MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Trong khoa học pháp lý, vấn đề vi phạm pháp luật có ý nghĩa lý luận và<br />
thực tiễn vô cùng phong phú. Việc nghiên cứu thấu đáo vấn đề vi phạm pháp<br />
luật sẽ giúp nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật, góp phần kiểm soát xã hội tốt,<br />
phát hiện nhanh, nhận diện đúng bản chất và xử lý chính xác các vi phạm pháp<br />
luật, tìm ra phương cách hữu hiệu điều chỉnh xã hội và định hướng việc thực thi<br />
pháp luật đạt hiệu quả.<br />
Ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp<br />
phát triển của nước ta, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà<br />
nước và nhân dân ta. Đổi mới mang tầm vóc và ý nghĩa cách mạng, là quá trình<br />
cải biến sâu sắc, toàn diện, triệt để, là sự nghiệp cách mạng to lớn của toàn Đảng,<br />
toàn dân và toàn quân vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,<br />
văn minh".<br />
Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành<br />
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo<br />
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, khó khăn,<br />
phức tạp cần phải tập trung giải quyết, khắc phục. Một trong những khó khăn<br />
làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội là tình trạng vi phạm pháp luật hiện<br />
nay đặc biệt trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (BLGĐ) đang ngày<br />
một gia tăng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của xã hội.<br />
Ngày nay, bạo lực gia đình là vấn đề mang tính toàn cầu, gây nhức nhối<br />
cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả cho con người. BLGĐ đang trở thành vấn đề<br />
phổ biến, là biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa<br />
người lớn và trẻ em trên toàn thế giới, là một trong những nguyên nhân ảnh<br />
hưởng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con người, làm suy<br />
giảm chất lượng cuộc sống nói chung. BLGĐ đã và đang là một trở ngại lớn đối<br />
với sự bình đẳng trong xã hội, là lực cản trên con đường xây dựng một xã hội<br />
văn minh, hiện đại. Vì vậy, trong nhiều năm qua, sự gia tăng và mức độ nghiêm<br />
1<br />
<br />
trọng của BLGĐ là mối quan tâm của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế,<br />
đặc biệt, tổ chức Liên hợp quốc đã thông qua Công ước về các quyền dân sự và<br />
chính trị; Công ước về quyền trẻ em; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức<br />
phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW)… đã thể hiện sự quan tâm chung<br />
của cả cộng đồng quốc tế trong vấn đề bình đẳng giới và phòng, chống BLGĐ.<br />
Bước sang thế kỷ XXI, bạo lực gia đình không giảm mà vẫn tiếp tục lan rộng,<br />
trở thành vấn đề nghiêm trọng và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Bạo lực<br />
gia đình đang trở thành vấn đề phổ biến có quy mô của một đại dịch và là một<br />
biểu hiện của các mối quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ trên toàn thế giới.<br />
Bạo lực gia đình đã và đang là một trở ngại lớn đối với sự bình đẳng, là sự vi<br />
phạm thô bạo các quyền con người.<br />
Chính tính nguy hiểm và tác hại của bạo lực gia đình mà vấn đề bạo lực gia<br />
đình tại Việt Nam đã được Luật hoá, được đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật.<br />
Bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật. Ở nước ta, thúc đẩy bình đẳng giới, tôn<br />
trọng và bảo đảm quyền con người chống lại mọi hành vi bạo lực là quan điểm<br />
nhất quán của nhà nước Việt Nam. Việt Nam đã phê chuẩn và tham gia nhiều<br />
công ước liên liên quan đến phòng, chống bao lực, cụ thể như phê chuẩn Công<br />
ước CEDAW vào ngày 17/12/1982, phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ<br />
em….Vấn đề phòng, chống BLGĐ cũng được thể hiện trong các văn bản quy<br />
phạm pháp luật, theo đó đều coi BLGĐ là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm<br />
đến quyền được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con<br />
người, cụ thể như: Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo<br />
dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng dân sự; Bộ luật Tố tụng hình sự;<br />
Luật Bình đẳng giới; đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình được Quốc<br />
hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày<br />
01/7/2008. Những văn bản pháp luật nêu trên và các văn bản hướng dẫn thi hành<br />
là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức thực hiện pháp luật và xử lý các<br />
hành vi BLGĐ.<br />
Vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đã để lại nhiều hậu quả<br />
xấu cho xã hội, trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm<br />
2<br />
<br />
và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vi phạm pháp luật<br />
phòng, chống bạo lực gia đình còn làm xói mòn đạo đức, mất tính dân chủ xã<br />
hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhiều<br />
gia đình, thế hệ con đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi còn nhỏ chúng đã<br />
được chứng kiến. Bạo lực gia đình đang là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự<br />
bền vững của gia đình Việt nam. Ngoài hậu quả về xã hội, đạo đức và sự bền<br />
vững gia đình, vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình còn gây ra<br />
những hậu quả về kinh tế như chi phí chăm sóc và phục hồi sức khoẻ nạn nhân,<br />
chi phí điều tra, truy tố, xét xử cùng nhiều chi phí gián tiếp khác liên quan đến<br />
tình trạng bệnh tật, mất khả năng tham gia lao động sản xuất của nạn nhân.<br />
Nhiều vụ án thương tâm liên quan đến bạo lực gia đình đã xảy ra và số<br />
lượng tăng lên từng ngày, gây hậu qủa nhức nhối cho xã hội và đặt ra cho xã hội<br />
một lời giải đáp cần phải làm gì trước thực trạng vi phạm pháp luật về bạo lực<br />
gia đình. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, pháp luật và các nhà<br />
thực thi pháp luật cùng các cơ quan có thẩm quyền cần có một cơ chế và biện<br />
pháp hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người, giúp họ thoát khỏi<br />
bạo lực đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các chủ thể vi phạm<br />
pháp luật về bạo lực gia đình, tạo ổn định và phát triển cho xã hội. Chính vì vậy,<br />
việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp phòng, chống bạo lực gia đình, loại bỏ<br />
vi phạm pháp luật về bạo lực gia đình trong xã hội, có ý nghĩa lý luận và thực<br />
tiễn, đề tài "Vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh<br />
Phúc hiện nay" đã được tác giả lựa chọn làm đề tại luận văn thạc sỹ Luật học<br />
của mình.<br />
2. Tình hình nghiên cứu đề tài<br />
Bạo lực gia đình không phải là vấn đề mới mẻ, mà là hiện tượng xã hội có<br />
tính lịch sử và tương đối phổ biến trên thế giới. Bạo lực gia đình là vấn đề thu<br />
hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Một số<br />
công trình nghiên cứu được công bố về vấn đề này, cụ thể như: “Luật Phòng,<br />
chống bạo lực gia đình của một số nước trên thế giới” do Ủy ban về các vấn đề<br />
xã hội của Quốc hội XI biên soạn; “Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước<br />
3<br />
<br />
trong việc phòng chống bạo lực gia đình” của Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đại học<br />
Luật Hà Nội; “Tìm hiểu và thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” của<br />
Phạm Văn Dũng, Nguyễn Đình Thơ;“Bàn về ranh giới giữa xử lý hình sự và xử<br />
lý hành chính các hành vi bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê<br />
Lan Chi, Viện Nhà nước và Pháp luật; “Phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ ở<br />
nước ta hiện nay - Thực trạng vấn đề và giải pháp” của Viện nghiên cứu Quyền<br />
con người, Học viện Chính trị Quốc gia HCM 2008; “Nhận thức và thái độ của<br />
cộng đồng đối với BLGĐ- đề xuất giải pháp” của TS. Nguyễn Thế Hùng, Phó<br />
chủ nhiệm Ủy ban Dân số - Gia đình- Trẻ em Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Trí<br />
Dũng, Phó Viện Trưởng Viện Xã hội học và Tâm lý lãnh đạo, quản lý Học viện<br />
Chính trị Quốc gia HCM; “Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình” của<br />
tác giả Nguyễn Ngọc Điện; “Pháp luật quốc tế về phòng, chống bạo lực gia<br />
đình đối với phụ nữ” của tác giả Trần Thị Hòe; “Tính hợp lý, khả thi của một số<br />
biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia<br />
đình” của tác giả Phan Thị Lan Hương; “Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em thực trạng và nguyên nhân” của Ngô Thị Hường, Đại học Luật Hà Nội;“Tổng<br />
quan về bạo lực và pháp luật phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em” của<br />
Nguyễn Thị Kim Phụng…. Ngoài ra, còn nhiều bài nghiên cứu đăng trên các<br />
tạp chí khoa học, các Luận văn, đề tài đã được nghiệm thu liên quan đến vấn<br />
đề BLGĐ. Nhìn chung, các công trình nêu trên đã phân tích, đánh giá vấn đề<br />
BLGĐ dưới nhiều góc độ khác nhau, Tuy nhiên nghiên cứu một cách có hệ<br />
thống vấn đề phòng, chống bạo lực gia đình dưới góc độ pháp lý - vi phạm pháp<br />
luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở tỉnh Vĩnh Phúc đến nay hầu như chưa<br />
có. Trong khi đó, tình trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình<br />
diễn ra ngày càng nhiều với tính chất và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng, ảnh<br />
hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Vì vậy, đề tài nghiên<br />
cứu này không có sự trùng lắp với những công trình nghiên cứu đã được công<br />
bố, các kết quả nghiên cứu trước đó chỉ có giá trị tham khảo khi tác giả nghiên<br />
cứu đề tài này.<br />
<br />
4<br />
<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn<br />
3.1. Mục đích<br />
Đề tài có mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cơ sở lý<br />
luận về vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện<br />
nay, trên cơ sở đánh giá thực trạng, luận văn đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm<br />
phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở<br />
Vĩnh Phúc.<br />
3.2. Nhiệm vụ<br />
Để đảm bảo mục đích nêu trên trên, luận văn xác định các nhiệm vụ chính sau:<br />
- Nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật và vi<br />
phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình. Trên cơ sở lý luận về vi<br />
phạm pháp luật, các yêu cầu của hành vi hợp pháp trong việc phòng, chống bạo<br />
lực gia đình, luận văn có nhiệm vụ chỉ ra được các đặc điểm của vi phạm pháp<br />
luật trong phòng, chống bạo lực gia đình; nội dung vi phạm pháp luật phòng,<br />
chống bạo lực gia đình ở Vĩnh Phúc hiện nay.<br />
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo<br />
lực gia đình trên cơ sở phân tích và đánh giá tình hình vi phạm pháp luật, làm rõ<br />
các hành vi vi phạm pháp luật cơ bản trong phòng, chống bạo lực gia đình trong<br />
những năm qua để có một bức tranh về thực trạng vi phạm pháp luật một cách<br />
cơ bản nhất trong phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, phân tích các nguyên<br />
nhân khách quan và chủ quan của thực trạng trên làm cơ sở cho việc đưa ra các<br />
giải pháp khắc phục vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.<br />
- Nghiên cứu đưa ra các giải pháp hợp lý, toàn diện, khả thi trong phòng,<br />
chống vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình góp phần hạn chế tiến tới đẩy<br />
lùi hiện tượng vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình trong xã hội.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu như đã trình bày ở trên, luận văn xác<br />
định đối tượng nghiên cứu là các hành vi trái pháp luật phòng, chống bạo lực gia<br />
<br />
5<br />
<br />