ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
VŨ MINH LƯỢNG<br />
<br />
VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br />
NAM ĐỊNH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN,<br />
KHẮC PHỤC<br />
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật<br />
Mã số: 60 38 01 01<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
KHOA LUẬT – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NHO THÌN<br />
<br />
Phản biện 1:<br />
<br />
Phản biện 2:<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa Luật –<br />
Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 20….<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các biểu đồ<br />
Chương I: Vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực<br />
đất đai<br />
1.1. Vi phạm pháp luật đất đai và các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật<br />
1.1.1. Khái niệm<br />
1.1.2. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật<br />
1.1.3 Nguyên nhân của vi phạm pháp luật<br />
1.2. Vi phạm pháp luật đất đai<br />
1.2.1. Khái niệm<br />
1.2.2. Đặc điểm vi phạm pháp luật đất đai<br />
1.2.3. Nguyên nhân của vi phạm pháp luật đất đai<br />
1.2.4. Các loại vi phạm pháp luật đất đai<br />
1.3. Hệ thống các quy phạm pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm pháp luật trong<br />
lĩnh vực đất đai<br />
1.4. Kinh nghiêm xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của một số các quốc<br />
gia trên thế giới<br />
Chương 2: Thực trạng vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất<br />
đai trên địa bàn tỉnh Nam Định<br />
2.1. Đặc điểm tự nhiên; kinh tế-xã hội của tỉnh Nam Định<br />
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên<br />
2.1.2. Đặc điểm xã hội<br />
2.1.3. Đặc điểm kinh tế<br />
2.2. Thực trạng công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định<br />
<br />
2.2.1. Hệ thống tổ chức và bộ máy quản lý đất đai của tỉnh (từ tỉnh đến cấp xã).<br />
2.2.2. Thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai<br />
2.3. Các loại vi phạm pháp uật đất đai và việc xử lý các loại vi phạm pháp luật đất đai<br />
trên địa bàn tỉnh Nam Định<br />
2.3.1. Giai đoạn trước khi có Luật Đất đai năm 1988<br />
2.3.2. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 1988 đến Luật Đất đai năm 1993<br />
2.3.3. Giai đoạn từ khi có Luật Đất đai năm 2003 đến nay<br />
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm ngăn chặn và khắc phục vi phạm<br />
pháp luật đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định<br />
3.1. Phương hương chung<br />
3.2. Các giải pháp nhằm ngăn chặn và khắc phục vi phạm pháp luật đất đai trên địa<br />
bàn tỉnh Nam Định<br />
3.2.1. Nhóm các giải pháp chung cơ bản<br />
3.2.2. Nhóm các giải pháp cụ thể trước mắt<br />
Kết luận chung<br />
Mục lục tham khảo<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,<br />
là nhân tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu<br />
dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng.<br />
Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng<br />
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đất đai còn là nguồn lực to lớn để phát<br />
triển đất nước; quyền sử dụng đất là một loại tài sản và hàng hoá đặc biệt. các quan<br />
hệ đất đai tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển KTXH; Chính sách, pháp luật<br />
về đất đai góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã<br />
hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội,<br />
nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, gây ra áp lực không nhỏ đến đất đai, đòi hỏi<br />
phải sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả.<br />
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Ngày 31/10/2012 của BCH Trung ưởng<br />
Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy<br />
mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản<br />
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; ngày 29/11/2013 Quốc hội khóa<br />
XIII đã thông qua Luật Đất đai có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2014 (dưới đây<br />
gọi tắt là Luật Đất đai năm 2013). Để tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2013 có<br />
hiệu quả; yêu cầu cấp bách đặt ra là cần có giải pháp xử lý, giải quyết dứt điểm các<br />
trường hợp sử dụng đất không hợp pháp đã tồn tại từ nhiều năm qua; đồng thời xử<br />
lý nghiêm minh vi phạm pháp luật đất đai mới phát sinh, lập lại trật tự, kỷ cương<br />
trong quản lý, sử dụng đất đai; tạo ra chuyển biến rõ rệt trong quản lý, sử dụng đất<br />
đai, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, kỷ cương theo hướng hiện đại.<br />
Xuất phát từ những phân tích nêu trên; lựu chọn đề tài “Vi phạm pháp luật<br />
đất đai trên địa bàn tỉnh Nam Định, thực trạng và giải pháp ngăn chặn, khắc<br />
phục” là đáp ứng yêu cầu cấp bách của thực tiễn.<br />
2. Tình hình nghiên cứu:<br />
Từ trước đến nay, trong khoa học pháp lý đã có nhiều bài viết liên quan đến vi<br />
phạm đất đai, các bài viết về pháp luật khiếu nại hành chính, giải quyết khiếu nại<br />
hành chính, cũng như khiếu nại về đất đai và giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất<br />
đai.<br />
1<br />
<br />