LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010
lượt xem 44
download
Trong sự phát triển kinh tế của đất nước thi doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang khẳng định vai trò to lớn của mình đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước nhà. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm đóng góp từ 26 - 28% GDP của đất nước và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Trong những năm gần đây với sự ra đời của luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ và vừa không gnừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010
- LUẬN VĂN: Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010
- Lời nói đầu Trong sự phát triển kinh tế của đất nước thi doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang khẳng định vai trò to lớn của mình đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của nước nhà. Doanh nghiệp nhỏ và vừa hàng năm đóng góp từ 26 - 28% GDP của đất nước và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Trong những năm gần đây với sự ra đời của luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhỏ và vừa không gnừng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn chưa thực sự thuận lợi và còn nhiều điều bất cập, dẫn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa phát triển tương xứng với tiềm lực thực sự của đất nước. Trước vấn đề đó, em xin nghiên cứu vấn đề tài: “Một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010". Đề tài được chia ra làm 3 phần: Phần I: Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Phần II: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa Phần III: Định hướng và giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến năm 2010.
- Chương I Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa và các nhân tố tác động đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam. I. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế 1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ a. Khái niệm Cho tới nay chúng ta chưa có một định nghĩa cụ thể về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tùy vào mỗi quốc gia mà có một cách định nghĩa khác nhau về doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để hiểu hơn về doanh nghiệp nhỏ và vừa trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm doanh nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân hay các hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân tham gia các hoạt động sản xuất, cung ứng trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường theo nguyên tắc tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng và thông qua đó tối đa hoá lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp. Hiện nay ở nước có rất nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động, ngành nghề kinh doanh và nguồn vốn chủ sở hữu cũng như tính chất quản lý của doanh nghiệp. Vì vậy để xác định được đâu là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì chúng ta cần đưa ra tiêu chí xác định doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có vốn nhỏ và số lao động tương đối ít. Việc đưa ra một tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ mang tính chất tương đối. Vì vậy việc phân chia doanh nghiệp hiện nay thường dựa vào các nhóm ngành nghề: + Theo ngành nghề kỹ thuật + Theo hình thức chủ sở hữu + Theo cấp quản lý + Theo quy mô trình độ sản xuất
- - Bên cạnh đó việc phân chia doanh nghiệp còn theo nhóm định tính đó là dựa trên những đặc điểm cơ bản của các doanh nghiệp nhỏ và vừa như: trình độ chuyên môn hoá thấp, số đầu mối quản lý ít, mức độ phức tạp quản lý thấp … Các tiêu chí có ưu thế phản ánh đúng bản chất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng thường khó xác định trên thực tế. Nên nhóm này thường dùng để tham khảo và ít được sử dụng. - Nhóm chỉ tiêu về mặt định lượng: Sử dụng các tiêu chí về lao động giá trị sản xuất, giá trị tài sản … Ngoài ra còn có một vài yếu tố tác động đến việc phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa như: tình hình kinh tế việc làm nói chung trong cả nước, tính chất nền kinh tế hiện hành của nước đó, tính chất ngành nghề, vùng lãnh thổ, mục đích phân loại. - Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước trên thế giới. Hiện nay đa số các nước trên thế giới thường dựa vào các yếu tố lao động, công nghệ, giá trị tài sản để phân chia doanh nghiệp nhỏ và vừa Bảng 1 Tên quốc gia Số lao Doanh thu Vốn hay tài sản động Oxtraylia < 500 người Canada < 500 < 20 triệu $ người Canada Indonexia < 100 < 6 tỷ Rupi < 2 tỷ Rupi người Singgapore < 100 < 499 triệu $ người Singgapore Thái Lan < 100 < 20 triệu Bath người
- (nguồn được dựa theo dự án chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam của viện Friech Eerber CHLBĐức phối hợp với viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thực hiện năm 1998.) Do tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở một số nước là rất khác nhau và nó lại tuỳ thuộc vào ý đồ chính sách, sự thay đổi chính sách của các chính phủ là khác nhau nên các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng khác nhau và được thay đổi theo thời gian. * Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Có rất nhiều cách để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này phụ thuộc vào cách nhìn nhận của chính phủ và các tổ chức phi chính phủ, tổ chức kinh tế sau đây là một vài ví dụ. - Ngân hàng công thương Việt Nam coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là loại hình doanh nghiệp có số lao động dưới 500 mà vốn cố định dưới 10 tỷ đồng, vốn lưu động là 8 tỷ đồng và doanh thu hàng tháng dưới 20 triệu đồng. - Liên hộ lao động và tài chính coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số lao động < 100 người, doanh thu hàng năm < 10 tỷ đồng và vốn pháp định dưới 1 tỷ đồng. - Dự án VIE/US/95/004 hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam do UNIDO thì: + Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới 30 người vốn đăng ký dưới 1 tỷ đồng. + Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp gồm có số lao động từ 31 - 200 người vốn đăng ký dưới 5 tỷ đồng. - Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc chương trình VN - EU doanh nghiệp nhỏ và vừa được quỹ này hỗ trợ gồm các doanh nghiệp có số công nhân từ 10 - 500 người và vốn điều lệ 50 nghìn - 300 nghìn USD. Quỹ phát triển nông thôn coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có giá trị tài sản không quá 2 triệu $ lao động không quá 500 người. Lý do các tiêu chí khác nhau như vậy là do Nhà nước chưa ban hành một tiêu chí chung để áp dụng cho tất cả các ngành.
- Việc quy định tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa là để tạo cơ sở triển khai các giải pháp hỗ trợ. Qua nghiên cứu thực tế nhiều nước, trong đó có một số nước có điều kiện kinh tế và trình độ phát triển tương tự Việt Nam cho thấy, các nước này chủ yếu sử dụng 3 tiêu chí: vốn, số lao động và doanh thu, trong đó vốn và số lao động được nhiều nước áp dụng nhất. Chỉ số bình quân ở các nước này là nếu doanh nghiệp có ít hơn 200 lao động và có số vốn kinh doanh nhỏ hơn 1 triệu đô la Mỹ thì được coi là thuộc loại nhỏ và vừa. Đương nhiên, do phụ thuộc vào ý đồ chính sách, khả năng hỗ trợ (về vật chất) của chính phủ ở từng thời kỳ, nên các tiêu chí này ở một số n ước cũng không cố định. Thậm chí trong cùng một nước, nhiều khi các tiêu chí để xác định doanh nghiệp đủ điều kiện nhận hỗ trợ của một tổ chức nào đó không phải bao giờ cũng trùng hợp với tiêu chí theo quy định chung của Nhà nước. Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế các nước, căn cứ hoản cảnh cụ thể của Việt Nam và có tính đến xu hướng phát triển thời gian tới, tại Điều 3, Chương 1, Nghị định 90/2001/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, trong đó có đưa ra tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là các cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội cụ thể của ngành, của địa phương trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai chỉ tiêu vốn và lao động hoặc một trong hai chỉ tiêu nói trên”. b. Ưu nhược điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa Mỗi một loại hình doanh nghiệp đều có ưu nhược điểm hay nói cách khác mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những lợi thế và hạn chế nhất định. - Những lợi thế của doanh nghiệp nhỏ và vừa + Dễ dàng khởi sự năng động và nhạy bén với thị trường: Doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn hạn chế, mọi mặt hàng nhỏ hẹp có thể khởi sự doanh nghiệp, vòng quay sản phẩm nhanh có thể sử dụng vốn tự có, tổ chức quản lý gọn nhẹ dễ quyết định khi thị trường biến động loại doanh nghiệp gặp khó khăn
- thì dễ dàng chuyển sang ngành nghề kinh doanh khác và h ướng vào một thị trường khác do cơ cấu tổ chức quản lý gọn nhẹ lên ban lãnh đạo dễ dàng thống nhất trong kinh doanh và thực hiện truyền đạt thông tin kinh doanh chính xác. + Dễ dàng phát huy bản chất hợp tác: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường chỉ tiến hành một vài công đoạn trong quá trình sản xuất đề ra một sản phẩm hoàn chỉnh đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải cùng nhau hợp tác để tồn tại. + Không có hoặc ít có sự xung đột mâu thuẫn giữa người sử dụng lao động và lao động do quy mô doanh nghiệp nhỏ nên sự ngăn cách giữa người sử dụng lao động và công nhân thường không lớn và nếu có mâu thuẫn thì dễ dàng giải quyết với nhau. + Có thể duy trì sự tự do cạnh tranh: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có tính độc quyền trong kinh doanh do đó các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường dễ xâm nhập thị trường và cạnh tranh là một trong các yếu tố làm doanh nghiệp nhỏ và vừa hoàn thiện mình hơn và tự thể hiện khả năng của mình trên thương trường. + Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể phát triển ở khắp mọi vùng, mọi nơi của đất nước và lấp được những chỗ trống và thiếu vắng của các doanh nghiệp lớn tạo nên sự cân bằng về phát triển kinh tế giữa các vùng, giữa các ngành. + Doanh nghiệp nhỏ và vừa là nơi đào luyện các nhà doanh nghiệp trẻ và là cơ sở ban đầu để phát triển doanh nghiệp lớn. Qua thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, một mạng lưới các doanh nghiệp nhỏ và vừa khắp cả nước đã đào tạo và sàng lọc các nhà doanh nghiệp, có thể nói đây là môi trường đào tạo hữu hiệu nhất. Đại bộ phận ở các nước đang phát triển các doanh nghiệp lớn đều xuất thân từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nói tóm lại, việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo cho nền kinh tế có sự cạnh tranh công bằng bình đẳng và góp phần phát triển đất nước. - Những hạn chế của doanh nghiệp nhỏ và vừa + Bên cạnh các điểm mạnh được chỉ ra ở trên thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có các điểm yếu nhất định như: (1) thiếu các nguồn lực để tiến hành các cạnh tranh lớn, hoặc các dự án đầu tư lớn, đầu tư công cộng.
- (2) Các doanh nghiệp nhỏ và vừa khồn có các lợi thế kinh tế theo qui mô và trong một số nước nhất định thì loại hình doanh nghiệp này thường lép vế trong các mối quan hệ với ngân hàng, với chính phủ và giới báo chí … Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phụ thuộc rất nhiều vào các doanh nghiệp lớn trong quá trình phát triển. (3) Đứng trên một giác độ nhất định thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa vì là rất dễ khởi nghiệp nên cũng phải chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh. Và trên thực tế ở các nước trên thế giới, càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa ra đời thì cũng có càng nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản. Có những doanh nghiệp bị phá sản sau một thời gian hoạt động rất ngắn. (4) Là loại hình doanh nghiệp có tính nhạy cảm cao trong việc tạo ra các ảnh hưởng ngoại lai như đã nói ở trên, bên cạnh các tác động ngoại lai tích cực thì doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng gây ra không ít các ảnh hưởng ngoại lai tích cực trong nền kinh tế như do ít vốn, hầu hết các doanh nghiệp này không quan tâm đầy đủ đến việc bảo vệ môi trường hoặc khi nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản hoặc hoạt động không hiệu quả thì gây ra sự thiếu tin tuởng của dân chúng đối với loại hình doanh nghiệp này, gây khó khăn cho người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm tiêu dùng cũng như khi lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên, các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nhỏ và vừa không giống nhau trong các thời kỳ khác nhau. Nhiều học giả đã phân tích tính chất của doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua các giai đoạn phát triển khác nhau của loại hình doanh nghiệp này. Trong nghiên cứu này, tôi có thể tóm tắt đặc điểm của các doanh nghiệp qua 3 giai đoạn phát triển là: giai đoạn khởi sự mới thành lập, giai đoạn mở rộng kinh doanh và giai đoạn chuyển đổi kinh doanh. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa thể hiện rất tõ qua từng giai đoạn vì trong những giai đoạn nhất định các doanh nghiệp nhỏ và vừa chịu sức ép và những cản trở khác nhau. Trong giai đoạn đầu mới thành lập: Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình mới thành lập đều thiếu vốn hoạt động và có một kế hoạch chưa hoàn chỉnh. Trong nhiều trường hợp các kế hoạch kinh doanh chỉ mới là những phác thảo ban đầu của ý tưởng kinh doanh. Tại một số nước, chính phủ đã đưa ra qui định là chỉ cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp khi họ có kế hoạch kinh doanh. Trên thực tế các
- chủ doanh nghiệp chỉ làm bản kế hoạch kinh doanh mang tính chất đối phó mà thôi. Các bản kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn này thể hiện các mơ ước nhiều hơn là tính thực tế. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu kinh doanh thường có các hiểu biết chưa thật đầy đủ về thị trường mục tiêu nên có rất nhiều doanh nghiệp sau một thời gian hoạt động lại chuyển sang kinh doanh một ngành khác với các ý tưởng kinh doanh ban đầu. Hơn nữa, có rất nhiều các tổ chức và các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở từng nước dưới các hình thức khác nhau nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu khởi nghiệp lại rất khó tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ này. Họ thường chú trọng nhiều hơn trong việc chờ đời các khoản lợi nhuận ban đầu mà quên đi rằng các mối quan hệ và các dịch vụ hỗ trợ sẽ dễ dàng giúp các doanh nghiệp hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu cũng chưa thật sự quan tâm đến việc đào tạo nhân viên đặc biệt là nhân viên quản lý vì hầu hết nhân viên được quản lý theo cách truyền thống và kinh nghiệm sẵn có của chủ doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định trong những doanh nghiệp này đều do chủ doanh nghiệp đưa ra và phụ thuộc vào rất nhiều vào tài trí của chủ doanh nghiệp. Khác với các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn đầu kinh doanh rất dễ bị ảnh hưởng và chi phối của các cơ quan hành pháp. Điều này đặc biệt đúng trong các nền kinh tế đang chuyển đổi khi mà hệ thống pháp luật chưa thực sự hoàn thiện và đang trong giai đoạn xây dựng. Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các nước đang chuyển đổi, chưa thật sự hiểu biết về nghiệp chủ và cũng chưa có thói quen sử dụng tư vấn đồng hành trong kinh doanh trong khi họ lại có sự hiểu biết thiếu đầy đủ về các thủ tục và điều kiện kinh doanh. Trong các nước có nền kinh tế đã phát triển với một hệ thống luật pháp đầy đủ về các thủ tục và điều kiện kinh doanh. Trong các nước có nền kinh tế đã phát triển với một hệ thống luật pháp đầy đủ và hoàn thiện thì hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn này rất cần đến các nhà tư vấn và luật sư có kinh nghiệm. Giai đoạn mở rộng kinh doanh: với đặc điểm là vốn hoạt động nhỏ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng thường thiếu vốn để thực hiện các phương án mở rộng kinh
- doanh. Khác với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng th ường có kế hoạch mở rộng kinh doanh không thực hiện sự đầy đủ do các doanh nghiệp này thiếu nguồn nhân lực được đào tạo một cách đầy đủ và phù hợp. Một mặt do nhiêu lao động sau khi đã được đào tạo tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tìm đến các doanh nghiệp lớn để làm việc vì ở đó có nhiều cơ hội thăng tiến hoặc tăng thu nhập hơn, một mặt thì do các doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu vốn đầu tư cho đào tạo nhân lực một cách chu đáo. Do vậy, nhiều nước đã coi doanh nghiệp nhỏ và vừa là cái nôi để rèn luyện và đào tạo cán bộ quản lý cho doanh nghiệp lớn trong những giai đoạn nhất định. Bên cạnh đặc điểm trên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn mở rộng kinh doanh này thường rất khó xác định đầy đủ các nguồn lực đầu vào cho công việc kinh doanh đặc biệt là trong việc lựa chọn kỹ thuật và thiếu kinh nghiệm kinh doanh trong một qui mô lớn hơn. Trong các nước có nền kinh tế chuyển đổi hoặc đang phát triển thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn bị hạn chế bởi các kiến thức về cạnh tranh trên thị trường quốc tế khi họ mở rộng sản xuất kinh doanh và tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Giai đoạn chuyển đổi kinh doanh: là giai đoạn tương đối gian khó của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã nhận thấy sự cần thiết phải chuyển đổi kinh doanh để có thể thu được các khoản lợi nhuận cao hơn. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa chủ yếu là chú trọng đến việc chuyển đổi số lượng các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu sự nghiên cứu đầy đủ về các điều kiện thị trường. Trong các nền kinh tế đã phát triển, thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường có điều kiện và kinh nghiệm để tìm hiểu đầy đủ hơn về thị trường. Hơn nữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế luôn luôn có các tư vấn đồng hành nên rủi ro thường ít hơn. Trong các nền kinh tế chuyển đổi, các doanh nghiệp thường ít có kinh nghiệm hơn trong khi môi trường lại thay đổi khó dự đoán hơn nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở giai đoạn này thường gặp nhiều rủi ro hơn. Trong quá trình chuyển đổi kinh doanh, nhu cầu về lao động không còn như cũ nữa, do đó, một vấn đề mà mọi doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bất kỳ nền kinh tế nào cũng phải đương đầu là làm sao bảo toàn được nguồn nhân lực cho doanh nghiệp mình. Điều này đòi hỏi
- các doanh nghiệp phải đầu tư thích đáng về thời gian và tiền bạc vào việc phát triển nguồn nhân lực cũng như xác định chính xác loại hình kinh doanh. + Hạn chế về thông tin: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường thiếu thông tin về thị trường đặc biệt là thị trường ngoài nước do đó nắm bắt cơ hội kinh doanh còn bị hạn chế. Và vấn đề bức xúc hiện nay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là việc xây dựng thương hiệu sản phẩm cho riêng mình còn gặp nhiều khó khăn do hiểu biết về pháp luật của doanh nghiệp loại này còn nhiều hạn chế dẫn đến bị ăn cắp thương hiệu mà không làm gì được hoặc có các doanh nghiệp không biết cách gây dựng thương hiệu cho riêng mình mặc dù sản phẩm của các doanh nghiệp loại này rất tốt. 2. Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Việt Nam. - Như chúng ta đã biết sự tồn tại và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mới được chính thức thừa nhận từ năm 1990 trở lại đây. Từ đó đến nay các loại hình doanh nghiệp ngày càng nhiều với số lượng lớn và chủ yếu là nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Cho đến nay chưa có số liệu chính thức được công bố về đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy “theo ước tính doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 43 - 45% GDP, sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 27 - 30% GDP thì phần còn lại là sản phẩm của khu vực kinh tế tư nhân hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 25 - 28% GDP. Theo báo cáo gần đây của tổng cục thống kê thì doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần đã tạo ra 8% GDP, hộ kinh doanh cá thể tạo ra 8 - 9% GDP và HTX tạo ra khoảng 9% GDP. Như vậy khu vực kinh tế ngoài quốc doanh không thể sản xuất nông nghiệp (trong đó chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa) đã tạo khoảng 25 - 26% GDP của cả nước”1. Khái quát doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam năm 2001. - Khu vực kinh tế tư nhân (chủ yếu doanh nghiệp nhỏ và vừa) là nơi tạo ra nhiều việc làm trong nền kinh tế Việt Nam. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê thì có
- khoảng gần 3 triệu lao động làm việc trong các đơn vị kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân trong đó có khaỏng 2,5 triệu người làm việc trong các doanh nghiệp cá thể và nhóm kinh doanh. Con số nói trên có thể chưa thực sự phản ánh đúng số lao động làm việc trong khu vực kinh tế tư nhân vì thực tế con số trên chưa tính đến người làm công, các chủ doanh nghiệp và nhân công trong hộ kinh doanh cá thể (1)khái quát DNN&V ở Việt Nam 2001 Viện NCQLKTTW - Doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng được các nguồn lực xã hội + Về nguồn vốn: Bởi vì doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khởi sự ban đầu bằng nguồn vốn hạn hẹp của cá nhân, sự hỗ trợ từ bên ngoài là rất hạn chế, do khởi sự bằng nguồn vốn ít ỏi. Như vậy nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất được đông đảo nhân dân tham gia hoạt động qua đó thu hút được nguồn vốn trong dân vào sản xuất kinh doanh. + Về nguyên vật liệu: Trên cơ sở nguồn vốn ít ỏi, và lực lượng lao động chủ yếu là thủ công do vậy nguyên vật liệu được sử dụng cũng chủ yếu tại chỗ, thuộc phạm vi địa phương dể khai thác sử dụng, qua đó cũng để giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động địa phương. Rất ít doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu ngoại nhập. Theo khảo sát 1000 doanh nghiệp nhỏ cho thấy 80% nguồn nguyên liệu cung ứng cho các doanh nghiệp là ở địa phương. - Doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra sự chuyển biến mạnh trong cơ cấu kinh tế nước ta. Quá trình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng là quá trình cải tiến máy móc và thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đến một mức độ tích tụ nào đó thì sẽ đổi mới công nghệ làm cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước diễn ra cả chiều sâu lẫn chiều rộng và từ đó làm chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. II. Các nhân tố tác động đến hoạt động doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1. Khái niệm môi trường kinh doanh.
- * Môi trường kinh doanh là một phạm trù kinh tế chính trị bao gồm hàng loạt các yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư và kinh doanh trong phạm vi quốc gia. * Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2000 đã phân chia môi trường kinh doanh thành môi trường kinh doanh vi mô và vĩ mô. a. Môi trường kinh doanh vĩ mô là môi trường bao gồm các khuôn khổ chính trị, pháp lý, kinh tế vĩ mô, văn hoá, dân số, môi trường này có tác động đến tổng thể nền kinh tế đất nước. b. Môi trường kinh doanh vi mô gồm các yếu tố như các điều kiện về các nhân tố sản xuất (vốn, nhân lực, cơ cấu hạ tầng kỹ thuật, thông tin, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên), các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan (như chất lượng và số lượng các nhà cung ứng địa phương, trình độ phát triển của các cụm công nghiệp, áp lực từ phía khách hàng lên các cơ sở sản xuất và cung ứng dịch vụ, và bối cảnh quy định môi trường đầu tư của doanh nghiệp và kiểu chiến lược kinh doanh của các Công ty. Tất cả những nhân tố trên tạo nên môi trường kinh doanh vĩ mô. Đánh giá môi trường kinh tế Việt Nam năm 2001, môi trường kinh doanh là môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm môi trường tự nhiên, yếu tố chính trị, yếu tố pháp lý, thị trường tiền tệ, yếu tố thương mại, yếu tố văn hoá, công nghệ, thị trường sức lao động. Như vậy quan niệm môi trường kinh doanh của các tổ chức, cá nhân là không giống nhau tuy nhiên mọi quan niệm trên đều nhằm mục đích xác định rõ được các nhân tố tác động vào môi trường kinh doanh để tìm ra những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. 2. Các nhân tố tác động đến doanh nghiệp nhỏ và vừa Từ các nhận định về môi trường kinh doanh ở trên tôi xin đưa ra 2 yếu tố chính tác động đến môi trường kinh doanh ở Việt Nam. a. Môi trường kinh tế.
- * Thuật ngữ chính sách được hiểu là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước tác động lên các chủ thể kinh tế nhằm giải quyết các vấn đề chính, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng thể của Nhà nước. Trên cơ sở đó các chính sách kinh tế lại tạo thành một hệ thống phức tạp bao gồm nhiều chính sách: như chính sách thương mại, thuế, công nghệ … - Chính sách thương mại: bao gồm một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và các biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong thời kỳ nhất định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Các chính sách thương mại có tác động trực tiếp đến các nó quyết định đến sự phát triển của các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu: + Chính sách xuất nhập khẩu: Sau khi cải cách kinh tế kể từ năm 1991 trở lại đây đã có nhiều doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu do chính doanh nghiệp sản xuất ra và được phép nhập khẩu các yếu tố đầu vào để sản xuất. Theo nghị định 57/NĐ - CP ngày 31/7/1998 cho phép tất cả các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu. Nghị định này là bước tiến mới trong tự do hoá thương mại của Việt Nam. + Chính sách mậu dịch tự do: là chính sách mà chính phủ quy định không đánh thuế vào một số mặt hàng xuất nhập khẩu. Chính sách này đã mở ra một số cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam song đây cũng là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp còn non trẻ trong quá trình cạnh tranh ngày càng gay gắt. + Chính sách bảo hộ mậu dịch: Là chính sách mà chính phủ các quốc gia áp duụn các biện pháp để cản trở và điều chỉnh các loại hàng hoá nhập vào trong nước nhằm bảo hộ các loại hàng hoá trong nước. Chính sách này hạn chế nhập khẩu hàng hoá nước ngoài thông qua các hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo vệ cho các doanh nghiệp trong nước có đủ thời gian để đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên chính sách này cũng có hạn chế đối với hàng hoá trong nước xuất đi nước ngoài do hiện tượng
- nước ngoài “ trả đũa” và sẽ dẫn đến thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu bị thu hẹp. - Chính sách tài chính tiền tệ Bất kể một quốc gia nào cũng đều phải sử dụng chính sách tài chính tiền tệ để thu hút đầu tư và điều chỉnh nền kinh tế. Chính sách tài chính tiền tệ là một trong những chính sách hữu hiệu nhất đề điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. + Chính sách tài chính: Là các quy định của Nhà nước về thu nhập và chi tiêu. Chính sách tài chính là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp công cụ của Nhà nước để huy động tạo nguồn, phân phối, và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho xã hội. Chính sách này cần phải giải quyết vấn đề: Tổ chức tài chính theo mô hình nào, tỷ lệ tối ưu giữa tiêu dùng và tích luỹ, nên khuyến khích hay kiềm chế ngành nào phát triển cân đối giữa các ngành và các vùng. Chính sách này có tác động đến môi trường kinh doanh giữa các ngành đó là thuận lợi hay khó khăn. + Chính sách tiền tệ tín dụng: Đây là chính sách bao gồm các quan điểm tư tưởng, các giải pháp, công cụ mà Nhà nước sử dụng để đảm bảo cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Chính sách này là một trong những chính sách lớn của Nhà nước đồng thời là công cụ sắc bén để quản lý nền kinh tế thị trường. + Chính sách thuế: là nguồn thu theo nghĩa vụ được quy định bằng pháp luật. Thuế tồn tại qua các hình thái kinh tế xã hội của Nhà nước, là nguồn thu chủ yếu, ổn định của Nhà nước (thuế chiếm 80% tổng thu ngân sách của Nhà nước và cơ bản trang trải nhu cầu chi tiêu của chính phủ), là công cụ chi phối thu nhập quốc dân. Thuế không chỉ là nguồn thu mà nó được coi là chính sách tài khoá can thiệp vào nền kinh tế vĩ mô, là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước và cạnh tranh với nước ngoài.
- -Chính sách công nghệ: Ngày nay với nền kinh tế tri thức khoa học công nghệ phát triển như vũ bão thì vai trò của công nghệ đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào nắm bắt được công nghệ thì doanh nghiệp đó có lợi thế trên thị trường. Theo Porter trong cạnh tranh ngành có 5 nhân tố đó là: + Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành. + Sự đe doạ của các đối thủ tiềm ẩn. + Sự đe doạ của các sản phẩm thay thế. + Sức ép từ phía nhà cung ứng. + Sức ép từ phía khách hàng. Trong 5 yếu tố trên thì khoa học công nghệ là nhân tố quyết định trực tiếp vào 2 yếu tố đó là các đối thủ cạnh tranh trong ngành và sức ép từ phía khách hàng. Nhận thức rõ vai trò của khoa học công nghệ trong nền kinh tế thị trường và với việc phát triển của đất nước. Nhà nước đã ban hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế và chuyển giao công nghệ được UBTVQH ban hành ngày 5/17/1998 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý đầu tiên cho việc chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Mặc dù dã có gắng ban hành một số nghị định khác về chuyển giao công nghệ song vẫn còn một số hạn chế như bảo vệ quyền sở hữu phát minh, sáng chế chưa được coi trọng và việc làm nhái mẫu mã và bắt chước công nghệ cũng đã tạo ra một số vấn đề cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh trong nước. - Các văn bản pháp luật quy định về cạnh tranh và môi trường kinh doanh trong nước. Có thể thấy rằng hiện nay các doanh nghiệp hoạt động ở nước ta đang chịu sự điều chỉnh của 4 bộ luật đó là: + Luật doanh nghiệp Nhà nước: điều chỉnh sự hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước do Nhà nước đầu tư vốn. + Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: điều chỉnh sự hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam.
- + Luật hợp tác xác: điều chỉnh sự hình thành, hoạt động của các hợp tác xã thường được gọi là kinh tế tập thể. + Luật doanh nghiệp: điều chỉnh sự hình thành, hoạt động của các doanh nghiệp do nhân dân đầu tư vốn, thường gọi là kinh tế tư bản tư nhân hay là doanh nghiệp dân doanh. Nhờ có hệ thống pháp lý này mà Nhà nước dễ quản lý và đồng thời cũng dễ điều chỉnh, bổ sung nhằm phù hợp với tình hình hoạt động của từng loại hình doanh nghiệp. Xong bên cạnh đó việc phân chia dựa vào hình thức sở hữu về vốn và xây dựng luật riêng cho từng loại hình cùng dẫn tới những hạn chế: thế cạnh tranh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào năng lực của doanh nghiệp mang lại phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, tức là cái mác của doanh nghiệp đó. Cho nên trong các cuộc hội nghị hội thảo gần đây, các doanh nghiệp thường trao đổi tranh luận về hệ thống pháp lý còn nhiều vấn đề chưa phù hợp mang tính chất gò bó làm cho họ yếu thế trong cạnh tranh, đồng thời các doanh nghiệp cũng đòi chính phủ cư xử bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp giữa doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp Nhà nước, giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Để từng bước sửa chữa và đáp ứng tốt hơn môi trường kinh doanh trong nước thì chính phủ phải rà soát lại những quy định về luật và cần phải có những văn bản, điều luật bổ sung cho phù hợp với tình hình hoạt động của các doanh nghiệp. Hiện nay có các văn bản sau: Các văn bản quy định trực tiếp về doanh nghiệp nhỏ và vừa: * Quyết định số 1177 TC/QĐ/CĐKINH Tế ngày 23/12/1996 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể coi là quy định đầu tiên về doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, trong Quyết định này không nói đến đến quy mô của doanh nghiệp và cách xác định mà chỉ nói đến phạm vi áp dụng của Quyết định là: “Tất cả các doanh nghiệp tư nhân, các Công ty tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phẩn, các tổ chức kinh tế tập thể có sản xuất kinh doanh của các cơ quan, đoàn thể và các đơn vị hành chính sự nghiệp …”.
- * Tiếp theo, ngày 20/6/1998 Chính phủ đã có Công văn số 681-CP/KTN về việc định hướng chiến lược và chính sách có vốn điều lệ dưới 5 tỷ đồng và có số lao động trung bình hàng năm dưới 200 người” được coi là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, Công văn này trên thực tế không phải là văn bản quy phạm pháp luật vì vậy hiệu lực pháp lý thấp và tầm ảnh hưởng rất hạn chế. * Ngày 23/11/2001, Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định số 90/2001/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là bước ngoặt về thể chế hoá quy định về doanh nghiệp nhỏ và vừa, khẳng định nhận thức của Đảng và Nhà nước về tầm quan trọng đặc biệt của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời để khắc phục nhược điểm của hệ thống chính sách hiện hành. Việc ban hành Nghị định này không chỉ nhằm tháo gỡ, cởi trói, tạo sự bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mà còn thực thi các biện pháp ưu đãi hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực này. Ngoài những văn bản quy định trực tiếp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa nêu ở trên, Việt Nam còn có những văn bản không quy định trực tiếp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng lại là tiền đề cho sự hình thành, tồn tại và phát triển của khu vực này. Có thể kể đến một số văn bản sau: * Một số văn bản và chính sách liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa - Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) được Quốc hội thông qua năm 1998, góp phần cải thiện khung pháp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư Việt Nam yên tâm bỏ vốn kinh doanh. Tuy nhiên, các thủ tục cho vay ưu đãi đầu tư còn chưa đồng bộ, dẫn đến khó giải ngân cho các dự án, nhất là các dự án của doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Luật doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 12/6/1999: nhằm thay thế cho Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990. Điểm mới nổi bật của Luật này là đã luật pháp hoá quyền tự do kinh doanh của công dân, xoá bỏ những điều kiện bất bình đẳng đối với các nhà đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp; đơn giản hoá thủ tục thành lập doanh nghiệp; đề cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư thông qua nguyên tắc “tiền đăng hậu kiểm”; tạo cơ sở để thống nhất khung luật pháp cho mọi loại hình doanh nghiệp vào một bộ luật duy nhất. Những quan điểm đổi mới này của Luật doanh nghiệp được các nhà đầu tư hết sức ủng hộ.
- - Chương trình hành động khuyến khích phát triển khu vực tư nhân trong khuôn khổ sáng kiến Myazawa (Nhật Bản), đã được công bố và dự kiến thực hiện đến hết năm 2001. Với chương trình này, chính phủ Nhật bản cam kết tài trợ cho Việt Nam 20 tỷ Yên để hỗ trợ cho các nhóm biện pháp khuyến khích khu vực tư nhân, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước trong các lĩnh vực tín dụng, cấp phép, hải quan, thuế, phân bổ hạn ngạch, và bảo đảm quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp theo luật định. - Trong những năm qua, đã có nhiều cuộc đối thoại giữa các quan chức chính phủ với giới đầu tư, và doanh nghiệp tư nhân để cùng trao đổi, xử lý các vấn đề tồn tại, tạo sự hiểu biết lẫn nhau nhằm tiếp tục tạo môi trường thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên đại diện của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở những cuộc họp như vậy là rất ít. - Một số biện pháp của Chính phủ được thực hiện nhằm huy động nguồn lực trong nước như: cho phép doanh nghiệp tư nhân dùng giá trị quyền sử dụng đất để góp vốn trong liên doanh, được trực tiếp xuất khẩu những mặt hàng không bị cấm, khuyến khích đầu tư của tư nhân vào các hoạt động khoa học và công nghệ … - Để kích cầu qua tín dụng, Chính phủ đã áp dụng chính sách điều chỉnh linh hoạt, hạ trần lãi suất cho vay tín dụng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư kinh doanh. Về nguyên tắc, biện pháp này có thể có tác động kích cầu đối với cả đầu tư và tiêu dùng, nhưng trên thực tế, biện pháp này ít có tác động đến hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa vì khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp này đối với nguồn vốn ngân hàng là rất ít. b. Môi trường xã hội. - Yếu tố chính trị: Các yếu tố thuộc về chính trị có tác động lớn đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là cam kết chính trị của Đảng luôn là yếu tố căn bản tác động đến môi trường kinh doanh. Các cam kết chính trị của Đảng trước kết có tác động làm thay đổi quan niệm về kinh doanh, về vai trò, vị trí, địa vị của những người lao động trong xã hội, trong sự nghiệp chấn hưng và phát triển của đất nước. Tạo nền tảng tư
- tưởng cho những thay đổi pháp luật, chính sách và nơi làm việc trong cơ quan Nhà nước đối với kinh doanh và doanh nghiệp. “Có thể nói những thay đổi về chính trị có thể là cơ hội hay là mối đe doạ đối với Công ty”2 Nói cách khác những cam kết chính trị của Đảng đối với kinh doanh và doanh nghiệp đã tạo ra sự bảo đảm chính trị cho doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh, làm cho cộng đồng nhà đầu tư cảm thấy an tâm và an toàn hơn trong việc bỏ vốn vào kinh doanh. Chúng ta nhận thấy những thay đổi tư duy chính trị của Đảng trong suốt 4 kỳ Đại hội là Đại hội VI, VII, VIII, IX đã có tác động tích cực đến nền kinh tế đất nước. Đảng và Nhà nước đã khẳng định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ quan điểm đó Nhà nước ta đã xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần. Trải qua các kỳ đại hội thì các thành phần kinh tế ngày càng được đối xử bình đẳng hơn. Đặc biệt Văn kiện Đại hội VII đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 1991 - 1995 đã xác định nền kinh tế tư bản tư nhân có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Cụ thể là “kinh tế cá thể được khuyến khích phát triển trong các ngành nghề ở các thành thị và nông thôn, không bị hạn chế việc mở rộng kinh doanh, có thể tồn tại độc lập tham gia các loại hình hợp tác xã, liên kết các doanh nghiệp lớn dưới nhiều hình thức”; “kinh tế tư 2 chiến lược kinh doanh trang 29 bản tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” (Văn kiện đại hội Đảng 7) Như vậy những thay đổi về tư duy chính trị đối với nền kinh tế đã làm thay đổi môi trường kinh doanh trong nước. Những nhận thức tích cực về thành phần kinh tế tư nhân trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa đã thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng phát triển. - Yếu tố lịch sử văn hoá: Tuy đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tăng trường kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nhưng nước ta vẫn là một quốc gia nông nghiệp chưa phát triển. Gần 80% dân số vẫn sống bằng nghề nông và hơn 70% lao động làm việc trong nông nghiệp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 768 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 698 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 403 | 185
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 419 | 159
-
Luận văn: Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
94 p | 418 | 153
-
Luận văn: " Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
61 p | 332 | 147
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 307 | 111
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay"
29 p | 268 | 102
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước
71 p | 532 | 81
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 244 | 79
-
Luận văn: "Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giai đoạn 2001 - 2005"
47 p | 214 | 61
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 249 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 200 | 48
-
Luận văn "Một số giải pháp nhằm xúc tiến hoạt động xuất khẩu hàng hoá qua biên giới tỉnh Điện Biên của sở Thương mại - Du lịch Điện Biên"
61 p | 123 | 29
-
Luận văn: "Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các công ty chứng khoán ở Việt Nam giai đoạn hiện nay"
65 p | 139 | 29
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 171 | 22
-
Luận văn " MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ QUA BIÊN GIỚI TỈNH ĐIỆN BIÊN CỦA SỞ THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐIỆN BIÊN "
52 p | 152 | 21
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 157 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn