intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

Chia sẻ: Phùng Đức Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

132
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài có mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Quản lý công: Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay

MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Trong khoa học pháp lý, vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận<br /> và thực tiễn vô cùng phong phú. Việc nghiên cứu thấu đáo vấn đề vi phạm<br /> pháp luật sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần kiểm soát<br /> xã hội tốt, phát hiện nhanh, nhận diện đúng bản chất và xử lý chính xác các vi<br /> phạm pháp luật, tìm ra phương cách hữu hiệu điều chỉnh xã hội và định<br /> hướng việc thực thi pháp luật đạt hiệu quả.<br /> Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự<br /> nghiệp phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của<br /> Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng,<br /> là quá trình cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn<br /> của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân<br /> chủ, công bằng, văn minh".<br /> Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những<br /> thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã<br /> hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề<br /> lớn, khó khăn, phức tạp cần phải tập trung giải quyết, khắc phục. Một trong<br /> những khó khăn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội là tình trạng vi<br /> phạm pháp luật hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia<br /> đình (BLGĐ) đang ngày một gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn<br /> diện của xã hội.<br /> Ngày nay, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức<br /> nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả cho con người. BLGĐ đang trở<br /> thành vấn đề phổ biến, là biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa<br /> nam và nữ, giữa người lớn và trẻ em trên toàn thế giới, là một trong những<br /> nguyên nhân ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của<br /> con người, làm suy giảm chất lượng cuộc sống nói chung. BLGĐ đã và đang<br /> là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng trong xã hội, là lực cản trên con<br /> đường xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại. Vì vậy, trong nhiều năm qua,<br /> sự gia tăng và mức độ nghiêm trọng của BLGĐ là mối quan tâm của nhiều<br /> quốc gia và các tổ chức quốc tế, đặc biệt, tổ chức Liên hợp quốc đã thông qua<br /> Công ước về các quyền dân sự và chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công<br /> ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ<br /> (CEDAW)… đã thể hiện sự quan tâm chung của cả cộng đồng quốc tế trong<br /> <br /> 1<br /> <br /> vấn đề bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ. Bước sang thế kỷ XXI, bạo<br /> lực gia đình không giảm mà vẫn tiếp tục lan rộng, trở thành vấn đề nghiêm<br /> trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bạo lực gia đình đang trở thành<br /> vấn đề phổ biến có quy mô của một đại dịch và là một biểu hiện của các mối<br /> quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên toàn thế giới. Bạo lực gia đình đã<br /> và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng, là sự vi phạm thô bạo các<br /> quyền con người.<br /> Chính tính nguy hiểm và tác hại của bạo lực gia đình mà vấn đề bạo lực<br /> gia đình tại Việt Nam đã được Luật hoá, được đặt dưới sự kiểm soát của pháp<br /> luật. Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Ở nước ta, thúc đẩy bình đẳng<br /> giới, tôn trọng và bảo đảm quyền con người chống lại mọi hành vi bạo lực là<br /> quan điểm nhất quán của nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã phê chuẩn và<br /> tham gia nhiều công ước liên liên quan đến phòng, chống bao lực, cụ thể như<br /> phê chuẩn Công ước CEDAW vào ngày 17/12/1982, phê chuẩn Công ước<br /> quốc tế về quyền trẻ em….Vấn đề phòng, chống BLGĐ cũng được thể hiện<br /> trong các văn bản quy phạm pháp luật, theo đó đều coi BLGĐ là hành vi vi<br /> phạm pháp luật, xâm phạm đến quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh<br /> dự và nhân phẩm của con người, cụ thể như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật<br /> Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự;<br /> Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Bình đẳng giới; đặc biệt là Luật Phòng, chống<br /> bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu<br /> lực thi hành từ ngày 01/7/2008. Những văn bản pháp luật nêu trên và các văn<br /> bản hướng dẫn thi hành là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thực<br /> hiện pháp luật và xử lý các hành vi BLGĐ.<br /> Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu<br /> quả xấu cho xã hội, trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân<br /> phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vi phạm<br /> pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn làm xói mòn đạo đức, mất tính<br /> dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu<br /> cho thấy ở nhiều gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà<br /> khi còn nhỏ chúng đã được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây<br /> tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Việt nam. Ngoài hậu quả về xã<br /> hội, đạo đức và sự bền vững gia đình, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo<br /> lực gia đình còn gây ra những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và<br /> phục hồi sức khoẻ nạn nhân, chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi<br /> phí gián tiếp khác liên quan đến tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia<br /> lao động sản xuất của nạn nhân.<br /> <br /> 2<br /> <br /> Nhiều vụ án thương tâm liên quan đến bạo lực gia đình đã xảy ra và số<br /> lượng tăng lên từng ngày, gây hậu qủa nhức nhối cho xã hội và đặt ra cho xã<br /> hội một lời giải đáp cần phải làm gì trước thực trạng vi phạm pháp luật về bạo<br /> lực gia đình. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, pháp luật và các<br /> nhà thực thi pháp luật cùng các cơ quan có thẩm quyền cần có một cơ chế và<br /> biện pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người, giúp họ<br /> thoát khỏi bạo lực đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các chủ<br /> thể vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình, tạo ổn định và phát triển cho xã<br /> hội. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp phòng, chống bạo<br /> lực gia đình, loại bỏ vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình trong xã hội, có ý<br /> nghĩa lý luận và thực tiễn, đề tài "Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo<br /> lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay" đã được tác giả lựa chọn làm đề tại<br /> luận văn thạc sỹ Luật học của mình.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br /> Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mới mẻ, mà là hiện tượng xã hội<br /> có tính lịch sử và tương đối phổ biến trên thế giới. Bạo lực gia đình là vấn đề<br /> thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước.<br /> Một số công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề này, cụ thể như: “Luật<br /> Phòng, chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới” do Ủy ban về<br /> các vấn đề xã hội của Quốc hội XI biên soạn; “Trách nhiệm của các cơ quan<br /> nhà nước trong việc phòng chống bạo lực gia đình” của Nguyễn Thị Ngọc<br /> Bích, Đại học Luật Hà Nội; “Tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo<br /> lực gia đình” của Phạm Văn Dũng, Nguyễn Đình Thơ;“Bàn về ranh giới giữa<br /> xử lý hình sự và xử lý hành chính các hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam<br /> hiện nay” của tác giả Lê Lan Chi, Viện Nhà nước và Pháp luật; “Phòng<br /> chống BLGĐ đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay - Thực trạng vấn đề và giải<br /> pháp” của Viện nghiên cứu Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia<br /> HCM 2008; “Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với BLGĐ- đề xuất giải<br /> pháp” của TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đìnhTrẻ em Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Trí Dũng, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội<br /> học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý Học viện Chính trị Quốc gia HCM; “Bình<br /> luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình” của tác giả Nguyễn Ngọc Điện;<br /> “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ” của tác<br /> giả Trần Thị Hòe; “Tính hợp lý, khả thi của một số biện pháp xử lý vi phạm<br /> hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình” của tác giả Phan<br /> Thị Lan Hương; “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - thực trạng và nguyên<br /> nhân” của Ngô Thị Hường, Đại học Luật Hà Nội;“Tổng quan về bạo lực và<br /> <br /> 3<br /> <br /> pháp luật phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em” của Nguyễn Thị Kim<br /> Phụng…. Ngoài ra, còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa<br /> học, các Luận văn, đề tài đã được nghiệm thu liên quan đến vấn đề BLGĐ.<br /> Nhìn chung, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá vấn đề BLGĐ<br /> dưới nhiều góc độ khác nhau, Tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ thống vấn<br /> đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ pháp lý - vi phạm pháp luật về<br /> phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc đến nay hầu như chưa có.<br /> Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình<br /> diễn ra ngày càng nhiều với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng,<br /> ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy, đề tài<br /> nghiên cứu này không có sự trùng lắp với những công trình nghiên cứu đã<br /> được công bố, các kết quả nghiên cứu trước đó chỉ có giá trị tham khảo khi<br /> tác giả nghiên cứu đề tài này.<br /> 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br /> 3.1. Mục đích<br /> Đề tài có mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở<br /> lý luận về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh<br /> Phúc hiện nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp<br /> cơ bản nhằm phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo<br /> lực gia đình ở Vĩnh Phúc.<br /> 3.2. Nhiệm vụ<br /> Để đảm bảo mục đích nêu trên trên, luận văn xác định các nhiệm vụ<br /> chính sau:<br /> - Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và<br /> vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trên cơ sở lý luận về<br /> vi phạm pháp luật, các yêu cầu của hành vi hợp pháp trong việc phòng, chống<br /> bạo lực gia đình, luận văn có nhiệm vụ chỉ ra được các đặc điểm của vi phạm<br /> pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình; nội dung vi phạm pháp luật<br /> phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay.<br /> - Nghiên cứu đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo<br /> lực gia đình trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình vi phạm pháp luật, làm<br /> rõ các hành vi vi phạm pháp luật cơ bản trong phòng, chống bạo lực gia đình<br /> trong những năm qua để có một bức tranh về thực trạng vi phạm pháp luật<br /> một cách cơ bản nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, phân tích<br /> các nguyên nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên làm cơ sở cho<br /> việc đưa ra các giải pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, toàn diện, khả thi trong phòng,<br /> chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình góp phần hạn chế tiến<br /> tới đẩy lùi hiện tượng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong<br /> xã hội.<br /> 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> 4.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận văn<br /> xác định đối tượng nghiên cứu là các hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo<br /> lực gia đình, việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý trên cơ sở lý luận<br /> chung về Nhà nước, pháp luật và pháp luật thực định.<br /> 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn<br /> Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống<br /> bạo lực gia đình trong phạm vi tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2008 đến nay.<br /> 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 5.1. Phương pháp luận<br /> Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện<br /> chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của<br /> Đảng và Nhà nước, pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật phòng, chống bạo<br /> lực gia đình.<br /> 5.2. Phương pháp nghiên cứu<br /> Trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống kê, tổng hợp,<br /> diễn giải, phân tích, so sánh để phân tích và làm rõ các vấn đề khoa học cần<br /> nghiên cứu.<br /> 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu<br /> - Về mặt lý luận, những vấn đề được nghiên cứu trong luận văn góp<br /> phần làm phong phú thêm những vấn đề lý luận về pháp luật phòng chống<br /> BLGĐ, đóng góp vào việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống BLGĐ ở<br /> nước ta hiện nay.<br /> - Về mặt thực tiễn, luận văn góp phần thay đổi phần nào nhận thức của<br /> người dân về vấn đề BLGĐ, bên cạnh đó, những giải pháp được đề xuất vận<br /> dụng vào thực tiễn sẽ nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống<br /> BLGĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và có thể là kinh nghiệm thực tiễn để tham<br /> khảo, áp dụng cho những địa phương khác trên cả nước, đồng thời luận văn<br /> cũng là tài liệu tham khảo cho những người quan tâm nghiên cứu về những<br /> vấn đề vi phạm pháp luật phòng, chống BLGĐ.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2