intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Mở rộng CVTD tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long

Chia sẻ: Duycuong2106 Duycuong2106 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:41

101
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động cho vay của NH là một trong những hoạt động chính đem lại phần lớn lợi nhuận cho NH. Với cách thức hoạt động “ vay để cho vay ” nên các NHTM phải tìm mọi cách để cho vay với khả năng tối đa. Tim kiếm đối tượng để cho vay, vận dụng các loại hình tín dụng, trong đó có CVTD để đầu tư vốn có hiệu quả, luôn là mục tiêu quan trọng của NHTM

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Mở rộng CVTD tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long

  1. Luận văn Mở rộng CVTD tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  2. LỜI MỞ ĐẦU Hoạt động cho vay của NH là một trong những hoạt động chính đem lại phần lớn lợi nhuận cho NH. Với cách thức hoạt động “ vay để cho vay ” nên các NHTM phải tìm mọi cách để cho vay với khả năng tối đa. Tim kiếm đối tượng để cho vay, vận dụng các loại hình tín dụng, trong đó có CVTD để đầu tư vốn có hiệu quả, luôn là mục tiêu quan trọng của NHTM. Trong những năm gần đây, CVTD đã đạt được một số kết quả nhất định. Song CVTD của các NHTM còn bộc lộ nhiều hạn chế. Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt giữa các NH, ngành NH phải không ngừng phát triển và tìm kiếm những hướng đi mới phù hợp để vừa có thể đáp ứng ngày càng tốt h ơn nhu cầu của KH vừa đứng vững trên thị trường. Mở rộng CVTD là một h ướng đi – Đây là một hướng đi không mới ở các nước phát triển nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam bởi nhận thức của người dân về họat động CVTD chưa sâu. Do vậy, thị trường CVTD còn khá sơ khai và chưa được NH khai thác triệt để. Xuất phát từ thực tế trên, em nhận thấy được tiềm năng của họat động CVTD và tầm quan trọng của việc thực hiện và mở rộng CVTD đối với s ự phát triển lâu dài của CN. Do đó em đã lựa chọn đề tài “Mở rộng CVTD tại NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thăng Long” làm đề tài nghiên cứu của mình. Kết cấu của đề tài ngòai lời mở đầu và kết luận, nội dung được chia làm 3 chương: Chương 1: Một số cơ sở lý luận về CVTD của NHTM Chương 2: Thực trạng họat động CVTD tại NHNo & PTNT CN Thăng Long Chương 3: Một số giải pháp mở rộng CVTD Em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS MAI VĂN BẠN cùng Ban lãnh đạo, các cô chú trong NHNo & PTNT CN Thăng Long đã t ạo đi ều ki ện giúp đ ỡ em hoàn thành bài chuyên đề này! Sinh viên thực hiện LÊ THỊ QUỲNH LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  3. CHƯƠNG 1 MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1) Khái niệm và đặc điểm của CVTD 1.1.1) Một số khái niệm liên quan: * Khái niệm cho vay của NHTM: là việc chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ NHTM (người sở hữu) sang KH vay (người sử dụng) sau một thời gian nhất định quay trở lại NHTM với lượng giá trị lớn h ơn lượng giá trị ban đầu. Hay có thể hiểu cho vay của NHTM là quan h ệ giữa m ột bên là ng ười cho vay (NHTM) bằng cách chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên người vay(KH vay) để sử dụng trong một thời gian nhất định với cam kết của người vay là hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. * Khái niệm CVTD: là quan hệ tín dụng giữa NH (người cho vay) và các cá nhân, người tiêu dùng (người đi vay) nhằm tài trợ cho các phương án phục vụ đời sống, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ khi ng ười tiêu dùng ch ưa có khả năng thanh tóan trên nguyên tắc người tiêu dùng sẽ hoàn trả cả gốc lẫn lãi tại một thời điểm xác định trong tương lai. Nếu như cho vay sản xuất kinh doanh là một hình thức tín d ụng mà các NHTM cấp cho các DN, các tổ chức kinh tế nh ằm tài trợ cho các d ự án đ ầu t ư, phương án sản xuất kinh doanh... thì CVTD lại là một s ản phẩm tín d ụng r ất hữu ích nhằm tài trợ cho những nhu cầu tiêu dùng của cá nhân, h ộ gia đình hoặc để mua cổ phiếu hay trái phiếu. . Như vậy, khác với các khoản cho vay sản xuất kinh doanh - các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế sử dụng vốn vay để tài trợ cho vốn lưu động, xây dựng nhà xưởng, mua s ắm trang thi ết b ị..., các khoản CVTD giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hoá dịch vụ trước khi họ có khả năng chi trả, tạo cho họ có thể hướng tới một cuộc sống cao hơn như mua xe, các dụng cụ dân dụng, chi phí nghỉ ngơi, du lịch... * Khái niệm Mở rộng CVTD có thể được hiểu là việc NH tăng số lượng KH vay, tăng doanh số cho vay và tăng tỷ trọng CVTD đối với KH. M ở r ộng CVTD phải gắn liền với việc tăng chất lượng cho vay. Mở rộng CVTD ph ản LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  4. ánh khả năng đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vốn cho nền kinh t ế, theo m ột cơ cấu hợp lý, phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội trong từng th ời kì, qua đó nó cho thấy sự tăng trưởng và phát triển của CVTD nói riêng và c ủa NH nói chung. 1.1.2) Đặc điểm của CVTD: CVTD có những đặc điểm riêng biệt. Nhìn chung, TDTD có những đặc điểm sau: - Giá trị món vay thường nhỏ lẻ, phân tán nhưng số lượng các món vay thì lại rất lớn. - Các khoản CVTD có độ rủi ro cao - Các khoản CVTD có lãi suất cao và cứng nhắc - CVTD thường có tính nhạy cảm theo chu kỳ - Chi phí cho một khoản vay tiêu dùng là khá lớn. - Lợi nhuận thu được từ các khoản CVTD là đáng kể. 1.1.3) Đối tượng của CVTD Đối tượng của TDTD rất nhiều dạng, nhiều trường hợp nhưng có th ể khái quát thông qua các trường hợp phổ biến sau: - Các đối tượng có thu nhập thấp: có nhu cầu tín dụng không cao, việc vay vốn nhằm tạo ra cân đối giữa thu nhập và chi tiêu. - Các đối tượng có thu nhập trung bình: nhu cầu tín dụng có xu hướng tăng mạnh, đối tượng này muốn vay tiêu dùng hơn là dùng chính tiền tích lu ỹ, dự phòng của mình để tiêu pha. - Các đối tượng có thu nhập cao: vay tiêu dùng nhằm tăng kh ả năng thanh toán và coi nó như một khoản linh hoạt để chi tiêu khi mà ti ền v ốn tích lu ỹ c ủa mình chưa cao hay lợi nhuận do đầu tư mang lại chưa thu được. Trường hợp này tương đối phổ biến và phát triển. Các đối tượng trên có thể đại di ện cho các đối tượng khác như cán bộ công nhân viên thuộc khu vực Nhà nước, liên doanh, tiểu thương và các cán bộ NH. 1.1.4) Nguyên tắc CVTD LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  5. Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay các NHTM luôn ph ải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Tiền vay phải sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Tiền vay phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi. 1.1.5) Điều kiện CVTD Theo luật pháp Việt Nam, nội dung các điều kiện vay vốn gồm: - KH phải có đủ tư cách pháp lý để thực hiện các quan hệ tín dụng với NH. - Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp - KH phải có năng lực tài chính lành mạnh đủ để đảm bảo hòan trả ti ền vay đúng hạn đã cam kết - KH phải có phương án, dự án SXKD khả thi và hiệu quả - KH phải thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định 1.2) Vai trò của CVTD * Vai trò của CVTD đối với KH: Nhờ có vai trò tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ được hưởng những điều kiện sống tốt hơn, được hưởng những tiện ích trước khi tích lũy đủ tiền và đặc biệt quan trọng hơn nó rất cần cho những trường hợp khi các cá nhân có chi tiêu có tính đột xuất, cấp bách như nhu cầu chi tiêu cho giáo dục và y tế. Tuy vậy người tiêu dùng cần tính toán để việc chi tiêu được hợp lý, không vượt quá mức cho phép và đảm bảo khả năng chi trả. * Vai trò của CVTD đối với NH: Đối với NH ngoài những nhược điểm chính là rủi ro và chi phí cao, CVTD có những lợi ích sau: CVTD giúp tăng khả năng cạnh tranh của NH với các NH và các tổ chức tín dụng khác, thu hút được đối tượng KH mới, từ đó mà m ở rộng quan h ệ với KH. Bằng cách nâng cao và mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa sản phẩm, nâng LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  6. cao chất lượng dịch vụ CVTD, số lượng KH đến với NH sẽ ngày càng nhi ều hơn và hình cảnh của NH sẽ càng đẹp hơn trong con m ắt KH. Trong ý nghĩ c ủa công chúng, NH không chỉ là tổ chức chỉ biết quan tâm đến các công ty và doanh nghiệp mà NH còn rất quan tâm tới những nhu cầu nh ỏ bé, c ần thi ết c ủa ng ười tiêu dùng, đáp ứng nguyện vọng cải thiện cuộc sống của người tiêu dùng. CVTD cũng là một công cụ marketing rất hiệu quả, nhiều người sẽ biết tới NH hơn. NH cũng sẽ huy động được nhiều nguồn tiền gửi của dân cư bởi dân cư sẽ gửi tiền nhiều vào NH khi họ thấy rằng mình có triển vọng vay l ại tiền từ chính NH đó. Tạo điều kiện mở rộng và đa dạng hóa kinh doanh, từ đó mà nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho NH. * Vai trò của CVTD đối với nền kinh tế CVTD được dùng để tài trợ cho các chi tiêu về hàng hóa và d ịch v ụ trong nước, có tác dụng rất tốt trong việc kích cầu. Nhờ CVTD các doanh nghiệp đã đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, NH rút ngắn khoảng th ời gian l ưu thông, tăng khả năng trả nợ cho NH, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 1.3) Các hình thức CVTD Việc phân loại TDTD được lựa chọn trên nhiều tiêu thức khác nhau để có một cái nhìn toàn diện về CVTD ở những góc độ khác nhau. 1.3.1) Căn cứ vào phương thức hoàn trả * CVTD trả góp: Đây là hình thức CVTD trong đó đi vay trả nợ (gồm s ố ti ền gốc và lãi) cho NH nhiều lần, theo những kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc và thu nhập từng định kỳ của người đi vay không đủ khả năng TT hết một lần số nợ vay. * CVTD phi trả góp: Theo phương thức này, tiền vay được NH TT cho NH một lần khi đến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời hạn ngắn. * CVTD tuần hoàn: Là các khoản CVTD trong đó NH cho phép KH sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc được phép th ấu chi dựa trên tài kho ản vãng lai. LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  7. 1.3.2) Căn cứ vào mục đích vay Căn cứ vào mục đích vay, NH sẽ xếp khoản vay đó là vay ô tô hay mua nhà, chi phí học hành, mua sắm đồ dùng gia đình… bao gồm: + CVTD cư trú: là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu c ầu mua s ắm xây dựng hay cải tạo nhà ở của KH là cá nhân hoặc hộ gia đình. + CVTD phi cư trú: là khoản cho vay nhằm tài trợ cho việc trang trải các chi phí mua sắm xe cộ, đồ dùng gia đình, chi phí h ọc hành, gi ải trí du l ịch, ch ữa bệnh hay thanh toán tiền viện phí... 1.3.3) Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ * CVTD gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó NH mu những khoản nợ phát sinh do những Công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng. * CVTD trực tiếp: Là các khoản CVTD trong đó NH trực tiếp ti ếp xúc và cho NH vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này. 1.4) Quy trình CVTD Cũng như các loại hình cho vay khác, cho vay ngắn hạn tuân theo một quy trình nhất định từ khâu thẩm định KH, xét duyệt cho vay, ký kết hợp đồng cho đến giải ngân và thu nợ. *Bước 1: Hướng dẫn KH về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn. Khi KH đến đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn KH cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn. Nếu KH đồng ý thì hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay vốn gồm : - Giấy đề nghị vay vốn - Giấy CMND/ hộ chiếu…các giấy tờ tùy thân để xác nhận nhân thân. - Hộ khẩu (nếu có) - Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập dùng để trả nợ - Các giấy tờ liên quan tới khoản vay - Các giấy tờ liên quan đến bảo đảm tiền vay (nếu có) LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  8. Thông thường NH quy định từng loại cụ thể từng loại giấy tờ cho mỗi loại vay với mục đích cụ thể. *Bước 2: Điều tra, tổng hợp, thu thập các thông tin về KH và phương án vay vốn. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay cán bộ tín dụng phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về KH bao gồm: Thông tin do KH cung cấp(qua phỏng vấn, từ hồ sơ vay vốn và sổ sách kế toán, báo cáo tài chính) và thông tin do cán bộ tín dụng tự điều tra. * Bước 3: Phân tích, thẩm định KH và phương án vay vốn. Nội dung cơ bản của bước này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu: - Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm b ảo kh ả năng cho vay thu được gốc và lãi đúng hạn. - Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, nếu xảy ra tranh chấp, tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho NH. Các vấn đề thẩm định bao gồm: + Năng lực pháp lý của KH. + Tính cách và uy tín của KH + Năng lực tài chính của KH: Đánh giá chính xác năng lực tài chính c ủa KH nhằm xác định sức mạnh tài chính, khả năng độc lập tài chính trong kinh doanh, khả năng thanh toán và khả năng trả nợ của KH. + Phương án vay vốn và khả năng trả nợ của KH: Đánh giá mức độ kh ả thi của phương án sản xuất kinh doanh và tính toán chính xác nguồn trả nợ cuả KH. + Đánh giá các bảo đảm tiền vay của KH (tài sản thế chấp, cầm cố, b ảo lãnh), kiểm tra tính pháp lý, quyền sở hữu của KH đối với những tài sản này. + Phân tích và dự báo ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đến phương án vay vốn trả nợ vốn của KH. LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  9. * Bước 4: Quyết định cho vay. Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thoả mản các điều kiện và nguyên tắc, NH quyết định cho vay đối với NH. * Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp c ầm cố. * Bước 6: Giải ngân : Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng vay vốn, tuỳ theo mục đích sử dụng tiền vay, phương thức thanh toán có liên quan đến tiền vay để ra quyết định hình thức phát tiền phù hợp. * Bước 7: Giám sát KH sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro. Giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện s ớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất gi ải quyết xử lý kịp thời. * Bước 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ. Căn cứ vào khế ước nhận nợ, trước kỳ hạn thu nợ 5 ngày, cán bộ tín d ụng lập phiếu báo thu nợ trình giám đốc gửi cho doanh nghiệp vay vốn. Các khoản nợ có vấn đề, KH có đơn đề nghị được gia h ạn nợ, giãn n ợ, cán bộ tín dụng thẩm định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho giám đ ốc xem xét và quy ết định. Các khoản nợ đến hạn mà không trả được, không được gia hạn, giãn nợ, khoanh nợ.. thì áp dụng các biện pháp kiên quyết để thu hồi nợ. * Bước 9 : Xử lý rủi ro. Những khoản nợ đã dùng mọi biến pháp giải quyết nhưng không thu hồi được thì phải tiến hành xử lý rủi ro theo quyết định bằng quỹ dự phòng RRTD của NH * Bước 10: Thanh lý hợp đồng vốn. Sau khi KH trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ vay đã được xử lý bằng quỹ rủi ro hoặc xoá nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ KT đối chiếu, tất toán TK cho vay LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  10. của món nợ đó. Chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho l ưu tr ữ tài liệu. 1.5) Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng mở rộng CVTD của NHTM Mở rộng CVTD được thực hiện trên cơ sở việc thực hiện đa dạng hoá KH, các loại hình dịch vụ NH. Việc xây dựng các m ức lãi su ất h ợp lý cũng nh ư xác định các kỳ hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của KH đi đôi với việc cung cấp các loại hình bảo lãnh thích hợp cũng góp ph ần mở rộng CVTD. Có thể chia các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng CVTD thành hai nhóm, đó là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. 1.5.1) Nhóm các nhân tố khách quan: Nhóm nhân tố này thường bao gồm: tình trạng của nền kinh tế, hệ thống pháp lý và tình hình xã hội. Có thể nói nhóm nhân tố này có ảnh hưởng rất l ớn đến hoạt động tiêu dùng nói chung và hoạt động TDTD nói riêng. Cụ thể là: - Nhân tố tình trạng của nền kinh tế:Chúng ta đều đã biết rằng nhu cầu tiêu dùng hàng hoá dịch vụ của dân cư phụ thuộc rất lớn vào tình tr ạng c ủa n ền kinh tế. Khi nền kinh tế ở trong giai đoạn hưng th ịnh, tốc độ tăng tr ưởng cao và ổn định, mức sống của dân cư ngày một phát triển đi lên thì nhu cầu tiêu dùng sẽ tăng, bởi vì họ tin tưởng vào thu nhập của mình trong t ương lai có th ể chi tr ả được các khoản nợ để phục vụ mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy mà TDTD của NH thời kỳ này sẽ tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, thiểu phát, không ổn định thì nhu cầu chi tiêu s ẽ giảm do lúc này dân cư có xu hướng tích luỹ hơn là tiêu dùng, b ởi v ậy TDTD th ời kỳ này sẽ giảm xuống. - Nhân tố xã hội:NNhân tố xã hội bao gồm: quan niệm xã hội, phong tục tập quán, tình hình trật tự an ninh, trình độ dân trí, độ tin tưởng l ẫn nhau.... Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới các tác nhân tham gia vào quan hệ TDTD nói riêng và các tín dụng khác của NH nói chung. B ởi vì quan h ệ tín d ụng được hình thành dựa trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau nên nếu KH nào có uy tín với NH, có thu nhập ổn định, có trình độ cao thì sẽ được nhi ều ưu đãi trong m ối LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  11. quan hệ này. VNĐ thời, nếu một NH hoạt động an toàn và hiệu quả, tạo được lòng tin trong dân chúng thì sẽ có nhiều sự lựa chọn của KH hơn. Đồng thời, quan niệm xã hội, phong tục tập quán, trình độ dân trí… cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu, thói quen mua sắm của người dân từ đó cũng tác động đến TDTD của NH. - Nhân tố pháp lý: Mỗi một chủ thể trong xã hội đều có quyền tự do làm theo ý thích c ủa mình, việc họ muốn làm gì, muốn mua gì là phụ thuộc vào bản thân h ọ song phải trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Do đó trong quan hệ tín dụng với NH cũng vậy, mỗi người đều có quyền vay bất cứ lúc nào h ọ có nhu c ầu nh ưng phải tuân thủ theo mọi quy định của NH nhà nước. Vì vậy, n ếu nh ững quy đ ịnh của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ, không ổn định, không kịp thời và có nhiều“ kẽ hở” thì sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho NH th ương mại trong mọi hoạt động tín dụng. Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật quy định rõ ràng, đầy đủ, VNĐ bộ, kịp thời và ổn định thì sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào cạnh tranh lành mạnh giữa các NH thương mại trong hoạt động tín dụng. Và đó cũng là cơ sở pháp lý để NH gi ải quy ết các khi ếu nại, tố cáo khi có các tranh chấp xảy ra trong hoạt động tín dụng. Ngoài ra, chính sách của Nhà nước cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động TDTD. Thứ nhất là các chính sách của Nhà nước nhằm khuy ến khích đ ầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài với mục tiêu phát triển kinh tế, tăng GDP, giảm thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động. Thứ hai là các chính sách của Nhà nước về giáo dục và đào tạo. Hai chính sách này đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng TDTD. 1.5.2) Nhóm các nhân tố chủ quan Việc mở rộng hoạt động CVTD không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố khách quan mà còn chịu tác động mạnh mẽ bởi các nhân tố chủ quan xuất phát từ phía người tiêu dùng và từ phía NH như: Chính sách và th ể l ệ tín d ụng, thông tin tín dụng, tình hình huy động vốn, chất lượng nhân sự, c ơ sở v ật ch ất thi ết b ị của NH và bản thân người tiêu dùng... LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  12. - Thứ nhất: Nhân tố chính sách tín dụng Chính sách tín dụng bao gồm: các yếu tố giới hạn mức cho vay đối với KH, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, mức l ệ phí, s ự b ảo đ ảm kh ả năng thanh toán, hướng giải quyết phần tín dụng thấu chi, các khoản vay có v ấn đ ề... Nếu tất cả những yếu tố trên đều đúng đắn, hợp lý và linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng thì chắc chắn NH sẽ thành công trong vi ệc m ở rộng hoạt động này. Ngược lại, nếu chính sách tín dụng không đáp ứng được những yêu cầu trên thì NH sẽ không mở rộng quy mô TDTD được. Đặc biệt là trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay g ắt thì một chính sách tín dụng hợp lý, một chính sách đa dạng lãi suất hoá phù h ợp v ới từng loại KH, từng kỳ hạn cho vay sẽ thu hút được nhiều KH và th ực hi ện thành công việc mở rộng TDTD. - Thứ hai: Quy trình cấp tín dụng là tổng hợp các nguyên tắc, các quy định của NH trong việc cấp TD, gồm các bước cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi ch ấm d ứt quan hệ tín dụng. - Thứ ba: Về thông tin tín dụng Trong nền kinh tế thị trường, ai nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, kịp thời về KH người đó sẽ chiến thắng trong cạnh tranh. Và trong hoạt động tín dụng, NH cấp tín dụng cho KH dựa trên nguyên tắc tin t ưởng và s ự hoàn tr ả. Sự tin tưởng ở đây phụ thuộc vào thông tin có được. - Thứ tư: Tình hình huy động vốn của NH Do NH là một ngành kinh doanh đặc biệt trong nền kinh t ế ho ạt đ ộng theo phương thức“ nhận tiền gửi để cho vay”. Bởi vậy, nếu nguồn vốn của NH huy động được ngày càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động TDTD phát triển. - Thứ năm: Về chất lượng nhân sự và cơ sở vật chất thiết bị tại NH Phải khẳng định rằng: việc mở rộng CVTD có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ công nhân viên và c ơ sở v ất ch ất, trang thi ết bị của NH. Việc NH trang bị đầy đủ các thiết bị tiên ti ến, phù h ợp v ới ph ạm vi LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  13. và quy mô hoạt động, phục vụ kịp thời các yêu cầu của KH thì s ẽ giúp NH có khả năng cạnh tranh và thực hiện việc mở rộng TDTD. - Thứ sáu: Tình trạng của người tiêu dùng Mỗi người dân là một người tiêu dùng và trong cuộc đời h ọ ít nh ất phải một lần mua sắm những hàng hoá có giá trị lớn như: mua nhà, mua xe... Và khi khả năng tài chính hiện tại của họ không đáp ứng được các dự định tiêu dùng thì họ sẽ đến NH đặt quan hệ tín dụng. Nhưng không ph ải người tiêu dùng nào cũng được NH chấp nhận cho vay mà NH phải xem xét tới những l ần trả n ợ trước, tình hình thu nhập có ổn định không. Nếu những người đến NH đều không có đủ năng lực tài chính thì cơ hội mở rộng TDTD chỉ là m ục tiêu ch ứ không thực hiện được. Sau khi tìm hiểu về người tiêu dùng và về TDTD ta thấy rằng vấn đ ề đáp ứng được đủ vốn cho người tiêu dùng trong xã hội là vấn đề mà cả h ệ thống NH và các cơ quan quản lý nhà nước cần phải quan tâm b ởi vì n ếu lĩnh v ực này được phát triển nó sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phồn thịnh của cả nền kinh tế. LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  14. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHNo & PTNT CHI NHÁNH THĂNG LONG 2.1) Khái quát các họat động kinh doanh của NHNo &PTNT CN Thăng Long Năm 2011, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn bất lợi, do nh ững tác động tiêu cực từ kinh tế tòan cầu và các nguyên nhân nội tại của n ền kinh t ế Việt Nam đã ảnh hưởng trực tiếp đến họat động kinh doanh của các thành ph ần kinh tế trong nước nói chung và họat động kinh doanh của các NHTM nói riêng, trong đó có NHNo & PTNT CN Thăng Long.Trước những khó khăn như vậy, CN Thăng Long cũng đã đạt được kết quả khả quan như sau: 2.1.1) Kết quả họat động tài chính Sự biến động của giá vàng, tỷ giá ngọai tệ, lãi suất và tâm lý người dân tạo sự cạnh tranh khốc liệt về huy động vốn nội và ngọai tệ USD. Bên cạnh đó, các chính sách điều chỉnh thị trường của Nhà nước thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát, tăng vốn điều lệ các NHTM… cũng có phần tạo ra áp l ực v ề nhu c ầu của hệ thống NH, gây khó khăn cho việc họat động kinh doanh NH nói chung và NHNo Việt Nam nói riêng, trong đó có CN Thăng Long, dẫn đến chi phí đ ầu vào quá cao làm thu hẹp chênh lệch thu – chi: Bảng 2.1: Tình hình họat động tài chính năm 2009 – 2011 tại CN Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh So sánh 2009 2010 2011 2010 – 2009 2011 – 2010 +/- % +/- % 1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100 1.Tổng 781 698 826 -83 -10,63 +128 +18,34 thu 673 610 711 -63 - 9,36 +101 +16,55 2.Tổng chi 108 88 115 -20 -18,52 +27 +30,68 3.LNTT (Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh tại CN năm 2009 – 2011) LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  15. Qua bảng số liệu 2.1, ta thấy tình hình Thu – Chi của CN tăng gi ảm không đồng đều, nhưng vẫn có lãi. Năm 2009 có nhiều biến động mạnh về lãi suất thị trường chung nhưng chi lãi tiền gửi, tiền vay tại CN ổn định, bởi nguồn KKH bình quân đã bù đắp cho các khoản nguồn có kỳ hạn lãi suất cao. Thu, chi d ịch v ụ đ ều tăng do đã thu hút được nhiều KH trong và ngoài nước sử dụng các sản phẩm của CN. Tổng thu được 781 tỷ VNĐ và chi 673 tỷ VNĐ. Chênh lệch thu – chi đạt 108 tỷ VNĐ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn hơn về công tác nguồn vốn và cho vay, Chênh lệch thu – chi chưa lương của CN năm 2010 vẫn đảm bảo ổn định, có l ương, tuy mức tăng trưởng nhẹ. Các tỷ trọng thu vẫn tập trung ở thu vốn điều lệ và thu lãi cho vay, các khoản tín dụng được điều ch ỉnh theo lãi su ất cho vay m ới thấp hơn các khỏan tín dụng có lãi suất cao năm 2008 chuyển sang 2009. Tổng thu chỉ đạt 698 tỷ VNĐ, bằng 89,37% so với năm 2009, giảm 83 tỷ VNĐ. Do việc tăng chi phí huy động vốn vào cuối năm, tình hình lãi suất huy đ ộng tăng, các tiền nguồn gửi bậc thang chuyển sổ theo lãi suất mới … đã làm nâng giá vốn bình quân cuối năm tăng hơn các tháng đầu năm, tuy nhiên số tăng thấp hơn năm 2009 do năm 2009 còn dư các khoản lãi suât cao năm 2008.Tổng chi bỏ ra đạt 610 tỷ, đã giảm đi 9,36% so với năm 2009 là 673 tỷ VNĐ. Do v ậy LNTT ch ỉ còn 88 tỷ, giảm 18,52% so với LNTT năm 2009. Năm 2011, do thu lãi thừa vốn đạt 428 tỷ chiếm 51,8% trên tổng thu nh ập, nên tổng thu nhập đã tăng lên đáng kể. Tổng thu đạt 826 tỷ, tăng 128 t ỷ VNĐ tương đương 18,34% so với năm 2010. Tổng chi ở mức 711 tỷ VNĐ, tăng 16,55% so với năm 2010. Các khoản chi phí phát sinh khác tăng, do chi mô giới huy động vốn tại các tháng trong quý 2 và quý 3 năm 2011 nhằm mục tiêu bình ổn và giữ vốn của KH truyền thống. Tổng thu tăng m ạnh, nên LNTT trong năm đã tăng 27 tỷ VNĐ ( khoảng 30,68%) và đạt 115 tỷ VNĐ. 2.1.2) Kết quả họat động tín dụng Họat động tín dụng là một trong những họat động cơ bản mang lại nguồn thu lớn cho các NH. LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  16. Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng năm 2009 – 2011 tại CN Đơn vị: Tỷ VNĐ So sánh So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2010 – 2009 2011 – 2010 2009 2010 2011 +/- % +/- % 1 2 3 4 5=3-2 6=(5:2)x100 7=4-3 8=(7:3)x100 Tổng Nguồn 9.555 6.722 3.984 -2.833 - 29,65 -2.738 - 40,73 Vốn Tổng 2.684 3.203 2.863 + 519 + 19,34 - 340 - 10,62 Dư Nợ % dư nợ / 28,09% 47,65% 71,86% - + 19,56 - 24,21 nguồn vốn (Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh tại CN năm 2009 – 2011) * Về công tác huy động vốn tại CN có chiều hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2009, do cơ chế hỗ trợ lãi suất kích cầu đầu tư, lãi suất huy đ ộng tăng, đã tạo nên tăng trưởng tín dụng nóng. Cùng với vi ệc tri ển khai các s ản phẩm huy động vốn của NHNo &PTNT Việt Nam, như: Tiết kiệm dự thưởng chào mừng ngày Quốc tế lao động 1/5/2009, chứng chỉ tiền gửi ngắn h ạn d ự thưởng, Chứng chỉ tiền gửi mừng xuân Canh Dần, Chứng chỉ tiền gửi trả lãi trước, không rút trước hạn… đã thu hút phần lớn từ tiết kiệm dân cư ( khoảng 19% / tổng nguồn). Tổng nguồn vốn đạt 9.555 tỷ VNĐ. Năm 2010, CN đã gặp nhiều khó khăn hơn về công tác nguồn vốn và cho vay. Vi vậy, tổng nguồn vốn đã giảm mạnh ( giảm 29,65%) so với năm 2009, giữ ở mức 6.722 tỷ, giảm 2.833 tỷ so với năm 2009. Nguyên nhân là do vào cu ối năm, nhu cầu vốn kinh doanh phục vụ dịp Tết của KH tăng cao, gây ra khó khăn trong việc giữ vốn và tiếp thị vốn mới. Vốn tiền gửi KKH của Dự án Quỹ doanh nghiệp vừa và nhỏ giảm với số lượng lớn, làm giảm mạnh tỷ trọng nguồn tổ chức kinh tế tại CN. Nhu cầu thanh tóan vào cuối năm của KH cho các đối tượng tăng. LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  17. Công tác huy động vốn thời điểm Quý 2 và quý 3 năm 2011 g ặp nhi ều khó khăn, cạnh tranh ngầm về lãi suất vượt trần của các NH khác trên địa bàn kéo theo sự sụt giảm các khoản nguồn Tổ chức và dân cư, tính chất nguồn trở nên thiếu ổn định với kỳ ngắn hạn. Tổng nguồn vốn chỉ đạt 3.984 t ỷ, gi ảm 2.738 t ỷ tương đương giảm 40,73% so với năm 2010. Từ thời điểm tháng 9 đ ến cuối năm, tình hình có ổn định hơn, song cạnh tranh ngầm vẫn tiếp t ục, ngày càng khó phát hiện, là trở ngại rất lớn cho việc tiếp th ị vốn dân c ư,tổ ch ức m ới cũng như duy trì vốn cũ. * Về tình hình sử dụng vốn có xu hướng dao động nhẹ qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2009, cơ chế hỗ trợ lãi suất, kích cầu đầu tư của Nhà nước tạo điều kiện cho các DN tăng cường họat động SXKD, dẫn đến tăng trưởng tín dụng mạnh trong hệ thống NHTM nói chung và CN Thăng Long nói riêng. Nếu như cuối năm 2008, dư nợ VND chỉ đạt 1.005 tỷ VND, thì đến 31/12/2009, dư nợ tăng 630 tỷ VND. Tổng dư nợ đạt 2.684 tỷ. Hi ệu qu ả s ử dụng vốn đạt 28,09%. Để triển khai chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất tại đơn vị, CN NHNo &PTNT Thăng Long đã tổ chức hội nghị KH vào đầu tháng 2/2009 để thông báo kịp thời về chủ trương chính sách mới của Nhà n ước và thành l ập Tổ kiểm tra cho vay hỗ trợ lãi suất, đảm bảo cho vay đúng đối tượng và m ục đích sử dụng vốn. Tình hình cuối năm 2010, thanh khoản so kế hoạch TW giao tại CN có biến động giảm nhiều nên đã ảnh hưởng đến mức dư nợ được giải ngân tại CN. Tuy nhiên, CN cũng đã cố gắng đảm bảo hoàn thành các cam kết về tín dụng đối với KH. Tổng dư nợ đạt 3.203 tỷ VND, tăng 519 tỷ tương đương 19,34% so v ới năm 2009. Để cân đối nguồn vốn và tín dụng, chủ trương của CN tập trung vào các đối tượng là KH truyền thống, có quan hệ GD vốn khép kín, s ử d ụng nhi ều sản phẩm dịch vụ tại CN. Chủ trương này đã tăng hiệu quả sự dụng vốn lên 19,56% so với năm 2009, và đạt 47,65%. Năm 2011, tình hình huy động vốn và cho vay đều gặp khó khăn, các kho ản nợ xấu phát sinh tăng. Nên tổng dư nợ chỉ còn 2.863 tỷ, giảm 340 tỷ ( t ương đương 10,62%) so với năm 2010. Tỷ trọng dư nợ / nguồn vốn của năm 2011 là khá cao 71,86%, tăng 24,21% so với năm 2010. 2.1.3) Một số họat động kinh doanh khác 2.1.3.1) Tình hình thanh toán quốc tế (TTQT) LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  18. Họat động TTQT nhìn chung cũng gặp phải những khó khăn nhất định, biến động của tỷ giá, thị trường hàng NK nhiều hơn hàng XK gây nên tình trạng khan hiếm USD trong thời kỳ dài. Vi vậy, NHNo & PTNT CN Thăng Long đã không ngừng đổi mới và nâng cao nghiệp vụ thanh toán để ph ục v ụ tốt cho KH của mình, và đã đáp ứng các nhu cầu thanh toán nghiệp vụ XNK qua NHNo & PTNT Thăng Long, từ đó đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bảng 2.3: Tình hình thanh toán quốc tế tại CN Đơn vị: Triệu USD 2009 2010 2011 Chỉ tiêu Số Số Số Số tiền Số tiền Số tiền món món món 1. Thanh toán hàng XK 217 18,375 67 5,228 284 26,942 2. Thanh toán hàng NK 1.690 251,126 1.641 215,081 1.312 150,014 3. Trả kiều hối 266 3,966 156 0,731 255 3,638 (Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh tại CN năm 2009 – 2011) Doanh số TTQT nhìn chung ổn định. Mức giảm không đáng kể. Tổng thu về phí dịch vụ TTQT: - Năm 2009: 7894,853 triệu VND - Năm 2010: 8373,531 triệuVND - Năm 2011: 5603,597 triệu VND 2.1.3.2) Tình hình kinh doanh ngoại tệ Bảng 2.4: Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại CN Đơn vị: Triệu USD Tỷ lệ (%) Năm Năm Năm Chỉ tiêu Năm Năm 2009 2010 2011 2010-2009 2011-2010 1 2 3 4 5 = (3-2) x 100 6 = (4-3)x 100 Mua vào 269,942 211,151 157,447 - 21,78 -25,43 Bán ra 270,079 211,049 156,119 -21,86 - 26,03 (Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động kinh doanh tại CN năm 2009 – 2011) Nhìn chung tình hình kinh doanh ngọai tệ có nhiều bi ến động m ạnh v ề t ỷ giá, ngọai tệ khan hiếm chủ yếu là USD nhưng CN vẫn cân đối được nguồn, đảm bảo kinh doanh có lãi. Thu lãi về kinh doanh ngọai tệ: - Năm 2009: 3.880,29 triệu VNĐ LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  19. - Năm 2010: 5.339,09 triệu VNĐ - Năm 2011: 8.854,94triệu VNĐ 2.2) Thực trạng họat động CVTD tại CN Thăng Long 2.2.1) Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế Bảng 2.5: Tình hình dư nợ cho vay phân theo ngành kinh tế Đơn vị: Tỷ VND Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh So sánh 2009 2010 2011 2010 – 2009 2011 – 2010 +/- % +/- % Tổng dư nợ 2.684 3.203 2.863 +520 +19,36 -340 -10,62 1.Nông nghiệp,nông thôn 1.810 2.362 2.070 +552 +30,50 -292 -12,37 2. Tài chính, NH 416 360 303 -56 -13,46 -57 -15,83 3. Bất động sản 60 74 57 +14 +23,33 -17 -22,97 4. Xuất nhập khẩu 255 229 240 -26 -10,19 +11 +4,8 5. Tiêu dùng 140 174 179 +34 +24,28 +5 +2,87 6. Khác 4 5 15 +1 +25 +10 +200 (Nguồn: Báo cáo tổng kết họat động cho vay tại CN năm 2009 – 2011) NHNo& PTNT Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư vốn cho khu vực Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân với nguồn v ốn dánh cho “Tam nông” luôn chiếm khoảng 70% trên tổng dư nợ. Và NHNo & PTNT CN Thăng Long cũng không phải là ngọai lệ, năm 2010 và năm 2011 đạt lần l ượt 73,74% và 72,3% trên tổng dư nợ. Năm 2009 chỉ đạt 1.810 tỷ chiếm 67,45%. Tuy năm 2011 có giảm 12,37% so với năm 2010. Nh ưng nhìn chung, c ơ c ấu cho vay dành cho khu vực Nông nghiệp, nông thôn luôn được CN ưu tiên và giữ ổn định. Tình hình cho vay trong lĩnh vực Tài chính – NH (trung bình kho ảng 12,43% trên tổng dư nợ) và xuất nhập khẩu ( khoảng 8,27% trên tổng dư nợ) cũng chiếm tỷ cao thứ 2 và 3 trong dư nợ phân theo ngành kinh tế. Tiếp đó là h ọat động CVTD tuy chỉ chiếm tỷ trọng ít ( 5,63%) trong tổng dư nợ và đang có xu LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
  20. hướng tăng đều qua các năm. Cho vay BĐS năm 2011 đã giảm 22,97% so với năm 2010. 2.2.2) Tình hình họat động CVTD Cho vay là họat động kinh doanh chủ yếu của các NHTM để tạo ra lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, đã cho ra đời hàng lọat các sản phẩm tín dụng hướng đến phục vụ đối tượng người tiêu dùng. Cùng với mức sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu mua sắm, sinh họat của người dân cũng tăng theo thì sản phẩm tín dụng tiêu dùng của các NHTM càng phong phú và sự cạnh tranh cho việc mở rộng CVTD giữa các NH càng quyết liệt hơn. Để đáp ứng được nhu cầu này, NHNo & PTNT CN Thăng Long cũng đưa ra các sản phẩm tín dụng đa dạng và phong phú để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. 2.2.2.1) Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ cho vay Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ (Đơn vị: Tỷ VND) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1 2 3 4 Tổng dư nợ 2.684 3.203 2.863 Dư nợ CVTD 140 174 179 Tỷ trọng (%) 5,21 5,43 6,25 (Nguồn: báo cáo CVTD tại CN qua các năm 2009 – 2011) Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ CVTD tăng mạnh và đ ều qua các năm, nhưng tỷ trọng dư nợ CVTD trong tổng dư nợ của CN vẫn còn khá nhỏ. Năm 2009, dư nợ CVTD đạt 140 tỷ, chiếm 5,21% trong tổng dư nợ. Do nền kinh tế có xu hướng phục hồi, nên trong năm 2010 tăng 34 tỷ tương đương 24,28% so với năm 2009 và ở mức 174 tỷ ( 5,43% trong tổng dư nợ). Năm 2011, CVTD LÊ THỊ QUỲNH MSV: 08A06848N
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2