Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
lượt xem 5
download
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng về vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình; đưa ra các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VŨ THỊ KIM OANH VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2020
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Hồng Thái Phản biện 1: ............................................................................. ................................................................................................. Phản biện 2: ............................................................................. ................................................................................................. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB) nói riêng có tác hại rất lớn về nhiều mặt nên Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ cho thực hiện TTATGTĐB. Trong những năm qua, khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập trật tự kỷ cương về TTATGTĐB, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội và an ninh, quốc phòng của đất nước. Việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã được Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp... thực hiện nghiêm túc và thu được kết quả tốt. Đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về cơ bản đã được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phổ biến, thi hành, đưa pháp luật vào cuộc sống; vi phạm pháp luật về TTATGTĐB được kiềm chế, xử lý kịp thời; công tác tuyên truyền phổ biến giáo d c pháp luật đã được đ y mạnh; các mặt công tác bảo đảm TTATGTĐB đã đi vào nề nếp, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và phát huy hiệu quả tích cực; bước đầu tạo lập được những điều kiện thuận lợi để chủ động tham gia vào hoạt động giao thông vận tải của cả nước nước và khu vực. Bên cạnh những kết quả đạt được, ở tỉnh Quảng Bình, tình hình vi phạm pháp luật về TTATGTĐB vẫn còn diễn ra khá phổ biến, ý thức của người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác, còn hiện tượng đối phó, thậm chí chống đối người thi hành công v , tình trạng vi phạm: Điều khiển phương tiện vi phạm tốc độ, tránh, vượt không đúng quy định, phương tiện không đảm bảo an toàn k thuật, lái xe sau khi sử d ng rượu bia vẫn điều khiển phương tiện; đi mô tô, xe máy không đội m bảo hiểm, lấn chiếm lòng đường, vỉa h trái ph p để làm nơi buôn bán hoặc trông giữ xe; tình trạng làm đường đến đâu, xây 1
- nhà đến đó, xây nhà ven quốc lộ, vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn diễn ra ở nhiều nơi; kết quả kiềm chế và làm giảm tai nạn giao thông chưa vững ch c, số người chết và bị thương do tai nạn giao thông vẫn rất cao, còn tiềm n nhiều nguy cơ gia tăng tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật giao thông còn chậm. Một số quy định của Luật giao thông đường bộ chưa phù hợp; tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ, công chức làm công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB còn thiếu và yếu; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo d c pháp luật về TTATGTĐB còn hình thức, chưa thực sự hiệu quả; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chưa thực sự phòng, chống được vi phạm; hạ tầng giao thông đường bộ và trang thiết bị giao thông đường bộ của tỉnh chưa được quan tâm, đầu tư hiện đại, đồng bộ. Từ những lý do trên, nhất là trong điều kiện phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe con người, bảo đảm kỷ cương nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã hội thì cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá và giải pháp ngăn chặn, đ y lùi và phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đây c ng chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật hành chính, mã số: 8 38 01 02. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tình hình nghiên cứu về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ Về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đã có nhiều công trình nghiên cứu như: “Quản lý trật tự an toàn giao thông ở Việt Nam - những vấn đề đặt ra để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới”, do Hoàng Đình Ban làm Chủ nhiệm, Đề tài khoa học cấp cơ sở, năm 2013; “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Minh (2012), Khoa luật, Đại 2
- học Quốc gia Hà Nội. Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm 2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia. Tình hình nghiên cứu vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ Luận án Tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo chức năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát nhân dân. Luận án Tiến sĩ Luật học của Nghiên cứu sinh Đinh Phan Quỳnh “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội, 2018. Tình hình nghiên cứu vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ, trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình Năm 2013 tác giả Đặng Quang Tuân nghiên cứu đề tài khoa học “Phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông - qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình’’. Luận văn “Tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình" của tác giả Trần Hồng Phong, Học viện Hành chính Quốc gia, 2018. Tuy nhiên qua khảo sát c ng cho thấy chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu về vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình trong khi đây là địa phương có tình hình vi phạm giao thông đường bộ khá phức tạp, có nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Vì vậy, đề tài này được thực hiện có dựa trên việc tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó và vẫn đảm bảo tính mới, không trùng lặp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu 3
- Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng về vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình; đưa ra các giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ thêm khái niệm, đặc điểm, nội dung vi phạm pháp luật về TTATGTĐB; bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về TTATGTĐB; đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống vi phạm, những kết quả, hạn chế và nguyên nhân; đưa ra các quan điểm, giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay (hết tháng 12/2019); không gian: tỉnh Quảng Bình; nội dung đề tài tập trung chủ yếu vào vi phạm TTATGTĐB do lực lượng Công an tỉnh Quảng Bình và thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ để thực hiện m c đích và nhiệm v luận văn, tác giả sử d ng các phương pháp nghiên cứu c thể trong khi thực hiện đề tài là: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, 4
- phương pháp thống kê và các phương pháp khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bổ sung những nhận định về thực trạng và đề xuất, chi tiết một số giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Ý nghĩa thực tiễn kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh Quảng Bình; là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, những người nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, nhất là những nội dung thực tiễn tại địa phương. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, m c l c, danh m c tài liệu tham khảo, ph l c, luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ. Chương 2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. Chương 3. Quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay. 5
- CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ 1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 1.1.1. Khái niệm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Pháp luật về TTATGTĐB là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực TTATGTĐB nhằm đảm bảo hoạt động giao thông đường bộ được diễn ra thông suốt, trật tự và an toàn. 1.1.2. Đặc điểm của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ i) Điều chỉnh một lĩnh vực khá rộng lớn, phức tạp; ii) Được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do nhiều chủ thể ban hành với hiệu lực pháp lý khác nhau; iii) Thường xuyên phải được thay đổi, cập nhật và hoàn thiện. 1.1.3. Nội dung của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Quy t c giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ; quản lý Nhà nước về giao thông đường bộ. 1.2. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Vi phạm pháp luật về TTATGTĐB là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến TTATGTĐB 6
- được pháp luật điều chỉnh bảo vệ, gồm tội phạm và vi phạm hành chính. Đặc điểm của vi phạm pháp luật về TTATGTĐB: Có số lượng lớn so với các lĩnh vực giao thông khác; xảy ra thường xuyên, liên t c, phức tạp, đa dạng; thuộc th m quyền xử lý của nhiều tổ chức, cá nhân; là hành vi trái pháp luật của cá nhân, tổ chức có lỗi có thể là tội phạm hay vi phạm hành chính. 1.2.2. Các loại hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Vi phạm của người điều khiển phương tiện; người tham gia giao thông; người lái xe là người điều khiển xe cơ giới; người điều khiển giao thông là Cảnh sát giao thông; người được giao nhiệm v hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn t c giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường s t; hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền... Ở khía cạnh phương tiện giao thông, vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ có sự tham gia của nhiều loại phương tiện, gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. X t ở lĩnh vực quản lý, vi phạm pháp luật về TTATGTĐB, gồm: vi phạm quy t c giao thông đường bộ; vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông đường bộ; vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ; vi phạm quy định về vận tải đường bộ; các vi phạm khác liên quan đến giao thông đường bộ. 1.3. Các bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ 1.3.1. Bảo đảm chính trị Đó là sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện pháp luật, ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về 7
- TTATGTĐB. 1.3.2. Bảo đảm kinh tế Trình độ phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng của một đất nước là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo đảm thực hiện pháp luật, các chi phí, điều kiện vật chất nhất định. 1.3.3. Bảo đảm về nhận thức Được nhận thức đầy đủ và tự giác thi hành. 1.3.4. Bảo đảm về pháp lý Hoàn thiện đối với pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, rõ ràng và phù hợp với thực tiễn, khoa học và phát triển. 1.3.5. Các bảo đảm khác i) Năng lực, trình độ, ý thức của các cơ quan, cá nhân thực thi công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB mà trực tiếp là các lực lượng như Công an, Thanh tra giao thông vận tải; ii) chế tài xử phạt đặc biệt quan trọng, bảo đảm tính răn đe, nghiêm kh c kết hợp với việc phê phán của xã hội, cộng đồng; iii) sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB. 8
- CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Điều kiện tự nhiên có liên quan đến vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình Với vị trí địa lý cách Thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam và cách thành phố Hồ Chí Minh 1.200 km về phía B c. Phía Đông có bờ biển dài 116,04 km, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào với đường biên giới dài 201,87 km, có Cửa kh u quốc tế Cha Lo, lại nằm trên hành lang kinh tế Đông Tây, Quảng Bình có vị trí địa chính trị, quân sự và kinh tế quan trọng của cả nước. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.003 km2, dân số năm 2017 là 882.505 người, chiếm 2,45% về diện tích và 1,02% dân số cả nước. Quảng Bình có 8 đơn vị hành chính cấp huyện; có 159 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 01 thành phố, 01 thị xã, 6 huyện, 16 phường, 07 thị trấn và 136 xã. 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội có liên quan đến vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình Quảng Bình có hệ thống giao thông vận tải thuận lợi, có sân bay Đồng Hới, đường s t b c nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 12A nối Quảng Bình với Lào và đông b c Thái Lan, vận tải bằng đường biển và đường sông c ng là lợi thế của tỉnh, có 822km đường quốc lộ, 438km đường tỉnh, 1.346km đường huyện và đường nội thị, 9.455 km đường giao thông nông thôn, 230km đường thủy nội địa. 9
- 2.2. Thực tiễn vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình Trong vòng 5 năm (2015-2019) tổng số vi phạm pháp luật về TTATGTĐB do Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý là hơn 136 ngàn trường hợp với số tiền xử phạt gần 163 tỷ đồng. Phân tích số liệu hàng năm cho thấy số lượng vi phạm có giảm nhưng số tiền phạt hàng năm tăng lên (do số v vi phạm nghiêm trọng tăng). Năm 2015, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã thực hiện 12.653 ca với 48.925 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia; lập biên bản vi phạm 31.821 trường hợp; phạt tại chỗ 3.744 trường hợp, thu tiền 530.440.000 đồng; tạm giữ phương tiện 6.565 trường hợp (ô tô 480 trường hợp; mô tô 5.782 trường hợp; xe khác 303 trường hợp). Năm 2019, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn tỉnh đã tổ chức được 11.341 ca, với 54.023 lượt cán bộ chiến sĩ tham gia; phát hiện xử lý 22.189 trường hợp vi phạm (9.185 ôtô, 12.994 môtô, 10 xe khác) trong đó phạt tại chỗ 6.373 trường hợp, thu tiền 791.170.000đ; Tạm giữ phương tiện: 5.968 trường hợp (1.245 ôtô, 4.702 môtô, 21 xe khác). Năm 2019, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh tiếp t c giảm về số v , người chết và người bị thương so với năm 2018. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình còn hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn. Người vi phạm tìm nhiều phương thức, hành vi nhằm che dấu, chống đối việc phát hiện, xử lý của các lực lượng chức năng; số lượng vi phạm nguy hiểm ngày càng tăng liên quan đến tải trọng, tốc độ, sử d ng ma túy, rượu bia... Đặc biệt là khó khăn trong xử lý vi phạm thông qua camera giám sát. 2.3. Thực tiễn phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Xây dựng, ban hành văn bản, chương trình, kế hoạch 10
- Ngoài Luật giao thông đường bộ năm 2008, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các bộ ngành có liên quan đã xây dựng và ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật với 20 Nghị định của Chính phủ, 01 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 138 thông tư và thông tư liên tịch, ngoài ra còn có các văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình đã c thể hóa các nội dung quy định của văn bản cấp trên, ban hành “Chiến lược đảm bảo TTATGTĐB tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành kế hoạch phối hợp tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm. Về hạn chế: Một số cấp uỷ Đảng, nhất là cấp uỷ Đảng cơ sở chưa thực sự quan tâm, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản về công tác bảo đảm TTATGT; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chưa thường xuyên, liên t c, thiếu quyết liệt; chưa thực sự triển khai đầy đủ các giải pháp, chưa huy động cả hệ thống chính trị để thực hiện, nhận thức đơn thuần là trách nhiệm của ngành Công an và Giao thông vận tải. 2.3.2. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật Trong thời gian qua các cơ quan chức năng ở tỉnh Quảng Bình đã tiến hành tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng người nghe, đưa nội dung an toàn giao thông vào tất cả các cuộc sinh hoạt chi bộ, đến từng đảng viên. Các địa phương, đơn vị đã tích cực đ y mạnh công tác, tuyên truyền phổ biến, giáo d c pháp luật về TTATGT trên địa bàn. Về hạn chế: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo d c pháp luật về TTATGTĐB chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; chưa thực hiện thường xuyên, liên t c; nội dung, hình thức tuyên truyền chưa phù hợp với đặc điểm từng loại đối tượng, địa bàn; việc tổ chức giáo d c Luật giao thông trong các trường học còn hạn chế v.v. 2.3.3. Tổ chức bộ máy 11
