nữa, nhu cầu của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ khỏi bị bạo lực gia đình đang đòi hỏi một hệ thống pháp luật đồng bộ với một bộ máy và con người cụ thể trên cơ sở so sánh và tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới là vấn đề cấp thiết ở nước ta. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích:
- Đề tài có mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở nước ta. 3.2. Nhiệm vụ Để đảm bảo mục đích nêu trên trên, luận văn xác định các nhiệm vụ chính sau: - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Trên cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật, các yêu cầu của hành vi hợp pháp trong việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ, luận văn có nhiệm vụ chỉ ra được các đặc điểm của vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ; nội dung vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. - Nghiên cứu đánh giá th ực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trên cơ sở phân tích và đ ánh giá tình hình vi ph ạm pháp luật, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật cơ bản trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong những năm qua để có một bức tranh về thực trạng vi phạm pháp luật một cách cơ bản nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Từ đó, phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, toàn diện, khả thi trong phòng, chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ góp phần hạn chế tiến tới đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là các hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các vụ bạo lực gia đình mà nạn nhân của vụ bạo lực gia đình chỉ là phụ nữ trên cơ sở lý luận chung về Nhà n ước- pháp luật và pháp luật thực định.
- 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong phạm vi cả nước từ năm 2000 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn d ựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện ch ứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và Nhà nước, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp biện chứng, lịch sử, so sánh, phân tích, tổng hợp và điều tra xã hội học. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Xây dựng lý luận về vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. - Hệ thống hoá, phân tích thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. - Đề xuất những giải pháp nhằm đấu tranh, hạn chế, tiến tới đẩy lùi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả của luận văn có thể được vận dụng làm tài liệu nghiên cứu về vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ và góp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc hoàn thiện pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam
- Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay. Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản phòng, chống vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam.
- CHƯƠNG 1 cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở việt nam 1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vi phạm pháp luật 1.1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật Trong công cuộc đổi mới hiện nay ở nước ta, pháp luật với những thế mạnh của mình đã điều chỉnh nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, được nhà nước đảm bảo thực hiện và được nhân dân đồng tình ủng hộ, thực hiện khá nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong xã hội vẫn còn một số tổ chức, cá nhân không tuân thủ, chấp hành pháp luật, làm trái các quy định của pháp luật như tình trạng vi phạm an toàn giao thông còn xảy ra nhiều, nhiều vụ án giết người, tham nhũng, buôn bán ma tuý...với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng. Đó là những vi phạm pháp luật. Nếu như hành vi hợp pháp là hành vi phù hợp vớ i pháp luật, có ích cho xã hội, có mục đích, động cơ tuân thủ pháp luật thì vi phạm pháp luật là những hành vi của các chủ thể trái với pháp luật, làm ngược lại những gì pháp luật đặt ra, yêu cầu. Vi phạm pháp luật xâm hại đến lợi ích vật chất và tinh thần của Nhà nước, của xã hội và của nhân dân. Vi phạm pháp luật là cơ sở duy nhất phát sinh trách nhiệm pháp lý. Không có vi phạm pháp luật thì không có trách nhiệm pháp lý. Từ những phân tích trên đây, ta có khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, bởi lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 1.1.2. Đặc điểm vi phạm pháp luật. Đặc điểm của vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định về bản chất của vi phạm pháp luật, từ đó góp phần đ ề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và chống vi phạm pháp luật trong xã hội ta hiện nay. Thứ nhất: vi phạm pháp luật luôn là hành vi (hành động hoặc không hành động) có tính xác đ ịnh của con người.
- Như ta đã biết các quy định của pháp luật được đặt ra là để điều chỉnh các hành vi của con người. C.Mác đã viết: Ngoài hành vi của mình ra tôi hoàn toàn không tồn tại đ ối với pháp luật, hoàn toàn không phải là đối tượng của nó. Cho nên vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi của con người hoặc là hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội... (các chủ thể pháp luật). Vi phạm pháp luật phải biểu hiện bằng hành vi cụ thể của con người (hành động có ý thức và ý chí của con người). Vì vậy mà một người dù có ý nghĩ xấu như thế nào đi chăng nữa nếu không biểu hiện bằng hành động cụ thể thì không phải là vi phạm pháp luật. Như vậy, vi phạm pháp luật trước hết phải được thể hiện bằng hành vi cụ thể của con người mà không phải là những tư tưởng, ý nghĩ, ý niệm. Bởi lẽ, trên thực tế, chúng ta không thể dùng các quy phạm pháp luật để điều chỉnh, kiểm tra, đánh giá những ý nghĩ của con người. Hành vi vi phạm pháp luật được biểu hiện dưới hai hình thức: + Hành vi hành động: chủ thể làm một việc bị pháp luật cấm. + Hành vi không hành động: chủ thể không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm. Thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật. Tính trái pháp luật thể hiện: sự chống đối những quy định chung của pháp luật. Pháp luật quy định như thế này thì chủ thể lại hành động ngược lại và trong một trường hợp cụ thể nào đó, quy phạm pháp luật bắt buộc con người phải hành động nh ưng chủ thể lại không hành động. Hành vi trái pháp luật bao giờ cũng xâm hại tới các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ và là những hành vi gây thiệt hại cho xã hội. Như vậy, vi phạm pháp luật phải là những hành vi trái pháp luật, làm ngược lại những gì pháp luật đặt ra, yêu cầu. Nhưng trong thực tế, có những hành vi rõ ràng đã xâm hại tới các quy định của pháp luật nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật vì chủ thể không có lỗi như trường hợp vì phải chở bệnh nhân đi cấp cứu mà người lái xe đã đi vào đường một chiều, vượt đèn đỏ.Vì vậy để bị coi là vi phạm pháp luật, hành vi trái pháp luật phải chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi đó. Thứ ba, vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi.
- Điều này thể hiện người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải thực sự có lỗi. Khi xem xét vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật thì mới chỉ dừng lại ở việc xem xét biểu hiện bề ngoài của hành vi, nghĩa là mới chỉ xem xét tới mặt khách quan của hành vi. Nhưng khi nói tới hành vi vi phạm pháp luật phải thấy rằng, đó là hành vi có ý chí, có nghĩa phải xem xét tới mặt chủ quan của hành vi. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật chỉ ra ai là người vi phạm, khuynh hướng ý chí của người đó và trạng thái tâm lý của người vi phạm tại thời điểm thực hiện hành vi trái pháp luật, cũng như thái độ của người ấy đối với hậu quả của hành vi. Vì vậy, hành vi trái pháp luật bị coi là hành vi vi phạm pháp luật chỉ khi có sự biểu hiện ý chí của người thực hiện hành vi đó và chúng ta cần xác định trạng thái tâm lý của chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đó - xác định lỗi của họ. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu qủa hoặc tác hại của hành vi đó đối với xã hội. Một người bị coi là có lỗi khi hành vi mà họ thực hiện là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi chủ thể có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội tức là chủ thể hoàn toàn có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với yêu cầu của pháp luật nhưng chủ thể đã không chọn. Xét về mặt tâm lý có hai hình thức lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý được thể hiện dưới hai dạng phổ biến: lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp: là trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật đã nhìn thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy được hậu quả của hành vi nhưng mong muốn thực hiện và mong muốn đạt được hậu quả của hành vi. Lỗi cố ý gián tiếp: là trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật nhìn thấy trước tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi, tuy không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Lỗi vô ý chia thành hai dạng: lỗi vô ý do quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Lỗi vô ý do quá tự tin là trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật thấy được sự tác hại cho xã hội của hành vi và hậu quả của nó, nhưng tin rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể khắc phục được.
- Lỗi vô ý do cẩu thả: là trường hợp người thực hiện hành vi trái pháp luật không nhìn thấy sự tác hại cho xã hội của hành vi và hậu quả của nó, mặc dù người đó có thể nhìn thấy được hoặc cần phải nhìn thấy được. Như vậy, chủ thể vi phạm pháp luật phải thực sự có lỗi vì có những người không có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định hành vi (do điều kiện khách quan) tức không có lỗi thì không phải là vi phạm pháp luật. Thứ tư, vi phạm pháp luật phải do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý là khả năng tự mình chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, chủ thể của vi phạm pháp luật chỉ có thể là những người đã đạt tới một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng lý trí và có tự do ý chí (có khả năng nhận thức và điều khiển được hành vi của mình). Họ phải đạt một độ tuổi nhất định và không mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Tóm lại: Trên đây là bốn yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật. Khi xem xét hành vi vi phạm pháp luật phải căn cứ vào cả bốn dấu hiệu. Nếu thiếu một trong bốn dấu hiệu đó thì không thể đánh giá đó là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy cần phân biệt hành vi trái pháp luật với hành vi vi phạm pháp luật bởi có những hành vi trái pháp luật nh ưng không phải là vi phạm pháp luật. 1.1.3. Phân loại vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật đều là những hành vi trái pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội. Tuy nhiên các loại hành vi này lại có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm đối với xã hội, vi phạm pháp luật được chia thành: vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm); vi phạm pháp luật hành chính; vi phạm pháp luật dân sự và vi phạm kỷ luật nhà nước. Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm): được định nghĩa tại điều 8, Bộ luật Hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 : "tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an
- ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Như vậy, tội phạm là những hành vi xâm hại tới những quan hệ xã hội quan trọng nhất và do những quy phạm luật hình sự quy định. Chủ thể của vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) chỉ là những cá nhân cụ thể. Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước nhưng không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật, phải bị xử phạt hành chính. Chủ thể vi phạm hành chính có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức. Vi phạm pháp luật dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi, xâm hại tới những quan hệ tài sản và những quan hệ nhân thân có liên quan tới tài sản và nhân thân trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Chủ thể vi phạm dân sự có thể là cá nhân và cũng có thể là tổ chức. Vi phạm kỷ luật nhà nước là những hành vi có lỗi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật công vụ, kỷ luật học tập, kỷ luật quân đội v.v. gây thiệt hại cho hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, trường học và những tổ chức công khác. Chủ thể vi phạm kỷ luật có thể là cá nhân và cũng có thể là tập thể, họ chỉ là cán bộ, công nhân, công chức, viên chức, học sinh... có quan hệ ràng buộc (phụ thuộc) với cơ quan, xí nghiệp, trường học nào đó. 1.2. Khái niệm, nội dung pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình 1.2.1. Khái niệm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đ ình 1.2.1.1. Khái niệm bạo lực Bạo lực là một hiện t ượng xã hội. Đã có rất nhiều định nghĩa về "Bạo lực".Theo Đại từ điển Tiếng việt năm 1998: "Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp, chống lại lực lượng đối lập hay lật đổ chính quyền"; hoặc theo từ điển Tiếng việt 2003 thì "Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp hoặc lật đổ"[15], [53].
- Trong xã hội có nhiều hình thức bạo lực. Tuy nhiên, không phải hình thức bạo lực nào cũng hướng vào việc lật đổ các đảng nhóm, phe phái chính trị và chính quyền.Thực tế xã hội cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau, các chủ thể có thể dùng bạo lực để giải quyết một sự bất hoà trong quan hệ xã hội; một sự tranh chấp quyền lợi giữa hai người; giành lấy quyền và lợi ích cho mình ... Bạo lực đã ra đời từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người. Trong những trường hợp nhất định, bạo lực có thể có vai trò tích cực trong xã hội song nó sẽ trở thành tiêu cực, ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội nếu bạo lực được sử dụng sai mục đích, đặc biệt là trong những tr ường hợp cấm được sử dụng bạo lực. Như vậy, bạo lực chính là một phương thức hành xử trong các mối quan hệ xã hội và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người. 1.2.1.2. Bạo lực gia đình Bạo lực gia đình hay còn được gọi là bạo hành gia đình là một trong những hình thức bạo lực trong xã hội và nó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của gia đình cũng như sự phát triển của xã hội. Nhận thức rõ và thống nhất về khái niệm bạo lực gia đình sẽ là điều kiện để ngăn chặn và đẩy lùi bạo lực gia đình trong xã hội. Có nhiều định nghĩa, nhiều quan điểm khác nhau về "bạo lực gia đình". Theo quan niệm của Hiệp hội Luật sư Hoa kỳ: bạo lực gia đình là thu ật ngữ chỉ những hình thức ngược đãi mà một thành viên trong gia đình, một người sống chung trong hộ gia đình, hoặc một bạn tình gây ra cho một thành viên khác trong gia đình, một người chung sống khác, hoặc bạn tình kia. Theo Luật mẫu về bạo lực gia đình của Uỷ ban nhân quyền của Liên Hợp Quốc ngày 02/ 02/ 1996 : "Bạo lực gia đình là tất cả các hành vi lạm dụng thể chất, tinh thần, tình dục dựa trên cơ sở giới đối với một thành viên, một người phụ nữ trong gia đình, từ hành vi đánh đập giản đơn đến gây thương tích nặng, bắt cóc, đe doạ, doạ dẫm, cưỡng bức, quấy rối, lăng nhục bằng lời nói, dùng vũ lực để vào nhà trái pháp luật, phóng hoả, huỷ hoại tài sản, bạo lực tình dục, hiếp dâm trong hôn nhân, bạo lực liên quan đến thách cưới hoặc của hồi môn, cắt bộ phận sinh dục nữ, bạo lực liên quan đến bóc lột mại dâm, bạo lực đối với người giúp việc trong gia đình..."[56].
- Luật Phòng ngừa và điều chỉnh bạo lực gia đình B.E của Thái Lan quy định: "Bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi nào đ ược thực hiện một cách cố ý nhằm gây ra những thương tích về thân thể, sức khoẻ hoặc tinh thần hoặc các hành vi có khả năng gây nguy hiểm cho thân thể, sức khoẻ hoặc tinh thần của các thành viên hộ gia đình hoặc cưỡng ép lạm dụng quyền lực để các thành viên hộ gia đình phải thực hiện, không thực hiện hoặc phải chấp nhận thực hiện những hành vi sai trái, bỏ mặc"[44] .Theo Luật bảo vệ chống bạo lực gia đình của Bun-ga-ri ngày 29-3-2005: "Bạo lực gia đình là bất kỳ hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần hay tình dục nào, kể cả những hành vi trên trong giai đoạn chưa đạt, cũng như việc áp đặt hạn chế tự do và sự riêng tư cá nhân, nhằm vào các cá nhân đang hay đã có quan hệ gia đình hoặc họ hàng sống chung như vợ chồng hoặc sống chung trong một nhà" [10]. Theo khoản 2, Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 được Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 quy định: "Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình". Như vậy, dù được định nghĩa với nhiều cách khác nhau nhưng khi xem xét bạo lực gia đình, ta có thể thấy các đặc điểm: + Thứ nhất, bạo lực gia đình là hành vi bạo lực xảy ra giữa các thành viên trong gia đình tức là chủ thể có hành vi bạo lực gia đình (người gây ra bạo lực gia đình) phải là thành viên trong gia đình và nạn nhân của bạo lực gia đình là một trong những thành viên còn lại của gia đình đó. + Thứ hai, bạo lực gia đình được thực hiện bởi lỗi cố ý chứ không thể là lỗi vô ý. + Thứ ba, bạo lực gia đình là hành vi gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. Bạo lực gia đình đang là vấn đề được dư luận xã hội quan tâm sâu sắc. Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mang tính địa phương, vùng miền mà là một vấn đề toàn cầu, ở đâu cũng có, từ các nước nghèo, nước đang phát triển cho đến nước giàu có, phát triển mạnh về kinh tế và xã hội. Mọi gia đình thuộc mọi tầng lớp của xã hội đều có thể gặp phải tệ nạn này. Đối tượng của các hành vi bạo hành gia đình có thể là bất kỳ ai trong đó có cả
- nam giới nhưng thường là những thành viên yếu đuối, dễ bị tổn thương và trong hầu hết các trường hợp là phụ nữ, người già và trẻ em. Bạo lực gia đình đều ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, tâm lý, tình cảm của mỗi cá nhân. Đặc biệt đối với trẻ em, bạo lực còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự hình thành nhân cách, hạn chế những cơ hội để trẻ em có một cuộc sống bình thường và nhất là tương lai của các em sau này. 1.2.1.3. Bạo lực chống lại phụ nữ và bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình - Bạo lực chống lại phụ nữ : Theo Tuyên ngôn của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ ngày 20/12/1993 : "Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có khả năng d ẫn đến những tổn thất về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những khổ đau của phụ nữ, bao gồm cả sự đe doạ có những hành động như vậy, sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tuỳ tiện sự tự do dù nó có xảy ra trong cuộc sống riêng tư hay ở nơi công cộng ..." [25] .Với cách định nghĩa như trên, bạo lực chống lại phụ nữ là các hành vi bạo lực chống lại người phụ nữ trong cuộc sống riêng tư (bạo lực gia đình) và các hành vi bạo lực chống lại phụ nữ ở nơi công cộng (bạo lực ngoài gia đình). Theo quan điểm của Liên Hợp Quốc, bạo lực chống lại phụ nữ có thể phân thành 6 lĩnh vực như sau: 1) Bạo lực trong gia đình; 2) Bạo lực về giới; 3) Những tập tục hủ lậu đối với phụ nữ; 4) Tệ buôn bán phụ nữ và trẻ em gái; 5) HIV/ AIDS và bạo lực; 6) Những tội ác chống lại phụ nữ trong chiến tranh lạnh và trong các cuộc xung đột vũ trang. - Bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình: Quan hệ giới trong gia đình là một trong những quan hệ cơ bản tạo nên sự tồn tại của một gia đình. Về thực chất nó là mối quan hệ giữa nam giới và nữ giới trong gia đ ình mà trung tâm là mối quan hệ vợ chồng. Trong mối quan hệ về giới, mặc dù thủ phạm của hành vi bạo lực gia đình có thể bao gồm cả phụ nữ và nạn nhân của nó có thể bao gồm cả đàn ông. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này cho phép kết luận rằng, bạo lực gia đình về cơ bản là bạo lực chống lại phụ nữ, và thủ phạm cơ bản là đàn ông. Phần lớn bạo lực chống lại phụ nữ xảy ra trong gia đình và người gây ra bạo lực gần như luôn luôn là nam giới, thường là chồng/ người tình, hoặc chồng cũ/ người tình cũ, hay những người đàn ông quen biết của phụ nữ
- "Bạo lực trên cơ sở giới là bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó phụ nữ thường là nạn nhân và điều này bắt nguồn từ các mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa nam giới và phụ nữ. Bạo lực thường nhằm vào phụ nữ vì họ là phụ nữ, hoặc ảnh hưởng lớn đến phụ nữ. Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm, những tổn hại về thân thể, tình dục và tâm lý (bao gồm cả sự đe doạ, gây đau khổ , cưỡng bức, và/ hoặc tước đoạt sự tự do xảy ra trong gia đình hoặc trong cộg đồng, nhưng nó không hạn chế chỉ ở những dạng này. Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm cả bạo lực do Nhà nước gây ra hoặc bỏ qua "[40]. Như vậy, bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình gồm tất cả những hành động bạo lực như đe doạ, khống chế, điều khiển, tước đoạt của nam giới với phụ nữ trong gia đình gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tâm lý, tình dục hay kinh tế, kể cả những lời đe doạ hay độc đoán, tước quyền tự do ... Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ngoài những đặc điểm của bạo lực gia đình nói chung còn mang một đặc điểm rất quan trọng để chúng ta nhận biết và phân biệt với bạo lực gia đình nói chung, đó là, nạn nhân của bạo lực gia đình đối với phụ nữ chỉ là nữ giới (nạn nhân của bạo lực gia đình có thể là tất cả đối tượng: nữ giới, nam giới, trẻ em, người già, người tàn tật...). Chủ thể thực hiện hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ thường là nam giới và thường là người chồng trong hôn nhân, chồng cũ hay bạn tình. Với những đặc điểm đó, chúng ta cũng phân biệt được bạo lực chống lại phụ nữ nói chung và bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình. Phạm vi, đối tượng bạo lực chống lại phụ nữ rộng hơn rất nhiều so với bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình và điều này xuất phát từ yếu tố rất quan trọng là yếu tố gia đình. Bạo lực chống lại phụ nữ trong gia đình được biểu hiện dưới nhiều hình thức. ở góc độ khái quát, chúng ta có thể nhận biết bạo lực gia đình đối với phụ nữ dưới các hình thức chính như sau: Bạo lực thân thể: thể hiện ở việc đánh đập, hành hạ, gây thương tích cho người phụ nữ... Một số nghiên cứu cho rằng hình thức này còn bao gồm việc hạn chế các nhu cầu thiết yếu (ăn, uống, ngủ...) của nạn nhân.
- Bạo lực tình dục: Thể hiện ở việc cưỡng hiếp hay ép buộc nạn nhân làm tình hay xem phim, ảnh khiêu dâm dù họ không muốn, không có nhu cầu, hoặc khi đang bị đau ốm, thậm chí, một số phụ nữ còn bị ép quan hệ tình dục sau khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại cho họ trong qúa trình quan hệ sinh lý, người phụ nữ không có quyền từ chối. Bạo lực về tâm lý: Thể hiện ở việc bắt nạn nhân sống trong bầu không khí sợ hãi, khủng bố nạn nhân đến hoảng loạn tâm thần, nhục mạ nạn nhân trước người thân hoặc công chúng ... điều này đôi khi làm cho người phụ nữ ngộ nhận về bản thân họ, vì vậy, nhiều phụ nữ đã tìm đến cái chết. Bạo lực về xã hội: Thể hiện ở việc cắt đứt mối quan hệ của nạn nhân và mối quan hệ của nạn nhân với người thân trong gia đình, bạn bè, cô lập nạn nhân bằng cách nhốt trong nhà, cắt điện thoại, không cho đi đâu hay không cho giao tiếp với bất cứ ai... Bạo lực về kinh tế: Thể hiện ở việc bao vây kinh tế, kiểm soát tiền bạc, bắt nạn nhân phụ thuộc về tiền bạc, không cho giữ tiền và đi làm, bắt phải hỏi xin tiền và chứng minh mọi mua mua sắm, chi tiêu dù lớn hay nhỏ... Cách phân chia các hình thức bạo lực như trên chỉ nhằm mục đích phân loại trên các cơ sở. Còn trên thực tế, khó có sự phân biệt một cách rạch ròi các kiểu bạo lực như vậy. Các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ thường có sự kết hợp của nhiều hành vi bạo lực. Có những hành động bạo lực thuộc về một loại hình bạo lực, nhưng cũng có hành động bạo lực thường kết hợp từ hai hay nhiều hình thức bạo lực. Thực tế các trường hợp bạo lực trong xã hội cho chúng ta thấy hành động đánh đập (bạo lực thể chất) thường đi kèm với hành động chửi mắng, nhiếc móc, nhục mạ (bạo lực tinh thần) hoặc trường hợp bạo lực tình dục thường kết hợp cả hai hình thức bạo lực thể chất (dùng vũ lực cưỡng bức - trường hợp cưỡng dâm, hiếp dâm) và bạo lực tinh thần, tình cảm (làm nạn nhân xấu hổ, nhục nhã, đau khổ). Các hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ đều để lại vết sẹo tâm lý đối với người phụ nữ và tạo ra bầu không khí ảm đạm, buồn đau trong gia đình, làm mất điều kiện phát triển tốt của trẻ em trong gia đình. 1.2.1.4. Khái niệm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình Lịch sử đã chứng minh vai trò vô cùng quan trọng của người phụ nữ trong xã hội. Hiện nay ở Việt Nam, với sự cố gắng mọi mặt, nhiều người phụ nữ đã đạt được những
- thành công lớn, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước, được Nhà nước và xã hội tôn vinh, có một gia đình êm ấm, hạnh phúc. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cũng như ở nhiều quốc gia khác, người phụ nữ Việt Nam còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như: bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử liên quan đến giới và đặc biệt là vấn đề bạo hành về giới. Rất nhiều người phụ nữ còn phải chịu bạo lực trong thời gian dài thậm chí trong suốt cuộc đời của mình với những hành vi đánh đập, hành hạ dã man, tàn bạo, tạo nên vết thương khó lành trong trái tim người phụ nữ. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vi phạm quyền con người; vi phạm quyền bình đẳng, không bị phân biệt đối xử của con người; vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm của người phụ nữ... Chính vì vậy, người phụ nữ cần được bảo vệ khỏi bạo hành để họ được sống, làm việc, cống hiến và phát triển trong xã hội. Việc phòng và chống bạo lực gia đình đối với người phụ nữ là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và đẩy lùi bạo hành đối với phụ nữ trong gia đình, giúp cho người phụ nữ tránh được bạo lực gia đình, bảo đảm các quyền con người và có cuộc sống hạnh phúc. Phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một công việc khó khăn và lâu dài. Để bảo vệ người phụ nữ, bảo vệ quyền và vị trí của người phụ nữ trong xã hội, việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với người phụ nữ cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Việc phòng, chống bạo lực gia đình đối với người phụ nữ chỉ đạt được hiệu quả khi nó được đặt dưới sự bảo vệ của pháp luật và phù hợp với pháp luật, phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Người phụ nữ cần phải được bảo vệ mọi mặt trong hành lang pháp lý hoàn thiện bởi vì pháp luật chính là đại lượng công bằng và phương tiện hữu hiệu nhất trong việc che chắn, bảo vệ người phụ nữ trước nạn bạo hành gia đình. Chính vì vậy, vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình nói chung trong đó có phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã được Luật hoá, là một trong những vấn đề quan trọng được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Cho đến nay, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình đặc biệt, lần đâqù tiên, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã ra đời. Đây chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người trong đó có người phụ nữ trước bạo hành gia đình.
- Nghị quyết của Quốc hội về chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) đề ra nhiệm vụ "... Đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình". Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-2010, trong đó có mục tiêu tăng cường phòng, chống bạo lực gia đình và giảm tỷ lệ bạo lực gia đình, bình quân hàng năm từ 10-15%. Chính phủ Việt Nam đã tham gia rất mạnh mẽ phong trào quốc tế trong việc bảo vệ người phụ nữ và đẩy lùi bạo lực gia đình. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về Xoá bỏ mọi Hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) năm 1981 và cam kết với kế hoạch hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển tại Cai-rô năm 1994 và Cương lĩnh hành động của Hội nghị quốc tế về phụ nữ tại Bắc Kinh năm 1995. Với tư cách là quốc gia thành viên của công ước CEDAW, Việt Nam đã có những tiếp cận theo đúng cách tiếp cận của công ước đối với bình đẳng và bình đẳng giới. Điều này được thể hiện trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, từ đạo luật gốc là Hiến pháp đến các đạo luật và các văn bản pháp luật khác đều khẳng định một nguyên tắc bình đẳng nam n ữ và không có bất kỳ sự phân biệt nào trên cơ sở giới trên mọi lĩnh vực. Phòng, chống bạo lực gia đình trong đó có phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã được đề cập trong một số văn bản pháp luật của nước ta như: Hiến pháp 1992, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh người cao tuổi.... Những văn bản pháp luật trên đã có rất nhiều quy định về phòng, chống bạo lực gia đình, góp phần quan trọng trong bảo vệ người phụ nữ khỏi bạo lực gia đình. Để công tác phòng, ch ống bạo lực gia đình có hiệu quả hơn nữa, ngày 21 tháng 11 năm 2007, Quốc hội khoá XII của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Luật phòng, chống bạo lực gia đình ra đời là một bước tiến tích cực, có ý nghĩa rất lớn để chúng ta tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ quyền con người, bảo vệ người phụ nữ, tiếp tục sự nghiệp giải phóng người phụ nữ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình lần đầu tiên ra đời như tiếng chuông lớn cảnh tỉnh những ai đang có hành vi bạo lực gia đình đối với phụ nữ, gửi đến tất cả các chủ thể trong xã hội một thông điệp rõ ràng rằng bạo lực gia đình nói chung và bạo lực gia
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề Tài: DƯ LUẬN XÃ HỘI VỀ TRẺ Vị THÀNH NIÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT
17 p | 606 | 171
-
Tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu niên Việt Nam hiện nay và các biện pháp phòng chống
10 p | 453 | 90
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
25 p | 171 | 31
-
ĐỀ TÀI: Vi phạm pháp luật và phân tích hành vi
8 p | 334 | 28
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và biện pháp ngăn chặn
13 p | 161 | 26
-
Luận văn thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
96 p | 94 | 22
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
93 p | 131 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
112 p | 89 | 14
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
13 p | 83 | 12
-
Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
26 p | 82 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực hải quan và biện pháp ngăn chặn
87 p | 44 | 11
-
Luận văn Thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc phục
134 p | 49 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động
15 p | 74 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay
24 p | 84 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Trách nhiệm pháp lý của đối tượng nộp thuế đối với các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
26 p | 60 | 6
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
21 p | 45 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Tài chính ngân hàng: Phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội họ tại địa bàn tỉnh Lạng Sơn
120 p | 17 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn