Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính của Công ty TNHH Đầu Tư phát triển Công nghệ và Thương mai Chung Anh (CAVINET)
lượt xem 18
download
Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định từ nay đến năm 2003 phải phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thực hiện Nghị quyết, Đảng và Nhà nước đã ra nhiều biện pháp để khuyến khích phát triển, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong đó có công nghệ thông tin, biểu hiện cụ thể là sự ra đời của Nghị định...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính của Công ty TNHH Đầu Tư phát triển Công nghệ và Thương mai Chung Anh (CAVINET)
- Luận văn Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính của Công ty TNHH Đầu Tư phát triển Công nghệ và Thương mai Chung Anh (CAVINET) 1
- LỜI NÓI ĐẦU N ghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định từ nay đến năm 2003 phải phấn đấu nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, khoa học và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực cho công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Thực hiện Nghị quyết, Đảng và Nhà nước đã ra nhiều biện pháp để khuyến khích phát triển, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ trong đó có công nghệ thông tin, biểu hiện cụ thể là sự ra đời của Nghị định 49/CP 1994 Ban chỉ đạo chương trình quốc gia về công nghệ thông tin được thành lập, chỉ thị của các Bộ...Việt Nam đã bước những bước đi trên con đường xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin mà theo đó có rất nhiều các Doanh nghiệp, Công ty tin học được ra đời, phát triển và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong số các công ty tin học không thể không nói đến Công ty TNHH Đầu Tư phát triển Công nghệ và Thương mai Chung Anh (CAVINET). Công ty CAVINET tuy mới trải qua 13 năm phát triển, nhưng với định hướng đúng đắn ngay từ khi mới thành lập và một đội ngũ nhân viên có trình độ, năng động, sáng tạo và tinh thần làm việc quên mình, CAVINET đã vươn lên trở thành công ty tin học lớn về tin học tại Việt Nam. Công ty kinh doanh rất nhiều các sản phẩm khác nhau bao gồm cả tin học và phi tin học, trong đó tin học luôn đóng vai trò chủ đạo và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu mặt hàng của mình. V ới mong muốn tìm hiểu và học hỏi sự thành công của công ty, qua một thời gian thực tập tại công ty em đã cố gắng tìm hiểu một phần trong các hoạt động kinh doanh sôi động của công ty đó là kinh doanh máy vi tính. Em xin lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh máy vi tính của Công ty TNHH Đầu Tư phát triển Công nghệ và Thương mai Chung A nh (CAVINET)” 2
- Nội dung của đề tài bao gồm 3 phần: C hương I: Thực trạng hoạt động kinh doanh máy vi tính của Công ty CAVINET. C hương II: V ận dụng dãy số thời gian trong phân tích tốc độ tăng XNK máy tính Công ty CAVINET(1997 – 2004) và dự đoán năm 2005 C hương IV: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện động nhập khẩu máy vi tính và phụ kiện máy vi tính của công ty CAVINET 3
- CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MÁY VI TÍNH CỦA CÔNG TY CAVINET. I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY. I.1. Chức năng nhiệm vụ của Công ty CAVINET. I.1.1 Chức năng . Công ty CAVINET là Công ty tin học có chức năng kinh doanh các thiết bị tin học, viễn thông, chuyển giao công nghệ, thiết bị điện, thiết bị công nghiệp và môi trường, các sản phẩm phi tin khác. Các sản phẩm, mặt hàng kinh doanh của Công ty có hàm lượng công nghệ cao, thường thay đổi theo sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, công nghệ và thị trường. Do vậy Công ty thường tổ chức nghiên cứu thị trường, nâng cao chất lượng kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường. I.1.2. Nhiệm vụ. Công ty CAVINET có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với N hà nước, kinh doanh theo dúng mặt hàng đã đăng ký kinh doanh, tuân thủ đầy đủ các chế độ của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ xã hội, bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vỗn kinh doanh. I.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. Ban giám đốc. Ban giám đốc gồm có: Giám đốc, các Phó Giám đốc. Ban Giám đốc có chức năng giám đốc điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. N hiệm vụ và quyền hạn của Ban Giám đốc. G iám đốc. - + Lập chính sách và xác định mục tiêu của Công ty. + X ác định và phê duyệt cơ cấu tổ chức, các quá trình và các tài liệu của hệ thống các phòng ban trong Công ty. 4