- Đội ng làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB được chú trọng kiện toàn, tổ chức bộ máy đủ mạnh, có trách nhiệm cao đáp ứng được yêu cầu nhiệm v . Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Bình với biên chế 90 đồng chí được bố trí 6 đội nghiệp v (đội CSGT đường thủy; đội CSGT đường s t; đội CSGT đường bộ; đội quản lý xe lái; đội tham mưu-tổng hợp; đội xử lý vi phạm). Trong những năm qua, Phòng đã tích cực tham mưu Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình quyết định bố trí lực lượng của Phòng Cảnh sát giao thông và Công an cấp huyện tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm bảo đảm TTATGT trên các tuyến giao thông đường bộ theo địa giới hành chính của tỉnh. Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình gồm 24 công chức (1 Chánh Thanh tra, 02 Phó Chánh Thanh tra, 21 công chức). Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã tích cực tham mưu, giúp Giám đốc Sở về công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nh ng và công tác pháp chế theo quy định của pháp luật. Công an cấp huyện, mỗi đơn vị có một đội CSGT-TT với biên chế của một đội là 20 đồng chí, tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về TTATGT trên các tuyến đường huyện, đường xã trong phạm vi địa giới hành chính. Về hạn chế: Lực lượng thực thi còn mỏng. Đội ng làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB vẫn còn thiếu tính chủ động trong thực thi pháp luật, tình trạng vi phạm pháp luật của một số cán bộ làm công tác tổ chức thực thi pháp luật về TTATGTĐB đã làm giảm lòng tin của Nhân dân. 2.3.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát Công an các địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tuần tra, kiểm soát, trọng điểm là tuyến Quốc lộ 1, 12
- đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 12A, đường giao thông nông thôn... đồng thời tuần tra, kiểm soát theo từng chuyên đề như kiểm tra nồng độ cồn, xe ô tô chở khách... Về hạn chế: Việc tuần tra, kiểm soát có thời điểm chưa được thường xuyên dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật về TTATGTĐB vẫn xảy ra. Tình trạng tiêu cực vẫn còn xảy ra trong quá trình kiểm tra, kiểm soát. Nhiều trường hợp lái xe chống đối, gây gổ tạo sức p và gây khó khăn cho lực lượng liên ngành khi thực hiện kiểm tra tải trọng. 2.4. Nguyên nhân của hạn chế Một là, hệ thống pháp luật quy định đối với vi phạm pháp luật về TTATGTĐB còn bất cập, còn nhiều quy định thiếu tính hợp lý (nguyên t c, hình thức, th m quyền, thủ t c xử lý...), đây c ng là yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ. Hai là, tổ chức bộ máy, năng lực của các cơ quan, cá nhân trong phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB còn bất cập, chưa đồng đều. Ba là, công tác tuyên truyền phổ biến giáo d c pháp luật về TTATGT còn nặng tính hình thức, tác động chưa đủ mạnh tới nhận thức của người dân trong việc tự giác chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông đường bộ c ng như thái độ ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Bốn là, hạ tầng giao thông chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của phương tiện. Năm là, ý thức chấp hành pháp luật giao thông đường bộ của một bộ phân nhân dân chưa cao, chưa đồng đều. Điều này gây khó khăn cho công tác phòng, chống vi phạm, làm gia tăng khả năng vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. 13
- CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÕNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY 3.1. Quan điểm phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình Thứ nhất, phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, nhất là dự báo về tình hình vi phạm và tai nạn giao thông. Thứ hai, phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trung ương và địa phương, Nhà nước và Nhân dân, trong đó xác định vai trò quyết định của các cấp, các ngành ở địa phương và người tham gia giao thông. Thứ ba, việc phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình phải sử d ng đồng bộ nhiều giải pháp: i) Hoàn thiện pháp luật về giao thông đường bộ; pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB; ii) Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát đảm bảo TTATGT, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về TTATGTĐB; iii) Tiếp t c đ y mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB; đổi mới biện pháp và hình thức tuyên truyền nội dung sao cho dễ hiểu; iv) Tổ chức khảo sát, kiến nghị các bất hợp lý trong tổ chức giao thông; kiến nghị việc giải quyết các “điểm đen” tai nạn giao thông; tiếp t c đ y mạnh ứng d ng công nghệ cao, thiết bị k thuật nghiệp v để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm TTATGTĐB; v) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm trong quá trình thực thi công v . 3.2. Giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay 3.2.1. Những giải pháp chung cho cả nước 14
- 3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về TTATGTĐB Thứ nhất, cần xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công an, gồm 04 văn bản thuộc Chương trình chính thức là Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về phân cấp trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác bảo đảm TTATGT trên tuyến đường cao tốc. Thứ hai, trên cơ sở Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì các ngành hữu quan cần rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật giao thông đường bộ và các văn bản quy phạm pháp luật ở các lĩnh vực khác có liên quan đến giao thông đường bộ để sửa đổi, bổ sung. Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB, c thể: i) Về nguyên tắc xử lý: Sửa đổi một số Điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 để đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp hơn. ii) Hoàn thiện các quy định về thẩm quyền, đối tượng bị xử lý Tăng th m quyền xử lý cho địa phương cơ sở trực tiếp thi hành công v trong lĩnh vực giao thông đường bộ được tiến hành một cách nhanh chóng, kịp thời; giảm thiểu những phiền hà cho người vi phạm c ng như giảm tải cho các cơ quan Nhà nước cấp trên. Về đối tượng bị xử lý: độ tuổi chịu trách nhiệm hành chính có thể giảm xuống 12 tuổi, và với nhóm chủ thể từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thì bị áp d ng hình thức xử phạt là buộc lao động công ích hoặc nh c nhở tại chỗ. iii) Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hình thức xử lý: Nên bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo, thay vào đó là giáo d c, nh c nhở tại chỗ (đối với người chưa thành niên); không áp d ng hình thức xử 15
- phạt cảnh cáo đối với tổ chức, cần tăng mức phạt tiền đối với những hành vi gây ảnh hưởng trực tiếp đến TTATGTĐB. Thứ tư, tiếp t c nghiên cứu, đề xuất xây dựng Luật TTATGTĐB trên cơ sở tách ra từ Luật giao thông đường bộ hiện nay để điều chỉnh chuyên sâu về công tác đảm bảo TTATGTĐB. Thứ năm, sửa đổi, bổ sung một số quy định c thể trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như: i) Về biển báo hiệu đường bộ chưa phù hợp; ii) Về Tổ chức giao thông chưa phù hợp tình hình thực tiễn; iii) Không quy định hoặc quy định không c thể, không đầy đủ về các nội dung; iv) Một số quy định về TTATGTĐB của Công ước Viên 1968 mà Việt Nam tham gia chưa được nội luật hóa vào Luật Giao thông đường bộ hiện hành, cần phải kh c ph c; v) Quy định về quản lý người điều khiển phương tiện bất cập. 3.2.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương trong phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Các cấp uỷ Đảng, chính quyền phải quan tâm hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo TTATGTĐB, xác định đây là một trong những nhiệm v trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài. Người đứng đầu các cấp uỷ Đảng, chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm trước hết về tình hình TTATGTĐB và tổ chức thực hiện công tác đảm bảo TTATGTĐB ở địa phương, đơn vị, cơ quan mình. 3.2.2. Những giải pháp cho tỉnh Quảng Bình 3.2.2.1. Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực bộ máy phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ 16
- Thứ nhất, tiếp t c kiện toàn và nâng cao năng lực của Ban An toàn giao thông tỉnh Quảng Bình, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn giao thông ở địa phương. Thứ hai, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Thanh tra giao thông phải là lực lượng nòng cốt trong công tác bảo đảm TTATGTĐB. 3.2.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông đường bộ Thứ nhất, các cấp, các ngành trong phạm vi nhiệm v quyền hạn của mình cần tiếp t c thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền và cần tập trung vào một số hình thức tuyên truyền; kết hợp với giáo d c và cưỡng chế. Thứ hai, tập trung tuyên truyền đến tận cơ sở, đơn vị trực thuộc, đến từng cán bộ, công chức, viên chức và lao động, thường xuyên tổ chức thực hiện, nhân rộng phong trào “3 không”: Không lái xe khi đã uống rượu, bia; không chạy xe vào đường cấm, lấn tuyến vượt u; không chạy xe quá tốc độ quy định” và “3 có”: Có đội m bảo hiểm khi đi xe máy; Có bằng lái xe; Có ý thức tham gia các hoạt động tự quản TTATGTĐB. Thứ ba, tiếp t c xây dựng văn hóa giao thông đường bộ. 3.2.2.3. Nâng cao hiệu quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ Một là, tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm minh, triệt để, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Hai là, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát của Cảnh sát giao thông, phát hiện xử lí nghiêm hành vi uống rượu bia quá nồng độ cồn. Ba là, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm của lực lượng thanh tra giao thông tỉnh Quảng Bình. 17
- 3.2.2.4. Hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, thiết bị kỹ thuật nhằm quản lý đường bộ hiện đại, khoa học, văn minh Thứ nhất, cần trang bị các công c , phương tiện hiện đại cho các cơ quan Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông. Thứ hai, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý sử d ng đất đai, xây dựng thuộc hành lang an toàn đường bộ. Thứ ba, tiếp t c củng cố và nâng cao trình độ nghiệp v của các bộ phận làm công tác đến bù giải phóng mặt bằng, công tác quản lý đường bộ. Thứ tư, giải pháp về vốn cho đầu tư cơ sở vật chất 3.2.2.5. Nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ Các cấp ủy địa phương ở Quảng Bình cần xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 18 của Ban Bí thư khóa XI và Kết luận số 45 của Ban Bí thư khóa XII; thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 462 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trung học phổ thông các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi trong giai đoạn hiện nay
13 p | 345 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 310 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn