intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

Chia sẻ: Nghiệt đồng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

75
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài làm rõ cơ sở lý luận của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, các hành vi vi phạm cũng như thực trạng của việc vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, qua đó đề xuất một số kiến giải nhằm hạn chế và khắc phục việc vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động

MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br /> Trang<br /> Trang phụ bìa<br /> Lời cam đoan<br /> Mục lục<br /> MỞ ĐẦU<br /> <br /> 1.1.<br /> 1.1.1.<br /> 1.1.2.<br /> 1.2.<br /> 1.2.1.<br /> 1.2.1.1.<br /> 1.2.1.2.<br /> 1.2.2.<br /> 1.2.2.1.<br /> 1.2.2.2.<br /> 1.2.2.3.<br /> 1.2.2.4.<br /> 1.3.<br /> 1.3.1.<br /> 1.3.2.<br /> 1.3.3.<br /> 1.3.4.<br /> <br /> Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VI PHẠM PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG<br /> Khái niệm và đặc trưng của hợp đồng lao động<br /> Khái niệm hợp đồng lao động<br /> Đặc trưng của hợp đồng lao động<br /> Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động và các yếu tố cấu thành của nó<br /> Khái niệm vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Định nghĩa vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Phân loại các hành vi vi phạm pháp luật hợp đồng lao động<br /> Các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Mặt khách quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Chủ thể của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Khách thể của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Sự điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Về hình thức xử lý<br /> Về nguyên tắc xử lý<br /> Về thẩm quyền xử lý<br /> Về thời hiệu xử lý<br /> Chương 2: VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG VI<br /> <br /> 1<br /> 4<br /> 4<br /> 4<br /> 5<br /> 8<br /> 8<br /> 8<br /> 10<br /> 13<br /> 13<br /> 15<br /> 17<br /> 21<br /> 21<br /> 21<br /> 24<br /> 27<br /> 29<br /> 31<br /> <br /> PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM<br /> <br /> 2.1.<br /> 2.1.1.<br /> 2.1.2.<br /> 2.1.2.1.<br /> 2.1.2.2.<br /> 2.1.3.<br /> 2.1.3.1.<br /> 2.1.3.2.<br /> 2.1.4.<br /> 2.1.4.1.<br /> 2.1.4.2.<br /> 2.1.4.3.<br /> 2.1.5.<br /> 2.1.6.<br /> 2.1.6.1.<br /> 2.1.6.2.<br /> 2.1.7.<br /> 2.2.<br /> 2.2.1.<br /> 2.2.2.<br /> <br /> Các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Hành vi giao kết hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật lao động<br /> Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hình thức của hợp đồng lao động<br /> Hành vi giao kết hợp đồng lao động bằng miệng đối với công việc mà thời hạn hợp đồng trên<br /> ba tháng<br /> Hợp đồng lao động không có chữ ký của một trong hai bên<br /> Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nội dung của hợp đồng lao động<br /> Hợp đồng lao động thiếu các nội dung chủ yếu theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động<br /> Hợp đồng lao động có nội dung trái quy định của pháp luật<br /> Hợp đồng lao động vi phạm các quy định của pháp luật về thực hiện, thay đổi hợp đồng lao<br /> động<br /> Hành vi vi phạm quy định về thời gian tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc<br /> khác<br /> Hành vi vi phạm quy định về trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời làm công<br /> việc khác<br /> Hành vi người sử dụng lao động kế tiếp không sử dụng người lao động theo phương án sử<br /> dụng lao động<br /> Hành vi vi phạm quy định về thời gian và việc trả lương cho người lao động trong thời gian<br /> thử việc<br /> Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quyền và lợi ích của người lao động sau khi chấm<br /> dứt hợp đồng lao động<br /> Vi phạm quy định về trợ cấp thôi việc<br /> Hành vi vi phạm thời hạn thanh toán các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động sau<br /> khi chấm dứt hợp đồng lao động<br /> Hành vi vi phạm quy định của pháp luật về thuê mướn người giúp việc<br /> Các hình thức xử phạt vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> Các hình thức xử phạt chính<br /> Biện pháp khắc phục hậu quả<br /> Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HẠN CHẾ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG<br /> <br /> 31<br /> 31<br /> 34<br /> 34<br /> 35<br /> 37<br /> 37<br /> 38<br /> 39<br /> 39<br /> 41<br /> 43<br /> 44<br /> 46<br /> 46<br /> 48<br /> 50<br /> 52<br /> 52<br /> 53<br /> 56<br /> <br /> LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM<br /> <br /> 3.1.<br /> 3.2.<br /> 3.2.1.<br /> 3.2.2.<br /> 3.2.3.<br /> <br /> Nhận xét chung thực trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam<br /> Nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật lao động về hợp đồng lao động<br /> Nguyên nhân xuất phát từ phía người sử dụng lao động<br /> Nguyên nhân xuất phát từ phía người lao động<br /> Nguyên nhân xuất phát từ tổ chức công đoàn<br /> <br /> 1<br /> <br /> 56<br /> 58<br /> 58<br /> 60<br /> 61<br /> <br /> 3.2.4.<br /> 3.3.<br /> 3.3.1.<br /> 3.3.2.<br /> <br /> Nguyên nhân xuất phát từ các cơ quan nhà nước trong việc ban hành, áp dụng pháp luật và<br /> thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật<br /> Một số kiến nghị nhằm hạn chế vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam<br /> Về các quy định của pháp luật<br /> Về tổ chức và thực hiện<br /> KẾT LUẬN<br /> DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 3<br /> <br /> 62<br /> 64<br /> 64<br /> 68<br /> 75<br /> 77<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài<br /> Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế cũng là lúc xuất hiện nhiều<br /> việc làm mới và số lượng hợp đồng lao động tăng nhanh. Việc gắn kết giữa người lao động và người sử dụng lao<br /> động tạo ra mối quan hệ hợp tác, đảm bảo lợi ích của các bên trong quan hệ lao động là động lực thúc đẩy<br /> năng suất, chất lượng hiệu quả công việc tốt hơn. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên tình trạng<br /> vi phạm pháp luật lao động đặc biệt là vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động vẫn thường xuyên xảy ra,<br /> phá vỡ mối quan hệ lao động hài hòa.<br /> Theo báo cáo của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện pháp luật lao<br /> động trên cả nước, số vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động chiếm 24,3% tổng số vi phạm pháp luật lao<br /> động năm 2005, 26,8% tổng số vi phạm pháp luật lao động năm 2006 và 29,7% tổng số vi phạm pháp luật<br /> lao động năm 2007. Số liệu thống kê trên cho thấy vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ngày một gia tăng<br /> và chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng số vi phạm pháp luật lao động. Điều này là một trong những<br /> nguyên nhân gây nên sự xáo trộn, mất ổn định của thị trường lao động từ đó tác động xấu tới môi trường<br /> đầu tư và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài "Vi phạm pháp luật về<br /> hợp đồng lao động" có ý nghĩa lớn cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì lý do đó, tác giả mạnh dạn chọn<br /> đề tài trên làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình với mong muốn đóng góp những giải pháp hữu hiệu,<br /> nhằm khắc phục và hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam.<br /> 2. Tình hình nghiên cứu<br /> Việc nghiên cứu vấn đề vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động chưa nhiều. Trong thời gian gần đây,<br /> đã có một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến vi phạm pháp luật về hợp đồng lao<br /> động nhưng chủ yếu dưới dạng giải thích, bình luận các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động. Bên<br /> cạnh đó, cũng có một số công trình nghiên cứu về vấn đề vi phạm pháp luật lao động nói chung và ở góc độ<br /> kinh tế - lao động hay quản lý lao động. Có thể kể đến luận văn thạc sĩ kinh tế "vi phạm pháp luật lao động<br /> tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" của ThS. Nguyễn Tiến Tùng, đề tài khoa học cấp Bộ "Vi phạm<br /> pháp luật lao động trong doanh nghiệp" của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hay phần III<br /> "Xử phạt vi phạm pháp luật lao động" trong Giáo trình Luật lao động xuất bản năm 1999 của Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Do vậy, cho đến nay, dường như chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn<br /> diện, có hệ thống vấn đề vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động dưới góc độ lý luận và thực tiễn.<br /> 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài<br /> 3.1. Mục đích nghiên cứu<br /> Đề tài làm rõ cơ sở lý luận của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, các hành vi vi phạm cũng như<br /> thực trạng của việc vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, qua đó đề xuất một số kiến giải nhằm hạn chế<br /> và khắc phục việc vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở nước ta hiện nay. Cụ thể là:<br /> Thứ nhất: Khái quát chung vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động như: khái niệm, các đặc điểm, các<br /> hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động, các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật về hợp đồng lao<br /> động và sự điều chỉnh pháp luật đối với các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.<br /> Thứ hai: Phân tích, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động theo quy định của<br /> pháp luật cũng như nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay.<br /> Thứ ba: Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động đưa ra những<br /> kiến nghị nhằm hạn chế các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này giúp cho quan hệ lao động bình ổn và phát<br /> triển.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> 5<br /> <br /> Edited by Foxit Reader<br /> Copyright(C) by Foxit Software Company,2005-2007<br /> For Evaluation Only.<br /> Vi phạm pháp luật lao động là một hiện tượng xã hội phổ biến và xảy ra trên nhiều mặt của lĩnh vực lao<br /> động như an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật<br /> chất…. Tuy nhiên, do khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế - Lao động, luận văn<br /> chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung liên quan tới vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động mà không có<br /> tham vọng nghiên cứu một cách toàn diện các loại vi phạm pháp luật lao động.<br /> Do đó, luận văn chỉ xem xét vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động trong các doanh nghiệp của nền<br /> kinh tế Việt Nam hiện nay vì đây là những vi phạm có tính chất điển hình cho một thị trường sức lao động<br /> đang tồn tại ở nước ta.<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Luận văn này được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí<br /> Minh, của lý luận chung về nhà nước và pháp luật, đặc biệt các Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam<br /> về vấn đề lao động, các quy định của Hiến pháp trong lĩnh vực lao động, các quy phạm pháp luật về hợp<br /> đồng lao động,… được sử dụng với tư cách là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu. Ngoài<br /> ra, các phương pháp nghiên cứu cụ thể, phù hợp với từng lĩnh vực của đề tài cũng được sử dụng trong quá<br /> trình thực hiện luận văn như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo cứu thực tiễn,...<br /> 5. Kết cấu của luận văn<br /> Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Khái quát chung vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động.<br /> Chương 2: Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động và thực trạng vi phạm pháp luật về hợp đồng lao<br /> động ở Việt Nam.<br /> Chương 3: Một số kiến giải nhằm hạn chế vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động ở Việt Nam.<br /> Chương 1<br /> KHÁI QUÁT CHUNG VI PHẠM PHÁP LUẬT<br /> VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG<br /> 1.1. Khái niệm và đặc trưng của hợp đồng lao động<br /> 1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động<br /> Điều 26 của Bộ luật "Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao<br /> động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động".<br /> Cách định nghĩa trên về hợp đồng lao động thông qua các yếu tố chủ thể, nghĩa vụ pháp lý và điều kiện lao<br /> động của các bên tham gia quan hệ lao động.<br /> 1.1.2. Đặc trưng của hợp đồng lao động<br /> Từ khái niệm của hợp đồng lao động có thể rút ra những đặc trưng của hợp đồng lao động như sau:<br /> - Có sự phụ thuộc pháp lý của người lao động và người sử dụng lao động<br /> - Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công.<br /> - Hợp đồng lao động mang tính đích danh.<br /> - Hợp đồng lao động phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định hay vô hạn<br /> định.<br /> 1.2. Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động và các yếu tố cấu thành của nó<br /> 1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> 1.2.1.1. Định nghĩa vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> <br /> 7<br /> <br /> Vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ<br /> các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, do chủ thể luật lao động thực hiện một cách có lỗi, xâm hại<br /> quyền và lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động, nhà nước và xã hội.<br /> Tính trái pháp luật được xét đến như một yếu tố đặc trưng của hành vi vi phạm pháp luật. Một hành<br /> vi chỉ bị coi là trái pháp luật khi được pháp luật quy định. Điều này có nghĩa nếu hành vi không xâm hại<br /> tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì đương nhiên đó không phải là hành vi vi phạm pháp luật.<br /> Tính trái pháp luật được biểu hiện thông qua việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy<br /> đủ các quy định của pháp luật. Một dấu hiệu khác là năng lực của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp<br /> luật. Người lao động và người sử dụng lao động muốn trở thành chủ thể của pháp luật lao động phải có<br /> năng lực pháp luật lao động và năng lực hành vi lao động. Hơn nữa, chủ thể thực hiện hành vi phải có lỗi<br /> và gây thiệt hại đến lợi ích của xã hội, của người khác.<br /> 1.2.1.2. Phân loại các hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng lao động<br /> a) Căn cứ vào chủ thể thực hiện hành vi vi phạm<br /> Dựa vào vị trí các bên tham gia quan hệ lao động thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hợp đồng lao<br /> động chúng ta chia thành các nhóm hành vi vi phạm như sau:<br /> Nhóm hành vi do người lao động thực hiện như: hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái<br /> luật; vi phạm những nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động...<br /> Nhóm hành vi do người sử dụng lao động thực hiện như: hành vi không giao kết hợp đồng lao động với<br /> người lao động; không giao một bản hợp đồng lao động cho người lao động; vi phạm những quy định về<br /> thuê mướn lao động; vi phạm quy định về trả trợ cấp thôi việc cho người lao động; vi phạm quy định về việc<br /> trả lương cho người lao động; vi phạm các quy định về điều chuyển người lao động làm công việc khác trái<br /> nghề; hành vi ngược đãi, cưỡng bức lao động, bắt người lao động đặt cọc trước khi làm việc không theo quy<br /> định, người sử dụng lao động kế tiếp không sử dụng lao động theo phương án sử dụng lao động,...<br /> b) Căn cứ vào các giai đoạn của hợp đồng lao động<br /> Các hành vi vi phạm hợp đồng lao động thường xảy ra từ các quá trình này và được chia thành các<br /> nhóm sau:<br /> Nhóm hành vi vi phạm việc giao kết hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi vi phạm do các bên<br /> tham gia hợp đồng lao động thực hiện một cách có lỗi xâm hại đến những nguyên tắc và cách thức nhất định<br /> nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ lao động. Nhóm này bao gồm các hành vi như: giao kết hợp đồng lao<br /> động không đúng loại; hợp đồng lao đồng lao động không có chữ ký của một bên; hợp đồng lao động không<br /> được giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động; giao kết hợp đồng lao động với<br /> người lao động không có thẩm quyền...<br /> Nhóm hành vi vi phạm việc thực hiện hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc thực<br /> hiện không đúng những nội dung đã cam kết trong hợp đồng lao động. Nhóm này gồm có các hành vi như: hành<br /> vi vi phạm những quy định về trợ cấp thôi việc, vi phạm việc trả lương cho người lao động trong thời gian tạm thời<br /> chuyển người lao động làm công việc khác,...<br /> Nhóm hành vi vi phạm việc tạm hoãn hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc<br /> thực hiện không đúng các thỏa thuận trong hợp đồng lao động giữa các bên khi tạm ngừng hợp đồng lao<br /> động trong một thời gian nhất định.<br /> Nhóm hành vi vi phạm việc chấm dứt hợp đồng lao động: là tập hợp các hành vi không thực hiện hoặc<br /> thực hiện không đúng các quy định của pháp luật khi chấm dứt hợp đồng lao động. Các hành vi vi phạm<br /> thuộc nhóm này có thể kể đến: hành vi vi phạm quy định về thời hạn báo trước khi đơn phương chấm dứt<br /> hợp đồng lao động, hành vi vi phạm quy định về trợ cấp mất việc, hành vi vi phạm quy định về thời hạn<br /> thanh toán các khoản tiền sau khi chấm dứt hợp đồng lao động,...<br /> 9<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2