- + Cung cấp các nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống CAVINET. + Phê các kế hoạch hoạt động của Công ty, chi nhánh, văn phàng đại diện và các bộ phận trong Công ty. + Đ iều hành các cuộc họp, xác định nhiệm vụ và quyền hạn cho các bộ phận quản lý công ty, xây dựng và thực hiện các biện pháp khuyến khích nhân viên. Các Phó Giám đốc. - + X ác định chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh bộ phận trình lên cấp trên. + Xem xét các kế hoạch kinh doanh của các chi nhánh, văn phòng đại diện (nếu có) trực thuộc. + K iểm soát và theo dõi các hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi lĩnh vực quản lý. + Báo cáo về hoạt động của mình và đảm bảo cơ sở vật chất của công ty cho Tổng Giám đốc. + Phê duyệt, kiểm soát các hợp đồng, dự án thuộc lĩnh vực quản lý + Các trách nhiệm bộ phận khác. Đặc điểm về công nghệ. I.3. CAVINET là một trong những công ty kinh doanh các sản phẩm tin học đặc biệt là công nghệ thông tin mà xã hôị đ ã khẳng định thông tin là m ột yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thi trường. Chính vì vậy, bản thân nó - một công ty kinh doanh về công nghệ tin học cũng được trang bị một cách tương đối đầy đủ và hiện đại để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý công ty, đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để nâng cao hiệu quả làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Với số nhân viên hiện nay CAVINET H à Nội 77 người thì trung bình mỗi người có 0,8 máy vi tính. Ngo ài ra trong mỗi phòng ban còn có thể có một máy photocopy, một số máy in để phục vụ cho công tác văn phòng. Trong các ho ạt động kinh doanh cụ thể chẳng hạn như phân phối tiêu thụ sản phẩm CAVINET đã tin học hoá nó bằng những ứng dụng hàng đầu của công nghệ thông tin. Các hoạt động liên quan đến bán hàng như quản lý xuất nhập kho, quản lý hợp đồng đều được thực hiện bằng máy vi tính. Công ty đã xây d ựng hệ 5
- thống thư điện tử (Email) cho mình mang tên CAVINET - N et, thông qua hệ thống này các bộ phận trong công ty có thể trao đổi thông tin nhanh chóng với nhau. Ngoài ra hệ thống thư tín điện tử còn được cung cấp cho khách hàng của công ty. Các thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh bao gồm các thiết bị văn phòng, máy vi tính, máy in, điện thoại, máy Fax, máy photocopy, máy điếm tiền... tất cả các thiết bị này đều được nối mạng với toàn công ty. Ngoài ra còn trang bị các thiết bị hiện đại khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như xe ô tô, xe đ ẩy, thiết bị bảo quản hàng hoá, thiết bị kiểm tra chất lượng... I.4. Đặc điểm về nhân sự. CAVINET là công ty kinh doanh các sản phẩm tin học có công nghệ cao và hiện đại do đó đội ngũ lao động trong công ty được đào tạo có trình độ cao, hơn nữa công ty còn thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nhân viên của mình bằng cách huấn luyện thêm. Hiện nay lực lượng lao động trong công ty là 77 người trong đó có 20 nữ chiếm 30,8% và 57 nam chiếm 69,2% tổng số lao động trong công ty. Tuổi trung bình của lao động trong công ty là 27,3. Trong đó thâm niên công tác trung bình của cán bộ là 2 năm 4 tháng. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Cơ cấu lao động theo độ tuổi: Số người Tỷ lệ (%) Độ tuổi Dưới 25 44 57,15 26 – 30 27 35,06 31 – 35 4 5,19 Trên 35 2 2,60 Nguồn: Công ty CAVINET Bảng 2: Cơ cấu lao dộng theo trình độ văn hoá: Trình độ Số người Tỷ lệ(%) Trên đại học 28 36,36 Đ ại học 39 50,65 D ưới đại học 10 12,99 6
- Nguồn: Công ty CAVINET. Q ua bảng số liệu trên ta thấy Công ty CAVINET có đội ngũ lao động có trình độ tương đối cao chủ yếu là đại học và trên đ ại học, lao động trẻ và năng động chủ yếu ở độ tuổi dưới 30. Điều này tạo đièu kiện và cơ hội cho công ty phát rriển mạnh trong tương lai. Đặc điểm về khách hàng của công ty CAVINET I.4. CAVINET là công ty chuyên tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tin học. CAVINET có rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ khác nhau cung ứng ra thị trường. Mỗi sản phẩm, dịch vụ có ưu thế về mặt thị trường hay chiếm tỷ trọng khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên nhìn chung về mặt tổng thể toàn công ty thì thị trường chủ yếu là Miền Bắc tập trung ở Hà Nội và Miền N am tập trung ở Sài Gòn. Tính trong cả nước thì thị phần của công ty chiếm khoảng 19% (Chỉ tính phần thông qua các doanh nghiệp Việt Nam) và 11% (gồm cả phần không thông qua các doanh nghiệp Việt Nam). K hách hàng của công ty gồm có: - Các Bộ: Bộ Nội vụ (C27, A27, C17...), Bộ quốc phòng (Cục tác chiến, Học viện kỹ thuật quân sự, Học viện quốc phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục thuế, K ho bạc nhà nước, Cục quản lý ứng dụng tin học, Tổng cục doanh nghiệp...)Bộ giáo đ ục và đào tạo... - Tổng cục : Tổng cục hải quan, tổng cục thống kê, Cục hàng không . - Các Ngân hàng: Ngân hàng quốc doanh (Nhà nước, Công thương, Đầu tư), Ngân hàng cổ phần (H àng hải, Á Châu...), Ngân hàng nước ngoài (May bank, Chinfond Bank, Public Bank, VID - Public Bank...) - Các công ty sản xuát và dịch vụ trong nước: Công ty phốt phát Lâm thao, Công ty phân đ ạm Hà Bắc, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, V ietropetro. Vietnam airline, Liên hiệp đường sắt Việt Nam... 7
- - Các công ty liên doanh và nước ngoài: V - TRAC Co, Metropole, Khách sạn Sofitel Hotel, Mitsubishi , Unilever, Kao, Cargil, BP, Coca-Cola, Ford, ABB, International... I.5. K ết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CAVINET trong những năm gần đây. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển không ổn định và tăng trưởng chậm. Nguyên nhân một phần do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á bắt đầu từ Thái Lan. Cuộc khủng hoảng này làm cho đ ầu tư chững lại ảnh hưởng đến hoạt động của các công ty, doanh nghiệp trong cả nước. CAVINET là một công ty cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tuy nhiên nhờ có sự lãnh đạo tài tình và cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn thu được kết quả cao. Kết quả ho ạt động kinh doanh của công ty được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau: Doanh thu: Doanh thu là một trong nhiều chỉ tiêu đánh giá tổng quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường. + Tổng doanh thu: là tổng số tiền mà công ty thu được trong một năm từ các khách hàng mà công ty đã bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho họ. + Doanh thu thuần: Là phần doanh thu sau khi đã trừ đi thuế và các khoản được giảm trừ. Doanh thu của công ty không ngừng được tăng lên qua các năm, trong đó doanh thu tin học là chủ yếu chiếm từ 65 đến 70% tổng doanh thu của công ty. Bảng 3: Doanh thu tin học trong tổng doanh thu Đ ơn vị : tỉ đồng. Tổng DT DT tin học Tỉ lệ/ Tổng DT Năm 2002 414 289,8 70% 2003 440 299,2 68% 2004 640 442,4 66% Nguồn: Công ty CAVINET. Mặc dù doanh thu tin học có sự tăng lên về mặt tuyệt đối nhưng về tương đối thì tỉ lề doanh thu tin học trong tổng doanh thu của công ty lại có xu hướng 8
- giảm xuống vì ngoài mặt hàng tin học công ty còn kinh doanh các mặt hàng phi tin khác như thiết bị bảo vệ môi trường, thiết bị điện, hoá chất, kim loại, thiết bị y tế... để tăng thêm thu nhập và tránh rủi ro. - Chi phí là tổng số tiền mà công ty b ỏ ra để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình như chi mua hàng, chi quảng cáo, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp... - Lợi nhuận: Là số tiền mà công ty thu được sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí và nộp thuế cho Nhà nước. Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. + Lãi trước thuế = Lãi gộp - Chi phí (bán hàng và quản lý). + Lãi sau thuế = Lãi trước thuế - Thuế TNDN Đối với Công ty CAVINET thuế TNDN = Lãi trước thuế * 32%. K ết quả hoạt động kinh doanh được thể hiện thông qua bảng sau. Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty CAVINET. Đơn vị tính: 1000 đồng. C hỉ tiêu 2002 2003 2004 1.Tổng DT 414.000.000 440.000.000. 640.000.000 2.Thuế và các khoản 39.826.800 43.290.000 40.369.000 giảm trừ 3. DT thuần 374.173.200 396.710.000 599.431.000 4. Giá vốn hàng bán 337.505.000 358.000.000 540.000.000 5. Lãi gộp 36.668.200 38.710.000 59.431.000 6. Chi phí 34.321.440 36.500.000 55.700.000 - Chi phí bán hàng 5.311.440 6.500.000 24.700.000 - Chi phí quản lý 29.000.000 30.000.000 31.000.000 7. Lợi tức trước thuế 1.938.860,84 1.966.204,263 2.020.683,517 8.Thuế TNDN 620.435,469 629.185,364 646.618,725 9. Lợi tức sau thuế. 1 .318.425,371 1.337.018,899 1.374.064,792 N guồn: Công ty CAVINET. 9
- Đánh giá kết quả kinh doanh. N ăm 2003: So với năm 2002 tổng doanh thu tăng 6,28% tức là tăng 26.000.000.000 đồng, chi phí tăng 6,3% tức là tăng 2.178.560.000 đồng trong đó chi phí bán hàng tăng 22,38% hay tăng 1.178.560.000 đồng còn chi phí quản lý tăng 3,45% hay tăng 1.000.000.000 đồng. Doanh thu và chi phí tăng nhiều trong khi lợi nhuận lại chỉ tăng 1,41% tức là tăng 27.343.243 đồng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do Lợi nhuận từ hoạt động tài chính đạt – 243.968.238 đồng hay chi phí từ hoạt động tài chính tăng so với doanh thu từ ho ạt động tài chính 243.968.238 đồng. Làm cho lợi nhuận của công ty tăng chậm hơn so với doanh thu và chi phí. Trong đó chi phí của công ty tăng chủ yếu do chi phí bán hàng tăng 23,8% tức tăng 1.178.560.000 đồng. Bảng 5: So sánh kết quả kinh doanh của công ty CAVINET. Đơn vị tính: 1000 đồng. 2003/2002 2004/2003 Các chỉ tiêu Tuyệt đối % Tăng Tuyệt đối % Tăng 1. Doanh thu 26000000 6 ,28 200000000 45,45 2.Thuế và các khoản 3463200 8 ,7 -2721000 -6,29 giảm trừ 3. Doanh thu thuần 22536800 6 ,02 202721000 51,___ ______ 4. Giá vốn 20495000 6 ,07 182000000 50,84 5. Lãi gộp 1501800 4 ,1 20721000 53,53 6. Chi phí kinh doanh 2178560 6 ,3 19200000 52,6 - Chi phí bán hàng. 1138560 22,38 18200000 180 - Chi phí quản lý. 1000000 3 ,45 1000000 3 ,33 7. Lãi trước thuế 27343,243 1 ,41 54479,254 2 ,77 8. Thuế TNDN 8749,895 1 ,41 17433,361 2 ,77 9. Lãi sau thuế 18593,528 1 ,41 37045,893 2 ,77 N guồn: Công ty CAVINET 10
- Năm 2004: Đây là năm mà công ty có doanh số bán tăng mạnh nhưng lợi nhuận lại tăng ít so với mức tăng của doanh thu. Tuy nhiên kết quả đạt được cả về tuyệt đối và tương đối đều cao hơn so với năm 2003 và 2002. Tổng doanh thu của công ty tăng 45,45% hay 200.000.000.000 đồng. Chi phí tăng nhanh hơn 52,6% tức tăng 19.200.000.000 đồng, trong đó chi phí bán hàng tăng rất nhanh 180% (18.200.000.000 đồng) còn chi phí quản lý chỉ tăng 3,3%. Lợi nhuận tăng 2,77% hay tăng 54.479.254 đồng. So với mức tăng của tổng doanh thu thì lợi nhuận tăng cao hơn năm trước nhưng mức tăng trưởng như vậy là thấp. Nguyên nhân đưa đ ến kết quả này là do: - Chi phí tăng q uá nhanh so với doanh thu, đặc biệt là chi phí bán hàng. Trong thời gian này công ty tập trung nhiều cho việc xuất khẩu phần mềm với chi phí tốn kém nhưng kết quả thu được lại rất nhỏ do vậy làm cho chi phí bán hàng chung của to àn công ty tăng. - Chi phí cho hoạt động tài chính tăng rất lớn từ 521.000.000 đồng (2002) lên 2.027.000.000 đồng(2003) tức tăng 189% hay 1.056.000.000 đồng gấp 2,89 lần chi phí của năm trước trong khi thu nhập từ hoạt động này chỉ tăng 179.000.000 đồng. - Các khoản chi bất thường lớn tăng từ 40.467.480 đồng (2002) lên 157.599.553 đồng tức tăng 117.132.067 đồng hay tăng 189,45%. N hư vậy nhìn chung tình hình tài chính của công ty đạt kết quả tốt. Doanh số và lợi nhuận đều tăng cả về tuyệt đối và tương đối nhưng tăng chưa cân xứng, doanh thu tăng mạnh hơn lợi nhuận. Nguyên nhân của việc lợi nhuận tăng chậm hơn chủ yếu do chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính, ho ạt động bất thường tăng lên. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH MÁY VI TÍNH CỦA CÔNG TY CAVINET. II.1. Hoạt động mua hàng. Máy vi tính là một sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chính vì vậy nó thường được sản xuất ở các nước công nghiệp phát triển có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Ý , Úc... và một số nước công nghiệp mới như Singapo, Đ ài Loan, Hàn Quốc, Malaixia...ở Việt Nam hiện nay chưa có công ty nào có khả năng sản xuất máy vi tính mà chỉ có một số công ty lắp giáp máy tính như Mêkong Xanh, Tổng công ty điện tử tin học (VEIC), CMC, T&H nhưng chất lượng của các máy tính này còn thấp, chưa lôi cuốn được sự chú ý của khách 11
- hàng. Hầu hết các công ty tin học của Việt Nam hiện nay chỉ làm nhiệm vụ phân phối lại các sản phẩm tin học của các công ty nước ngoài. Các máy tính trên thị trường Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ các nước Đông Nam Á và một số lượng không lớn được sản xuất tại Mỹ và Châu Âu. Cũng như các công ty tin học khác, CAVINET là công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ. Để đáp ứng nhu cầu, thị yếu cũng như tâm lý sính hàng ngoại của khách hàng. Hiện nay công ty chủ trương kinh doanh “Máy hiệu”. Các sản p hẩm máy vi tính hiện nay của công ty 100% là hàng nhập khẩu từ nước ngoài. Chính vì vậy thị trường mua của Công ty CAVINET có liên quan và gắn bó chặt chẽ với thị trường tin học thế giới cũng như việc công ty chưa có bộn phận lắp giáp chính thức nào mà chỉ có bộ phận mua bán các linh kiện, phụ kiện máy vi tính theo yêu cầu của khách hàng hay theo các đơn hàng. V ới phương châm kinh doanh “Hàng hiệu” Công ty đã nhanh chóng thiết lập các mối quan hệ với hàng lo ạt các công ty tin học hàng đầu thế giới như COMPAQ, IBM, OLIVETTI... Năm 1994, CAVINET ký hợp đồng làm đại lý phân phối cho IBM về máy tính để bàn, phần mềm, thiết bị mạng, máy chủ AS/400, RS/6000. Đến nay CAVINET đã trở thành đại lý bán IBM lớn nhất với trên 50% doanh số bán tại V iệt Nam. Năm 1995, CAVINET trở thành đ ại lý phân phối của hãng COMPAQ và nay cũng đã trở thành đại lý lớn nhất tại Việt Nam. Công ty còn làm bạn hàng và đại lý phân phối sản phẩm cho hãng APC của Mỹ, UPSELEC của Đài Loan, Máy nối mạng vi tính cho D-Link, 3.Com, Packard Bell, Hewlet Packard, Intel, Cisco... II.1.2. Tình hình mua hàng. V ới hai bạn hàng lớn là Compaq , IBM và một số bạn hàng khác của Mỹ, Ý , Úc..cung cấp máy tính cho CAVINET, giúp cho CAVINET có khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng thuận tiện nhu cầu của khách hàng. Đây là những nguồn hàng tương đối ổn định có thể đảm bảo đầu vào cho máy vi tính cho công ty. Lượng nhập máy tính của Công ty CAVINET từ các đối tác được thể hiện qua bảng số liệu sau. Q ua bảng số liệu này ta thấy công ty chủ yếu nhập hàng từ các hãng lớn là COMPAQ và IBM. Đây là hai hãng sản xuất máy tính hàng đầu của Mỹ 12
- có nhãn hiệu nổi tiếng và được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Hoạt động sản xuất, lắp ráp của hai hãng này không chỉ diễn ra tại nước sở tại là Mỹ mà còn mà chúng còn có trụ sở sản xuất và lắp ráp tại ở các nước khác như Singapore... Lượng máy tính của Compaq luôn chiếm khoảng 50- 60% tổng số máy nhập về sau đó là IBM chiếm khoảng 35-45% và còn lại là của các hãng máy tính khác. Bảng 6: Lượng nhập máy tính từ các đối tác. Đơn vị: Bộ. Các hãng máy tính 2002 2003 2004 PC 3886 3668 4949 Server 375 245 285 Compaq Portable 567 506 508 Consumer 600 528 603 IBM 4037 4134 4212 HP 189 217 224 Máy khác 315 537 775 Tổng 9969 9871 10656 N guồn: Công ty CAVINET. Lượng máy nhập vào năm 2003 so với năm 2002 thấp hơn 98 bộ (Bộ ở đây có nghĩa bao gồm màn hình, bàn phím., chuột, bộ điều khiển trung tâm CPU). Việc nhập vào năm 2003 thấp hơn năm 2002 là do khả năng bán, tiêu thụ hàng thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng ho ảng kinh tế Châu Á bắt đầu có ảnh hưởng đến Việt Nam làm cho các hoạt động đâu tư chững lại. Đặc thù khách hàng của CAVINET là khách hàng dự án, các cơ quan doanh nghiệp, 13
- các tổ chức..., đây là những khách hàng có nhu cầu mua một lần lớn. Các công ty mỗi lần mua sắm đ ược gọi là đ ầu tư mua sắm tài sản cố định. Do vậy xu hướng giảm đầu tư chung có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.Nhận thức được điều này nên công ty chỉ nhập hàng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là các dự án đang thực hiện, các đ ơn đặt hàng... N ăm 2004 lượng máy nhập của công ty tăng lên điều này phản ánh tình hình kinh doanh tốt vì có bán được hàng có bán được hàng thì công ty mới nhập về nếu không thì sẽ gây ra tình trạng ứ động vốn, tốn kém chi phí bảo quản, hư hỏng hoặc mất mát do hao m òn vô hình. So với năm 2002 thì năm 2004 lượng máy tính nhập về tăng 387 máy (tăng 6,89%), và năm 2004 tăng so với năm 2003 là 785 máy hay tăng 7,95%. Việc kinh doanh tốt làm cho công ty nhập hàng nhiều lên tăng cả về tuyệt đối và tương đối nhưng mức tăng chậm hơn, điều này phù hợp với xu thế tiêu dùng Máy vi tính giảm xuống trên thế giới và khu vực. Trong cơ cấu nhập hàng của công ty chúng ta thấy khách hàng của công ty chủ yếu có nhu cầu Máy PC (máy tính để bàn) lượng máy nhập về luôn có khoảng 35-40% máy PC, sau đó là máy Consumer (máy tính gia đ ình), rồi đến máy Portable (máy tính xách tay) và máy Server (máy tính nối mạng). Các máy này thường chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu nhập hàng của công ty . Q ua b ảng số liệu trang bên ta thấy gần như toàn bộ máy tính nhập về của công ty là từ Singapo. Việc nhập nhiều máy tính từ đất nước này là do các yếu tố sau: - Các công ty toàn cầu như COMPAQ , IBM, OLIVETTI ... đ ều có trụ sở sản xuất và lắp giáp tại Singapo để theo đó phân phối cho các nước lân cận. Do vậy Singapo có công nghệ sản xuất và lắp giáp rất hiện đại, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều nhập về từ các nước này. Bảng 7: Lượng Máy vi tính nhập về từ các nước. Đơn vị: Bộ. 2002 2003 2004 N ước Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ Lượng Tỷ lệ Sigapo 9774 99,02 10359 99,86 10568 99,17 Mỹ 27 0 ,27 14 0,14 18 0,17 14
- Úc 4 0 ,04 - - - - Ý 66 0 ,67 - - 70 0,66 Tổng 9871 100 10373 100 10656 100 N guồn: Công ty CAVINET - Quan hệ hợp tác trao đổi buôn bán thương mại quốc tế giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á phát triển thuận lợi . Do đó thay vì phải nhập hàng từ Mỹ, công ty nhập hàng từ nước Singapo sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí cho việc mua bán, vận chuyển hàng hoá , giảm thiểu rủi ro, đưa hàng về một cách nhanh nhất để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Một số ít Máy vi tính công ty nhập về từ Mỹ, Ý và Úc. Thông thường hàng nhập từ các nước này không thường xuyên và tốn kém trong đặt hàng, mua hàng, vận chuyển nên chỉ khi nào khách hàng có nhu cầu hay đặt hàng mà hàng này tại Singapo không hoặc chưa có thì công ty mới nhập về để thoả m ãn nhu cầu của khách hàng. Phương thức nhập hàng : Đ ể nhập hàng công ty thường nhập theo kế ho ạch của từng quý và của cả năm. Các kế hoạch này thường được lập dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường do các cán bộ phòng Kế hoạch kinh doanh, các nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện, dựa vào tình hình bán hàng của năm trước, các dự án đang thực hiện, các đơn đ ặt hàng để nhập hàng. Việc nhập hàng theo hình thức này đã giúp cho công ty tránh được tình trạng ứ động vốn do dự trữ quá nhiều. Nhưng đôi khi sảy ra tình trạng hàng về chậm hoặc chưa có hàng ngay để đáp ứng buộc công ty phải mua lại của công ty khác hoặc để tuột mất khách hàng. Do đặc thù cua nhập khẩu hàng hoá công ty chủ yếu nhập hàng bằng đường biển, một số ít nhập bằng đường không. Vận chuyển bằng đường biển sẽ được nhiều và chi phí rẻ nhưng rủi ro lớn thậm chí rất lớn vì mặt hàng này có giá trị cao và cần tránh va đập, thời gian vận chuyển lâu. Đê tránh rủi ro công ty thường ký hợp đồng vận chuyển theo chuyến với các công ty bảo hiểm Bảo V iệt, Bảo Minh vì đây là những công ty bảo hiểm có uy tín lớn của Việt Nam. Về vấn đề hợp đồng . Mỗi lần nhập hàng công ty đều ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác giao hàng trong đó bao gồm các điều khoản cần thiết. Giá trị của các hợp đồng này thường được tính theo điều kiện giao hàng EXW hoặc FOB. Công ty sẽ đôn 15
- đốc việc thực hiện giao hàng đúng lượng, loại, chất lượng, đúng thời gian bằng cách chỉ định người giao nhận và theo dõi lịch trình chuẩn bị hàng đến xếp hàng khi hàng đã về đến đích theo quy định của hợp đồng. Về vấn đề thanh toán hàng nhập khẩu. Các bạn hàng của công ty thường là các bạn hàng truyền thống nên công ty thường áp dụng phương thức thanh toán tiền hàng bằng phương thức điện chuyể tiền và trả sau ngay sau khi nhận được hàng. Phương thức này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc chiếm dụng vốn, tuy nhiên hợp đồng thanh toán theo phương thức này thường có giá trị nhỏ. Các hợp đồng có giá trị lớn thì công ty áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C trả chậm không huỷ ngang thông qua Ngân hàng VietcomBank hoặc Maritime Bank. Thời gian trả chậm thường từ 30 đến 60 ngày nên đã giúp cho công ty trong việc chiếm dụng vốn và thanh toán tiền hàng ngay sau khi đã bán hàng. Các phương thức thanh toán trước, thanh toán trước một phần để đặt cọc chỉ áp dụng khi mua hàng của các đối tác không thường xuyên. Các yêu cầu về thủ tuc thanh toán được quy định rất chặt chẽ trong hợp đồng buộc các bên phải thực hiện thì mới nhận được hàng cũng như nhận được tiền hàng. Về nhận hàng. - Nhận hàng đường biển: Đặc thù của mặt hàng Máy vi tính là cần tránh va chạm mạnh nên công ty thường nhận hàng chuyển tiếp tức đến tận cảng Hải Phòng (ho ặc Sài Gòn) sau đó đưa về kho hải quan H à Nội (Gia Lâm) làm thủ tục kiểm hoá tại kho của công ty( 86 Thuỵ Khuê - H à Nội). việc nhận hàng chuyển tiếp sẽ giúp công ty tránh được các thủ tục rườm rà không cần thiết - Nhận hàng đường hàng không: Khi hàng về đến sân bay Nội Bài thì sẽ có thông báo hàng đến của hãng vận chuyển, cán bộ phòng xuất nhập khẩu của công ty chuẩn bị hồ sơ và tiếp nhận tại hải quan Hà Nội tương tự như với nhận hàng chuyển tiếp. II.2. Thực trạng hoạt động bán hàng. Bán hàng là khâu quan trọng của quá trình kinh doanh, là khâu quyết định sau một chuỗi d ài ho ạt động. Bán hàng là sự chuyển hoá giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền (H- T- H) nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng về một giá trị nhất định. 16
- Đánh giá một công ty thương mại làm ăn phát đạt hay không thể hiện rất rõ thông qua kết quả bán hàng. Vì thế trong kinh tế thị trường bán hàng quan trọng hơn mua hàng. II.2.1. Tình hình bán Máy vi tính của Công ty CAVINET. Kinh doanh máy vi tính là hoạt động kinh doanh chủ đạo của công ty, nó thường đóng góp 50% doanh số của toàn công ty. Sản lượng máy vi tính bán được không ngừng tăng lên qua các năm từ 1998 đến nay. Để đánh giá tình hình bán hàng công ty thường phân ra các tiêu thức : Theo khu vực thị trường : Do công ty chưa thiết lập hệ thông chi nhánh Miền Trung nên việc quản lí tình hình bán hàng cuả công ty theo khu vực được chia thành MIền Bắc và Miền Nam, Trong đó Miền Nam tính từ Quảng Bình trở vào. Việc phân chia khu vực thị trường theo 2 tiêu thức này đã giúp cho công ty trong việc điều phối hàng hoá một cách hợp lí. Đối với thị trường Miềm Bắc sẽ do công ty đặt tại Hà Nội đảm nhiệm, công ty nhập hàng trực tiếp qua cảng Hải Phòng , Sân bay N ội Bài sau đó đưa về kho CAVINET để điều phối cho Miền Bắc. Còn đối với thị trường Miền Nam thì sẽ do chi nhánh CAVINET TP HCM đảm nhiệm để điều phối cho khu vực Miền Nam. Như vậy việc nhập hàng qua hai đầu mối này đã tiết kiệm chi phí và thời gian cho công ty trong việc vận chuyển nội địa từ nam ra b ắc. Tuy nhiên đ ổi lại công tác quản lí và kiểm soát hoạt động của toàn công ty sẽ khó khăn và phức tạp hơn. Mặc dù vậy hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đạt kết quả tốt, sản lượng bán qua các năm đều tăng lên. Bảng 8: Lượng bán Máy tính của CAVINET theo vùng. Đơn vị: Bộ 2002 2003 2004 V ùng Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ(%) Miền Bắc 6708 68 7263 70 7658 71 - H à Nội 4932 50 4980 48 5436 51 - K hu vực khác 1776 18 2283 22 2222 20 - Miền Nam 3157 32 3113 30 3091 29 17
- -TP Hồ Chí Minh 2269 23 2179 21 2238 21 - K hu vực khác 888 9 934 9 852 8 Cả nước 9865 100 10375 100 10659 100 N guồn: Công ty CAVINET. Q ua bảng số liệu trên ta thấy các sản phẩm máy vi tính của công ty chủ yếu được bán ở thị trường H à N ội và TP HCM. Trong đó Hà Nội chiếm khoảng 50% doanh số của cả nước( 70- 75% doanh số bán của Miền Bắc) và TP HCM chiếm 20- 25% doanh số bán của cả nước( 70% doanh số của thị trường Mnam). N hư vậy mặc dù có sự phân chia thị trường thành hai miền Bắc Nam nhưng thực tế thị trường máy vi tính của CAVINET chỉ tập trung vào hai đ ầu mối là H à Nội và TP HCM. Đây là hai khu vực tập trung rất nhiều các cơ quan, tổ chức thuộc các doanh nghiệp mà khối lượng bán cho các dự án lại chiếm một tỉ trọng lớn. Hơn nữa ở hai khu vực này mức thu nhập bình quân theo đầu người thuộc diện cao nhất trong cả nước, nhu cầu trao đổi thông tin, nghiên cứu ứng dụng khoa học và học tập lớn nên Hà Nội và TP HCM được coi là thị trường trọng điểm của công ty. Các khu vực khác nằm ngoài Hà Nội và TP HCM chỉ tiêu thụ khoảng 30% lượng bán của công ty. Ở các khu vực này nhu cầu cũng chỉ tập trung ở một số thành phố, thị xã có nhiều các tổ chức, các công ty, mật độ XNK máy tính Công ty CAVINET và mức thu nhập trung bình cao, còn lại thì đại đa số là không ho ặc ít có khả năng thanh toán nên mức bán của công ty thường thấp. Theo khách hàng: Khách hàng của công ty hiện nay bao gồm mọi đối tượng từ người tiêu dùng cá nhân đến các công ty, cơ quan tổ chức thuộc chính phủ, các công ty cơ quan tổ chức nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh,...Để đánh giá lượng bán theo khách hàng, công ty thường chia khách hang thành 3 nhóm cơ bản: - Các cơ quan và doanh nghiệp nhà nước - D oanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngo ài và các tổ chức nước ngoài. - Cá nhân và hộ gia đ ình. Bảng 9: Lượng bán Máy vi tính theo đối tượng khách hàng. Đơn vị: Bộ 18
- 2002 2003 2004 Khách Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ(%) Cơ quan và DNNN 7596 77 7678 74 7674 72 DNTN, DN và các 1578 16 1867 18 1919 18 tổ chức nước ngo ài Cá nhân và hộ gia 691 7 830 8 1066 10 đình Tổng 9865 100 10375 100 10659 100 N guồn: Công ty CAVINET. Các cơ quan và doanh nghiệp Nhà nước là đối tượng khách hàng chủ yếu hiện nay của công ty chiếm 70-80% doanh số bán của toàn công ty. Lượng bán của công ty cho các đối tượng khách hàng này đang có xu hướng giảm xuống cả về tuyệt đối và tương đối (tỉ trọng trong tổng doanh số bán) từ chỗ chiếm 70% doanh số xuống còn 72% và trong thời gian tới nhu cầu của khu vực này tiếp tục giảm về tỉ trọng thay vào đó là nhu cầu tăng lên ở các khu vực cá nhân, tư nhân, doanh nghiệp và các tổ chức nước ngo ài. Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức nước ngoài (chủ yếu là các văn phòng đại diện) nhu cầu còn ít nên hàng bán cho nhóm này chiếm tỉ lệ trung bình khoảng 18%. Tuy nhiên với chính sách thu hút đầu tư nước ngo ài, chính sách mở cửa nền kinh tế, luật đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện và một số biện pháp khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của Chính Phủ trong thời gian tới sẽ có nhiều hãng kinh doanh, nhiều tổ chức có nhu cầu trang bị thêm và nâng cấp máy tính, do đó đây là nhóm khách hàng có nhiều triển vọng đối với CAVINET. Các khách hàng cá nhân và hộ gia đ ình là những khách hàng có nhu cầu thấp chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong 3 khu vực khách hàng của công ty khoảng 8%. Lượng bán máy tính cho khách hàng này đang có xu hướng tăng lên từ chỗ chỉ có 6% ( 691 máy năm 1988) lên 10% (1066 máy năm 2004). Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu máy tính cá nhân tăng lên ở nước ta hiện nay. Theo hình thức bán. 19
- Thực tế công ty bán hàng theo rất nhiều hình thưc khác nhau đó là bán hàng qua đại lý, bán trực tiếp qua điện thoại, gặp gỡ trực tiếp với khách hàng, bán theo hợp đồng và đơn hàng, bán hàng ở cấp giám đốc cho các dự án cấp N hà nước, bán hàng ở cấp quản lý kinh doanh bộ phận... Nhưng để đánh giá được thuận tiện và rõ ràng công ty phân đ ịnh sản lượng bán qua 3 tiêu thức sau: - Bán buôn cho các đại lý trong cả nước. - Bán lẻ thông qua các cửa hàng (showroom) của công ty. - Bán cho các dự án ( thực hiện các dự án đồng bộ bao gồm cung cấp, lắp đặt máy tính, cài đặt các chương trình phần mềm, cung cấp các giải pháp đồng bộ cho toàn bộ hệ thống máy tính. Các dự án thường có giá trị lớn và kéo dài từ 1 đến 2 năm thậm chí kéo dài qua nhiều năm. Sản lượng máy bán được của công ty chủ yếu do các khách hàng dự án mua. Các khách hàng này có số lượng ít nhưng giá trị mỗi lần mua lớn vì vậy họ là những khách hàng rất quan trọng của công ty. Để thực hiện các đề án này thì đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ kỹ thuật hùng hậu để cùng khách hàng xây dựng các đề án trang bị cả phần mềm, phần cứng và chuyển giao công nghệ. Q ua b ảng số liệu trang bên ta thấy gần như toàn bộ máy tính nhập về của công ty là từ Singapo. Việc nhập nhiều máy tính từ đất nước này là do các yếu tố sau: Các công ty toàn cầu như COMPAQ , IBM, OLIVETTI ... đều có trụ sở sản xuất và lắp giáp tại Singapo để theo đó phân phối cho các nước lân cận. Do vậy Singapo có công nghệ sản xuất và lắp giáp rất hiện đại, hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á đều nhập về từ các nước này. Bảng 10: Lượng bán máy tính của CAVINET theo hình thưc bán. Đơn vị: Bộ. 2002 2003 2004 Hình thức bán Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ(%) Lượng Tỷ lệ(%) Bán buôn 2960 80 3320 32 3517 33 Bán lẻ 1282 13 1349 13 1492 14 D ự án 5623 57 5706 55 5650 53 Tổng 9865 100 10375 100 10659 100 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: "Một số biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực ở Công ty xây dựng số 9"
38 p | 1380 | 770
-
Luận văn : Một số biện pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty may Chiến Thắng
83 p | 840 | 343
-
Luận văn: " Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở Tổng Công ty Dệt May Việt Nam "
91 p | 546 | 256
-
Luận văn - Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm xây dựng tại Công ty TNHH Xây dựng tại Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hoàng An
69 p | 458 | 201
-
Luận văn - Một số biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý tiền lương tại
70 p | 264 | 118
-
Luận văn “ Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cao Su Sao Vàng”
52 p | 238 | 96
-
Luận văn: " Một số biện pháp tăng cường công tác Đấu thầu xây lắp ở Công ty xây dựng số 6 Thăng Long"
81 p | 222 | 85
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ
86 p | 260 | 78
-
Luận văn: " Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế tại công ty Tư Vấn và Xây Dựng Thuỷ Lợi 1"
59 p | 268 | 72
-
Luận văn: Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc ở tổng công ty Dệt may Việt Nam
57 p | 189 | 53
-
Luận văn: " Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty cung ứng tàu biển Quảng Ninh "
54 p | 219 | 52
-
Luận văn “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở xí nghiệp 22''
89 p | 162 | 45
-
Luận văn “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty xăng dầu Bắc Tây Nguyên ”
89 p | 168 | 37
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần điện cơ Hải Phòng
83 p | 155 | 34
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu ở công ty VIMEDIMEX
61 p | 154 | 27
-
Luận văn: Một số biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu tổng hợp của công ty Cung ứng Tàu biển Quảng Ninh
35 p | 157 | 27
-
LUẬN VĂN: Một số biện pháp Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty xuất nhập khẩu Hà Tây
47 p | 117 | 20
-
Luận văn: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa tỉnh Điện Biên của sở Thương mại du lịch Điện Biên
52 p | 136 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn