Luận văn: Một số giải pháp trong việc đầy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
lượt xem 17
download
Tính cấp thiết của đề tài: Chiến lược mở cửa để đưa dần nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cách đây hơn 13 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chính sách mở cửa là (chủ trương) những giải pháp thu hút FDI, đặc biệt quan trọng là chính sách, các giải pháp nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Một số giải pháp trong việc đầy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
- Luận văn Một số giải pháp trong việc đầy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chiến lược mở cửa để đưa dần nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới đã được Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện cách đây hơn 13 năm. Một trong nhiều nội dung quan trọng của chính sách mở cửa là (chủ trương) những giải pháp thu hút FDI, đặc biệt quan trọng là chính sách, các giải pháp nhằm thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Thu hút FDI vào lĩnh vực phát triển hàng xuất khẩu không chỉ nhằm tăng thêm vốn đầu tư phát triển sản xuất mà còn tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cung cấp cho nước nhà những máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng cao, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tăng nguồn thu ngoại tệ góp phần ổn định nền tài chính tiền tệ quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển… Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút FDI vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Việt Nam trước thềm thế kỳ 21. Đồng thời cũng là nhân tố quan trọng để đưa đất nước ta từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước công nghiệp, để đưa chủ trương của Đảng ta xây dựng một nước V iệt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh sớm trở thành hiện thực. 2. Mục đích của đề tài. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá khái quát và phân tích tổng thể về đặc điểm, xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. N ghiên cứu thực trạng, xác định tiềm năng xuất khẩu hàng hoá của V iệt Nam nói chung và của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói riêng. Từ nội dung nghiên cứu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xuất khẩu hàng hoá để rút ra những b ài học thực tiễn góp phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển hàng xuất khẩu của nước nhà. Qua đây làm sáng tỏ quá trình thu hút có kết quả FDI tại Việt Nam. Đ ề án phân tích cụ thể những giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI. Qua đó nhằm đưa ra những đề xuất phát triển cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới.
- 3. K ết cấu của đề án. N goài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo … đề án gồm 3 phần. Phần I: Lý luận chung về xuất khẩu và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Phần II: Thực trạng thực hiện xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI tại V iệt Nam thời gian vừa qua. Phần III: Một số giải pháp trong việc đầy mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam trong thời gian tới. NỘI DUNG PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ. I. VAI TRÒ XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ. 1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc mua bán hàng hoá và dịch vụ của nước này đối với nước khác và ngoại tệ được lấy làm phương tiện thanh toán. Sự mua bán trao đổi này là hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lấn nhau về kinh tế giữa người sản xuất hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia là cần thiết vì lý do cơ bản là khai thác được lợi thế so sánh của các nước xuất khẩu và mở ra tiêu dùng trong nước xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế có điều kiện không gian và thời gian . Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà nó có một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài. Song hoạt động mua bán ở đây có những sự khác biệt phức tạp hơn mua bán trong nước, các chủ thể thực hiện hành vi mua bán có các quốc tịch khác nhau và hàng hoá để mua bán được tới một quốc gia khác. Một thực tế cho thấy một quốc gia cũng như một cá nhân không thể sống riêng lẻ tự cung tự cấp mà có thể đầy đủ. Nền thương mại quốc tế có tính chất sống còn cho phép đ a dạng hoá các mặt hàng tiêu dùng để có số
- lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn, có thể tiêu thụ cùng với ranh giới của khả năng sản xuất trong nước cao hơn khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp không buôn bán. Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì phạm vi chuyên môn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm dịch vụ phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người ngày một nhiều hơn, đồng thời sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước cũng tăng lên. Nói cách khác, chuyên môn hoá thúc đầy nhu cầu mậu dịch và ngược lại, một quốc gia không thể chuyên môn hoá sản xuất nếu không có ho ạt động trao đổi mua bán với quốc gia khác. chuyên môn hoá là biểu hiện sinh đ ộng của quy luật lợi thế so sánh. Quy luật này nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất, coi đó là chìa khoá của các phương thức thương m ại. Quy luật này cũng khẳng định nếu mỗi nước chuyên môn hơn vào các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay hiệu quả sản xuất so sánh cao nhất thì thương mại có lợi cho cả hai bên. Sự khác biệt nhau về sản xuất cũng giải thích phần nào việc buôn bán giữa các nước, nên sẽ có lợi thế khi mỗi nước chuyên môn hoá để sản xuất các mặt hàng thích hợp cho xuất khẩu và nhập các mặt hàng cần thiết từ các nước khác nhau. Chuyên môn hoá quy mô lớn làm cho chi phí sản xuất giảm. Hoạt động xuất khẩu có thị trường khá rộng, khó kiểm soát, thành phần trung gian trong hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn, hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu. Các quốc gia khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu đều phải tuân theo các tập quán thông lệ quốc tế cũng như các quy định ở địa phương nơi họ đ ưa hàng hoá đến. Đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh hoặc đổi lại hàng hoá. Hoạt động xuất khẩu ở nước ta là một trong những vấn đề được coi trọng hàng đầu trong quá trình đổi mới nền kinh tế. Do vậy Đảng và Nhà nước đã có chủ trương mở rộng, phát triển kinh tế đối ngoại trong đó chú trọng đến lĩnh vực thương mại hàng hoá dịch vụ. 2. Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. X uất khẩu đã đ ược thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu dể tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển các hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại Nhà nước đã và đ ang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân
- mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Hiện nay Việt Nam đã ký thiết lập quan hệ ngoại giao với 165 quốc gia và có quan hệ buôn bán với trên 100 nước, hợp tác đầu tư với hơn 50 nước. Trong quá trình phát triển kinh tế đối ngoại Việt Nam rất coi trọng quan hệ xuất khẩu, bởi. Thứ nhất, xuất khẩu tạo Việt Nam chủ yếu khó xuất khẩu va tích luỹ phát triển sản xuất phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn, đói hỏi phải có số vốn rất lớn để xuất khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Việt Nam để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn như đầu tư nước ngoài, vay nợ, vay viện trợ, thu từ ho ạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu sức lao động… các nghiệp vụ như đầu tư nước ngo ài, vay nợ và viện trợ… tuy quan trọng, nhưng rồi cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hoá đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu. Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên. Nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngo ài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy đ ược khả năng nhập khẩu nguồn vốn duy nhất để trả nợ – trở thành hiện thực. Thứ hai, đầy mạnh xuất khẩu được xem như là một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế, việc đầy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất, nhiều ngành nghề kinh tế khác phát triển theo kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Chẳng hạn như gia công hàng may mặc xuất khẩu phát triển, kéo theo sự phát triển của ngành dệt, ngành trồng bông, các ngành sản xuất phụ kiện phục vụ cho gia công… ho ặc phát triển xuất khẩu gạo, chẳng hạn những ngành trồng lúa thựchiện mở rộng diện tích, tăng vụ để tăng sản lượng gạo xuất khẩu, mà các ngành khác như d ệt bao đay để đựng gạo, ngành trồng đay, ngành xay xát, ngành chăn nuôi đều phát triển theo. Thứ ba, xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiệt bị và công nghệ sản xuất: Bởi vậy để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách chất lượng sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nanag cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Thực tiễn ở ngành may mặc hoặc may da xuất
- khẩu sau những năm mất đi thị trường Đông ÂU và Liên Xô cho thấy, muốn tìm thị trường mới ở các nước tư bản đòi hỏi hàng loạt những xí nghiệp gia công phải thay đổi máy móc xay xát của ta rất thô sơ, gạo không cần đánh bóng, sàng lọc tấm… thì nay chuyển sang xuất khẩu gạo để đủ tiêu chuẩn xuất khẩu thì hệ thống máy xay xát phải thay đổi. Thứ tư, xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng m ạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một là, xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển như nước ta, sản xuất về cơ bản còn chưa đủ tiêu dùng nên chỉ thụ động chờ ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu sẽ vẫn cứ nhỏ bé và tăng trưởng chậm chạp. sản xuất và sự thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ rất chậm chạp. Hai là coi thị trường và đặc biệt thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở: - X uất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi. Chẳng hạn, khi phát triển ngành dệt xuất khẩu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuất nguyên liệu như bông hay thuộc nhuộm. Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết bị phục vụ cho nó. - Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển và ổn định - Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước - Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế – kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Điều này muốn nói đến xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới. - Thông qua xuất khẩu hhcủa ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đỏi hỏi chúng ta
- phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường. - Xuất khẩu còn đỏi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh. N ăm là, xuất khẩu là cơ sở mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, chẳng hạn, xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng hoá x uất khẩu thúc đẩy qua hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế. Mặt khác nó còn góp phần nâng cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế. Nhờ khả năng xuất khẩu dầu thô và gạo của chúng ta lớn m à nhiều nước muốn thiết lập quan hệ buôn bán và đầu tư với ta. Sáu là, xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân. Tác động của xuất khẩu đến đời sống bao gồm nhiều mặt. Trước hết sản xuất hàng hoá xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu đ ược coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá đất nước. II. XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI. 1. Doanh nghiệp FDI. 1.1. Khái niệm: Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, thực hiện các hoạt động kinh doanh trên thị trường nhằm mục đích làm tăng giá trị ts của chủ sở hữu. Doanh nghiệp FDI là doanh nghiệp sử dụng vốn dưới dạng tiền hoặc hiện vật của các tổ chức cá nhân nước ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. 1.2.Phân loại Đ ầu tư nước ngoài được thông qua nhiều hình thức như: hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), cho thuê thiết bị.
- N goài ra các nhà đầu tư nước ngoài còn được đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao dưới các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. D ưới hình thức sẽ là 2 loại hình doanh nghiệp FDI phổ biến nhất. * Liên doanh: Là hình thức đầu tư do hai bên cùng nhau góp vốn theo một tỷ lệ nhất định để thành lập một doanh nghiệp mới có hội đồng quản trị và ban giám đốc điều hành riêng và chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ăn chia lợi nhuận và gánh chịu rủi ro theo tỷ lệ vốn góp. V ề thực chất đấy là sự chung vốn giữa nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài với nhà đầu tư nước sở tại để hình thành nên một doanh nghiệp thống nhất về cơ cấu tổ chức, kinh tế kỹ thuật. Nói cụ thể hơn, đó là sự góp riêng thành một vốn chung, tạo nên m ột cơ sở vật chất chung để thực hiện một nhiệm vụ chung, cùng hưởng lãi và chịu sẻ rủi ro theo phần vốn góp. H ình thức này thường đ ược tiến hàh khi cả hai bên cùng có lợi. Đó là lúc mà nhà đầu tư nước ngo ài cần dựa vào đối tác nước sở tại để có thể tiếp xúc với môi trường đầu tư mới khi m à họ chưa thật sự hiểu biết nhiều về nó, một nơi mà tuy hứa hẹn nhiềm tiềm năng nhưng rất có thể cũng ẩn chưa nhiều rủi ro và nguy cơ. H ình thức liên doanh cũng giúp cho các chủ đầu tư nước ngo ài có thể nhanh chóng giải quyết các thủ tục cần thiết cho việc đầu tư. Có thể nói bằng hình thức này họ đã tạo ra được một “Tay trong”, người am hiểu về luật pháp, thông lệ và tập quán của nước sở tại, và là m ột yếu tố quan trọng giúp họ nhanh chóng thực hiện được nguyện vọng đầu tư của mình, điều mà một mình họ khó có thể thực hiện được. Còn nhà đầu tư trong nước cần đủ vốn để họ được phép kinh doanh trong những ngành nghề có mức vốn tối thiểu theo quy định, cần khoa học công nghệ và cả kinh nghiẹm quản lý, thông tin về thị trường, về bạn hàng… do đó hình thức hùn vốn kinh doanh là hình thức đ ược cả hai bên lựa chọn, đặc biệt là khi bắt đầu đầu tư vào thị trường mới. Chính phủ các quốc gia chậm phát triển rất cọi trọng hình thức này vì nó giúp nước sở tại tiến bộ nhanh về nhiều mặt như tạo thêm công ăn việc làm, giúp tiếp thu công nghệ mới, phương pháp quản lý hiện đại, ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong làm việc công nghiệp. Hơn nữa, sự có mặt trực tiếp của thành viên nước sở tại có thể nắm bắt được ý đồ đầu tư của các chủ tư bản nước ngoài và kịp thời điều hành nếu hoạt động của doanh nghiệp này làm phương hại đến lợi ích quốc gia, đến lợi ích của người lao động nước mình…..đồng thời cũng
- thông qua hoạt động điều hành quản lý doanh nghiệp mà có thể nhanh chóng nắm bắt được thị trường, được bạn hàng quen của các chủ đầu tư nước ngo ài để có thể vươn lên làm chủ tương lai. * Đ ầu tư đ ộc lập, tạo ra các doanh nghiệp 100% vốn nước ngo ài. Đây là hình thức độc lập đầu tư của các chủ đầu tư nước ngoài, là việc các chủ đ ầu tư nước ngo ài bỏ 100% vốn, xây dựng doanh nghiệp của mình trên lãnh thổ của nước sở tại và chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tự m ình gánh chịu mọi rủi ro nếu có. Nước sở tại không góp phần vốn nhưng cung cấp cho bên nước ngoài các d ịch vụ cần thiết và cho thuê đất đai, sức lao động… Tuy nhiên doanh nghiệp loại này cũng có nhiều loại có loại hoạt động như một doanh nghiệp nội địa có loại hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu mậu dịch tự do. Mỗi loại hình đầu tư nói trên có những mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định đối với nhà đầu tư cũng như đ ối với nước chủ nhà. Các nhà đ ầu tư thường thích hình thức độc lập, tức là bỏ 100% vốn để hình thành doanh nghiệp. Nhưng đôi khi độc lập cũng sẽ gây khó khăn và có hi phải gánh giụ nhiều rủi ro đặc biệt khi đầu tư vào một môi trường mới, mà ở đó mọi luật lệ chưa rõ ràng ho ặc hay thay đổi. Trong trường hợp này nhà đầu tư thường chọn biện pháp mềm dẻo hơn đó là liên doanh. Tuy nhiên khi những tính toán này không được các nhà đầu tư nước ngoài chấp nhận sẽ dẫn đến tình trạng bên đối tác nước ngoài rút lui, đi tìm thị trường đầu tư khác thông thoáng hơn, có lợi cho họ hơn và như vậy mục tiêu đề ra là thu hút FDI sẽ không thực hiện được. Vì thế phải tính toán sao cho cả hai bên cùng có lợi. 2. Mục đích thu hút FDI. Đ ảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến hoạt động xuất khẩu, ngay từ thời gian đầu thực hiện đường lối “đổi mới” nền kinh tế với 3 chủ trương kinh tế lớn trong đó có chủ trương sản xuất hàng xuất khẩu. Tại văn kiện hội nghị lần thứ 7 ban chấp hành Trung ương khoá VII đã khẳng định “Thực hiện chiến lược về xuất khẩu là chính, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả …” hay “… xuất khẩu càng phát triển khả năng thu hút đầu tư nước ngo ài càng lớn ….” đã cho ta thấy một chủ trương nhất quán, một quyết tâm mạnh mẽ mong muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá để phát triển kinh tế đất nước.
- * Thu hút FDI nhằm tăng cường thêm nguồn vốn cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu với bất cứ một chương trình kinh tế nào được đề ra, muốn đạt được hiệu quả thì việc đòi hỏi đầu tiền là một hệ thống chủ trương chính sách và pháp luật được đề ra một cách đồng bộ và hoàn chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế trong nước và xu hướng phát triển của thế giới, mặt khác phải có tài chính để triển khai thực hiện chương trình kinh tế đó. Cũng như các chủ trương kinh tế khác, chính sách sản xuất hàng hoá xuất khẩu cũng cần rất nhiều vốn, vốn cho xúc tiến thương mại. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nhiều khó khăn, nhất là thiếu vốn cho nhiều nhu cầu của nền kinh tế thì việc dành vốn cho chủ trương sản xuất hàng hoá xuất khẩu là một việc không đơn giản. Do đó Nhà nước ta đã có chủ trương kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các ngành sản xuất hàng xuất khẩu. Chính vì ưu tiên cho chủ trương sản xuất hàng xuất khẩu cho nên trong các điều khoản của đ ường lối chính sách đ ã quy định các mức độ khác nhau về tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm đối với các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy ở thị trường Việt Nam có một đội ngũ lao động hùng hậu, có trình độ văn hoá, có tay nghề ở mức chấp nhận được và có mức lượng khá thấp so với các nước trong khu vực. Mặt khác Việt N am có ưu thế là một nước giầu tài nguyên, thiên nhiên ưu đãi, có vị trí địa lý thuận tiện cho việc giao lưu buôn bán và có chế độ chính trị ổn định. Đây là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thị trường tư Việt Nam so với các nước trong khu vự và trên thế giới. Đ ể đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu, Nhà nước Việt Nam đã giành nhiều ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài như ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, ưu đ ãi về các khoản trích nộp lợi nhuận … Nhà nước đã thành lập ra các khu công nghiệp, các khu chế xuất với một cơ sở hạ tầng ho àn chỉnh như: đường giao thông, hệ thống điện nước, thông tin liên lạc… và các biện pháp quản lý thông thoáng để các nhà đầu tư triển khai sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm để giành cho sản xuất. Kết quả của các biên pháp khuyến khích trên đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đ ầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu ở Việt Nam và doanh số xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng trong khu vực các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu đã có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khaảu nước nhà.
- * Thu hút FDI nhằm gia tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nước nhà đặc biệt là đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu, làm lành mạnh cán cân thanh toán thương mại. K hi các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đi vào thực hiện thì cũng là lúc các nhà đầu tư triển khai các lĩnh vực hoạt động đặt nền móng cho việc làm ăn lầu dài tại Việt Nam, các lĩnh vực đó bao gồm: Triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng như nhà xưởng, điện nước… bỏ vốn ra nhập khẩu máy móc kỹ thuật và quy trình công nghệ, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu mà tại nước ta chưa có điều kiện để đáp ứng… Như vậy ngay từ đầu khi bắt tay vào việc triển khai dự án đầu tư, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đ ã tham gia vào hoạt động nhập khẩu, số kim ngạch nhập khẩu này được tính chung cho tổng số kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam mà Nhà nước ta không phải bỏ ra hết tổng số ngoại tệ nhập khẩu, đây là một ưu điểm mà đầu tư trực tiếp Nhà nước mang lại cho nước được nhận đầu tư. Nhập khẩu của doanh nghiệp FDI không để nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà nhằm để sản xuất ra hàng hoá phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Khi Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp hướng mạnh về xuất khẩu như giảm thuế và một số khoản đóng góp, có quỹ hỗ trợ xuất khẩu… các nhà đ ầu tư Nhà nước đã tranh thủ các ưu đãi của Nhà nước ta để đẩy mạnh xuất khẩu. Do có ưu thế hơn các doanh nghiệp trong nước, nên kết quả xuất nhập khẩu đã nhanh chóng đạt được những kết quả đáng khích lệ, nhất là kim ngạch xuất khẩu bởi sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thương trường quốc tế. Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai các dự án đầu tư, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã từng bước tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu hàng hoá ra thị trường b ên ngoài và đ ã góp phần đóng góp ngày càng tăng đáng kể vào tổng số kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng với kim ngạch xuất khẩu nhập khẩu, thời gian đầu kim ngạch xuất khẩu tại các doanh nghiệp FDI tại V iệt Nam chưa có và kim ngạch nhập khẩu lại gia tăng nhanh chóng, đến những năm gần đây kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng và đồng thời kim ngạch xuất khẩu hình thành và gia tăng với tốc độ nhanh hơn sơ với tốc độ của kim ngạch nhập khẩu, đây là một tín hiệu đáng mừng, nó chứng minh cho một điều là tăng nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng nhập khẩu thiết bị má móc để phát triển sản xuất, tăng nhập khẩu nguyên nhiên liệu trong nước chưa có điều kiện đáp ứng để sản xuất ra hàng hoá phục vụ tiêu dungf xã hội và thế giới xuất khẩu khi kim ngạch xuất khẩu được giá tăng tương xứng sẽ là bằng
- chứng cụ thể để đánh giá hiệu quả của nhập khẩu. Bước tiếp theo của tăng xuất khẩu nhằm tăng sản xuất trong nước và tăng sản xuất để đẩy mạnh xuất khẩu, đây là một chu trình có quan hệ hữu cơ và quan hệ nhân quả với nhau. Thực tiễn hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã góp phần làm sáng tỏ luận cứ này. Tăng cán cân xuk là góp phần giảm thâm hụt thương mại, tiến tới cân bằng và thặng dư trao đổi mậu dịch quốc tế của nước nhà, đây là một định hướng đúng đắn mà nền kinh tế Việt Nam cần hướng tới, khi có sự trợ giúp của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thì định hướng này ngày càng có cơ sở để thực hiện. Tăng kim ngạch xuất khẩu nói chung và của doanh nghiệp FDI nói riêng sẽ tạo điều kiện để tăng dự trữ ngoại tệ cho quốc gia, góp phần ổn định tài chính tiền tệ, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế đất nước. * Ngoài ra, thu hút FDI còn nhằm cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao góp phần đáng kể vào thúc đẩy công tác xuất khẩu của Nhà nước, những dịch vụ đó bao gồm: - Dịch vụ tài chính Ngân hàng, giúp cho việc thanh toán quốc tế được dễ dàng thuận tiện, tạo lòng tin cho khách hàng có quan hệ buôn bán với Việt N am. - D ịch vụ vận tải chuyên chở, đây cũng là một lĩnh vực các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đóng góp bổ xung cho công tác dịch vụ vận tải chuyên chỏ của nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xuất khẩu hàng hoá. - Dịch vụ bảo hiểm: Đây là một yêu cầu quan trọng của công tác xuất khẩu bởi thực hiện bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu tốt, sẽ góp phần tránh những rủi ro tổn thất cho các nhà xuất khẩu và góp phần phát triển kinh tế đất nước. - Ngoài ra còn có các dịch vụ tư vấn về pháp luật, cung cấp thông tin, marketing thị trường … hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu Nhà nước. 3. Vị trí xuất khẩu đối với doanh nghiệp FDI: Trước hết xuất khẩu được coi là phương tiện thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp FDI, nó có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như gây ra sự tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Thứ hai, xuất khẩu cho phép phát huy nội lực của nền kinh tế, sự sáng tạo của mọi người, tổ chức, địa phương trong xã hội bởi vì xuất khẩu dễ thu
- được hiệu quả cao do được nhiều cá nhân và tổ chức thực hiênj, các luồng thông tin được khai thông, các mỗi quan hệ được sử dụng có hiệu quả. Thứ ba, việc xuất khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi, kiểm soát lẫn nhau rất chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia xuất khẩu. Chính nhờ sự cạnh tranh này làm cho chất lượng hàng hoá được nâng cao, áp dụng đ ược tiến bộ khoa học kỹ thuật. Cuối cùng xuất khẩu dẫn đến sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất và các nhà khoa học một cách thiết thực từ phía các nhà sản xuất, nó khơi thông nhiều nguồn chất xám cả trong và ngoài nước. 4. Nhân tố đẩy mạnh xuất khẩu. * Y ếu tố pháp luật: Hoạt động xuất khẩu diễn ra với sự tham gia của các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Ở mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng, tốc độ luật pháp, hành pháp, tư pháp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế ở các quốc gia đó. Các yếu tố luật pháp không chỉ chi phối hoạt động kinh doanh ở trên chính các quốc gia đó mà nó còn ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh quốc tế. Đ ể có thể tham gia vào hoạt động thương m ại quốc tế thì trước hết doanh nghiệp phải hiểu rõ môi trường pháp luật ở chính quốc gia mình và quốc gia của đối tác cùng các thông lệ quốc tế hiện hành, vì chính các cơ hội mới cho doanh nghiệp để tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận kinh doanh, khai thác được các cơ hội trong kinh doanh, mở rộng hoạt động trên thị trường thế giới. * Y ếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế bao gồm các yếu tố sau; chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, vấn đề lạm phat, thuế quan. Yếu tố kinh tế ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Còn ở tầm vĩ mô, yếu tố kinh tế tác đọng đến đặc điểm và sự phân bố của các cơ hội kinh doanh quốc tế và quy mô thị trường quốc tế. * Y ếu tố khoa học công nghệ: Một doanh nghiệp muốn có những sản phẩm đạt chất lượng cao để tự khẳng định m ình khi tham gia vào quá trình thương mại quốc tế thì không áp d ụng những thành tựu của hoa học vào quá trình sản xuất. Các yếu tố khoa học công nghệ có mối quan hệ khá chặt chẽ với các yếu tố kinh tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu nói riêng. Khi khoa học công nghệ phát triển sẽ cho phép doanh nghiệp thực hiện công việc chuyên
- môn hoá ở mức cao hơn, tay nghề của người lao động ngày càng được củng cố và nâng cao. K hoa học công nghệ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có được sự nhạy bén trong việc nhận biết các thông tin, sự việc đang xảy ra xung quanh. Khoa học công nghệ phần nào giúp các doanh nghiệp hiểu đ ược thị hiếu, nhu cầu, sở thích của khách hàng để từ đó đưa ra phương án thích hợp kịp thời với sự biến đổi của thị trường. K hoa học công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực máy tính, điện gia dụng, các sản phẩm giải trí và hệ thống thông tin liên lạc to àn cầu đã làm tăng khả năng truyền đạt và nhận biết các thông tin về ý tưởng cải tiến hoặc đổi mới sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp có khả năng bắt kịp với sự phát triển chung, đẩy lùi lạc hậu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. K hoa học công nghệ giúp cho doanh nghiệp tìm hiểu và nắm bắt chính xác về bạn hàng, khách hàng đối tác làm ăn về các phương diện để từ đó có thể hạn chế đ ược rủi ro trong kinh doanh. H ơn nữa, doanh nghiệp có thể áp dụng thành tựu của khoa học vào việc thiết kế, thử nghiệm, cải tiến sản phẩm, phân tích và d ự báo xu hướng biến động của thị trường và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. * Y ếu tố chính trị: Yếu tố chính trị có thể là yếu tố khuyến khích hoặc yếu tố hạn chế quá trình xuất khẩu. V iệc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phí thuế quan, thiết lập các quan hệ là sự tác động mang tính tích cực, làm tăng cướng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của hoạt động xuất khẩu. Chính sách của Chính phủ đặt ra để bảo vệ các doanh nghiệp trong nước và thị trường nội địa bởi sự cạnh tranh cua Nhà nước với chính sách kinh tế có lợi cho doanh nghiệp trong nước bằng các hình thức như hàng rào thuế quan. Nhưng ngược lại, sự không ổn định về chính trị sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế và kim ngạch hãn các mỗi quan hệ quốc tế. N hiều nơi trên thế giới hiện nay, sự bất ổn định về chính trị và các cuộc chiến tranh sắc tộc diễn ra liên tục. Tại đây sự an toàn trong kinh doanh là không cao hoặc không có. Điều này đ ã làm cho các doanh nghiệp đang hoạt động tại đó phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh của mình. Họ phải đ ánh giá lại các cơ hội kinh doanh trên thị trường và phân bổ lại nguồn lực sang các thị trường khác nơi có độ an toàn cao hơn. Một xã hội phát triển khi mà Chính phủ thể hiện sự quan tâm của mình tới đời sống của nhân dân. Cũng như vậy, các doanh nghiệp muốn đạt đ ược
- mục tiêu kinh tế thì phải thoả mãn được nhu cầu của người tiêu dùng. Do đó sự quan tâm của xã hội được thể hiện qua mục tiêu về xã hội như Nhà nước tăng cường các quy định về cạnh tranh, các quy định về tiêu chuẩn sản phẩm, nhãn hiệu, an toàn vệ sinh. N ền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển dần sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam cũng như các nước tiến hành “mở cửa” nền kinh tế với sự hỗ trợ về giá của Nhà nước, tạo ra một cơ chế định giá theo thị trường. Sự chuyển đổi này ảnh hưởng tới cường độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang ho ạt động và m ở ra các cơ hội kinh doanh mới trong các thị trường bị hạn chế trước đây. Các doanh nghiệp không có phản ứng linh hoạt sẽ chịu quy luật đào thải của sự cạnh tranh. V ậy các yếu tố chính trị có ảnh hưởng tới việc mở rộng phạm vi tiêu thụ sản phẩm và mở ra các cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp. Song chính các yếu tố chính trị cũng có thể là chiếc rào chắn giới hạ sự tự do hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. *Y ếu tố văn hoá xã hội: Các yếu tố văn hoá xã hội có thể là lối sống, phong tục, tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng, thị hiếu… của người tiêu dùng. Các yếu tố văn hoá x ã hội tác động mạnh mẽ tới nhu cầu thị trường làm nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng, nó có tính chất quyết định đến ho ạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động hết sức phức tạp vì hoạt động xuất khẩu chịu sự tác động của nền văn hoá xã hội của nhiều quốc gia có quan hệ ngoại giao. * Y ếu tố thuộc về doanh nghiệp: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới ho ạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Đây là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, là nơi xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp để đề ra các mục tiêu, chiến lược phát triển Công ty, đồng thời gián sát, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch đề ra. Ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu khi đưa ra chiến lược kinh doanh. Cơ cấu tổ chức bộ máy: Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ loại trừ sự bất hợp lý cùng các nhiễm trong sự truyền tải thông tin từ ban lãnh đ ạo đến các thành viên trong doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức này cũng có thể sửa đổi bổ xung lượng thông tin kịp thời, chính xác đúng vị trí một cách nhanh chóng. Đồng thời cơ cấu tổ chức cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong kinh doanh bởi cách tổ chức theo từng loại cơ cấu như: Trực tuyến, chức năng,
- trực tuyến tham mưu … cơ cấu tổ chức phải tìm được cách tổ chức hợp lý sao cho phát huy được hết sức mạnh của từng ban ngành, bộ phận, tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. N guồn lực của đầu tư: hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành tốt khi đã có sự nghiên cứu thị trường. Do đó vấn đề ở đây là phải có được đội ngũ cán bộ kinh doanh có chuyên môn trong lĩnh vực này, có kiến thức về thị trường quốc tế cũng như cách giải quyết các thủ tục hành chính trong hoạt động xuất khẩu. N goài ra, một doanh nghiệp hoạt động được tốt thì cũng cần có hệ thống cơ sở vật chất hoàn chỉnh như văn phòng, nhà xưởng, trang thiết bị… phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. * Yếu tố về sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường, mỗi sản phẩm được sản xuất ra để xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Nhà sản xuất cần phải biết thị trường cần gì, trên cơ sở đó sản xuất kịp thời để phục vụ. Doanh nghiệp phải thực hiện theo phương châm sản xuất cái g ì mà thị trường cần chứ không phải sản xuất cái gì mà nhà sản xuất có. Có như vậy thì hàng hoá của doanh nghiệp mới có thể thu hút được khách hàng. * Yếu tố đồng tiền thanh toán: Phương tiện thanh toán luôn gắn liền với ho ạt động xuất khẩu. Ngoại tệ mạnh là phương tiện thanh toán chủ yếu trong quan hệ thương mại quốc tế. Nếu dồng ngoại tệ biến động thì cũng sẽ ảnh hưởng đến các bên tham gia. Một hoặc một số các bên tham gia sẽ bị thiệt cũng như lợi tuỳ theo đồng tiền giao dịch mất giá hay được gia so với đồng tiền của mình. Đ ồng tiền giao dịch cần được ổn định để cho các bên tham gia cùng có lợi. 5. Khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI. Luật đầu tư nước ngoài đã được thực thi 13 năm đến nay đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ, với nhiều tập đo àn kinh tế – tài chính lớn đầu tư vào nước ta. Có thể khẳng định rằng chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài là đúng đắn, góp phần phát triển kinh tế quốc gia, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế. V ề phương diện xuất khẩu, các doanh nghiệp FDI chủ động đầu ra, trường vốn, công nghệ cao, mô hình quản lý tiên tiến, gọn nhẹ, có hiệu quả đã đóng góp ngày càng nhiều vào xuất khẩu toàn quốc cả về trị số tuyệt đối và tỷ trọng. Năm 1995 là 440 triệu USD bằng 8% kim ngạch cả nước, đến năm 2000 hai chỉ số tương ứng là 3,3 tỷ USD và 22% 6 tháng đầu năm 2001 kim
- ngạch vượt xuất khẩu của FDI cả năm 1997 (các số liệu trên không kể phần xuất khẩu dầu thô của liên doanh Dầu Khí Việt – Xô). Do cơ chế chính sách đã luôn được cải tiến luật đầu tư nước ngo ài tại V iệt Nam ban hành năm 1987 cùng với các văn bản kèm theo liên tục đ ược sửa đổi, bổ xung theo hướng thông thoáng hơn qua các năm 1990, 92,96 và gần đây, trên nền tảng luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi) tháng 6/2001. Nghị định 24 của Chính phủ và thông tư 22 của bộ thương mại đã mở rộng khung ho ạt động xuất khẩu củacc doanh nghiệp FDI như: b ãi bỏ việc duy kế hoạch xuất khẩu, được mua hàng hoá để xuất khẩu, các doanh nghiệp chế xuất được tiêu thụ nội địa, xuất khẩu tại chỗ… và các doanh nghiệp FDI từng b ước được hưởng các lợi ích tương ứng các doanh nghiệp Việt Nam như được xét thưởng về thành tích xuất khẩu. Do đó tỉ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều, xuất khẩu ngày một gia tăng. V iệc cải cách các thủ tục hành chỉnh đã được bước tiến quan trọng bằng việc Bộ thương mại uỷ quyền các sở thương mại và các ban quản lý các khu công nghiệp địa phương, giải quyết một số chức trách về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI. Và các cơ quan đó tiếp nhận suôn sẻ, gần như không x ảy ra ách tắc trong thời điểm chuyển giao trách nhiệm đã kích thích các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các doanh nghiệp, thúc đẩy cán cân xuất nhập khẩu. V ới nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, ngành công nghiệp nói cung và đặc biệt là dệt may, da giày, điện tử tăng nhanh về sản xuất và xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu 3 năm mặt hàng này thường chiếm từ 1 đến 2/3 tổng kim ngạch của các doanh nghiệp FDI và góp phần đưa ba mặt hàng đó thành những mủi nhọn trên mặt trận xuất khẩu nói chung. Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động trong nước, tận dụng nhiều nguyên liệu tại chỗ. N hư vậy, khả năng xuất khẩu trong các doanh nghiệp FDI là rất lớn. Trong những năm qua xuất khẩu ở các doanh nghiệp này đã đạt đ ược những thành tựu đáng kể và tiếp tục nâng cao khả năng xuất khẩu trong những năm tiếp theo.
- PHẦN II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN XUẤT KHẨU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM THỜI GIAN QUA I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN VỪA QUA. 1. Xuất khẩu thời kỳ 1991-2000. Trong những năm qua, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thường đạt tốc độ tăng cao (trừ hai năm 1991và 1998 ) Bảng 2.1: Tình hình xuất khẩu thời kỳ 1991-2000 N ăm Kim ngạch (triệu USD) Tốc độ tăng (%) 1991 2.087 -13,2 1992 2.580 23,7 1993 2.985 15,7 1994 4.054 35,8 1995 5.448 34,4 1996 7.255 33,2 1997 9.185 26,6 1998 9.361 1 ,9 1999 11.523 23,1 2000 15.308 23,9 Nguồn: Niên giám thống kê 1998 và Báo cáo của bộ thương mại. Tính chung thời kỳ 1991-1999, kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 20,4%, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế (đạt khoảng 7,5%). Kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người tăng nhanh, năm 1991 mới đạt 30 USD, năm 1995 đạt 73USD, năm 1997 là 119 USD, năm 1999 là 150 USD và đến năm 2000 con số này đã tăng lên 148 USD, vượt qua ngưỡng một nước có nền ngoại thương kém phát triển (170 USD). Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt N am đ ã có sự chuyển biến tích cực phù hợp theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá. Tỷ trọng của nhóm các mặt hàng đã qua chế biến tăng tỷ trọng của các mặt hàng thô và sơ chế giảm dần.
- Bảng 2.2. Cơ cấu hàng xuất khẩu thời kỳ 1991-1991(%) Mặt hàng 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Công nghiệp nặng 33,4 37 34 28,8 25,3 28,7 28 23,8 25 và khoáng sản Công nghiệp nhẹ và 14,4 13,8 17,6 23,1 28,4 29 36,7 35,8 36,8 tiểu thủ công nghiệp Nông, lâm, thu ỷ sản 52,2 49,5 48,4 48,1 46,3 42,3 35,3 40,4 38,2 Nguồn: Niên giám thống kê 1998 và báo cáo Bộ thương m ại Số liệu bảng 2.2 cho thấy, tỷ trọng nhóm hàng nông lâm – thuỷ sản, khoáng sản và hàng công nghiệp nặng bình quân từ 79% thời kỳ 1991-1995 xuuống còn 64,6% thời kỳ 1996-1999, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp từ 21% lên 35,4%. Điều đó phản ánh cơ cấu xuất khẩu Việt Nam đã đ ược cải thiện theo hướng tăng dần từ chiều sâu và chuyên môn hoá theo phân công lao động xã hội, phát huy lợi thế so sánh giữa các vùng kinh tế, nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, phù hợp với tiến trình hội nhập và tăng trưởng ổn định, làm trụ cột cho chiến lược xuất khẩu của Việt N am trong hiện tại cũng như trong tương lai, đó là Dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hải sản, dệt may, giầy dép và than đá. (bảng 2). Thị trường xuất khẩu của nước ta đã chuyển biến kịp thời và không ngừng được mở rộng. Từ năm 1991, sau khi thị trường truyền thống là Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu tan rã, Chấu Á là thị trường xuất khẩu chính của nước ta, chiếm trên 60% tổng kim ngạch. Tỷ trọng xuất khẩu sang các khu vực Âu – Mỹ đều tăng khá nhanh, nhất là thị trường các nước EU và Mỹ.trọng thị trường Tây Âu tăng từ 6% năm 1991 lên 24% năm 1999, còn tỷ trọng thị trường Châu Mỹ tăng 0,3% năm 1991 lên 5,3% năm 1999. Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường này mang tính tích cực và phù hợp với chất lượng đa phương hoá thị trường đa dạng hoá các mặt hàng của ta. Điều này cũng cho thấy khả năng tham gia thị trường thế giới của ta đang tăng lên. Trong thời gian qua, sự đổi mới về chính sách, cơ chế xuất khẩu theo hướng tháo gỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh đã thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phàan kinh tế khác nhau tham gia ho ạt động xuất khẩu. Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tăng trưởng nhanh hơn các doanh nghiệp trong nước với kim ngạch từ 161 triệu USD năm 1994 lên 2,577 triệu USD năm 1999. Tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI
- cũng tăng dẫn, 4% năm 1994 lên 19% năm 1997 và 22,4% năm 1999 cũng tăng dần, 4% năm 1994 lên 19% năm 1997 và 22,4% năm 1999. Bên cạnh những thành tựu đã đ ạt được, hoạt động xuất khẩu của Việt N am thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, tỷ trọng chiếm tới 60% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiện nay, hàng hoá Việt Nam đã có m ặt tại nhiều thị trường lớn, một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao như dệt may, dầu thô, da dày, cao sư… Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng không ổn định do phụ thuộc quá nhiều vào “thời tiết” của từng thị trường và do khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn còn yếu kém. 2. Những biện pháp được Nhà nước thực hiện nhằm thúc đẩy mạnh xuất khẩu. 2.1. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã mở đường cho hoạt động xuất khẩu phát triển: Từ chủ trương đổi mới của Đảng vào năm 1996, một loạt các biện pháp và chính sách kinh tế đã được Nhà nước triển khai thực hiện theo thông qua các văn b ản pháp luật và tiến hành tổ chức loại nền sản xuất trong nước, xây dựng các mối quan hệ quốc tế theo hướng nền kinh tế mở. Trong thời kỳ mở cửa, nhiều chủ trương của Đảng đã được Nhà nước ta thể chế bằng pháp luật, tạo ra hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế trong nước và quốc tế tham gia vào phát triển kinh tế nước nhà. Văn bản pháp luật này vừa mang tính thông thoáng, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế nên tích cực hỗ trợ hoạt động xuất khẩu phát triển. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay,nnmootj mặt tổ chức lại các đơn vị kinh tế trong nước, theo hướng kinh tế thị trường và cho phép mọi thành phần của xí nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, kêu gọi và khuyến khích FDI tại Việt Nam, từng bước nới lỏng quản lý xuất khẩu, cho đến nay đã cho phép các doanh nghiệp trong nước tham gia hoạt động xuất khẩu theo đăng ký kinh doanh của m ình. Mặt khác, Nhà nước ta đã lần lượt tham gia vào các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, tạo ra thị trường rộng lớn để đẩy mạnh xuất khẩu. 2.2, Nhà nước ta tăng cường đầu tư, phát triển sản xuất và nhân lực trong nước để làm cơ sở đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu: Thông qua các công trình kinh tế lớn như: Sản xuất lương thực và thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và công trình sản xuất hàng xuất khẩu, nhằm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty xe đạp- xe máy Đống Đa - Hà Nội
78 p | 2267 | 1290
-
Luận văn: “Một số giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trường Nhật Bản”
85 p | 768 | 343
-
Luận văn: Một số giải pháp Marketing nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Thiết bị và phát triển chất lượng
67 p | 700 | 306
-
Luận văn "Một số giải pháp thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào VN"
63 p | 403 | 185
-
Luận văn: Một số giải pháp chủ yếu góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
106 p | 420 | 159
-
Luận văn “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
35 p | 369 | 136
-
Luận văn: " Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Công ty HANARTEX "
73 p | 261 | 113
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế
144 p | 307 | 111
-
Luận văn: “Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội”
68 p | 324 | 92
-
Luận văn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả TTHH ở Công ty Thương Mại Gia Lâm Hà Nội
46 p | 215 | 82
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của đạo đức tín đồ Công giáo trong quá trình đổi mới của địa phương và của đất nước
71 p | 532 | 81
-
Luận văn: " Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu ở công ty dâu tằm tơ I- Hà Nội "
72 p | 244 | 79
-
Luận văn: "Một số giải pháp nâng cao sản lượng tiêu thụ xi măng đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng giai đoạn 2001 - 2005"
47 p | 216 | 61
-
Luận văn: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động kế toán và nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam
93 p | 249 | 58
-
Luận văn: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thương mại Việt Tuấn
66 p | 200 | 48
-
Luận văn: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia hơi tại Công ty sản xuất kinh doanh đầu tư và dịch vụ Việt Hà
72 p | 176 | 26
-
Luận văn: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TUYỂN DỤNG GIÁO VỤ TẠI CÔNG TY TNHH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẦN ĐỒNG.
75 p | 171 | 22
-
Luận văn: Một số giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Thiờn Tõn
52 p | 158 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn