Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thủy – Nghệ An
lượt xem 19
download
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây ,việc phát triển các DNVVN cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghiệp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thủy – Nghệ An
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KHOA KINH TẾ Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thủy – Nghệ An SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 1 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................ 5 LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................6 1. Lý do chọn đề tài : ...........................................................................................6 2. Mục đích nghiên cứu : .....................................................................................7 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : ................................................................7 4.Phương pháp nghiên cứu : ................................................................................7 5.Kết cấu của đề tài : ............................................................................................7 PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY ..................................................................................................................8 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam và NHTMCP Công Thương Bến Thủy ....................................................8 1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHTMCP Công Thương Bến Thủy .........10 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Bến Thủy ................................................................................................................... 13 1.3.1 Hoạt động huy động vốn : ........................................................................13 1.3.2 Hoạt động tín dụng : ................................................................................. 14 1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán : ......................................16 1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh : ............................................................... 17 PHẦN 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY .................................................................................................................................... 18 2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại NHTMCP Công Thương Bến Thủy . .................................................................................. 18 SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 2 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh 2.1.1 Tình hình dư nợ đối với DNVVN theo thành phần kinh tế : ................. 21 2.1.2 Tình hình dư nợ đối với DNVVN phân theo thời hạn........................... 23 2.1.3 Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN . ................................................. 24 2.1.4 Tình hình tín dụng đối với DNVVN theo từng loại tiền ........................ 25 2.2 Đánh giá về chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại NHTMCP Công Thương Bến Thủy ................................................................................... 26 2.2.1 Những thành công : .................................................................................. 26 2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân :……………………………………...27 2.2.2.1 Những hạn chế : ..................................................................................... 27 2.2.2.2 Những nguyên nhân : ............................................................................ 28 2.3 Gải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Công Thương Bến Thủy .................................................................29 2.3.1 Mục tiêu của NHTMCP Công Thương Bến Thủy trong năm 2012 : ....29 2.3.2 Giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NH :..........30 2.3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng cho DNVVN. ............................. 30 2.3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác thẩm định . ...........................................31 2.3.2.3 Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ tín dụng ............................................................................................................................ 32 2.3.2.4 Thực hiện tốt chính sách khách hàng và chiến lược Marketing hiệu quả . ....... 33 2.3.2.5 Hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong kinh doanh .......................... 33 2.3.2.6 Đổi mới công nghệ NH . .......................................................................34 2.3.2.7 Tăng cường công tác thông tin, quảng cáo ..........................................35 2.3.2.8 Tổ chức công tác huy động vốn được tốt . ...........................................35 2.3.3 Kiến nghị: ..................................................................................................37 2.3.3.1 Kiến nghị với NHTMCP Công Thương Việt Nam ............................. 37 2.3.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam . ......................................................... 38 2.3.3.3 Kiến nghị với Chính phủ . .....................................................................39 SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 3 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh KẾT LUẬN .......................................................................................................42 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 43 SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 4 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KÝ HIỆU DIỄN GIẢI NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần ( Vietinbank ) NHTM Ngân hàng thương mại NHCT Ngân hàng công thương TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng nhà nước CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa DN Doanh nghiệp KH Khách hàng CTCP Công ty cổ phần CTTNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DNTN Doanh nghiệp tư nhân KT Kinh tế DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DNNN Doanh nghiệp nhà nước CTHD Công ty hợp danh KHDN Khách hàng doanh nghiệp PGD Phòng giao dịch QTK Qũy tiết kiệm SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 5 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG BIỂU TRANG 1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2009 – 2011 14 1.2 Cơ cấu dư nợ và đầu tư cho vay giai đoạn 2009 -2011 15 1.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Công Thương Bến 16 Thủy 1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh 17 2.1 Dư nợ đối với DNVVN qua các năm 20 2.2 Quy mô dư nợ của các thành phần kinh tế trong DNVVN 22 2.3 Quy mô dư nợ của các DNVVN theo thời hạn 23 2.4 Tình hình nợ quá hạn đối với DNVVN 24 2.5 Cơ cấu tín dụng đối với DNVVN theo từng loại tiền 25 SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 6 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây ,việc phát triển các DNVVN cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghiệp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNVVN là bước đi hợp quy luật đối với nước ta. DNVVN là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn tiềm năng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền đất nước.Các DNVVN ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là : Tăng trường kinh tế - giải quyết việc làm – hạn chế lạm phát. Nhưng để thúc đẩy phát triển DNVVN ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất,làm tiền đề cho các khó khăn nhất đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ . Vậy doanh nghiệp này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này một cách hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNVVN đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng phải quan tâm giải quyết. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNVVN còn rất hạn chế vì các DNVVN khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 6 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh DNVVN đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM . Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNVVN hiện nay, sau một thời gian thực tập tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy em chọn đề tài :“Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Bến Thủy – Nghệ An” 2. Mục đích nghiên cứu : Xem xét một cách tổng quát và có hệ thống thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN và việc đầu tư tín dụng của NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy cho các doanh nghiệp này. Đồng thời đề tài này cũng đưa ra một số giải pháp tín dụng nhằm góp phần phát triển DNVVN trên phạm vi hoạt động của ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy nói riêng và các NHTM nói chung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu : - Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Bến Thủy. - Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số vấn đề lý luận thực tiễn có liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của chi nhánh trong thời gian qua. - Số liệu phân tích giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2009-2011. 4. Phương pháp nghiên cứu : - Kết hợp giữa lý thuyết đã được học với thực tế từ công việc trong thời gian thực tập ở ngân hàng. - Thu thập thông tin, số liệu, phân tích, so sánh ,diễn giải để thấy sự tăng giảm giữa các năm từ đó rút ra kết luận về kết quả hoạt động tín dụng cũng như hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua. 5. Kết cấu của đề tài : Ngoài các phần : mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, phần mở đầu , phần kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo thì đề tài bao gồm 2 phần : Phần 1 : Tổng quan về NHTMCP Công Thương Bến Thủy. Phần 2 : Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP Công Thương Bến Thủy SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 7 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ NHTMCP CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY 1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam và NHTMCP Công Thương Bến Thủy . Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) với tên gọi ban đầu là ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/03/1988 sau khi tách ra từ NHNN Việt Nam theo quyết định của hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ), có đủ tư cách pháp nhân , có con dấu và có tài sản riêng được tổ chức và hoạt động theo những qui định mà NHNN phê chuẩn. Từ đó đến nay ngân hàng Công Thương Việt Nam đã trải qua các mốc lịch sử phát triển sau : - Ngày 14/11/1990 : chuyển từ ngân hàng chuyên doanh Công Thương Việt Nam thành ngân hàng Công Thương Việt Nam theo quyết định 402/CT của hội đồng bộ trưởng. - Ngày 27/03/1993 : Ngân hàng Công Thương Việt Nam chuyển thành doanh nghiệp nhà nước ( theo Quyết định số 67/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) - Ngày 21/09/1996 : Thành lập lại ngân hàng Công Thương Việt Nam ( theo Quyết định số 285/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN Việt Nam ) - Ngày 15/04/2008 : NH Công Thương Việt Nam thay đổi thương hiệu của mình từ Incombank sang thương hiệu Vietinbank. - Ngày 31/07/2008 : NH Công Thương Việt Nam đón nhận “chứng chỉ ISO 9001-2000 ”. - Ngày 08/07/2009 : Ngân hàng Công Thương Việt Nam chuyển từ ngân hàng nhà nước sang ngân hàng thương mại cổ phần với tên gọi NHTMCP Công Thương Việt Nam (theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN Việt Nam số 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009). Là NHTM lớn giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng ở Việt Nam, có tổng tài sản lớn, chiếm thị phần cao trong lĩnh vực tài chính, là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 20% , hoạt động đa năng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế. Hệ thống mạng lưới của Vietinbank phân bổ khắp 63 tỉnh ,thành phố trong cả nước gồm : 157 Sở giao dịch ,chi nhánh ,gần 1000 phòng giao dịch ,02 văn phòng đại diện ở nước ngoài SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 8 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh .NHTMCP Công Thương có 4 công ty hoạch toán độc lập là công ty cho thuê tài chính ,công ty TNHH Chứng khoán ,công ty quản lý Nợ và Tài sản ,công ty TNHH bảo hiểm và 3 đơn vị sự nghiệp là trung tâm công nghệ thông tin ,trung tâm thẻ và trường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. NHTMCP Công Thương Việt Nam là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA và là công ty chuyển mạch tài chính Việt Nam (Banknet). Hiện nay, ngân hàng có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng ,các định chế tài chính trên toàn thế giới và là thành viên của hiệp hội tổ chức ngân hàng Việt Nam ,hiệp hội các ngân hàng Châu Á ,hiệp hội tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) và là tổ chức phát hành thanh toán thẻ VISA, MASTER Quốc tế . NHTMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam .Để có thể đứng vững và phát triển NHTMCP Công Thương Việt Nam không ngừng nghiên cứu cải tiến các sản phẩm ,dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng ,NHTMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001-2000. Năm 2009 là năm đầu tiên Vietinbank hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần và đã có nhiều đổi mới tích cực mang tính đột phá . Hiện nay NHTMCP Công Thương Việt Nam hoạt động kinh doanh với những nghiệp vụ sau : - Huy động vốn - Cho vay đầu tư - Bảo lãnh - Thanh toán và tài trợ thương mại - Nghiệp vụ ngân quỹ - Thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử - Các hoạt động khác NHTMCP Công Thương Bến Thủy được tách ra từ NHTMCP Công Thương Nghệ An từ ngày 01/01/1995, là ngân hàng trực thuộc NHTMCP Công Thương Việt Nam có trụ sở chính nằm ở quốc lộ 1A-229 đường Lê Duẩn - Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An . SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 9 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh Theo điều lệ của NHTMCP Công Thương Việt Nam, NHTMCP Công Thương Bến Thủy là đại diện ủy quyền của NHTMCP Công Thương Việt Nam có quyền tự chủ trong kinh doanh ,được kí các hợp đồng kinh tế ,được chủ động thực hiện các hợp đồng kinh doanh trong phạm vi được ủy quyền, có con dấu và được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước . Kể từ ngày thành lập đến nay, NHTMCP Công Thương Bến Thủy không ngừng phát triển cả về doanh số và chất lượng hoạt động .Phạm vi hoạt động của ngân hàng không chỉ bó hẹp trên địa bàn khu vực TP Vinh, tỉnh Nghệ An mà còn mở rộng sang địa bàn khác và một số dự án đồng tài trợ ở các tỉnh khác .Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động đa năng ,đầu tư vốn trên tất cả các lĩnh vực và các thành phần kinh tế được nhà nước cho phép .Với mục tiêu chiến lược :“Xây dựng hoạt động kinh doanh có hiệu quả, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, mở rộng và phát triển các dịch vụ, nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có đủ khả năng cạnh tranh mạnh mẽ trên địa bàn”,NHTMCP Công Thương Bến Thủy đã đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh, đổi mới tổ chức quản lý, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ tốt nhất các khách hàng của mình. Cùng với các NHTM khác, NHTMCP Công Thương Bến Thủy đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Vì thế uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao. 1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHTMCP Công Thương Bến Thủy. Hiện nay NHTMCP Công Thương Bến Thủy thống nhất bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh theo mô hình trực tuyến chức năng sắp xếp .Theo mô hình theo đó thì giám đốc được sự giúp đỡ của các phòng chức năng ,các chuyên gia, hội đồng tư vấn cho việc tìm ra giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp ,tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc .Tổ chức theo mô hình này vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống truyền từ trên xuống. NHTMCP Bến Thủy bao gồm: một hội sở chính, 04 phòng giao dịch, 01 điểm giao dịch và 06 quỹ tiết kiệm đặt tại các khu vực dân cư tập trung thuộc thành phố. Các phòng ban này được chuyên môn hóa theo từng chức năng ,nhiệm vụ cụ thể. Tuy nhiên chúng vẫn là những bộ phận không thể tách rời trong ngân hàng vì chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau dưới sự điều hành của SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 10 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh ban giám đốc ,thực hiện các hoạt động kinh doanh hướng tới mục tiêu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng . SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NHTMCP CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY BAN GIÁM ĐỐC Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng KHDN kế tổ tiền tệ KH cá GD toán chức kho nhân Trường giao hành quỹ dịch chính Thi ( PGD loại 1) Phòng Phòng Phòng GD số GD số GD 06 08 Đức (PGD ( PGD Lộc loại 2) loại 2) PGD loại 2) Tổ Tổ Tổ QTK QTK QTK Tổ Tổ tổng thanh thẻ số 02 số 05 số 07 quản thanh toán toán hợp lý tiền điện mặt rủi toán ro (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính NHTMCP Công Thương Bến Thủy) * Phòng khách hàng doanh nghiệp : Là phòng thực hiện chức năng cho vay ,thu nợ và huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ theo đúng cơ chế hiện hành. Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thương mại ,chiết khấu các giấy tờ có giá .Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp giải quyết vướng mắc trong hoạt động kinh doanh đối với cho vay các tổ chức kinh tế . SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 11 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh * Phòng khách hàng cá nhân : Thực hiện các chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp đối với khách hàng cá nhân . * Phòng kế toán giao dịch : Phòng kế toán giao dịch được chia làm 2 bộ phận là bộ phận kế toán giao dịch và bộ phận kế toán sổ cái, hậu kiểm có chức năng chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, đáp ứng các nhu cầu về gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi từ nước ngoài ,giải ngân các khoản vay, phát hành và thanh toán thẻ, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiền điện tử, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, lập các báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy . * Phòng tiền tệ kho quỹ : Phòng tiền tệ kho quỹ có nhiệm vụ thu chi ,quản lý an toàn kho quỹ ,quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và NHTMCP Công Thương Việt Nam, tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm ,các điểm giao dịch thu chi tiền mặt cho các DN có nguồn thu tiền mặt lớn . * Phòng thông tin điện toán : Phòng thông tin điện toán chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghệ thông tin để đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống máy tính, mạng của chi nhánh . * Phòng quản lý rủi ro : Phòng quản lý rủi ro chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề bao gồm các khoản nợ bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn ,nợ xấu ,khai thác và xử lý TSĐB nợ vay theo quy định của NHTMCP Công Thương Việt Nam nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi vay ,quản lý theo dõi và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro, giám sát thực hiện danh mục cho vay đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng, thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng ,các dự án các phương án đề nghị cấp tín dụng, tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh . * Phòng tổ chức hành chính : SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 12 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh Là phòng có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và qui định của NHTMCP Công Thương Việt Nam ,nghiên cứu ,đề xuất với giám đốc chi nhánh phương án sắp xếp bộ máy tổ chức của ngân hàng đảm bảo đúng qui chế ,tuyển dụng lao động, điều động ,bố trí cán bộ nhân viên vào các vị trí phù hợp với năng lực ,phẩm chất cán bộ và yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh . Trong điều kiện kinh doanh có nhiều khó khăn bởi trên cùng một địa bàn nhỏ hẹp có nhiều tổ chức tín dụng hoạt động cạnh tranh nhưng chi nhánh NHTMCP Công Thương Bến Thủy đã có nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh đáng ghi nhận . 1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Bến Thủy : Do triển khai một cách đồng bộ và ngày càng đa dạng các sản phẩm dịch vụ nói trên ,kết hợp với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương Bến Thủy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như nguồn vốn tăng trưởng ổn định liên tục qua các năm, hiệu quả đầu tư tín dụng ngày càng cao, ngân hàng luôn đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị ,tổ chức trên địa bàn, đảm bảo cho hoạt động sản xuất của các tổ chức, đơn vị tiến hành liên tục và đạt hiệu quả cao . 1.3.1 Hoạt động huy động vốn : NHTMCP Công Thương Bến Thủy huy động vốn trên địa bàn có sự cạnh tranh gay gắt, ngoài NHTMCP Bắc Á có hội sở chính ở Vinh ,hiện có hơn 60 ngân hàng thương mại Nhà Nước ,thương mại cổ phần có trụ sở giao dịch tại TP Vinh, ngoài ra địa điểm NHTMCP Công Thương Bến Thủy đóng ở cuối thành phố .Mặc dù vậy chi nhánh đã chủ động khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức phong phú trong đó phải kể đến hình thức huy động kỳ phiếu có lãi suất hấp dẫn, trả lãi trước, tiết kiệm dự thưởng ,trái phiếu NHCT …Chi nhánh đã sử dụng và chỉ đạo linh hoạt công cụ lãi suất trong huy động do đó luôn duy trì và ổn định được nguồn vốn huy động tại chỗ với giá trị cao, tiếp tục tăng trưởng cả về số lượng khách hàng và giá trị vốn nhàn rỗi gửi vào các quỹ huy động . Tình hình huy động vốn của NHTMCP Công Thương Bến Thủy trong những năm qua như sau : SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 13 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh Bảng 1.1 : Cơ cấu nguồn vốn huy động 2009-2011 Đơn vị : triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Nguồn vốn huy 1.049.859 808.003 1.785.481 động Tăng giảm so với 81.541 241.856 735.622 năm trước % tăng giảm so với 11,224% 29,932% 70,068% năm trước (Nguồn : NHTMCP Công Thương Bến Thủy) Tổng số vốn huy động năm 2011 tăng trưởng nhanh và toàn diện . Tổng nguồn vốn huy động đạt 1.785.481 triệu đồng trong khi năm 2010 là 1.049.859 triệu và năm 2009 là 808.003 tăng 120,97% so với năm 2009 và 70,068% so với năm 2010 .Với tình hình huy động vốn đã đạt được trong năm qua như vậy NH không những đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn và thanh toán của mọi đối tượng khách hàng mà còn điều chuyển về NHTMCP Công Thương Việt Nam một lượng vốn lớn, góp phần cho vay phát triển kinh tế trên địa bàn .Đạt được tốc độ tăng trưởng nguồn vốn như trên là do lãnh đạo NHTMCP Công Thương Bến Thủy ngay từ đầu năm đã chỉ đạo quyết liệt, thực hiện các giải pháp như đẩy mạnh công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng, tích cực tìm kiếm nguồn tiền gửi lãi suất thấp, đã biết kết hợp các yếu tố như điều chỉnh các mức lãi suất linh hoạt để thu hút khách hàng, đảm bảo mọi quyền lợi cho các cá nhân và tổ chức gửi tiền tại NH, bám sát diễn biến của thị trường, đa dạng hóa hình thức và thời hạn huy động, đẩy mạnh việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiện ích của NH cho khách hàng cũng như phong cách phục vụ chuyên nghiệp, văn minh, tận tình, chu đáo. Mặt khác, NH đã giao kế hoạch huy động vốn cụ thể cho từng đơn vị và cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh. Bằng những biện pháp tích cực đó NH luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch huy động vốn đã đề ra. 1.3.2 Hoạt động tín dụng : Do tình hình kinh tế trong nước có nhiều khó khăn môi trường đầu tư không thuận lợi nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn ,hàng hóa SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 14 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh vật tư của nhiều doanh nghiệp bị ứ đọng, không tiêu thụ được ,nhiều doanh nghiệp không dám mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh .Các DN kinh doanh trong lĩnh vực giao thông có công nợ lớn không thu hồi được .Bên cạnh đó sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng làm cho hoạt động mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của nhiều ngân hàng bị hạn chế trong đó có NHTMCP Công Thương Bến Thủy .Trước những khó khăn này chi nhánh đã không ngừng phấn đấu để hoàn thiện công tác cho vay ,đáp ứng nhu cầu vốn của mọi thành phần kinh tế với chất lượng cao nhất .Tổng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng ổn định qua các năm ,dư nợ trong hạn mức được mở rộng, nợ quá hạn giảm dần ,vòng quay vốn tín dụng tăng nhanh làm tăng hiệu quả sử dụng vốn . Bảng 1.2 : Cơ cấu dư nợ và đầu tư cho vay 2009-2011 Đơn vị : triệu đồng Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dư nợ ngắn hạn 320.562 581.451 886.325 Dư nợ trung và dài 670.781 752.486 715.698 hạn Tổng 991.343 1.333.937 1.602.023 Tăng giảm so với 113.537 342.594 268.086 năm trước % tăng giảm so 12,934% 34,558% 20,097% với năm trước (Nguồn : NHTMCP Công Thương Bến Thủy) Nguồn vốn của NHTMCP Công Thương Bến Thủy góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương theo hướng CNH- HĐH .Chủ yếu tập trung cho lĩnh vực công nghiệp và các ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội ,hướng vào các doanh nghiệp Nhà Nước có năng lực sản xuất kinh doanh lớn Thực hiện chính sách khách hàng của NHTMCP Công Thương Việt Nam NHTMCP Công Thương Bến Thủy không ngừng đổi mới về phong cách thái độ phục vụ khách hàng ,từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, giải quyết các vướng mắc với khách hàng. Quan hệ với khách hàng truyền thống được tăng cường ,mở rộng. Ngày càng có nhiều khách hàng thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 15 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh khác nhau ,có tình hình tài chính vững mạnh, kinh doanh hiệu quả đặt quan hệ giao dịch với chi nhánh như Công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan ,Công ty TNHH MTV- Tổng công ty hợp tác kinh tế, Công ty cổ phần Quang Giang…. Trong quá trình đầu tư vốn tín dụng chi nhánh NHCT Bến Thủy gắn việc cho vay theo chương trình và dự án có hiệu quả đi đôi với việc giải quyết mục tiêu xã hội của địa bàn chi nhánh hoạt động ,như chương trình cho vay phát triển đánh bắt thủy hải sản xa bờ ,chương trình cho vay theo hiệp định Việt – Đức . Vậy nên tỷ lệ cho vay trong những năm gần đây đã tăng dần .Cụ thể năm 2009 là 991.343 triệu đồng nhưng đến năm 2010 đã tăng lên 1.333.937 triệu tăng 34,558% so với năm 2009 và 1.602.023 triệu đến năm 2011 tăng 20,097% so với năm 2010 ,tỷ lệ nợ xấu 0% trên tổng số dư nợ . 1.3.3 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán : * Về hoạt động kinh doanh ngoại tệ : Trong những năm gần đây ,thị trường ngoại tệ có nhiều biến động, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng. Tuy nhiên NHTMCP Bến Thủy đã chủ động khai thác ngoại tệ trên cơ sở tăng cường các biện pháp nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đặc biệt là mua bán ngoại tệ có kỳ hạn .Số liệu cụ thể qua các năm như sau : Bảng 1.3 : Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại NHTMCP Công Thương Bến Thủy Đơn vị : nghìn Loại Doanh số bán Doanh số mua ngoại tệ Năm Năm Năm Năm Năm Năm 2009 2010 2011 2009 2010 2011 USD 9.561 10.856 12.562 11.237 12.965 14.125 EURO 903 965 1.234 995 1.025 1.524 JPY 302 412 564 356 521 409 ( Nguồn : NHTMCP Công Thương Bến Thủy ) Qua bảng số liệu trên ta thấy ,hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTMCP Bến Thủy tăng đáng kể qua các năm .Năm 2009 ,doanh số bán USD mới chỉ là 9561 nghìn nhưng đến năm 2010 đã tăng nhanh lên 10856 và đến năm 2011 là 12562 nghìn .Việc mua bán các ngoại tệ mạnh khác cũng diễn ra rất sôi nổi tại chi nhánh SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 16 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh Ngân hàng Công Thương Bến Thủy nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngoại tệ của các khách hàng vãng lai cũng như các khách hàng có quan hệ tiền gửi tiền vay tại chi nhánh và một số chi nhánh cùng hệ thống . * Hoạt động thanh toán quốc tế : Song song với các thành quả đạt được ở các hoạt động khác, hoạt động thanh toán bao gồm các nghiệp vụ chi trả kiều hối, phát hành và thanh toán thẻ VISA ,MASTER CARD ở ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Bến Thủy cũng có những kết quả đáng ghi nhận, cụ thể năm 2011 : + Dịch vụ chi trả kiều hối : Ngân hàng đã chi trả 6.500 USD , 1.000 EUR tiền kiều hối. + Dịch vụ phát hành và thanh toán thẻ : ngân hàng đã phát hành được 10.500 thẻ trong năm 2011 . 1.3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh : Bảng 1.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị : triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tổng thu nhập 240.000 360.000 580.000 Tổng chi phí 222.000 331.000 535.000 Lợi nhuận 18.000 29.000 45.000 ( Nguồn : NHTMCP Công Thương Bến Thủy) Như vậy ,tất cả các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng do NHTMCP Công Thương Bến Thủy đã có nhiều cố gắng nỗ lực trong việc cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng các nghiệp vụ kinh doanh bằng nhiều hình thức và biện pháp trên cơ sở phát huy những thế mạnh của mình .Riêng năm 2011 với việc thu dịch vụ gần 14.000 tăng 30% so với năm trước, lợi nhuận kinh doanh đạt 45.000 triệu đồng chi nhánh đã tạo được chuyển biến tích cực về mọi mặt ,các chỉ tiêu tăng trưởng cao và toàn diện .Đó là những thành công lớn của NHTMCP Công Thương Việt Nam hoạt động trong điều kiện thị trường tài chính luôn biến động và nhiều cạnh tranh . SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 17 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh PHẦN 2 : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG BẾN THỦY 2.1 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với các DNVVN tại NHTMCP Công Thương Bến Thủy . Trong nền kinh tế thị trường sự tồn tại và phát triển của các DNVVN là một tất yếu khách quan và cũng như các loại hình DN khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN này cũng sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn cũng như để tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn của mình. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho các DNVVN đóng vai trò rất quan trọng, nó chẳng những thúc đẩy sự phát triển khu vực kinh tế này mà thông qua đó tác động trở lại thúc đẩy hệ thống ngân hàng, đổi mới chính sách tiền tệ hoàn thiện các cơ chế chính sách về tín dụng, thanh toán ngoại hối…Để thấy được vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển DNVVN ta xét một số vai trò sau : + Tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các DNVVN được hoạt động liên tục. Trong nền kinh tế hiện nay đòi hỏi các DN luôn cần phải cải tiến kỹ thuật thay đổi mẫu mã mặt hàng, đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để tồn tại, đứng vững và phát triển trong cạnh tranh. Trên thực tế không một DN nào có thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh. Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh được liên tục. + Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của DNVVN. Khi sử dụng vốn tín dụng ngân hàng các DN phải tôn trọng hợp đồng tín dụng phải đảm bảo hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn và phải tôn trọng các điều khoản của hợp đồng cho dù DN làm ăn có hiệu quả hay không. Do đó đòi hỏi các DN muốn có vốn tín dụng của ngân hàng phải có phương án sản xuất khả thi. Không chỉ thu hồi đủ vốn mà các DN còn phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay ngân hàng thực hiện kiểm SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 18 Líp: 49B2 - TCNH
- B¸o c¸o thùc tËp tèt nghiÖp Trêng §¹i häc Vinh soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc DN phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả . + Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNVVN . Ngày nay rất hiếm doanh nghiệp nào dùng vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để DN tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNVVN do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất kinh doanh là khó khăn vì vốn hạn hẹp vì nếu sử dụng thì giá vốn sẽ cao và sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Để hiệu quả thì DN phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết cấu hợp lý nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất . + Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các DNVVN. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững thì đòi hỏi các DN phải chiến thắng trong cạnh tranh đặc biệt đối với các DNVVN, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các DN lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các DN này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời các DNVVN chỉ có thể tìm đến tín dụng ngân hàng. Chỉ có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp DN thực hiện được mục đích của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh . Do những vai trò hết sức quan trọng đó của tín dụng NH mà các NH nói chung và NHTMCP Công Thương Bến Thủy nói riêng luôn tìm cách đưa ra những chính sách thu hút, quản lý nguồn vốn từ khâu huy động cho đến khâu sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Bên cạnh đó, các nhà quản trị NH cũng luôn tìm cách để đổi mới, hoàn thiện chúng cho phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế. Đó là một trong những điều kiện tiên quyết đưa NH đến thành công . Trong những năm gần đây, với sự gia tăng của các DNVVN thì NHTMCP Công Thương Bến Thủy đã bắt đầu có sự chuyển dịch vốn đầu tư sang các DN này. Cụ thể ta có bảng sau : SVTH: NguyÔn ThÞ Thïy Dung 19 Líp: 49B2 - TCNH
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn: “Nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Ba Đình”
89 p | 727 | 285
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tiêu dùng tại Sở Giao Dịch I Ngân hàng Đầu tư Và Phát triển Việt Nam
10 p | 394 | 149
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng cho vay trung và dài hạn tại Công ty Tài chính Dầu khí
76 p | 269 | 76
-
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh NHNo & PTNT Quảng An
94 p | 201 | 68
-
Luận văn Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam
77 p | 152 | 41
-
Luận văn: "Nâng cao chất lượng giống cây trồng ở Công ty cổ phần giống cây trồng Thanh Hóa"
83 p | 233 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch
121 p | 27 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà
113 p | 30 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Tháng 8
126 p | 34 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nhân lực tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Eikoh Việt Nam
110 p | 22 | 12
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
119 p | 34 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng công chức cấp xã tại huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
139 p | 19 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng công chức tại Tổng cục Quản lý thị trường
126 p | 23 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị nhân lực: Nâng cao chất lượng đội ngũ bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên
132 p | 22 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Hội An của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2012 - 2020
89 p | 9 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng marketing đối với sản phẩm bông băng gạc y tế của Tổng công ty cổ phần Y tế Danameco đến năm 2015
103 p | 7 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Quản lý công: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Học viện An ninh nhân dân, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn 2024 -2030
80 p | 1 | 1
-
Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Nam Định
90 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn